Sựsụt giảm mạnh chủyếu bởi các lýdo trực tiếp nhưvấn đềvĩmôcủa nhànước
nhưlạm phát, tỷgiá, lãi suất, vàcòn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tốthông tin tiêu cực
trên thịtrường thế giới như v ấn đềnợcông ởChâu Âu. L ạm phát tăng mạnh từ12%
trong tháng 1 tới 23% vào tháng 8 vàgiả m còn 18% vào cuối năm. Không những vậy,
tiêu dùng của người dân giảm đãdẫn đến lợi nhuận công ty sẽgiảm. Vàvìlãi suất tiền
gửi ngân hàng khácao nên tâm lýnhà đầu tưtrong tình hình khókhăn sẽngại rủi ro nên
cũng dẫn đến thịtrường chứng khoán giảm giámạnh.
Về triển vọng thị trường chứng khoán 2012 tuy sẽ g ặp nhiều khó khăn và thử
thách do những ảnh hưởng đểlại từnăm 2011 nhưng cũng được hi vọng sẽkhôi phục là
vào giữa năm. Nhưng cũng cónhiều vấn đề b àn cãi quanh vấn đềdự đoán thịtrường
chứng khoán 2012. Thứnhất, nếu lãi suất hạvàtỷgiá ổn định thìthịtrường chứng khoán
sẽbắt đầu tăng giá v ào cuối năm. Thứhai, nếu lãi suất chưa códấu hiệu giảm thìthị
trường chứng khoán chưa thểtăng, màcòn chịu tác động từthịtrường thếgiới giảm. Vì
vậy, đầu tưchứng khoán cócơhội trong ngắn hạn với các vấn đềkinh tếkhókhăn như
hiện nay, vìtỷgiávẫn giữmức khá ổn định mặc dùgiávàng biến động mạnh trong Tết
vàdiễn biến thanh khoản của ngân hàng cóthểbiến động theo từng đợt.
14 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2198 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tình hình thị trường chứng khoán 2011 và triển vọng chứng khoán 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Tình hình thị trường chứng khoán
2011 và triển vọng chứng khoán 2012
Nhóm 8 – Lớp TN09DB2 – Chương trình đào tạo đặc biệt – Trường Đại học Mở TP.HCM
PHẦN A: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 2011 VÀ
TRIỂN VỌNG CHỨNG KHOÁN 2012
Năm 2011 là một năm kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng mạnh
đến thị trường chứng khoán thể hiện qua đợt giảm điểm là chính. Ngoài ra, các chỉ số trên
cả hai sàn VN-INDEX VÀ HNX-INDEX giảm mạnh. Điều này được minh họa như sau:
Theo thống kê 18/10/2011, trong tổng số 695 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên cả
2 sàn, có 50,6% số cổ phiếu có thị giá nhỏ hơn hoặc bằng mệnh giá. So với các năm trước
thì năm 2010 là 7,9%, năm 2009 là 0,74%, năm 2008 là 4,73%, năm 2007 là 0,94%.
Hình 1: Biểu đồ cơ cấu cổ phiếu theo thị giá (giai đoạn 2007-2011)1
Đặc biệt trong năm qua, có sự xuất hiện của cổ phiếu chỉ còn giá vài trăm đồng
trên thị trường. Đó là cổ phiếu VKP của CTCP Nhựa Tân Hóa. VKP được chào bán với
giá 40.000 đồng khi niêm yết. Trong năm 2009 thì giá VKP sụt giảm mạnh chỉ còn 5000
đồng. Đến phiên giao dịch cuối ngày 21/11/2011 giá cổ phiếu VKP chỉ còn là 800 đồng
trên một cổ phiếu. Một giá có đầu tiên trong lịch sử chứng khoán của Việt Nam.
Trong khi đó, thị trường năm 2011 chỉ được phục hồi ngắn ngủi vào cuối tháng 5
và giữa tháng 8. Tuy nhiên, cũng không khôi phục được nhiều cho các nhà đầu tư chứng
khoán vì giao dịch đều đi xuống vào các thời gian còn lại.
Kết thúc phiên giao dịch cuối năm 2011, chỉ số VN-INDEX đạt mức 351,55 điểm,
giảm 27,46% so với đầu năm 2011. Chỉ số HNX-INDEX đạt 58,74 điểm, giảm 48% so
với đầu năm 2011.
1 Theo Đầu tư Chứng khoán
Nhóm 8 – Lớp TN09DB2 – Chương trình đào tạo đặc biệt – Trường Đại học Mở TP.HCM
Hình 2: VN-INDEX và HNX-INDEX trong năm 20112
Sự sụt giảm mạnh chủ yếu bởi các lý do trực tiếp như vấn đề vĩ mô của nhà nước
như lạm phát, tỷ giá, lãi suất,…và còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thông tin tiêu cực
trên thị trường thế giới như vấn đề nợ công ở Châu Âu. Lạm phát tăng mạnh từ 12%
trong tháng 1 tới 23% vào tháng 8 và giảm còn 18% vào cuối năm. Không những vậy,
tiêu dùng của người dân giảm đã dẫn đến lợi nhuận công ty sẽ giảm. Và vì lãi suất tiền
gửi ngân hàng khá cao nên tâm lý nhà đầu tư trong tình hình khó khăn sẽ ngại rủi ro nên
cũng dẫn đến thị trường chứng khoán giảm giá mạnh.
Về triển vọng thị trường chứng khoán 2012 tuy sẽ gặp nhiều khó khăn và thử
thách do những ảnh hưởng để lại từ năm 2011 nhưng cũng được hi vọng sẽ khôi phục là
vào giữa năm. Nhưng cũng có nhiều vấn đề bàn cãi quanh vấn đề dự đoán thị trường
chứng khoán 2012. Thứ nhất, nếu lãi suất hạ và tỷ giá ổn định thì thị trường chứng khoán
sẽ bắt đầu tăng giá vào cuối năm. Thứ hai, nếu lãi suất chưa có dấu hiệu giảm thì thị
trường chứng khoán chưa thể tăng, mà còn chịu tác động từ thị trường thế giới giảm. Vì
vậy, đầu tư chứng khoán có cơ hội trong ngắn hạn với các vấn đề kinh tế khó khăn như
hiện nay, vì tỷ giá vẫn giữ mức khá ổn định mặc dù giá vàng biến động mạnh trong Tết
và diễn biến thanh khoản của ngân hàng có thể biến động theo từng đợt.
2 Nguồn: VCBS tổng hợp
Nhóm 8 – Lớp TN09DB2 – Chương trình đào tạo đặc biệt – Trường Đại học Mở TP.HCM
PHẦN B: BA NGÀNH KHÔNG ĐÁNG ĐẦU TƯ TRONG NĂM 2012.
1. BẤT ĐỘNG SẢN
“BĐS là các tài sản bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất
đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; Các tài sản khác gắn liền
với đất đai; Các tài sản khác do pháp luật quy định”.3
Thị trường bất động sản là tổng hòa các mối quan hệ về giao dịch bất động sản
diễn ra tại một khu vực địa lý nhất định, trong khoảng thời gian nhất định. Thị trường bất
động sản có thể được hiểu một cách đơn giản hoặc cụ thể hơn là hệ thống các quan hệ,
thông qua đó các giao dịch về bất động sản được thực hiện. . Thị trường bất động sản là
thị trường mua, bán, thuê, cho thuê nhà đất. Bao gồm người mua, người bán các nhà đầu
tư, những nhà môi giới và các chuyên viên bất động sản
Có rất nhiều lý do làm cho ngành bất động sản không đáng đầu tư trong năm 2012.
Nhìn chung cổ phiếu thuộc ngành bất động sản năm 2011 có xu hướng giảm mạnh, nhiều
cổ phiếu giảm ở mức cảnh báo do tác động của chính sách và tình hình thị trường bất
động sản lại đang đóng băng. Trong khi đó, nhà đầu tư tiếp tục dè dặt trong kênh đầu tư
về bất động sản dẫn đến lợi nhuận công ty thu về ít. Ngoài ra, trong hơn 60 công ty địa ốc
niêm yết, giá trị cổ phiếu của nhiều công ty tính đến cuối năm 2011 chỉ còn lại 20% giá
trị so với thời điểm cuối năm 2010.
Lý do thứ nhất không đáng đầu tư vào ngành bất động sản trong năm 2012 là các
cổ phiếu có xu hướng giảm trong năm 2011. Và, thị trường bất động sản 2012 chưa có
thể nói được rằng sẽ khả quan hơn, hay lại tiếp tục “đóng băng” thì cổ phiếu làm sao mà
có cơ hội tăng giá được. Đặc biệt, được minh họa trong năm 2011, cổ phiếu HAG – Công
ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai một công ty bất động sản khá mạnh với giá cổ phiếu vào
đầu năm ngày 04/1/2011 là 81000 đồng giảm chỉ còn 19000 đồng ngày 30/12/2011 và
còn 17500 đồng vào ngày 09/01/2012. Đến ngày 10/2/2012, giá HAG tăng lên được
24500 đồng/CP. Tuy nhiên tình hình này vẫn chưa khả quan. Một ví dụ khác là giá VPH
– Công ty cổ phần Vạn Phát Hưng, giá cổ phiếu đầu năm ngày 04/1/2011 là 21700 đồng
chỉ còn 4000 đồng ngày 30/12/2011 và còn 3700 đồng vào ngày 10/2/2012. Gía cổ phiếu
VPH thấp hơn rất nhiều so với mệnh giá. Vì vậy, với các ví dụ minh họa trên của các
công ty bất động sản lớn và vừa, với giá thị trường như vậy thì ở mức nào thì bất động
sản là một ngành không đáng để đầu tư. Nếu cứ tiếp tục đóng băng như hiện nay thì làm
sao cổ phiếu có thể khả quan hơn được, trong khi chính sách và dự đoán của nhà nước về
tình hình kinh tế 2012 là nhiều thử thách.
3 Điều 174 Bộ luật Dân sự năm 2005
Nhóm 8 – Lớp TN09DB2 – Chương trình đào tạo đặc biệt – Trường Đại học Mở TP.HCM
Lý do thứ hai bên cạnh các cổ phiếu công ty bất động sản giảm giá thì lý do thị
trường, tình hình kinh tế cũng giải thích được phần nào. Năm 2011, tình hình kinh tế vĩ
mô nước ta nhiều biến động lại đi kèm theo chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ về
siết chặt chính sách tín dụng thuộc ngành Bất động sản làm hàng loạt các dự án bị ngưng
trệ do thiếu vốn và mất thanh khoản. Lãi suất quá cao làm chi phí vốn của các dự án tăng
mạnh. Trong khi đó, đa phần các dự án hay bất động sản đều có 70-80% là phần vốn từ
vay ngân hàng. Ở các doanh nghiệp bất động sản hiện nay, khó khăn về vốn làm các dự
án phải tạm ngưng hay đền bù giải tỏa, thậm chí phải chuyển nhượng với giá thấp hơn giá
vốn. Không những thế, lạm phát tăng cao dẫn đến giá các nguyên liệu đầu vào như giá
điện, nước, nguyên vật liệu,.. gây khó khăn cho các dự án. Các dự án cứ tiếp tục thiếu
vốn và đóng băng làm giá các bất động sản giảm, nhà đầu tư dè dặt khi đầu tư chứng
khoán vào kênh này. Các công ty liên tục báo lỗ dẫn đến giá cổ phiếu xuống giá. Thị
trường bất động sản đang đóng băng như vậy thì khó lường cho 2012, nên cũng không
đáng để đầu tư chứng khoán vào đây.
Thị trường vốn cho bất động sản đang gặp nhiều khó khăn lại đi kèm theo nợ xấu. Dư
nợ bất động sản chiếm 10% của nền kinh tế (6/2011) trong khi nợ xấu chiếm 3%. Tình
hình về vốn đang gặp khó khăn vậy khó tránh khỏi nguy cơ nợ thành nợ xấu và khó thu
hồi.
Không những thế, FDI đổ vốn vào Bất động sản lại giảm 16% vào 11/2011 so với
cùng kỳ năm ngoái.
Tóm lại, tình hình kinh tế đang vô cùng khó khăn tình hình thị trường b ất động sản
vẫn cứ tiếp tục đóng băng và khả quan trong ngắn hạn 2012, lãi suất tín dụng tăng làm
chủ các dự án phải bán với giá rẻ để mong được thu hồi vốn, nợ xấu tăng cao mà FDI lại
giảm, tâm lý nhà đâu tư lại ngại rủi ro nên kênh đầu tư chứng khoán vào bất động sản quả
không đáng.
2. NGÀNH XĂNG DẦU
Xăng dầu hiện đang là một trong những ngành công nghiệp có vị trí quan trọng
trên thị trường sản xuất và tiêu thụ. Cổ phiếu của các doanh nghiệp thuộc ngành dầu khí
đã khẳng định được vị thế nhất định không chỉ bởi xăng dầu là ngành kinh doanh luôn có
lãi mà còn vì tiềm năng phát triển lâu dài của ngành công nghiệp này.
Cách đây vài năm, đầu tư vào cổ phiếu xăng dầu quả thực là sự lựa chọn thông
minh của các nhà đầu tư. Bởi vì vào thời điểm đó, nước ta đang tập trung khai thác và
xuất khẩu dầu thô. Ngoài ra, Việt Nam còn phát hiện thêm nhiều quặng dầu mới vào năm
2008 làm tăng trữ lượng dầu khí trong nước. Đó thực sự là một cơ hối tốt để nâng cao
kim ngạch xuất khẩu dầu thô của nước ta nói chung và cũng là thời cơ của các công ty
sản suất dầu khí nói riêng. Mặt khác, không thể phủ nhận xăng dầu nằm trong nhóm các
sản phẩm có nhu cầu lớn nhất trên thị trường. Do đó, có thể nhận định rằng các công ty
kinh doanh xăng dầu luôn kiếm được lợi nhuận lớn.
Nhóm 8 – Lớp TN09DB2 – Chương trình đào tạo đặc biệt – Trường Đại học Mở TP.HCM
Với các nhận định về lợi thế như trên, các mã cổ phiếu ngành xăng dầu như DPM ,
PGC, PVD,….đã chiếm vị trí quan trọng trong danh mục của nhiều nhà đầu tư. Tuy
nhiên, những nhận định và kết luận trên đây chỉ là đối với những năm trước. Cần phải
đánh giá lại ngành kinh doanh và khai thác xăng dầu trong năm nay và trong tương lai để
có quyết định chính xác khi đầu tư . Tuy cổ phiếu các công ty xăng dầu đã chiếm vị trí
quan trọng và được nhiều nhà đầu tư lựa chọn nhưng để bắt đầu từ bây giờ thì không nên
tiếp tục lựa chọn đầu tư vào ngành xăng dầu nữa, vì những lý do sau:
Thứ nhất, xăng dầu trong nước phần lớn đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Do đó
giá xăng dầu trong nước phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ giá xăng dầu thế giới và tỷ
giá USD/VND. Nhập khẩu nhiều nhưng xuất khẩu dầu thô trong nước lại giảm.
Thứ hai, hiện nay chất lượng xăng dầu đang là vấn đề nóng trong xã hội. nhiều
công ty xăng dầu đang bị siết chặt quản lý chất lượng xăng dầu, điều này làm ảnh hưởng
đến giá trị và danh tiếng của công ty.
Thứ ba, lịch sử biến động giá cổ phiếu của các công ty ngành ngân hàng như PIT -
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Petrolimex với giá cổ phiếu vào đầu năm 04/1/2011 là
13400 đồng giảm xuống còn 7600 đồng vào đầu năm 03/1/2012 và hiện nay giảm còn
7000 vào ngày 10/2/2012. Ngoài ra, mã COM – Công ty cổ phần vật tư – xăng dầu với
giá cổ phiếu vào đầu năm 04/1/2011 là 38400 đồng giảm xuống còn 26800 đồng vào đầu
năm 03/1/2012 và hiện nay giảm còn 25000 vào ngày 9/2/2012. Qua đó, với giá cổ phiếu
giảm liên tục như vậy công với thị trường xăng dầu đang có vấn đề thì đây là một ngành
không đáng đầu tư.
Tuy nhiên, không phải vì những lý do đó mà đánh giá thấp cổ phiếu ngành xăng
dầu. Nếu đầu tư trong dài hạn thì xăng dầu vẫn có thể là sự lựa chọn đúng. Nhưng nếu
đầu tư ngay bây giờ và trong ngắn hạn thì không nên lựa chọn ngành xăng dầu vì có lẽ
đây đang là thời điểm không thuận lợi lắm của các công ty xăng dầu Việt Nam
3. NGÀNH VÀNG
Thị trường vàng thế giới cũng như trong nước có nhiều bất ổn trong năm 2011. Ảnh
hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu, vàng được giới đầu tư xem là “kênh trú ẩn
an toàn”, là “tài sản trú ẩn”quan trọng nhất, dẫn đến mức giá vàng liên tục tăng và đẩy
lên mức cao kỷ lục $1,920/oz (tương đương 49 triệu VND) vào dầu tháng 9 năm 2011.
Tuy nhiên, trong 4 tháng cuối năm vàng đã đánh mất vị trí đó, giá vàng giảm dần đều và
tiếp tục biến động tăng giảm xung quanh mức 1.746USD/ounce (tương đương 45 triệu
VND) vào tháng đầu năm 2012, và mức này được xem là mức kháng cự dài hạn về mặt
phân tích kỹ thuật.
Nhóm 8 – Lớp TN09DB2 – Chương trình đào tạo đặc biệt – Trường Đại học Mở TP.HCM
Có nhiều lý do làm cho vàng là kênh đầu tư mang tính rủi ro cao trong năm 2012.
Nhìn chung thị trường thế giới, theo nhận định và đánh giá của các nhà phân tích, giá
vàng thế giới đã tạo bong bóng. Cũng như bong bóng bất động sản, bong bóng chứng
khoán, tiền được dồn vào đầu cơ vàng hết chu kỳ này đến chu kỳ khác, bất chấp khả năng
tăng trưởng của nó có giới hạn. Tất yếu sẽ dẫn đến hệ quả như ở thị trường chứng khoán
cũng như thị trường bất động sản ở thị trường vàng. Dẫn chứng cụ thể cho thấy hiện nay
giá vàng vẫn đang tụt dốc mạnh.
Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng công nợ Châu Âu vẫn ở thế bế tắc đã gây áp lực
giảm giá mạnh hơn đối với kim loại này. Trong bối cảnh hệ thống tài chính có thể rơi vào
thế hiểm, các nhà đầu tư cần nhiều tiền mặt để phòng về trước khả năng xảy ra c ú sốc
lớn, chẳng hạn như vỡ nợ. Điều đó có nghĩa vàng đang mất dần tính thanh khoản. Ngoài
ra, theo VnEconomy: “một số thông tin kinh tế tích cực trong tuần qua của Mỹ cũng
khiến các nhà đầu tư giảm bớt kỳ vọng vào một gói nới lỏng định lượng số 3 (QE3). C ách
đây 2 tuần, chính những kỳ vọng này đã đẩy giá vàng tăng mạnh.”
Nhìn riêng ở thị trường vàng Việt Nam, năm 2012 có thể thấy có sự can thiệp
mạnh mẽ của Chính Phủ thể hiện qua các chính sách cũng như đề án từ Ngân hàng nhà
nước Việt Nam. Sáng ngày 10/2/2012, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành đề án huy động
vàng trong dân. Đề án này có thể được xem là bước đi mới mẽ và vững chắc nhầm bình
ổn thị trường vàng Việt Nam. Ngoài ra, theo thông tin lấy từ Diễn đàn kinh tế Việt Nam,
Ngân hàng Nhà nước đang trình lên Chính phủ dự án mà ý tưởng máu chốt là về cấm
hoàn toàn hoạt động kinh doanh vàng miếng. Ý tưởng nàyđang tạo cơ hội cho một số
ngân hàng lớn được độc quyền sản xuất, kinh doanh vàng miếng và có thể chuyển qua
kinh doanh vàng theo cơ chế tài khoản.
Nói tóm lại, với tình hình Kinh tế bất ổn vàgiáhiện tạiđang tụt dốc, đồng thời có sự
can thiệp của Chính Phủ thông qua các chính sách bình ổn của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, thì thị trường vàng trong năm 2012 không phải là kênh đầu tư có thể mang lại lợi
nhuận cho các nhà đầu tư.
Nhóm 8 – Lớp TN09DB2 – Chương trình đào tạo đặc biệt – Trường Đại học Mở TP.HCM
PHẦN C: BA NGÀNH ĐÁNG ĐẦU TƯ TRONG NĂM 2012.
1. NGÀNH THỦY SẢN
Những khó khăn trong năm 2010 tiếp tục gây cản trở cho sự tăng trưởng của thủy
sản Việt Nam trong năm 2011 như kinh tế thế giới vừa bước qua giai đoạn khó khăn nhất
nhưng chưa có sự phục hồi vững chắc, thời tiết bất lợi, bệnh dịch xảy ra ở tôm nghêu,
nguyên liệu đầu vào tăng cao và các rào cản thương mại kỹ thuật. Tuy nhiên, ngành thủy
sản Việt Nam đã duy trì sự vững vàng trước những khó khăn diễn ra trong năm 2011
bằng sự tăng trưởng cao hơn năm ngoái. Sản lượng thủy sản 2011 ước tính là 5.432,9
nghìn tấn, tăng 5,6 % so với năm 2010, trong đó có 4.050,5 nghìn tấn, tăng 5,6 %; tôm
632,9 nghìn tấn, tăng 6,8 %. Thành quả này rất có ý nghĩa trong bối cảnh chung của nền
kinh tế thế giới và trong nước
Bảng: Sản lượng thủy sản Việt Nam năm 2011
ĐVT: Nghìn tấn Thực hiện
2010 Uớc 2011 % Tăng trưởng (yoy)
TỔNG SỐ 5.142,8 5.422,9 5,6%
Cá 3.836,6 4.050,5 5,6%
Tôm 592,5 632,9 6,8%
Thủy sản khác 713,7 749,5 5%
Nuôi trồng 2.728,4 2.930,4 7,4%
Cá 2.101,6 2.258,6 7,5%
Tôm 449,7 482,2 7,2%
Thủy sản khác 177,1 189,6 7%
Khai thác 2.414,4 2.502,5 3,6%
Cá 1.735 1.791 3,3%
Tôm 142,8 150,7 5,5%
Thủy sản khác 536,6 559,9 4,3%
Nhóm 8 – Lớp TN09DB2 – Chương trình đào tạo đặc biệt – Trường Đại học Mở TP.HCM
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam
Ta nhận thấy rằng, ngành thủy sản là ngành có nhiều tiềm năng trong năm 2012.
Mặc dù năm 2011 có nhiều khó khăn nhưng cổ phiếu ngành thủy sản vẫn có thể đứng
vững. Với các tiềm năng kinh tế như trên, đầu tư vào ngành thủy sản là một điều nên làm.
Vì các công ty thủy sản khó có nguy cơ gặp khó khăn hay lỗ mặc dù tình hình lạm phát,
lãi suất trong nước. Ngoài ra, nguồn tiêu thụ thủy sản vừa trong nước và cả nước ngoài
nên công ty thủy sản sẽ làm ăn tốt. Đây là một ngành đáng để đầu tư. Điều này được giải
thích với các lý do dưới đây.
Thứ nhất, ngành thủy sản Việt Nam đã duy trì sự vững vàng trước những khó khăn
diễn ra trong năm 2011 bằng sự tăng trưởng cao hơn năm ngoái. Bởi từ yếu tố thị trường,
nhân sự, nguồn lao động, doanh nghiệp và sự điều hành phối hợp của các cơ quan nhà
nước..Và đặc biệt là khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu của chúng ta với
các quốc gia biển khác trên cùng khu vực và thế giới khi giá cả và chất lượng sản phẩm
là hai yếu tố quyết định. Chất lượng thủy sản nước đảm bảo tốt, quản lý và kiểm soát theo
chuỗi sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Châu Âu. Trong điều
kiện suy thoái toàn cầu như hiện nay, hàng thủy sản chúng ta với giá có thể cạnh tranh
nên các mặt hàng thủy sản của chúng ta vẫn tạo được sức hút mạnh.
VASEP cho biết năm 2011 xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã cán đích 6,1 tỷ USD,
tăng 21,5 % so với năm 2010 và tăng gấp 3 lần so với mức 2 tỷ USD năm 2002. Đây là
kết quả vượt kỳ vọng của thủy sản Việt Nam trong bối cảnh đầy khó khăn của nền kinh tế
toàn cầu cũng như trong nước, cộng với những biến đổi khí hậu, thiên tai, bệnh dịch thủy
sản xảy ra tại nhiều khu vực trên thế giới. Nổi bật nhất là xuất khẩu cá tra vào thị trường
Mỹ đạt 331,7 triệu USD, tăng trưởng 87,8 %. Suy thoái kinh tế và giá thức tăng khiến
ngành cá da trơn Mỹ gặp khó khăn, dẫn đến diện tích nuôi giảm. Đây là cơ hội để ngành
cá tra Việt Nam tăng khối lượng và giá trị xuất khẩu sang thị trường này. Ngoài ra, người
tiêu dung Mỹ ngày càng ưa chuộng sản phẩm cá tra Việt Nam qua một khảo sát cho thấy
cá tra Việt Nam được xếp thứ 9 trong 10 loại thủy sản được ưa chuộng nhất tại Mỹ năm
2010 ( nguồn: Hiệp Hội Thủy sản quốc gia Mỹ NFI ) cũng là một thuận lợi cho gia tăng
khối lượng xuất khẩu cá tra vào Mỹ.
Tiếp theo, nhìn chung, các doanh nghiệp thủy sản niêm yết đã có những tiến bộ
trong hoạt động quản lý, các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động, hiệu quả quản lý đều có sự
cải thiện trong các năm. Giá cổ phiếu của các công ty thủy sản có xu hướng tăng được
minh họa sau: Gía cổ phiếu AAM - Công ty cổ phần thủy sản Mê Kông ngày 10/3/2011
chỉ đạt mức 19500 đồng/ cổ phiếu sau đó tăng lên 22300 đồng vào ngày 30/12/2011 và
đạt 24400 đồng vào 10/2/2012. Ngoài ra, giá AGF – Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An
Nhóm 8 – Lớp TN09DB2 – Chương trình đào tạo đặc biệt – Trường Đại học Mở TP.HCM
Giang tăng từ 18000 vào 26/5/2011 lên 20600 ngày 10/2/2012. Vì vậy, gía cổ phiếu đã
tăng so với năm rồi, với tình hình thị trường thủy sản đang khả quan thì ngành thủy sản là
kênh đáng đầu tư.
Trong năm 2011 nhìn chung đều đã có những chuyển biến tốt và tích cực, hiện nay
mặt bằng giá cổ phiếu đang ở mức hấp dẫn hơn so với toàn thị trường và đang có xu
hướng tăng trong năm 2012 cộng với những mặt thuận lợi và vị thế toàn ngành nêu trên
cho thấy rằng ngành thủy sản là 1 ngành rất đáng để đầu tư trong năm 2012.
2. NGÀNH DƯỢC
Trong 2 năm trở lại đây, nền kinh tế thế giới và trong nước xảy ra khá nhiều biến
động, điều đó khiến cho những lĩnh vực đầu tư nóng như bất động sản, vàng hay tiền tệ bị
ảnh hưởng mạnh và không còn hấp dẫn các nhà đầu tư. Trước tình hình bất ổn của nền
kinh tế, những ngành có lợi nhuận ổn định và doanh thu cao thường là sự lựa chọn hàng
đầu. Trong đó không thể không kể đến ngành dược, những khó khăn về kinh tế dường
như không hề ảnh hưởng đến việc tiêu thụ dược phẩm. Dù tình hình thị trường có xấu đi
thì cổ phiếu của ngành dược vẫn giữ được mức giá cao, ít bị dao động bất lợi. Ngoài việc
là một mặt hàng thiết yếu thì nhu cầu về dược liệu ngày càng tăng cao, tiềm năng phát
triển bền vững của ngành dược cũng rất lớn.
Những thuận lợi của ngành dược trong những năm gần đây:
- Chính phủ có chủ trương phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế mũi
nhọn.
- Môi trường đầu tư thuận lợi do có nguồn nhân công dồi dào với giá rẻ và thị
trường tiêu thụ rộng lớn.
- Chính sách mở cửa của nhà nước giúp các công ty dược có thêm sự lựa chọn cho
nguồn nguyên liệu và cơ hội tiếp cận với công nghệ mới.
Những khó khăn của ngành dược Việt Nam:
- Chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất trong nước.
- Doanh nghiệp cần nguồn vốn