Tiểu luận Tính toán tải của đường báo hiệu

Trong bảng trên là số liệu đo lưu lượng của Tổng đài quốc tế Hà Nội đo được trong 1 giờ đồng hồ. lưu lượng trên 1 mạch trung kế được tính theo công thức sau: Lưu lượng(erlang)=(tổng cuộc gọi trong khoảng thời gian đo * thời gian giữ trung bình)/ khoảng thời gian đo tính bằng giây. TRAFF = (NBIDF * MHTIME) / Thời gian đo (s) Chẳng hạn với tổng số cuộc NBIDS=139 cuộc , thời gian giữ trung bình MHTIME=160.1s, và xét trong khoảng thời gian 1g giờ ta có lưu lượng TRAFF = (NBIDF * MHTIME) / (60*60) = 6.18 ~ 6.2 Erlang.

ppt19 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tính toán tải của đường báo hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận: Tính toán tải của đường báo hiệu Thực hiện & Trình bày Nhóm 8 1. Trần Quốc Bảo 2. Võ Thanh 3. Vương Quang Phước 4. Bùi Văn Minh Nhật 5. Trần Đức Dũng 6. Lê Văn Thắng Giáo viên hướng dẫn Hoàng Thị Tố Phượng Tính toán tải của đường báo hiệu Nội dung 4.2.8. Tính toán tải của đường báo hiệu 4.2.8.1. Tính toán tải của đường báo hiệu tải tổng đài chuyển tiếp 4.2.8.2. Tính toán tải của đường báo hiệu tải tổng đài nội hạt  Tổng kết Đầu tiên chúng ta sẽ xét bảng số lượng đo trên các tuyến của tổng đài Quốc tế Hà Nội. Số liệu chi tiết đo được trong 1 giờ được thể hiện ở bảng số liệu sau: Tính toán tải của đường báo hiệu Trong đó: R  Route name TRAFF  Lưu lượng ( Erlang ) NBIDS  Tổng số cuộc gọi CCONG = Tổng số cuộc gọi bị từ chối x 100% Tổng số cuộc gọi thực hiện NDV Số thuê bao được kết nối ANBLO  Số thuê bao trung bình bị chặn MHTIME Thời gian giữ mạch trung bình NBANSW Tổng số cuộc gọi được trả lời Tính toán tải của đường báo hiệu Trong bảng trên là số liệu đo lưu lượng của Tổng đài quốc tế Hà Nội đo được trong 1 giờ đồng hồ. lưu lượng trên 1 mạch trung kế được tính theo công thức sau: Lưu lượng(erlang)=(tổng cuộc gọi trong khoảng thời gian đo * thời gian giữ trung bình)/ khoảng thời gian đo tính bằng giây. TRAFF = (NBIDF * MHTIME) / Thời gian đo (s) Chẳng hạn với tổng số cuộc NBIDS=139 cuộc , thời gian giữ trung bình MHTIME=160.1s, và xét trong khoảng thời gian 1g giờ ta có lưu lượng TRAFF = (NBIDF * MHTIME) / (60*60) = 6.18 ~ 6.2 Erlang. Tính toán tải của đường báo hiệu TÍNH TOÁN TẢI CỦA ĐƯỜNG BÁO HIỆU TẠI TỔNG ĐÀI CHUYỂN TIẾP. Tính toán tải tổng đài quá giang STP Tập liên kết báo hiệu Trong đó : điểm truyền báo tín hiệu (Chỉ chuyển tiếp, không có khả năng xứ lý) : kết hợp điểm truyền báo tín hiệu và tổng đài (chuyển tiếp + đầu cuối) : các mạch thoại SP (signal point) : điểm báo hiệu STP (signal transfer point) : điểm chuyển tiếp báo hiệu Giả sử tại tổng đài quá giang SP có 5000 trung kế C7 nối với 2 tông đài chuyển tiếp báo hiệu STP. Giả sử lưu lượng trên một mạch trung kế TRASS =3 Erlang. Thời gian giữ mạch trung bình MHTIME=300s. Số cuộc gọi trong thời gian 1s = (5000*3)/300 = 50 cuộc gọi /s. =(số trung kế * TRAFF) / MHTIME Tính toán tải tổng đài quá giang Số lượng trung bình các bản tin MSU trong 1 cuộc gọi = 5MSU/cuộc gọi. Độ dài trung bình của bản tin MSU = 18 octet . (1 octet ~ 1 byte = 8bit ) Octet: dùng trong truyền đạt thông tin Byte: Dùng trong lưu trữ thông tin Lưu lượng báo hiệu = 5*50 (MSU/s) = (18*5)*50 (octet/s) = [(18*8)*5]*50 (bit/s) = 36000 bit/s. Ta có 2 tập liên kết báo hiệu (link set) lưu lượng trên mỗi tập liên kết là 36000/2 =18000 Trong mỗi tập liên kết, lưu lượng báo hiệu cho mỗi chiều là 18000/2 =9000 bit/s. (gồm 2 chiều thu/phát) Trong thực tế tải tối đa của đường báo hiệu là 20% ( với mỗi chiều ) và bằng 20% * (32000*2) =20% * 64000=12800bit/s. ( Liên kết báo hiệu = liên kết dữ liệu + các chức năng điều khiển truyền. Và tốc độ của đường liên kết dữ liệu trong liên kết báo hiệu là 64 kbps=64000 bps ) Do lưu lượng báo hiệu cho mỗi chiều là 9000, nhỏ hơn tải tối đa (9000<12800) nên với mỗi tập liên kết, ta chỉ cần một đường báo hiệu là đủ. Tính toán tải tổng đài quá giang TÍNH TOÁN TẢI CỦA ĐƯỜNG BÁO HIỆU TẠI TỔNG ĐÀI NỘI HẠT Tính toán tải tổng đài nội hạt STP Tập liên kết báo hiệu Giả sử tại tổng đài nội hạt có 10000 thuê bao được nối với hai tổng đài chuyển tiếp báo hiệu STP qua các đường báo hiệu C7. Giả sử lưu lượng cho một thuê bao = 0.1 Erlang. Thời gian giữ mạch trung bình MHTIME = 100s. Số cuộc gọi trong thời gian 1s = (10000*0.1)/100 = 10 cuộc/s. Số lượng trung bình các bản tin MSU trong một cuộc gọi = 5 MSU/cuộc gọi Độ dài trung bình của bản tin MSU = 18 octet =18*8 bit Lưu lượng báo hiệu = 5*10 (MSU/s) = (18*5)*10 (octet/s) = [(18*8)*5]*10 (bit/s) =7200 bit/s. Tính toán tải tổng đài nội hạt Ta có hai tập liên kết báo hiệu (link set), lưu lượng trên mỗi tập liên kết là 7200/2 = 3600 bit/s. Trong mỗi tập liên kết, lưu lượng báo hiệu cho mỗi chiều thu và phát là 3600/2 =1500 bit/s. Trong thực tế, tải tối đa của đường báo hiệu là 20% (với mỗi chiều) và bằng 20%*64000 = 12800bit/s. Do lưu lượng báo hiệu cho mỗi chiều là 1500, nhỏ hơn tải tối đa ( 1500 < 12800 ) nên với mỗi tập liên kết, ta chỉ cần một đường báo hiệu là đủ. Tính toán tải tổng đài nội hạt Tổng kết NỘI DUNG CẦN NẮM Các cụm từ viết tắt: SP Điểm báo hiệu STP Điểm báo hiệu chuyển tiếp R  Route name TRAFF  Lưu lượng ( Erlang ) NBIDS  Tổng số cuộc gọi CCONG = Tổng số cuộc gọi bị từ chối x 100% Tổng số cuộc gọi thực hiện NDV Số thuê bao được kết nối ANBLO  Số thuê bao trung bình bị chặn MHTIME Thời gian giữ mạch trung bình NBANSW Tổng số cuộc gọi được trả lời Các công thức tính toán: Lưu lượng trên mạch trung kế: (Erlang) TRAFF = (NBIDF * MHTIME) / Thời gian đo (s) Số cuộc gọi trong thời gian 1s (N): (cuộc gọi/s) N = (Số trung kế * TRAFF)/MHTIME Lưu lượng báo hiệu (S): (MSU/s) (Octet/s) (bit/s) S = N * Số bản tin MSU trung bình trong 1cuộc gọi Độ dài MSU=18 octet, 1 octet = 8bit 1 MSU/s = 18 Octet/s = 18*8 bit/s Tổng kết THE END ! Cám ơn các bạn đã lắng nghe ^^