Tiểu luận Tính phổbiến và tính đặc thù của quyền con người

Vào thời điểm thông qua bản Tuyên ngôn này, tổchức Liên Hợp Quốc mới có tổng cộng 50 nước, mà đã có 40 nước bỏphiếu thuận,chỉcó8 nước bỏphiếu trắng (Liên Xô, Ba Lan, Belarus, Tchecoslovaquie, Ukraine và Yougoslavie Ả-rập Saudi, Nam Phi) và 2 nước vắng mặt (Honduras và Ye men). Từ ngày b ản Tuyên Ngôn này được công bốđến nay đã có thêm rất nhiều các quốc gia, trong đó có nhà nước Cộng Hòa Xã Hội ChủNghĩa Việt Nam, thừa nhận và ký tên tham gia. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sửnhân loại, một văn kiện có thẩm quyền vềmặt pháp lý công nhận và bảo vệcác quy ền làm người đã được đa sốcác nước trong cộng đồng th ếgiới cùng nhau chấp thuận

pdf16 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3826 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tính phổbiến và tính đặc thù của quyền con người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tiểu luận Tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con người? 2 . MỤC LỤC I) Bối cảnh hình thành quyền con người ...................................... 3 II) Quyền con người với những tính chất liên quan: phổ quát, đặc thù, không thể chia cắt................................................................... 4 1) Tính phổ quát của quyền con người ..................................... 4 2) Tính đặc thù của quyền con người........................................ 5 2.1) Một số quan điểm về khái niệm của tính đặc thù .......... 5 2.2) Tính đặc thù của quyền con người thể hiện qua những đặc điểm gì? ............................................................................. 6 2.3) Sự thể hiện tính đặc thù của quyền con người ở các nước XHCN ............................................................................. 7 3) Tính không thể chia cắt của quyền con người...................... 8 3.1) Góc nhìn từ luật quốc tế: ................................................. 8 3.2) Góc nhìn từ Luật Việt Nam:............................................ 9 III) Sự tiến bộ về quyền con người qua các thời kì ..................... 12 1) Cú sốc của cuộc tàn sát người Do Thái............................... 12 2) Tiến trình Helsinki ............................................................... 14 3 Trong Lời Mở đầu của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc công bố theo Nghị quyết số 217 (III), ngày 10 tháng 12 năm 1948 có đoạn như sau: “Việc công nhận nhân phẩm vốn có và những quyền bình đẳng bất khả xâm hại của tất cả các mọi người trên toàn thế giới là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới.”1 Cùng với sự quan tâm ngày càng tăng đối với nhân quyền, trên phạm vi toàn cầu, tại các diễn đàn đa phương đã diễn ra sự đấu tranh, phân hóa theo hai nhóm quan điểm trên lĩnh vực này xuất phát từ lợi ích và điều kiện kinh tế-xã hội khác nhau : quan điểm của các nước đang phát triển - KLK và quan điểm Mỹ và phương Tây. Việt nam vừa là nước đang phát triển vừa là nước XHCN có quan điểm rất gần với các nước KLK tích cực. Cuộc đấu tranh xoay quanh một số cụm vấn đề chính trong đó nổi bật nhất vẫn là tính phổ biến và tính đặc thù, thẩm quyền quốc gia và thẩm quyền quốc tế của vấn đề quyền con người. I) Bối cảnh hình thành quyền con người Vào thời điểm thông qua bản Tuyên ngôn này, tổ chức Liên Hợp Quốc mới có tổng cộng 50 nước, mà đã có 40 nước bỏ phiếu thuận, chỉ có 8 nước bỏ phiếu trắng (Liên Xô, Ba Lan, Belarus, Tchecoslovaquie, Ukraine và Yougoslavie Ả-rập Saudi, Nam Phi) và 2 nước vắng mặt (Honduras và Yemen). Từ ngày bản Tuyên Ngôn này được công bố đến nay đã có thêm rất nhiều các quốc gia, trong đó có nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, thừa nhận và ký tên tham gia. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, một văn kiện có thẩm quyền về mặt pháp lý công nhận và bảo vệ các quyền làm người đã được đa số các nước trong cộng đồng thế giới cùng nhau chấp thuận.2 1 Whereas recognition of the inherent dignity and of the equal and inalienable rights of all members of the human family is the foundation of freedom, justice, and peace in the world. 2 4 II) Quyền con người với những tính chất liên quan: phổ quát, đặc thù, không thể chia cắt 1) Tính phổ quát của quyền con người Trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ ngày 4 tháng 7 năm 1776, có đoạn như sau: Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…3 Như vậy, tất cả con người sinh ra, có mặt trên thế giới này đều bình đẳng, có lý trí, lương tâm và phẩm giá. Đây là những giá trị vốn có trong mỗi con người, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giai cấp xã hội. Tất cả mọi người đều phải được đối xử như nhau. Chính vì con người vốn có những giá trị đặc thù ấy khi sinh ra, cho nên, con người có quyền tự chủ đối với đời sống của chính họ, sống tự do, và mưu cầu hạnh phúc cho mình. Trước xu thế của thời đại ngày nay, thời đại mà con người đã ý thức được giá trị cao quý của việc làm người, giá trị không thể thiếu của tự do, dân chủ và nhân quyền trong đời sống, con người sẽ không chịu khuất phục trước những thế lực bức hại quyền làm người, sẽ đứng lên đòi hỏi và tranh đấu để giành lại bằng được những điều mà vốn dĩ thuộc về họ. Bất luận là con người sinh ra ở miền đất nào trên thế giới: châu Phi, châu Á, châu Úc, châu Âu hay châu Mỹ, là người da trắng hay đen, vàng hay đỏ, là thuộc thành phần nào trong xã hội: giàu hay nghèo, giai cấp lãnh đạo hay thường dân, là trẻ hay già, là nam hay nữ, tất cả đều khao khát được sống,, đều muốn tránh khổ đau và mưu cầu hạnh phúc, đều muốn được đối xử bình đẳng, sống trong tự do, công lý và hòa bình. Đó chính là ước vọng chính đáng và cao cả của con người, của quyền làm người. Như thế, rõ ràng rằng quyền làm người vượt qua mọi biên giới của địa vị, chủng tộc, tôn giáo, văn hóa. Nhân loại ngày càng dành sự quan tâm đặc biệt đối với vấn đề tự do, dân chủ và nhân quyền và những 3 “..., that all men are created equal, that they are endowed by their Creator with certain unalienable Rights, that among these are Life, Liberty, and the Pursuit of Happiness.” 5 điều này đã hơn một lần nữa khẳng định rằng quyền làm người mang trong nó tồn tại tính phổ quát ở mọi nơi, ở mọi thời đại.4 Khái niệm nhân quyền lớn lên từ kinh nghiệm kinh hoàng của Thế chiến 2 có thể quy về một câu đơn giản: “Nhân quyền là ý thức bảo vệ cá nhân trước sự lạm quyền của bộ máy nhà nước nhân danh quốc gia, dân tộc hay một chủ nghĩa gì đó không ai dám cãi.” Đó là quyền của từng cá nhân được làm người, quan trọng hơn quyền của đám đông cuồng tín, của bộ máy chính trị nhân danh ý thức hệ để giết và đàn áp.Nhân quyền thực chất là quyền tự vệ của những con người nhỏ bé, bị quy kết là kẻ thù, dù là kẻ thù sắc tộc hay kẻ thù giai cấp, trước số đông tung hô chính quyền.Nhân quyền đặt câu hỏi về tính phi đạo lý của luật pháp, cho dù đó là luật pháp được cả một thể chế hùng mạnh thông qua, một khi mục tiêu của luật là đàn áp và hủy diệt. Nhân quyền mang tính cá nhân nhưng có tính phổ quát, không phân biệt màu da, dân tộc, tôn giáo và quốc gia.5 2) Tính đặc thù của quyền con người 2.1) Một số quan điểm về khái niệm của tính đặc thù Tiến sĩ Đỗ Minh Khôi6 cho rằng "Nhân quyền là một giá trị chung. Cả thế giới đều phấn đấu đạt đến nó. Tuy vậy sự phát triển làm cho các giá trị nhân quyền luôn thay đổi theo… Việt Nam cũng sẽ chia sẻ cái chung nhưng phải xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mình."Chuyên gia luật này cũng khẳng định, ở Việt Nam không hề có hạn chế nào đối với những người hoạt động nhân quyền, kể cả giới luật sư về quyền con người: “Về mặt pháp lý, không có quy định nào của pháp luật nói rằng anh bị hạn chế cái này, hay hạn chế cái kia vì anh thực hiện nhân quyền. Vì 4 5 Bài học nhân quyền, truy cập lúc 23h27’ ngày 07/09/2009. 6 Chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật về Quyền con người và Quyền công dân, mới được thành lập lần đầu tiên ở Đại học Luật TP.HCM trong tháng 03/2009. 6 chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước công khai hướng tới phát triển toàn diện con người, không chỉ là ở nhân quyền mà nhiều thứ khác nữa.”7 2.2) Tính đặc thù của quyền con người thể hiện qua những đặc điểm gì? Theo quan điểm phương Tây, nhân quyền chỉ có tính phổ biến, không có tính đặc thù, tức nhân quyền là những giá trị chung, không phụ thuộc vào pháp luật hoặc đạo đức của bất cứ xã hội nào. Vì vậy, nhân quyền phải được áp dụng với những chuẩn mực và cách thức đồng nhất ở mọi quốc gia, bất kể sự khác biệt về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Các nhà khoa học Trung Quốc đã phê phán mạnh mẽ quan điểm tuyệt đối hóa tính phổ biến của nhân quyền của phương Tây. Theo Lý Vân Long, nhân quyền vừa có tính phổ biến vừa có tính đặc thù. Tính phổ biến có nghĩa là nhân quyền cần được thực hiện ở tất cả các quốc gia, khu vực, bởi tất cả mọi người. Tính đặc thù có nghĩa là trong khi thực thi các quyền con người phổ biến, phải tính đến những điều kiện đặc biệt của các dân tộc, quốc gia, khu vực khác nhau... Tính phổ biến của nhân quyền chỉ có thể được bảo đảm khi tính đến những đặc thù khác nhau trong việc bảo đảm nhân quyền.8 Phương Tây tuyệt đối hoá tính toàn cầu, phổ cập của nhân quyền vượt lên trên thẩm quyền quốc gia, chủ trương can thiệp quốc tế đối với tình hình vi phạm nhân quyền ở các nước. Các nước đang phát triển thừa nhận tính chất chung của những giá trị cơ bản nhất trong khái niệm nhân quyền nhưng đồng thời cho rằng trong việc hiểu và thực hiện nhân quyền ở các nước không thể không dựa trên đặc thù lịch sử, văn hoá, kinh tế-xã hội của từng khu vực và từng nước; họ chống lại sự áp đặt mô hình và tiêu chuẩn về giá trị của bên ngoài, chống việc nhân danh bảo vệ nhân quyền để can thiệp nội bộ vi phạm chủ quyền quốc gia và quyền tự quyết dân tộc.9 7 Khác biệt trong quan niệm nhân quyền, truy cập lúc 21h37’ ngày 04/09/2009. 8 Trung Quốc: một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về nhân quyền, truy cập lúc 23h55’ ngày 03/09/2009. 9 Vấn đề nhân quyền, truy cập lúc 23h42’ ngày 07/09/2009. 7 Quan điểm của các nhà khoa học Trung Quốc trong vấn đề này phù hợp với quan điểm phổ biến tại các nước đang phát triển, đặc biệt tại các quốc gia châu Á. Quan điểm đó đã được ghi nhận trong cả hai văn kiện quan trọng về nhân quyền của quốc tế và khu vực năm 1993, đó là Tuyên bố Băng- cốc của Hội nghị Nhân quyền châu Á và Tuyên bố Viên của Hội nghị Nhân quyền thế giới.10 Đối với Việt Nam, vấn đề quyền con người được TS Đào Duy Quát11 đánh giá: “…quyền con người là giá trị chung của nhân loại. Quyền con người trong thời đại ngày nay phải gắn với độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia. Bảo đảm quyền con người cho dân tộc ta phải dựa trên bản chất của chế độ xã hội, đặc thù về cộng sản và văn hóa của dân tộc. Chúng ta không chấp nhận sự áp đặt mô hình dân chủ nhân quyền của nước ngoài cho Việt Nam.”12 Sự hiện hữu của con người trên thế giới này tự nó đã nói lên ý nghĩa và phong cách đặc thù của nó, không cần ai và cũng không ai có thẩm quyền định đoạt về giá trị tồn tại và vị thế của nó. Khi sinh ra trên mặt đất này, mặc nhiên, thế giới trở thành là nhà và con người là chủ. Vì là chủ cho nên con người có quyền sống tự do, tự chủ trong ngôi nhà ấy. Con người, tất nhiên, có bổn phận và trách nhiệm bảo vệ ngôi nhà cho thật tốt, cũng như phải đối xử bình đẳng, hòa thuận và thương yêu mọi người trong nhà. Con người cần biết sống đời sống xã hội hỗ tương giúp đỡ nhau để cùng thăng hoa, nhưng không có quyền xâm phạm đến quyền làm người của kẻ khác. 2.3) Sự thể hiện tính đặc thù của quyền con người ở các nước XHCN Những ưu việt của nhân quyền trong xã hội xã hội chủ nghĩa biểu hiện ở : Thứ nhất, tính rộng rãi, công bằng. Chủ thể của quyền là tất cả mọi người và pháp luật ghi nhận tất cả các quyền về chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa của cá nhân và các quyền tập thể. Thứ hai, tính chân thực. Trong các nước tư bản, do các rào cản 10 Xem chú giải 8. 11 Tổng biên tập báo điện tử Đảng cộng sản. 12 Việt Nam: nhân quyền vẫn được đặt dưới chủ quyền quốc gia, truy cập lúc 23h23’ ngày 03/09/2009. 8 vật chất, đại đa số người lao động không có điều kiện hưởng thụ các quyền. Ví dụ, người nghèo không có tiền "thế chấp" và vận động tranh cử thì không thể bình đẳng về quyền tham gia chính phủ với những người giàu. Còn tại các nước xã hội chủ nghĩa, các quyền con người được bảo đảm trên thực tế, mọi người đều có thể được hưởng thụ các quyền này một cách bình đẳng. Thứ ba, tính triệt để. Do mục tiêu giải phóng con người là đích cuối cùng, nên nhân quyền dưới chủ nghĩa xã hội sẽ được thúc đẩy không ngừng cả về phạm vi và mức độ, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân được phát triển một cách tự do, toàn diện và được xã hội thừa nhận một cách đầy đủ nhất.13 Tuy nhiên, luật quốc tế ngày nay coi bảo vệ quyền con người (có ý nghĩa phổ biến) là mục tiêu cuối cùng, cao hơn cả những lợi ích đã được tuyên bố của quốc gia (là vấn đề mang tính đặc thù), bất kì khi nào có sự đụng độ giữa hai vấn đề này. 3) Tính không thể chia cắt của quyền con người Mỗi con người sinh ra đều có quyền và tự do cơ bản, các quyền dân sự, chính trị, văn hóa, kinh tế…có vị trí ngang nhau trong một tổng thể hài hòa. 3.1) Góc nhìn từ luật quốc tế: Theo khoản 2 của Tuyên ngôn Nhân quyền toàn cầu: tất cả mọi người đều có quyền hưởng các quyền và tự do trong bản Tuyên ngôn này, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, đảng phái chính trị, tầng lớp xã hội… Tuyên ngôn này cũng khẳng định tất cả mọi người đều có các quyền ngang bằng nhau và không thể tách rời cùng các quyền tự do cơ bản ngay từ khi sinh ra. Theo Van Boven trong Các khía cạnh quốc tế của nhân quyền, tập 1(1982), Karen Vasak và P. Alston cho rằng những quyền cơ bản của con người không hề phân biệt với các loại nhân quyền khác, có nghĩa là không có thứ bậc giữa những quyền con người khác nhau. Theo tư tưởng nhân quyền hiện đại, quan điểm phổ biến là nhân 13 Xem chú giải 8. 9 quyền nói chúng và các quyền cơ bản không thể tách rời nhau. Quan niệm về tính không thể chia tách cho rằng các quyền con người là một khối thống nhất và không có quyền nào đứng trên quyền nào. Trong Tuyên bố Vienna và chương trình Hành động được đưa ra tại Hội nghị thế giới về nhân quyền tại Vienna (Áo), khoản 1 phần I khẳng định tất cả mọi người đều được hưởng các quyền con người và quyền tự do cơ bản ngay từ khi sinh ra và việc bảo vệ và đẩy mạnh các quyền đó là trách nhiệm đầu tiên của các chính phủ, phù hợp với mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, các văn kiện liên quan đến nhân quyền và luật quốc tế. Điều 3 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR) yêu cầu tất cả các quốc gia thành viên của Công ước phải đảm bảo tất cả các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của con người được quy định trong Công ước này. Cụ thể đó là các quyền làm việc trong các điều kiện thuận lợi, quyền được tham gia vào các tổ chức thương mại, quyền được hưởng các tiêu chuẩn sống thiết yếu như lương thực, quần áo, nhà cửa, quyền được học, quyền được tham gia vào đời sống văn hóa, các hoạt động nghiên cứu khoa học… Tương tự như trên, điều 3 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) yêu cầu tất cả các quốc gia thành viên của Công ước phải đảm bảo tất cả các quyền dân sự và chính trị của con người được quy định trong Công ước này. Cụ thể đó là các quyền được sống, quyền được tôn trọng về nhân phẩm và bất khả xâm phạm về thân thể, quyền không bị tra tấn hay chịu các hình thức đối xử hay trừng phạt phi nhân đạo, quyền không bị coi như nô lệ hay lao động cưỡng bức, quyền được tự do và đảm bảo an toàn, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và thông tin… 3.2) Góc nhìn từ Luật Việt Nam: Theo Sách trắng về nhân quyền của Bộ Ngoại giao: Trong suốt chiều dài lịch sử, loài người luôn đấu tranh nhằm giải phóng con người, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong thời gian dài dân tộc Việt Nam bị nước ngoài đô hộ, 10 phải gánh chịu những hy sinh to lớn để giành độc lập dân tộc và tự do của Tổ quốc. Bằng cuộc đấu tranh bất khuất, kiên cường qua nhiều thế kỷ, dân tộc Việt Nam đã khẳng định rằng, quyền thiêng liêng, cơ bản nhất của con người là quyền được sống trong độc lập, tự do, quyền được tự quyết định vận mệnh của mình. Nhà nước Việt Nam luôn xác định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước. Nhà nước Việt Nam khẳng định con người là trung tâm của các chính sách kinh tế - xã hội, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững, đảm bảo thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của VIệt Nam đều vì con người và cho con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời luôn có một ước vọng: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Ý nguyện đó của Người phản ánh khát vọng của nhân dân Việt Nam, thể hiện những giá trị thiết yếu về quyền con người, là mục đích, tôn chỉ hoạt động xuyên suốt của Nhà nước Việt Nam. Việt Nam cho rằng cần tiếp cận một cách toàn diện tất cả các quyền con người về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa trong một tổng thể hài hòa, không được xem nhẹ bất cứ quyền nào. Đồng thời, các quyền và tự do của mỗi cá nhân chỉ có thể đảm bảo và phát huy trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích chung của dân tộc và cộng đồng. Chính phủ Việt Nam cho rằng, việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người trước hết là trách nhiệm và quyền hạn của mỗi quốc gia. Các quốc gia có trách nhiệm xây dựng hệ thống pháp luật trong nước phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến chương Liên hợp quốc có tính đến hoàn cảnh cảnh mỗi nước để bảo đảm cho người dân được thụ hưởng quyền con người một cách tốt nhất. Trong một thế giới tùy thuộc lẫn nhau, các quyền con người chỉ có thể được tôn trọng và bảo vệ trong một môi trường hòa bình, an ninh, bình đẳng và phát triển bền vững, trong đó các giá trị nhân bản được tôn trọng và bảo vệ. Cuộc đấu tranh vì các quyền con người cần tiến hành đồng thời với các biện pháp ngăn 11 chặn các cuộc chiến tranh, xung đột, khủng bố, nghèo đói, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia... đang hàng ngày, hàng giờ đe doạ hòa bình, an ninh, độc lập và phồn vinh của mọi quốc gia, ngăn cản việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới. Xuất phát từ chủ trương không ngừng phát triển quyền con người, Nhà nước Việt Nam đã và đang xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo đảm các quyền con người được tôn trọng và thực hiện một cách đầy đủ nhất. Quyền con người, một khi đã được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận, sẽ trở thành ý chí chung của toàn xã hội, được xã hội tuân thủ và được pháp luật bảo vệ. 12 III) Sự tiến bộ về quyền con người qua các thời kì Ngày nay, hầu hết các quốc gia ở mọi khu vực trên thế giới, ở mọi trình độ phát triển, đều khẳng định cam kết về nhân quyền. Chính phủ nào liên tục gây ra các vụ vi phạm nhân quyền trắng trợn đều bị coi là bất hợp pháp. Nhưng không phải lúc nào cũng đơn giản như vậy. Tiến bộ hay thiếu tiến bộ về nhân quyền của một quốc gia mới trở thành một chủ đề quan hệ quốc tế trong khoảng một nửa thế kỷ nay. Trước Chiến tranh Thế giới Thứ hai, phản ứng trước những vụ tàn sát các nhóm thiểu số trong phạm vi một quốc gia chỉ được thể hiện dưới hình thức các tuyên bố lịch sự là không ủng hộ. Thậm chí những vụ vi phạm bớt trắng trợn hơn không được coi là chủ đề thích hợp để có thể đối thoại ngoại giao. Việc một chính phủ đối xử như thế nào với công dân trong phạm vi lãnh thổ của họ được coi là vấn đề thuộc chủ quyền - nghĩa là quyền lực tối cao của chính phủ đó đối với các vấn đề nội bộ. Trên thực tế, các nước khác và cộng đồng quốc tế được cho là có nghĩa vụ pháp lý quốc tế không can thiệp vào các vấn đề đó. 1) Cú sốc của cuộc tàn sát người Do Thái Trong cuộc thảm sát người Do Thái hồi Chiến tranh Thế giới Thứ hai, phát-xít Đức và những kẻ đồng lõa đã giết hại một cách có hệ thống hàng triệu người - người Do Thái châu Âu, người La Mã, những người đồng tính - bao gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Ý thức trách nhiệm trước cuộc thảm sát người Do Thái đã dẫn đến cam kết rằng những hành vi tàn bạo của cuộc thảm sát sẽ không được phép tái diễn. Nhân quyền đã trở thành dòng chảy chính của quan hệ quốc tế. Trước khi xảy ra cuộc thảm sát người Do Thái một số nước biện minh rằng việc nhà nước đối xử như thế nào đối với công dân của họ là vấn đề nội bộ. Do vậy, việc tàn sát công dân của một nước không phải là một tội danh đ
Luận văn liên quan