Bắc Giang là vùng đất cổ có bề dày lịch sử, gắn bó hữu cơ với cả nước trong
quá trình dựng nước và giữ nước. Trải qua các thời kỳ lịch sử, tỉnh Bắc Giang ngày
nay đã có tên gọi và quy mô địa giới hành chính.
Khi đất nước ta bước vào thời kỳ độc lập, tự chủ, để phục vụ cho việc phát
triển kinh tế và quản lý đất nước, các triều đại phong kiến nước ta tiếp tục co sự
điêu chỉnh về địa giới hành chính và tên gọi. Và Bắc giang đượ tách ra từ tỉnh Hà
Bắc trước đây ( gồm 2 tỉnh là Bắc Giang và Bắc Ninh sau này)
Bắc Giang là tỉnh miền núi nằm ở phía đông bắc Bắc Bộ. Phía Bắc và Đông
Bắc giáp tỉnh Lạng sơn; phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên; phía Nam và
Tây Nam giáp tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh và Thành Phố Hà Nội; phía Đông giáp
tỉnh Quảng Ninh
Địa hình tỉnh Bắc Giang nhấp nhô dốc nghiêng dần xuống Tây Nam làm cho
phía Đông của tỉnh ví như một máng nước mà lònh máng là song Lục Nam, thành
máng là các cánh cung Bảo Đài, Yên Tử, Huyền Đinh, đồng thời có các thung lũng
xen kẽ theo chiều thấp dần rồi mở rộng về phía Tây Nam. Do ở vùng núi và đồng
bằng nên địa lý tự nhiên của Bắc Giang phong phú và đa dạng.
Dưới đây em xin trình bày về“ báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động của
Sở Tài chính Tỉnh Bắc Giang”.
54 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2464 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tình hình hoạt động của Sở Tài chính Tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN:
Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động
của Sở Tài chính Tỉnh Bắc Giang
LỜI MỞ ĐẦU
Bắc Giang là vùng đất cổ có bề dày lịch sử, gắn bó hữu cơ với cả nước trong
quá trình dựng nước và giữ nước. Trải qua các thời kỳ lịch sử, tỉnh Bắc Giang ngày
nay đã có tên gọi và quy mô địa giới hành chính.
Khi đất nước ta bước vào thời kỳ độc lập, tự chủ, để phục vụ cho việc phát
triển kinh tế và quản lý đất nước, các triều đại phong kiến nước ta tiếp tục co sự
điêu chỉnh về địa giới hành chính và tên gọi. Và Bắc giang đượ tách ra từ tỉnh Hà
Bắc trước đây ( gồm 2 tỉnh là Bắc Giang và Bắc Ninh sau này)
Bắc Giang là tỉnh miền núi nằm ở phía đông bắc Bắc Bộ. Phía Bắc và Đông
Bắc giáp tỉnh Lạng sơn; phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên; phía Nam và
Tây Nam giáp tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh và Thành Phố Hà Nội; phía Đông giáp
tỉnh Quảng Ninh
Địa hình tỉnh Bắc Giang nhấp nhô dốc nghiêng dần xuống Tây Nam làm cho
phía Đông của tỉnh ví như một máng nước mà lònh máng là song Lục Nam, thành
máng là các cánh cung Bảo Đài, Yên Tử, Huyền Đinh, đồng thời có các thung lũng
xen kẽ theo chiều thấp dần rồi mở rộng về phía Tây Nam. Do ở vùng núi và đồng
bằng nên địa lý tự nhiên của Bắc Giang phong phú và đa dạng.
Dưới đây em xin trình bày về“ báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động của
Sở Tài chính Tỉnh Bắc Giang”.
Phần I : Khái quát, giới thiệu chung về sở tài chính.
I. Giới thiệu chung về lịch sử hình thành, phát triển.
1. Quá trình hình thành:
Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công với sự ra đời của nứoc Việt Nam
dânc chủ cộng hoà đã đưa nước ta bước vào một trang lịch sử mới: từ than phận là
kẻ nô lệ, nhân dân ta đã trở thành chủ nhân đầt nước; nước ta từ một nước thuộc địa
nưa phong kiến đã trở thành một nước độc lập.
Ngay sau khi chính quyền Cách Mạng được thành lập, một vấn đề cấp bách đặt
ra là muốn xây dựng đất nước, bảo vệ chính quyền Cách Mạng vững chắc, khãng
chiến chống thực dân pháp xâm lược thắng lợi, cần phải bắt tay ngay vào việc phát
triển kinh tế - xã hội, trong đó vấn đề có tính quyết định và bức thiết là xây dựng
một nền tài chính mới thay thế nền tài chính của thực dân pháp.
Chính vì thế, ngày 28/08/1945 Ngành Tài chính Việt Nam ra đời. Và ngay sau
đó, Ngành Tài Chính tỉnh Bắc Giang cũng được thành lập, với bản chất là một công
cụ để quản lý và phát triển kinh tế. Chính vì vậy ngay từ những ngày tháng đầu cách
mạng thành công (31/12/1945) Hồ chủ tịch đã ký sắc lệnh thành lập sở tài chính vật
giá trước đây và sở tài chính ngày nay, với mở đầu của bản Sắc lệnh: “Xét rằng,
ngay khi lo việc kháng chiến, Chính phủ đã bắt đầu công việc kiến quốc, nhưng sự
kiến quốc cần phải có một chương trình cụ thể được nghiên cứu một cách kỹ
lưỡng...”.
Từ đó đến nay, gắn bó chặt chẽ với vận mệnh của Tổ quốc qua những chặng
đường lịch sử của dân tộc, ngành tài chính đã có nhiều đóng góp vào việc thực hiện
các nhiệm vụ chiến lược mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong từng thời kỳ. Trong
những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, công tác kế hoạch được xây dựng
phục vụ 2 nhiệm vụ chiến lược là kháng chiến và kiến quốc, thực hiện khẩu hiệu
“Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi”. Ngành tài chính mặc dù mới ra đời
nhưng đã có nhiều chương trình kế hoạch giúp Chính phủ cân đối nguồn lực, thi đua
tăng gia sản xuất, tự cấp tự túc, bao vây kinh tế địch, thực hiện giảm tô, giảm tức
tiến tới cải cách ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng; chương trình mở lớp dạy
chữ, chương trình nuôi dưỡng sức dân, sức quân với mục tiêu diệt giặc đói, giặc dốt,
giặc ngoại xâm, bảo vệ chính quyền Cách Mạng còn non trẻ; thù trong giặc ngoài
với cùng một âm mưu: “tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, giúp bọn phản động
Việt Nam đánh đổ chính quyền nhân dân, để lập một chính phủ phản động lam tay
sai cho chúng”
2. Lịch sử phát triển:
Khi hoà bình lập lại, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, thực hiện nhiệm vụ khôi
phục, phát triển kinh tế, xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải
phóng miền Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc; ngành tài chính với chức năng,
nhiệm vụ của mình đã tập trung nghiên cứu, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-
xã hội 5 năm đầu tiên (1961-1965) lấy mục tiêu xây dựng Chủ nghĩa xã hội làm
trọng tâm, thực hiện một bước công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng bước
đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của Chủ nghĩa xã hội, đồng thời hoàn thành cải tạo
Xã hội chủ nghĩa, làm cho nền kinh tế miền Bắc trở thành kinh tế Xã hội chủ nghĩa.
Khi cuộc chiến tranh leo thang bằng không quân của Đế quốc Mỹ lan rộng, Đảng,
Nhà nước chủ trương chuyển nền kinh tế sang thời chiến, ngành tài chính đã làm tốt
vai trò tham mưu xây dựng kế hoạch chuyển nền kinh tế sang thời chiến (1965-
1975).
Có thể nói, trong bối cảnh đó công cụ kế hoạch hoá thực hiện theo cơ chế tập
trung đã phát huy tác dụng, chúng ta đã thực hiện thành công công cuộc khôi phục
và phát triển kinh tế, những mục tiêu của kế hoạch 5 năm đầu tiên và chuyển nền
kinh tế phù hợp với thời chiến. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, trình độ
dân trí thấp kém, đời sống khó khăn, thiếu thốn, kế hoạch hợp tác hoá nông nghiệp
đã đưa người nông dân vào con đường làm ăn tập thể, từ chỗ thiếu đói lương thực
đã từng bước tự cấp được lương thực và đảm bảo cung cấp cho bộ đội chiến trường
ăn no đánh thắng. Công nghiệp từ chỗ không có gì, chỉ trong thời gian ngắn hàng
loạt nhà máy, xí nghiệp được tạo dựng, các khu công nghiệp nền móng cơ sở vật
chất kỹ thuật ban đầu của Chủ nghĩa xã hội ra đời. Cơ chế kế hoạch hoá đã giúp cho
miền Bắc động viên được sức người, sức của cho xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc và chi viện đắc lực cho cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, góp
phần làm nên chiến công Đại thắng mùa xuân năm 1975.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, sự nghiệp xây
dựng và phát triển kinh tế - xã hội trong cả nước đòi hỏi ngày càng cao về chất
lượng nghiên cứu và phạm vi công tác kế hoạch hoá, đòi hỏi phải có những đổi mới
về phương thức quản lý kinh tế. Công tác kế hoạch hoá đã bước vào một quá trình
thử nghiệm theo hướng thu hẹp bao cấp, thu hẹp chỉ tiêu pháp lệnh, mở rộng chỉ
tiêu hướng dẫn, định hướng, trao quyền chủ động trong xây dựng và thực hiện kế
hoạch sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế.
Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và những thử nghiệm, với quyết tâm
đổi mới toàn diện xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, phát triển kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần, Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) đã đánh dấu một bước
ngoặt lịch sử trong đổi mới tư duy và đường lối phát triển kinh tế đất nước trong
thời kỳ mới.
Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, ngành tài chính
đã đi đầu trong công cuộc đổi mới, đã không ngừng vươn lên, tự đổi mới mình cả
về tư duy kinh tế, phương pháp kế hoạch hoá, cách tổ chức triển khai công tác
nghiên cứu, xây dựng, thực hiện kế hoạch. Thành công to lớn trong hơn 20 năm đổi
mới về phát triển kinh tế- xã hội của đất nước có sự đóng góp quan trọng của ngành
tài chính. Cũng chính từ những đóng góp đó và sự khẳng định vai trò vị trí của
mình, ngành tài chính đã được Chính phủ xác định là cơ quan có chức năng tham
mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và cơ
chế, chính sách quản lý kinh tế, giúp Nhà nước phối hợp, điều hành thực hiện các
mục tiêu và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế.
Ra đời cùng với hệ thống cơ quan tài chính địa phương của cả nước theo Quyết
nghị của Hội đồng Chính phủ, ngành tài chính Bắc Giang đã tiếp nối truyền thống
của ngành bắt tay vào việc nghiên cứu xây dựng kế hoạch khôi phục và phát triển
kinh tế - xã hội và từ đó đến nay dưới dự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND
tỉnh, sự chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Tài chính, lớp lớp đội ngũ những người làm
công tác tại địa phương đã phấn đấu vươn lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được
giao, góp phần xứng đáng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Với chức năng là cơ quan tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, về cơ chế chính sách quản lý kinh tế của cấp uỷ
Đảng, chính quyền địa phương, ngành tài chính Bắc Giang đã nghiên cứu, vận dụng
các cơ chế chính sách của Đảng, nhà nước vào điều kiện cụ thể của địa phương,
tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương xây dựng mục tiêu, phương
hướng phát triển kinh tế- xã hội thông qua xây dựng các định hướng chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm và các cơ chế điều hành, giải
pháp cụ thể để triển khai thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra.
Cùng với thời gian, ngành tài chính Bắc Giang đã có sự phát triển mạnh mẽ về
quy mô và chất lượng; đã xây dựng và tập hợp được một đội ngũ công chức, viên
chức có trình độ, có bề dày kinh nghiệm, không ngừng đổi mới cả tư duy quản lý và
phương pháp công tác, luôn đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn phát triển
của Tỉnh, phù hợp với xu thế chung của cả nước và tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế.
Tự hào về những chặng đường đã qua, xác định trách nhiệm của mình trong thời
gian tới, ngành tài chính Bắc Giang đang đứng trước những thử thách lớn lao phải
vượt qua để đáp ứng với yêu cầu trong giai đoạn mới:
II. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của sở tài chính
1. Chức năng, nhiệm vụ của sở tài chính:
1.1. Vị trí, chức năng:
Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn tham mưu và giúp UBND tỉnh thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về tài chính, ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và
thu khác của ngân sách Nhà nước, các quỹ tài chính Nhà nước, đầu tư tài chính, tài
chính doanh nghiệp, kế toán, kiểm toán độc lập, giá cả và hoạt động dịch vụ tài
chính (sau đây gọi chung là lĩnh vực tài chính) tại địa phương theo quy định của
pháp luật.
Sở Tài chính chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của
UBND tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp
vụ của Bộ Tài chính.
1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Trình UBND tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị và các văn bản về quản lý
lĩnh vực tài chính tại địa phường theo quy định của pháp luật và phân cấp của Chính
phủ.
2. Trình UBND tỉnh chương trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về tài
chính ngân sách phù hợp với quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương.
3. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, dự
án, quy hoạch, kế hoạch về lĩnh vực tài chính; hướng dẫn các cơ quan thuộc thành
phố, cơ quan tài chính cấp huyện, xã thống nhất tổ chức triển khai thực hiện pháp
luật, chính sách chế độ và các quy định của Nhà nước về tài chính trên địa bàn;
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về tài chính.
4. Trình UBND tỉnh phương án phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi của từng
cấp ngân sách của địa phương; trình UBND tỉnh để trình H ĐND tỉnh phê chuẩn
định mức phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương, quyết định một số chế độ thu
phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ công khai tài chính – ngân sách chế độ
quản lý tài chính, báo cáo kế toán theo quy định của pháp luật.
5. Trình UBND tỉnh quy định nhiệm vụ và các biện pháp quản lý, điều hành
ngân sách hàng năm của địa phương.
a) Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp (sau đây
gọi chung là cơ quan hành chính sự nghiệp) thuộc thành phố và cơ quan tài chính
cấp huyện, xã xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của
pháp luật.
b) Thẩm định và chịu trách nhiệm về việc thẩm định dự toán ngân sách của các
cơ quan, đơn vị cấp thành phố và UBND huyện, xã
c) Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, lập dự toán thu, chi ngân
sách địa phương, lập phương án phân bổ ngân sách cấp thành phố, báo cáo UBND
tỉnh để trình HĐND tỉnh quyết định.
6. Báo cáo UBND tỉnh xem xét để trình HĐND tỉnh quyết định dự toán điều
chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, đề xuất các phương án cân
đối ngân sách và các biện pháp cần thiết, đề xuất các phương án cân đối ngân sách
và các biện pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách, thực hành tiết
kiệm, chống tham ô lãng phí.
Thẩm tra việc phân bổ dự toán ngân sách của các cơ quan cùng cấp cho các đơn
vị trực thuộc.
7. Phối hợp với các cơ quan thu trong việc thực hiện công tác quản lý thu thuế,
phí, lệ phí và các khoản thu khác trên địa bàn.
8. Thẩm định quyết toán thu ngân sách nhà nước phát sinh trên địa bàn quận,
huyện, quyết toán thu, chi ngân sách quận, huyện; thẩm định và thông báo quyết
toán đối với các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác có sử
dụng ngân sách thành phố và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định.
Tổng hợp tình hình thu, chi ngân sách nhà nước, lập tổng quyết toán ngân sách
hàng năm của địa phương để UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt, báo cáo Bộ
Tài chính.
9. Quản lý các nguồn kinh phí uỷ quyền của Trung ương, quản lý Quỹ dự trữ tài
chính của địa phương theo quy định của pháp luật.
10. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng ngân sách ở các cơ
quan, đơn vị sử dụng ngân sách thành phố.
11. Yêu cầu Kho bạc Nhà nước tạm dừng thanh toán khi phát hiện chi vượt dự
toán, sai chính sách, chế độ hoặc không chấp hành chế độ báo cáo, thống kê.
12. Tham gia với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan để tham mưu
với UBND tỉnh về chiến lược thu hút, huy động, sử dụng vốn đầu tư ngắn hạn, dài
hạn trong và ngoài nước.
13. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xây dựng dự
toán và phương án phân bổ dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm, chủ trì
phối hợp với các cơ quan liên quan bố trí các nguồn vốn khác có tính chất đầu tư
xây dựng (nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc ngân sách
nhà nước) hàng năm, trình UBND tỉnh quyết định.
a) Tham gia chủ trương đầu tư, thẩm định tài chính các dự án đầu tư do thành
phố quản lý; tham gia xét thầu đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết
định của UBND tỉnh và các dự án khác trên địa bàn theo đề nghị của chủ đầu tư và
được sự chấp thuận của UBND tỉnh
b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc trình UBND tỉnh điều chỉnh
kế hoạch phân bổ vốn đầu tư trong trường hợp cần thiết.
14. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các chủ đầu tư thực hiện quyết toán vốn đầu tư
theo đúng quy định của nhà nước, giải quyết vướng mắc phát sinh trong quá trình
lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư.
Hướng dẫn và kiểm tra việc thẩm tra, phê duyệt quyết toán đối với các dự án đầu
tư đã được phân cấp theo quy định.
15. Thống nhất quản lý các khoản vay và viện trợ dành cho địa phương theo quy
định của pháp luật . Giúp UBND tỉnh triển khai phát hành trái phiếu và các hình
thức vay nợ khác của địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
16. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, tình hình quản lý, sử dụng
vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương của Chủ đầu tư và cơ
quan tài chính quận, huyện, phường, xã, tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư
của Kho bạc Nhà nước ở thành phố, quận, huyện.
17. Tổ chức thẩm tra quyết toán vốn đầu tư, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt
(đối với dự án do Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt quyết toán vốn đầu tư) . Thẩm tra,
phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư bằng
nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản địa phương theo quy định.
Chủ trì tổ chức kiểm tra báo cáo quyết toán các dự án nhóm A sử dụng vốn ngân
sách nhà nước do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư, trình Uỷ UBND tỉnh phê
duyệt theo quy định của pháp luật.
18. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, phân tích tình hình huy động
và sử dụng vốn đầu tư, đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư, chủ trì thẩm
tra quyết toán vốn đầu tư của địa phương, báo cáo Bộ Tài chính và UBND tỉnh theo
quy định.
19. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, phân tích tình hình huy động
và sử dụng vốn đầu tư, đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư, chủ trì thẩm
tra quyết toán vốn đầu tư của địa phương, báo cáo Bộ Tài chính và UBND tỉnh theo
quy định.
20. Kiểm tra báo cáo tài chính hàng năm, giúp UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành
hoạt động các quỹ đầu tư phát triển của thành phố.
Kiểm tra, giám sát các Quỹ của địa phương trong việc cho vay, hỗ trợ lãi suất
đối với phần vốn từ nguồn ngân sách do UBND tỉnh uỷ thác.
21. Giúp UBND tỉnh và Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà
nước về tài chính doanh nghiệp.
a) Hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp
(doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp khác), chế độ quản lý, bảo toàn và phát triển
vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
b) Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tài chính, kế toán tại các loại hình doanh
nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
c) Giúp UBND tỉnh quản lý vốn và tài sản thuộc sở hữu nhà nước tại các doanh
nghiệp do địa phương thành lập hoặc góp vốn theo quy định của pháp luật.
d) Phối hợp với Cục Thuế và các cơ quan có liên quan tổng hợp, phân tích, đánh
giá tình hình tài chính, tình hình quản lý, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại
doanh nghiệp do địa phương thành lập hoặc góp vốn, báo cáo UBND tỉnh và Bộ
trưởng Bộ Tài chính.
22. Hướng dẫn các cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc địa phương thực hiện
chế độ quản lý tài sản nhà nước; đề xuất các biện pháp về tài chính để đảm bảo
quản lý và sử dụng có hiệu quả tài nguyên, công sản tại địa phương.
a) Tham mưu UBND tỉnh xây dựng cơ chế chính sách để triển khai cho các cơ
quan nhà nước ở địa phương thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất, thu tiền sử dụng đất, thuê đất, góp vốn liên doanh bằng giá trị
quyền sử dụng đất.
b) Tổ chức tiếp nhận, quản lý, trình UBND tỉnh xử lý hoặc xử lý theo thẩm
quyền đối với tài sản vô chủ, tài sản mới được tìm thấy, tài sản tịch thu sung quỹ
nhà nước, tài sản viện trợ không hoàn lại khi các dự án kết thúc chuyển giao theo
quy định của pháp luật. Riêng tài sản tịch thu sung công quỹ nhà nước do vi phạm
hành chính thực hiện theo điều 61 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
c) Kiểm tra, xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các vướng mắc về tài sản
thuộc sở hữu nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp và tổ chức khác theo
quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
d) Quản lý tài sản nhà nước tại các tổ chức Hội, tổ chức bán công.
e) Tổ chức quản lý và khai thác tài sản nhà nước chưa giao dịch cho tổ chức, cá
nhận quản lý, sử dụng; quản lý các nguồn tài chính phát sinh trong quá trình quản
lý, khai thác, chuyển giao, xử lý tài sản nhà nước.
23. Giúp UBND tỉnh thống nhất quản lý công tác giá tại địa phương theo quy
định của pháp luật; tổ chức thực hiện các chính sách, biện pháp của Nhà nước về
giá . Trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định phương án giá do UBND huyện, xã
hoặc doanh nghiệp nhà nước xây dựng đối với giá tài sản, hàng hóa dịch vụ quan
trọng, giá sản phẩm độc quyền, giá chuyển quyền sử dụng đất, giá đền bù giải
phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật.
a) Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức hiệp thương giá, kiểm soát giá
độc quyền, chống bán phá giá, niêm yết giá theo quy định của pháp luật.
b) Thu nhập thông tin, phân tích tình hình và sự biến động giá cả; báo cáo tình
hình giá cả thị trường và tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về giá tại
địa phương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và UBND tỉnh.
c) Chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan kiểm tra việc thực hiện pháp luật
về giá của các tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn thành phố; xử lý hoặc kiến
nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định
của Nhà nước.
24.