Trong thời gian qua, mặc dù Đảng ta có nhiều nghị quyết về xây dựng,
hoàn thiện nhà nước, về cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý nhà nước, song năng lực quản lý điều hành Nhà nước ta vẫn chưa ngang tầm
với đòi hỏi của thời kỳ mới. Để nhà nước giữ vai trò trụ cột của hệ thống chính
trị, công cụ đắc lực thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bà đỡ, chỗ dựa cho
kinh tế xã hội phát triển cần thiết phải đổi mới tổ chức bộ máy để nó đáp ứng
được đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ mới đặt ra.
Từ đó cho thấy tổ chức bộ máy hành chính nhà nước là một trong những
nội dung cơ bản nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy
hành chính nhà nước để đạt được mục tiêu đề ra. Xuất phát từ ý tưởng đó và
quá trình nghiên cứu về chuyên đề “ cơ cầu tổ chức của chính quyền cấp dưới
và chính quyền địa phương” tôi đã rút ra một số giải pháp nhằm cải cách cơ cấu
tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương
9 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7381 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
Phan Trọng Nghĩa Lớp Cao học HCC 16M - 1 -
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Giảng viên: PGS.TS VÕ KIM SƠN
Học viên: Phan Trọng Nghĩa
Lớp Cao học Hành chính công 16M
Môn học:Tổ chức Bộ máy Hành chính Nhà nước
Huế, tháng 8 năm 2012
Tiểu luận Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
Phan Trọng Nghĩa Lớp Cao học HCC 16M - 2 -
Mục lục
PHẦN I ........................................................................................................................................................... 3
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................................................. 3
PHẦN II .......................................................................................................................................................... 3
NÔI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................................................................ 3
CHƯƠNG I ............................................................................................................................................. 3
TỔNG QUAN VỀ CƠ CẦU TỔ CHỨC CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP DƯỚI VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA
PHƯƠNG Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ........................................................................................... 3
I. Cơ cấu về chính quyền cấp dưới và chính quyền địa phương. ................................................................. 3
1/ Cơ cấu chính quyền cấp dưới và chính quyền địa phương. .................................................................... 3
2/ Chức năng, nhiệm vụ : ......................................................................................................................... 4
II/ Các giải pháp cải cách tổ chức bộ máy và hoạt động của chính quyền địa phương: ............................... 7
Cải cách về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và trách niệm của chính quyền địa phương............................ 7
PHẦN III ........................................................................................................................................................ 9
KẾT LUẬN ..................................................................................................................................................... 9
Tiểu luận Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
Phan Trọng Nghĩa Lớp Cao học HCC 16M - 3 -
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời gian qua, mặc dù Đảng ta có nhiều nghị quyết về xây dựng,
hoàn thiện nhà nước, về cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý nhà nước, song năng lực quản lý điều hành Nhà nước ta vẫn chưa ngang tầm
với đòi hỏi của thời kỳ mới. Để nhà nước giữ vai trò trụ cột của hệ thống chính
trị, công cụ đắc lực thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bà đỡ, chỗ dựa cho
kinh tế xã hội phát triển cần thiết phải đổi mới tổ chức bộ máy để nó đáp ứng
được đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ mới đặt ra.
Từ đó cho thấy tổ chức bộ máy hành chính nhà nước là một trong những
nội dung cơ bản nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy
hành chính nhà nước để đạt được mục tiêu đề ra. Xuất phát từ ý tưởng đó và
quá trình nghiên cứu về chuyên đề “ cơ cầu tổ chức của chính quyền cấp dưới
và chính quyền địa phương” tôi đã rút ra một số giải pháp nhằm cải cách cơ cấu
tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương.
PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CƠ CẦU TỔ CHỨC CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP DƯỚI
VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
I. Cơ cấu và chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp dưới và chính quyền
địa phương.
1/ Cơ cấu chính quyền cấp dưới và chính quyền địa phương.
Tại tất cả các nước, ngay bên dưới chính quyền trung ương là chính
quyền cấp dưới với những thẩm quyền về pháp lý và hành chính khác nhau
cùng nguồn lực khác nhau để thực hiện những thẩm quyền đó.
Tiểu luận Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
Phan Trọng Nghĩa Lớp Cao học HCC 16M - 4 -
Các cơ quan chính quyền này có thể có nhiều cấp như cấp tỉnh và vùng là
cấp cao; cấp quận, huyện hoặc thành phố là cấp thấp hơn; cấp xã hay các cộng
đồng ở các thị trấn nhỏ là cấp thấp nhất.
Cơ cấu của chính quyền cấp dưới là rất khác nhau tùy thuộc vào hệ thống
chính trị, các bản hiến pháp thường quy định quyền tự quyết đối với một số
chức năng cụ thể và quy định các nguồn tài chính cụ thể mà chính quyền đó có
thể khai thác.
Thuật ngữ chính quyền địa phương thường được hiểu là những đơn vị
của chính quyền trực tiếp cung cấp dịch vụ cho các công dân tại cấp trung gian
thấp và thấp nhất.
2/ Chức năng, nhiệm vụ :
Chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp dưới có thể do hiến pháp hoặc
do các văn bản của chính quyền trung ương quy định.
Các chính quyền địa phương được thành lập theo quy định của hiến pháp
và trách nhiệm của các tỉnh.
II. Mô hình tổ chức bộ máy của một số nước:
Như chúng ta được biết, cơ cấu chính quyền cấp dưới và chính quyền địa
phương là rất khác nhau tùy thuộc vào hệ thống chính trị. Các bang hiến pháp
liên bang thường quy định quyền tự quyết cho các bang đối với chức năng cụ
thể mà chính quyền các bang có thể khai thác.
Như tại Mêhico, Philippin và Thái Lan có quy định riêng về quy chế độc
lập riêng cho khu vực thủ đô, chính quyền liên bang thường không thực hiện
việc kiểm soát trực tiếp đối với chính quyền địa phương chẳng hạn như Hoa
Kỳ, chính quyền liên bang có thể lựa chọn phương thức kiểm soát là thông qua
việc quản lý các chương trình được thực hiện ở cơ sở.
Tại một số nước có cơ cấu nhà nước đơn nhất, chính quyền địa phương
thi hành quyền lực của mình theo nguyên tắc quyền lực của chính quyền cấp
dưới do chính quyền trung ương trực tiếp ủy nhiệm và cấp trung ương có thể
bãi bỏ ủy nhiệm đó. Tại một số nước thuộc hệ thống đơn nhất khác chính quyền
địa phương hoạt động theo nguyên tắc thẩm quyền chung và trên nguyên tắc
được phép thực thi những thẩm quyền không thuộc chính quyền trung ương.
Cơ cấu tổ chức và thứ bậc của các cơ quan chính quyền địa phương ở các
nước có sự khác biệt đáng kể phụ thuộc vào các truyền thống của thời kỳ thuộc
Tiểu luận Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
Phan Trọng Nghĩa Lớp Cao học HCC 16M - 5 -
địa và các tập quán về quản lý địa phương và các xu hướng phân quyền được
thực hiện sau khi giành được độc lập.
Quyền tự trị của chính quyền cấp dưới là khác nhau giữa các nước, một
số nước thì trao quyền tự trị hoàn toàn cho chính quyền địa phương và được cơ
quan dân cử ở địa phương giám sát.
Các điểm then chốt và các định hướng cải thiện:
Khi đánh giá khả năng nâng cao hiệu quả của bộ máy hành chính địa
phương điều quan trong phải có tầm nhìn vượt ra khỏi phạm vi các cơ cấu chính
thức này để thấy vai trò của các hệ thống tập quán và vai trò của những người
lãnh đạo theo phương thức truyền thống. Có sự khác biệt đáng kể giữa chính
quyền địa phương ở khu vực nông thôn, các thành phố và các thành phố quy mô
lớn.
Do đó quyền lực của mỗi cấp chính quyền địa phương nếu còn chưa rõ
ràng thì cần phải quy định rõ bằng văn bản pháp luật.
Nâng cao năng lực cho tổ chức bộ máy chính quyền địa phương: tin cậy
các cơ quan chính quyền dân cử ở địa phương ở cả thành thị và nông thôn;
tránh bổ nhiệm người lãnh đạo địa phương từ trung ương và tránh can thiệp vào
công việc địa phương trừ khi có sự vi phạm trong công tác quản lý địa phương.
Tăng cường các cơ chế trách nhiệm và khả năng đáp ứng của chính
quyền địa phương đối với người dân và cho phép người dân tham gia quản lý ở
mức độ phù hợp.
CHƯƠNG II
CẢI CÁCH CƠ CẦU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM
I. Thực trạng và những tồn tại của tổ chức bộ máy chính quyền địa
phương ở nước ta hiện nay:
1. Thực trạng:
Trong giai đoạn hiện nay, chính quyền địa phương đã có những bước
phát triển mới về chức năng, nhiệm vụ, tổ chưc bộ máy và cơ chế hoạt động.
Chức năng nhiệm vụ chính quyền địa phương đã được xác định lai, không còn
trực tiếp thực hiện tổ chức kinh doanh mà tập trung cho việc quản lý nhà nước
và tổ chức cung ứng các dịch vụ công trong phạm vi địa bàn. Tổ chức bộ máy
Tiểu luận Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
Phan Trọng Nghĩa Lớp Cao học HCC 16M - 6 -
cũng đã được sắp xếp cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và
trình độ năng lực của cán bộ công chức. Các đơn vị hành chính địa phương ở cả
ba cấp phần lớn cũng đã có quy mô gọn hơn, Hội đồng nhân dân - cơ quan đại
biểu và quyền lực của địa phương được củng cố. Các cơ quan giúp việc của Ủy
ban nhân dân được tổ chức điều chỉnh lại chức năng, nhiệm vụ theo hướng quản
lý nhà nước đa ngành đa lĩnh vực ở địa phương phù hợp với điều chỉnh của các
bộ, ngành trung ương. Tổ chức hành chính cấp xã cũng đã có những điều chỉnh
cho phù hợp với đặc điểm, tính chất công tác của chính quyền cơ sở trong tình
hình mới.
Những thay đổi này đã góp phần làm cho các chính quyền địa phương
trong thời gian qua hoạt động có hiệu quả hơn, đóng góp thiết thực vào việc
phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa
phương.
2. Những tồn tại:
Những đổi mới cải cách về cơ cấu tổ chức và hoạt động chủa chính
quyền địa phương chỉ là bước đầu còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục đổi mới,
cải cách. Tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị và ở nông thôn chưa
có sự phân biệt, nên quản lý còn nhiều yếu kém.
Việc phân chia làm nhiều cấp khiến cho bộ máy hành chính địa phương
cồng kềnh, nhiều nấc trung gian, không rõ chức năng thẩm quyền dẫn đến
chồng chéo, đùn đẩy công việc.
Việc tổ chức Hội đồng nhân dân đồng đều ở các cấp chính quyền đã cho
thấy tính hình thức, nhất là ở cấp huyện và các cấp chính quyền nội thị. Việc tổ
chức các cơ quan chuyên môn giúp việc ủy ban nhân dân hiện cũng đang còn
phải tính toán kỹ, nhất là cấp tỉnh. Việc xây dựng cơ quan hành chính cấp xã
cũng còn lung túng trong việc lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy. Nguyên nhân
của những tình trạng này là:
+ Các giải pháp về cải cách tổ chức bộ máy và hoạt động của chính
quyền địa phương thời gian qua thực chất mới nêu ra phương hướng cải cách,
mô hình mà chưa có các biện pháp cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra.
+ Các mô hình mục tiêu cải cách đề ra còn thiếu căn cứ, luận cứ khoa học
thực tiễn xác đáng.
Tiểu luận Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
Phan Trọng Nghĩa Lớp Cao học HCC 16M - 7 -
+ Việc chỉ đạo của các cơ quan thẩm quyền đối với vấn đề cải cách hành
chính nói chung, cải cách tổ chức bộ máy và hoạt động của chính quyền địa
phương nói riêng còn chưa được tiến hành một cách quyết liệt triệt để.
+ Trình độ cán bộ công chức của các cấp chính quyền địa phương còn
nhiều bất cập khi tiến hành cải cách đổi mới về tổ chức bộ máy hoạt động. Kỹ
năng hành chính vẫn là khâu yếu nhất trong trình độ năng lực của cán bộ công
chức các cấp chính quyền địa phương.
+ Nguồn lực tài chính cũng như các công nghệ kỹ thuật chưa được chuẩn
bị kỹ càng trong khâu thay thế những cán bộ không đủ năng lực trình độ và
tuyển mới thêm cán bộ công chức có năng lực hơn. Hiện đại hóa công sở, kết
nối hệ thống tin học trong toàn bộ hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước,
sử dụng phương thức hành chính qua mạng.
II/ Các giải pháp cải cách tổ chức bộ máy và hoạt động của chính quyền
địa phương:
Cải cách về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và trách niệm của chính
quyền địa phương. Cần phải phân biệt sự khác nhau giữa Hội đồng nhân dân và
nhiệm vụ quản lý hành chính đô thị với hoạt động của Hội đồng nhân dân và
nhiệm vụ quản lý ở nông thôn để tổ chức bộ máy hành chính thành phố phù hợp
với đặc điểm quản lý đô thị. Sắp xếp lại các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban
nhân dân các cấp theo hướng trách nhiệm rõ ràng, phân công rành mạch, bộ
máy gọn nhẹ, tăng cường tính chuyên nghiệp, giải quyết nhanh công việc của cá
nhân, tổ chức, cải tiến phương thức quản lý lề lối làm việc của cơ quan hành
chính các cấp.
Trên cơ sở tình hình thực tiễn trong nước và những kinh nghiệm quốc tế
xác định rõ mục tiêu mô hình của tổ chức bộ máy chính quyền địa phương một
cách sát hợp với điều kiện và hoàn cảnh đảm bảo tính khả thi. Về tổ chức bộ
máy: có sự phân biệt giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, giảm
bớt các cấp trung gian, các cơ quan chuyên môn giúp việc của cơ quan hành
chính. Cần xây dựng chính quyền một cấp ở các đô thị vừa và nhỏ, hai cấp ở
các đô thị lớn. Từ mô hình tổ chức bộ máy như vậy nên nguyên tắc cơ chế làm
việc mới giữa người đứng đầu cơ quan hành pháp với cơ quan giúp việc và hội
đồng nhân dân cũng cần có sự thay đổi tương ứng. Có thể hình thành chế độ thủ
trưởng hành chính thay thế chế độ ủy ban. Trong các quyết định của hội đồng
Tiểu luận Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
Phan Trọng Nghĩa Lớp Cao học HCC 16M - 8 -
nhân dân cần chú trọng tới tính chất tự quản và tự chịu trách nhiệm của cán bộ
công chức nhất là người đứng đầu.
Nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy đối với cải cách tổ chức bộ máy và
hoạt động của chính quyền địa phương. Các cấp ủy phải là người chịu trách
nhiệm và trực tiếp tham gia vào công việc cải cách tổ chức bộ máy và hoạt
động của chính quyền địa phương.
Chuẩn bị các nguồn lực cần thiết về tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật.
Các nguồn lực này không phải là nội dung trực tiếp cũng không phải là điều
kiện tiên quyết của quá trình cải cách cơ cấu tổ chức và hoạt động của chính
quyền địa phương nhưng lại có vai trò quan trọng nhất là trong điều kiện xã hội
đang phát triển như giai đoạn hiện nay.
Đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng công chức phát triển nguồn nhân
lực. Đây là một trong những mấu chốt cho việc đẩy mạnh tiến trình cải cách
hành chính nói chung và cải cách tổ chức bộ máy chính quyền địa phương nói
riêng.
Sửa đổi thể chế cần thiết để mở đường cho những thay đổi về tổ chức bộ
máy và hoạt động của chính quyền địa phương. Đẩy mạnh việc nghiên cứu
khoa học tổ chức nhà nước cần phải tổ chức tổng kết thực tiễn để làm căn cứ
cho các hoạt động cải cách. Cần tuyên truyền sâu rộng hơn về công cuộc cải
cách hành chính trong cán bộ công chức và trong nhân dân. Việc nâng cao nhận
thức của cán bộ công chức đi kèm với những chính sách hỗ trợ khác sẽ là điều
kiện tốt để lôi cuốn họ tham gia tích cực vào quá trình cải cách. Việc tuyên
truyền sâu rộng về công cuộc cải cách sẽ làm cho nhân dân đồng tình và ủng hộ
cũng như giám sát cho các quá trình cải cách hành chính ở chính quyền địa
phương sẽ đạt kết quả tốt hơn.
Tiểu luận Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
Phan Trọng Nghĩa Lớp Cao học HCC 16M - 9 -
PHẦN III
KẾT LUẬN
Việc phân tích nội dung và các giải pháp để nâng cao hiệu lực của tổ
chức bộ máy hành chính nhà nước của chính quyền địa phương đã giúp cho
chúng ta thấy được tầm quan trọng của bộ máy hành chính nhà nước địa
phương. Chính quyền hành chính địa phương đóng vai trò trụ cột của hệ thống
chính trị, thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của chính quyền địa phương nhằm
góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước để
đạt được các mục tiêu đề ra. Bởi lẽ con đường phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước theo yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế có đi đến thành công và hiệu quả
hay không một phần lớn dựa vào sự nhất quán trong công cuộc cải cách này và
góp phần thúc đẩy cải cách hành chính trên ngày càng hoàn thiện hơn trong giai
đoạn hiện nay.