Tiểu luận Tình hình xuất nhập khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam

Xuất nhập khẩu là một ngành kinh tế quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của công cuộc công nghiệp hóa. Hơn hai mươi năm trước, kể từ Đại hội Đảng VI (1986), công cuộc “đổi mới” đã tạo nên tiền đề vững chắc, đẩy nền kinh tế Việt Nam chuyển mình, thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Hai mươi năm sau, hội nhập WTO là “cú hích” đưa vị thế Việt Nam lên một tầm cao mới, ổn định và tăng tốc, mối quan hệ của ta với các nước trên thế giới ngày càng được tăng cường, tưởng chừng như hàng hóa Việt Nam đã có thể tiến xa hơn trên thị trường thế giới. Thế nhưng những cơ hội mới chưa được khai thác bao nhiêu thì cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra, và Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của nó. Thuận lợi cũng có, mà khó khăn cũng rất nhiều, tất cả tạo nên những biến động của nền kinh tế Việt Nam, và trong đó, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất là xuất nhập khẩu.

doc103 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6922 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tình hình xuất nhập khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Xuất nhập khẩu là một ngành kinh tế quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của công cuộc công nghiệp hóa. Hơn hai mươi năm trước, kể từ Đại hội Đảng VI (1986), công cuộc “đổi mới” đã tạo nên tiền đề vững chắc, đẩy nền kinh tế Việt Nam chuyển mình, thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Hai mươi năm sau, hội nhập WTO là “cú hích” đưa vị thế Việt Nam lên một tầm cao mới, ổn định và tăng tốc, mối quan hệ của ta với các nước trên thế giới ngày càng được tăng cường, tưởng chừng như hàng hóa Việt Nam đã có thể tiến xa hơn trên thị trường thế giới. Thế nhưng những cơ hội mới chưa được khai thác bao nhiêu thì cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra, và Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của nó. Thuận lợi cũng có, mà khó khăn cũng rất nhiều, tất cả tạo nên những biến động của nền kinh tế Việt Nam, và trong đó, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất là xuất nhập khẩu. Nhóm chúng em làm đề tài này với mục đích tìm hiểu về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây, qua đó, có thể thấy được sự tác động của những thuận lợi và khó khăn đó với xuất nhập khẩu của đất nước, và đặc biệt nghiên cứu về tình hình xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực, có đóng góp rất lớn vào tổng kim ngạch. Đây là một đề tài rất rộng nên dù chúng em đã cố gắng, nhưng bài viết chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý của cô . Chúng em xin cảm ơn! CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỂ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Bảng 1.1: Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam qua các năm từ 2006 – 2009 ĐVT: Tỷ USD  2006  2007  2008  2009  7T 2010   Tổng kim ngạch XNK  84.7  111.4  143.4  125.4  84.3   Xuất khẩu  39.8  48.6  62.7  56.6  38.52   Mức tăng so với năm trước(%)  22.7  22.1  29.0  -9.7  -   Nhập khẩu  44.9  62.8  80.7  68.8  45.78   Mức tăng so với năm trước(%)  22  39.8  28.5  -14.7  -   Nhập siêu  5.1  14.2  18  12.2  7.26   Mức tăng so với năm trước(%)  17.24  178.4  26.8  -32.2  -   % nhập siêu trong kim ngạch XK  12.8  29.2  28.7  21.6  8.6   `(Theo nguồn Tổng Cục Thống Kê và tác giả tự tính) Nhìn chung, trong giai đoạn 2006 – 2008, Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam đều tăng, với mức tăng tương đối cao(trên 20%). Đặc biệt, trong năm 2008, xuất khẩu tăng 29%, tăng cao hơn mức tăng của nhập khẩu. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, kim ngạch nhập khẩu vẫn luôn cao hơn so với kim ngạch xuất khẩu. Do đó, nhập siêu vẫn là những con số dương, với mức tăng cũng không kém phần lo ngại, từ 5.1 tỷ USD năm 2006, nhập siêu đã tăng lên 18 tỷ USD năm 2008. Biểu đồ 1a: Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam qua các năm 2006 – 2009  Ngay cả trong năm 2009, khi cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm, với mức giảm nhập khẩu cao hơn nhiều so với xuất khẩu, thì con số nhập siêu vẫn đáng báo động (12.2 tỷ USD). Trong 7 tháng đầu năm 2010, tình hình xuất nhập khẩu đã khôi phục trở lại sau khủng hoảng. Tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 38,52 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch nhập khẩu là 45,78 tỷ USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tình trạng nhập siêu thì vẫn không đổi. Bảng1.2: KNXK các mặt hàng chủ lực của Việt Nam giai đoạn 2006-2009 ĐVT: Tỷ USD   2006  2007  2008  2009  7T 2010   1  Hàng điện tử, MT, LK  1.77  2.18  2.703  2.774  1.817   2  Thủy sản  3.364  3.79  4.562  4.207  2.442   3  Cà phê  1.101  1.854  2.022  1.710  1.058   4  Gạo  1.306  1.455  2.902  2.662  2.012   5  Than đá  0.927  1.018  1.444  1.326  0.917   6  Dầu thô  8.323  8.477  10.45  6.210  3.004   7  Cao su  1.273  1.4  1.597  1.199  0.893   8  Gỗ và sản phẩm gỗ  1.904  2.365  2.779  2.550  1.792   9  Hàng dệt may  5.802  7.78  9.108  9.004  5.873   10  Giày dép  3.555  3.96  4.697  4.015  2.780   11  Hạt tiêu  0.19  0.282  0.313  0.356  0.274   12  Hạt điều  0.805  0.65  0.92  0.849  0.542   (Nguồn tự tổng hợp từ số liệu của tổng cục thống kê) Biểu đồ 1b: KNXK các mặt hàng chủ lực của Việt Nam giai đoạn 2006-2009  Nhìn chung, Việt Nam có hơn 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Trong đó, nổi bật là dầu thô, dệt may, thủy sản, gạo, giày dép. Tuy nhiên, xuất khẩu dầu thô đang có xu hướng giảm dần do cạn kiệt nguồn tài nguyên. Trong khi đó, ngành dệt may thì ngày càng có xu hướng gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2006, xuất khẩu hàng hóa đạt 39,8 tỷ USD, tăng 22.7% so với năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu là do xuất khẩu một số mặt hàng nông sản tăng mạnh, đồng thời giá thế giới tăng cao, trong đó kim ngạch cao su tăng cao nhất (+58,3%); cà phê tăng tới 49,9% (hoàn toàn do được lợi về giá); riêng gạo giảm cả kim ngạch và lượng, chủ yếu do nguồn cung không tăng.  Một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch cao trong năm là dầu thô, hàng dệt may, giày dép, Thủy sản. Biểu đồ 1c  Nhập khẩu hàng hóa đạt 44,9 tỷ USD, tăng 22% so với năm trước, Chủ yếu là do nhập khẩu máy móc, thiết bị và hầu hết các vật tư, nguyên liệu cho sản xuất trong nước tăng so với năm trước, đặc biệt là nhiều loại vật tư chủ yếu (trừ xăng dầu, phôi thép và phân u rê) có lượng nhập khẩu tăng khá. Năm 2007, xuất khẩu hàng hóa đạt 48,6 tỷ USD, tăng 22,1% so với năm 2006, trong đó có 5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu hơn 2 tỷ USD là: Điện tử máy tính linh kiện, thủy sản, dầu thô, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng dệt may, giày dép. Ngoài ra các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê cũng có kim ngạch khá cao, gần đạt 2 tỷ USD. Biểu đồ 1d: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu năm 2007  Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 tăng là do xuất khẩu tất cả các mặt hàng chủ yếu đều tăng (kể cả xuất khẩu dầu thô tăng 2,6%, do giá tăng). Trong đó, dệt may là tăng cao nhất(34.1%), tiếp đến là các mặt hàng điện tử, nông sản và gỗ. Biểu đồ 1e: Xu hướng tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu  Nhập khẩu hàng hóa đạt 62,8 tỷ USD, tăng 39,8% so với năm trước. Các mặt hàng có giá trị nhập khẩu cao trong là: máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng(tăng 56,5%); xăng dầu (tăng 25,7%); sắt thép (tăng 66,2%); vải(tăng 33,6%); điện tử, máy tính và linh kiện (tăng 43,7%); chất dẻo (tăng 34,3%);... Nhập siêu năm 2007 ở mức 14.2 tỷ USD, tăng gần gấp 2 lần so với nhập siêu của năm trước. Giá trị nhập khẩu hàng hóa và nhập siêu của năm 2007 tăng cao là do tăng nhu cầu nhập khẩu để phát triển nền kinh tế. Năm 2008, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu đạt 62,7 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2007, Kim ngạch xuất khẩu các loại hàng hoá đều tăng so với năm 2007, chủ yếu do giá trên thị trường thế giới tăng. Năm 2008 có 8 nhóm hàng/mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 2 tỷ USD là: Dầu thô; hàng dệt may ; giày, dép; thuỷ sản; gạo ; sản phẩm gỗ; điện tử, máy tính; cà phê, tăng 2 mặt hàng so với năm 2007 là gạo và cà phê. Tuy kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008 tăng khá cao so với năm 2007 nhưng nếu loại trừ trị giá tái xuất sắt, thép, vàng và yếu tố tăng giá của 8 mặt hàng chủ yếu (dầu thô, than đá, gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè) thì kim ngạch hàng hoá xuất khẩu chỉ tăng 13,5%. Biểu đồ 1g: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu năm 2008  Biểu đồ 1h: Xu hướng tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu  Nhìn chung, hầu hết hàng hóa xuất khẩu năm 2008 đều tăng so với năm 2007. Trong đó tăng mạnh nhất là gạo, tiếp theo là dầu thô, dệt may, thủy sản, linh kiện điện tử. Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu đạt 80,7 tỷ USD, tăng 28,5% so với năm 2007. Trong tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2008. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá của một số mặt hàng thì kim ngạch nhập khẩu năm nay chỉ tăng 21,4% so với năm 2007.Nhìn chung, các mặt hàng nhập khẩu chủ lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất trong nước đều tăng so với năm 2007. Nhập siêu năm 2008 ước tính 17,5 tỷ USD, tăng 24,1 % so với năm 2007, bằng 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. . Năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tiêu thụ hàng hóa giảm, kim ngạch xuất khẩu của những tháng đầu năm giảm mạnh. Mặc dù có sự tăng xuất khẩu trở lại vào những tháng cuối năm, nhưng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2009 chỉ đạt 56,6 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm 2008. Trong đó, dầu thô là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh nhất. Biểu đồ 1i: Xu hướng tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu  Tương tự như xuất khẩu, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu cũng giảm 14,7% so với năm 2008. Do vậy, nhập siêu giảm 32.2% so với năm trước. Bước sang 7 tháng đầu năm 2010, các mặt hàng xuất khẩu đã bắt đầu tăng trở lại. Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD chỉ trong vòng 7 tháng như: thủy sản, gạo, dệt may, giày dép đều có xu hướng tăng cao. Chỉ riêng dầu thô là có kim ngạch xuất khẩu giảm, nguyên nhân chủ yếu là do sản lượng xuất khẩu giảm. Biểu đồ 1k: kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu trong 7 tháng đầu 2010  1.2. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 1.2.1.Thuận lợi: Thuận lợi đầu tiên là việc Việt Nam gia nhập WTO, tham gia nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương, chẳng hạn như với Mỹ, Nhật Bản, Australia, Chile, các nước Châu Phi..., các mối quan hệ của Việt Nam với các nước ngày càng được củng cố và mở rộng, vị thế của chúng ta ngày càng được nâng cao hơn, hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam có nhiều cơ hội để xâm nhập những thị trường mới và được đối xử bình đẳng hơn. Nền kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi sau cuộc khủng hoảng có tác dụng hỗ trợ đắc lực cho hoạt động thương mại quốc tế, đầu tư nước ngoài, kiều hối và vay nợ quốc tế. Tất cả các yếu tố này đều bị suy giảm trong năm 2009 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hệ quả là tăng trưởng GDP năm 2009 chỉ đạt 5,32% so với mức 6,23% và 8,5% qua các năm 2008 và 2007. Trên thực tế, sự phục hồi từ cuối năm 2009 của nền kinh tế thế giới đã và đang tiếp sức cho xuất khẩu và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, các chỉ tiêu quan trọng này đều đang trên đà tăng trở lại. Sự phục hồi kinh tế cũng khiến cho nhu cầu tiêu dùng tăng trở lại, thị trường xuất khẩu được cải thiện bởi hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đều thuộc loại hàng hóa thiết yếu như gạo, dệt may, dày dép và thủy sản ... Thuận lợi nữa của Việt Nam trong năm 2010 là nền kinh tế đã có được một nền tảng cơ sở hạ tầng từ chính sách kích cầu năm 2009. Trong gói kích cầu trị giá 160.000 tỷ đồng đã được triển khai, có tới 87.000 tỷ đồng dành cho đầu tư công, trong đó đầu tư cho cơ sở hạ tầng chiếm phần lớn. Hoạt động xây dựng mới, hoàn thiện cơ sở hạ tầng ngoài việc tạo công ăn việc làm, tăng nguồn cầu, duy trì tăng trưởng kinh tế. Kết quả của chính sách này sẽ tạo nền tảng tốt cho đầu tư, phát triển kinh tế năm 2010 và những năm tiếp theo. Chính sách ưu đãi từ chính phủ tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 30 và một loạt thông tư, quyết định theo  hướng ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và xuất khẩu. Trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, Chính phủ đã ban hành những chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn, lãi suất thấp, đặc biệt vốn vay ưu đãi hỗ trợ 4%... Riêng Bộ Công Thương đã có nhiều chính sách, giải pháp cấp bách và quyết liệt để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cũng như hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu. Nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay là đẩy mạnh công tác thị trường ngoài nước và đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại. 1.2.2.Khó khăn Hàng hóa Việt Nam được đối xử bình đẳng hơn khi tham gia vào thị trường quốc tế, nhưng như thế cũng có nghĩa là chúng ta sẽ phải chịu áp lực canh tranh gay gắt hơn, khi trình độ của chúng ta còn thấp kém, năng lực cạnh tranh còn yếu thì đây lại trờ thành một khó khăn rất lớn. Nền kinh tế Việt Nam ngày càng được thị trường thế giới thừa nhận, chúng ta có một trường kinh doanh công bằng hơn, nhưng đồng nghĩa với những ưu đãi mà các nước dành cho Việt Nam cũng sẽ dần cắt giảm, hàng hóa Việt Nam phải cạnh tranh bằng chính năng lực của mình. Khi những hiệp định thương mại dần đi vào thực hiện chúng ta cũng phải mở cửa cho hàng hóa của thị trường nước ngoài trong khi trình độ của doanh nghiệp trong nước còn thấp thì hàng ngoại sẽ trở thành mối đe dọa cho hàng hóa trong nước, ảnh hưởng rất lớn đến cán cân xuất nhập khẩu. Chẳng hạn như theo lộ trình cam kết ACFTA giữa Asean – Trung Quốc, các nước Asean và Trung Quốc sẽ phá bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu của khoảng 90% ngành hàng lưu thông giữa các nước, 10% còn lại sẽ được cắt giảm xuống một mức nhất định. Lộ trình cắt giảm này có ưu tiên cho Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar được kéo dài tới năm 2015, các nước khác còn lại sẽ phải hoàn thành việc cắt giảm trong năm 2010. Tuy thời gian cam kết lộ trình còn khá dài xong có thể thấy áp lực giảm thuế nhập khẩu luôn thường trực với Việt Nam và hàng rào thuế quan sẽ dần không còn là “áo giáp” cho các doanh nghiệp Việt Nam. Những vấn đề bất ổn ở thời điểm cuối năm 2009 như lạm phát, nhập siêu, và áp lực ngoại tệ sẽ tiếp tục là thách thức của nền kinh tế Việt Nam. Đối với vấn đề nhập siêu và áp lực ngoại tệ, cho dù xuất khẩu có khả năng tăng trở lại trong năm 2010, xong mức độ tăng này chưa đủ để bù đắp cho hoạt động nhập khẩu và Việt Nam vẫn sẽ phải duy trì trạng thái nhập siêu trong thời gian tới. Điều này khiến nhu cầu ngoại tệ sẽ tiếp tục tăng mạnh, mặc dù cung ngoại tệ cũng được dự báo tăng trong năm tới do các nguồn cung như xuất khẩu, kiều hối và đầu tư nước ngoài đều được cải thiện, nhưng khả năng vẫn khó bù đắp được cho sự thiếu hụt. Bên cạnh đó, mối lo về lạm phát vẫn luôn thường trực đối với nền kinh tế Việt Nam, nhất là trong bối cảnh Việt Nam thường có xu hướng “ưu tiên cho tăng trưởng”. Chính phủ đã đề ra mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay trong khi tăng trưởng tín dụng chỉ là khoảng 25%. “Việc chạy theo mục tiêu tăng trưởng như vậy tất yếu sẽ dẫn đến vòng xoáy lạm phát. Bên cạnh đó, giá cả hàng hóa thế giới 2010 được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng do giá nguyên liệu cơ bản tăng theo đà phục hồi của kinh tế thế giới.” Sự cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài trên thị trường nội địa ngày càng khốc liệt hơn. Khi thị trường chính bị thu hẹp sau cuộc khủng hoảng thì hàng hóa các nước sẽ tìm mọi cách xâm nhập vào các thị trường mới. Thị trường Việt Nam đang là một trong những đích đến của hàng hóa các nước trong khu vực Asean. Nếu như trước kia, hàng hóa Trung Quốc là đối thủ đáng sợ nhất của hàng Việt Nam thì hiện nay chúng ta còn có các đối thủ lớn từ Thái Lan, Indonesia. Và tương tự như vậy, áp lực cạnh tranh trên các thị trường xuất khẩu cũng sẽ gay gắt hơn với sự tham gia của nhiều đối thủ mới trong khi nhu cầu tiêu thụ trên thị trường thế giới chưa thực sự phục hồi bền vững . Và sự xâm nhập ồ ạt này sẽ khiến cho các thị trường nhập khẩu cảnh giác hơn, những hàng rào thương mại cũng sẽ xuất hiện nhiều hơn và tinh vi hơn. Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam là nhỏ và vừa, nguồn lực, công nghệ, kỹ năng, quản lý, bảo quản hàng hóa, cơ sở hạ tầng chế biến và vận tải còn yếu dẫn đến sức cạnh tranh của sản phẩm thấp. Công nghiệp hỗ trợ cũng chưa đáp ứng được nhu cầu, doanh nghiệp còn khó tiếp cận với các nguồn tài chính, lãi suất ngân hàng cao... ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu. Thực tế, xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, như khoáng sản (dầu thô, than đá), nông, lâm, thuỷ, hải sản... Các mặt hàng công nghiệp như dệt may, giày da, điện tử và linh kiện máy tính... chỉ mang tính chất gia công là chính. Còn số tăng trưởng ngoạn mục của một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như da giày, may mặc, đều có giá trị gia tăng rất thấp, chủ yếu nằm ở tiền công gia công, vốn đã ở mức rẻ nhất trong khu vực. Do đó, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam thực tế chưa đem lại sự gia tăng tương ứng trong thu nhập cho nhà sản xuất và người lao động. Trong khi đó, Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng về nông sản, thế nhưng chủ yếu mới chỉ dựa vào khai thác những lợi thế cạnh tranh có sẵn, đó là lao động, đất đai để sản xuất và tham gia vào thị trường thế giới mà chưa chủ động tạo ra các lợi thế cạnh tranh mới để đảm nhiệm những khâu, công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị của sản phẩm. Việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ trực tiếp cho các hoạt động sản xuất để xuất khẩu rất yếu kém. Điều này thể hiện, ở ngành lúa gạo, thực tế là do sự yếu kém của công nghiệp xay xát, chế biến. Một tỷ trọng lớn gạo Việt Nam xuất khẩu không được xử lý thích hợp nên giá gạo Việt Nam bao giờ cũng thấp hơn của Thái Lan. Cũng vì hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam đều có qui mô vừa và nhỏ , do đó, chúng ta chưa nghĩ đến việc làm ăn ổn định lâu dài mà chỉ tính làm đến đâu, hay đến đó. Các doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh, làm ăn theo tâm lí “ bầy đàn”. Các doanh nghiệp cũng chưa nhận thức được vai trò của việc tìm hiểu thông tin thị trường, dẫn đến nhiều trường hợp hàng hóa của Việt Nam đến nơi rồi mà vẫn bị trả lại do không đáp ứng được các yêu cầu của thị trường đề ra, nhiều doanh nghiệp còn khá lạ lẫm với những quy định, tiêu chuẩn có liên quan đến hàng hóa tại thị trường nước ngoài. Tâm lí “ăn xổi ở thì” khiến cho nhiều doanh nghiệp chỉ thấy cái lợi trước mắt, làm ăn gian dối, khiến cho khách hàng mất lòng tin, bản thân đó bị mất thị trường mà những doanh nghiệp làm ăn chân chính khác của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng theo. Cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải còn kém phát triển, hệ thống phương tiện vận tải, bốc dỡ, kho bãi, bến cảng... còn rất lạc hậu, năng lực phục vụ kém ảnh hưởng nhiều đến việc tổ chức thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu. Hàng năm, chúng ta phải bỏ ra 1 lượng ngoại tệ rất lớn để mua các dịch vụ vận tải, bảo hiểm từ nước ngoài. Bên cạnh đó, vấn đề thủ tục hành chính của việt nam còn khá rườm rà, những nhiễu, gây lãng phí thời gian và tiền bạc. Những qui định về thủ tục hải quan, qui định về thuế, các loại giấy phép xuất nhập khẩu chưa rõ ràng. Đây là một hạn chế lớn của ngành xuất nhập khẩu Việt Nam. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUNG Để đẩy mạnh và nâng cao giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu, theo Bộ Công thương, do hàng công nghiệp Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu nguyên phụ liệu, đặc biệt trong các ngành như dệt may, giày dép, đồ gỗ... Vì vậy, cần triển khai xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên, phụ liệu, đóng vai trò là đầu mối tổ chức nhập khẩu và cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu kịp thời với chi phí thấp hơn. Mặt khác, Bộ cũng đề nghị Nhà nước cho phép triển khai ở những nơi tập trung các khu công nghiệp, một số trung tâm buôn bán nguyên phụ liệu và cho phép các nhà đầu tư phân phối hàng hóa trong nước và nước ngoài vào hoạt động. Những trung tâm này có thể là nơi cung cấp nguyên phụ liệu cho một số ngành hàng sản xuất hàng xuất khẩuđang phụ thuộc lớn vào nguyên, phụ liệu nhập khẩu. Cùng với đó là tận dụng tối đa những thuận lợi từ các Hiệp định, thỏa thuận kinh tế song phương, giải quyết kịp thời các rào cản kỹ thuật đối với hàng xuất khẩu Việt Nam; tiếp tục vận động các nước EU sớm bỏ thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng giày có mũ da của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này. Đồng thời đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có kim ngạch lớn, có khả năng tăng trưởng cao, những mặt hàng có đóng góp quan trọng cho việc thực hiện kế hoạch xuất khẩu cũng như giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người lao động; tăng cường đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, chú trọng đổi mới công nghệ, thiết bị, cải tiến mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu ngày càng khắt khe của thị trường... Nhà nước cần triển khai các biện pháp hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu như tiếp tục nghiên cứu giảm lãi suất cơ bản và điều chỉnh lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường; N

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG.doc
  • docBIA.DOC
  • docMUC LUC.doc
  • docPHU LUC.doc
  • docTÀI LIEU THAM KHAO.doc
Luận văn liên quan