Trong xu thế đổi mới chung của cả nước từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập chung
bao cấp sang nền kinh tế thị trường ngày càng có nhiều doanh nghiệp ra đời và lớn
mạnh không ngừng. Các doanh nghiệp được coi như là những tế bào của xã hội mà sự
tồn tại và phát triển của chúng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân .
Đối với bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào thì sự phát triển của nó hoàn toàn phụ thuộc
vào hoạt động tài chính của bản thân doanh nghiệp hay nói các khác là phụ thuộc vào
hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp đó. Bởi vậy trên cơ sở thực hiện
các biện pháp chủ yếu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước , đảm bảo quyền tự
chủ và độc lập về mặt tài chính .
Để đạt được điều đó , đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện tổng hoà nhiều
pháp quả biện n lý đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Một
biện pháp quan trọng trong các biên pháp quản lý kinh tế đó là hạch toán kế toán . Đối
với nhà nước , kế toán là công cụ quan trọng để tính toán , xây dựng và kiểm tra việc
chấp hành ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp . Đối với các tổ chức doanh
nghiệp kế toán là công cụ quan trọng để điều hành quản lý các hoạt động , tính toán
kinh tế và kiểm tra việc sử dụng tài sản ,vật tư , tiền vốn nhằm bảo đảm quyền chủ
động trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
Nhờ có kế toán cung cấp các tài liệu kịp thời đầy đủ chính xác và có hệ thống đã
giúp lãnh đạo đơn vị nắm chắc được tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị ,
nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn kịp thời trong quá trình sản xuất kinh doanh . Để
làm tốt công tác của mình , kế toán cần phải được tổ chức một cách khoa học, hợp lý
đúng đắn . Đây là vấn đề có ý nghĩa to lớn nhằm phát huy đầy đủ chức năng của kế
toán trong quản lý kinh tế tài chính . Bởi chỉ một thiếu sót nhỏ, một tồn tại nhỏ trong
việc tổ chức công tác kế toán đều dẫn đến những trì trệ trong công tác kế toán và
không đáp ứng được yêu cầu quản lý. Do đó tổ chức công tác kế toán là điều kiện
không thể thiếu trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp .
22 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3650 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tổ chức công tác kế toán và điều kiện không thể thiếu trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN:
Tổ chức công tác kế toán và điều
kiện không thể thiếu trong hoạt
động tài chính của doanh nghiệp
Lời nói đầu
Trong xu thế đổi mới chung của cả nước từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập chung
bao cấp sang nền kinh tế thị trường ngày càng có nhiều doanh nghiệp ra đời và lớn
mạnh không ngừng. Các doanh nghiệp được coi như là những tế bào của xã hội mà sự
tồn tại và phát triển của chúng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân .
Đối với bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào thì sự phát triển của nó hoàn toàn phụ thuộc
vào hoạt động tài chính của bản thân doanh nghiệp hay nói các khác là phụ thuộc vào
hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp đó. Bởi vậy trên cơ sở thực hiện
các biện pháp chủ yếu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước , đảm bảo quyền tự
chủ và độc lập về mặt tài chính .
Để đạt được điều đó , đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện tổng hoà nhiều
pháp quả biện n lý đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Một
biện pháp quan trọng trong các biên pháp quản lý kinh tế đó là hạch toán kế toán . Đối
với nhà nước , kế toán là công cụ quan trọng để tính toán , xây dựng và kiểm tra việc
chấp hành ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp . Đối với các tổ chức doanh
nghiệp kế toán là công cụ quan trọng để điều hành quản lý các hoạt động , tính toán
kinh tế và kiểm tra việc sử dụng tài sản ,vật tư , tiền vốn nhằm bảo đảm quyền chủ
động trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
Nhờ có kế toán cung cấp các tài liệu kịp thời đầy đủ chính xác và có hệ thống đã
giúp lãnh đạo đơn vị nắm chắc được tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị ,
nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn kịp thời trong quá trình sản xuất kinh doanh . Để
làm tốt công tác của mình , kế toán cần phải được tổ chức một cách khoa học, hợp lý
đúng đắn . Đây là vấn đề có ý nghĩa to lớn nhằm phát huy đầy đủ chức năng của kế
toán trong quản lý kinh tế tài chính . Bởi chỉ một thiếu sót nhỏ, một tồn tại nhỏ trong
việc tổ chức công tác kế toán đều dẫn đến những trì trệ trong công tác kế toán và
không đáp ứng được yêu cầu quản lý. Do đó tổ chức công tác kế toán là điều kiện
không thể thiếu trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp .
I. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty20
1.Lịch sử phát triển của công ty 20-TCHC
Cách mạng tháng 8-1945 thành công , nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời
đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới , kỷ nguyên của độc lập ,tự do dân chủ , ngoài
những nhiệm vụ quan trọng và bức bách hàng đầu như chống giặc đói , giặc dốt, giặc
ngoại xâm, nhiệm vụ bảo đảm ăn mặc cho quân đội cũng là nhiệm vụ cấp thiết, bức
bách của nghành hậu cần quân đội nói chung và Xí nghiệp may X20(nay là công ty
20) nói riêng, chuẩn bị chủ động đảm bảo quân trang cho chiến sĩ.
Trướcnhững yêu cầu đó ngày 18/2/1957 tại nơi làm việc của chủ nhà máy da Thuỵ
Khuê thuộc quận Ba Đình-Thành phố Hà nội “ Xưởng đo may hàng kỹ ” gọi tắt là X20
được thành lập.
Xưởng có nhiệm vụ may đo quân trang phục vụ cán bộ trung, cao cấp trong toàn
quân.
Ngoài việc đảm bảo cho bộ đội Việt Nam năm 1960-1965 Xí nghiệp may 20 còn
có nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là việc bảo đảm quân trang cho chiến sĩ Pathét Lào,
kể cả quân phục cho cán bộ cấp cao của bạn đó là nghĩa vụ quốc tế mang tính chất
chính trị quan trọng.
Với những thành tích và sản phẩm của mình năm 1968, Xí nghiệp còn được xếp hạng
5 trong số các xí nghiệp công nghiệp nhẹ và cũng từ đấy Xí nghiệp mayX20 chính
thức là một xí nghiệp công nghiệp quốc phòng được xếp hạng.
Sau ngày đất nước giải phóng, cả nước xây dựng và đi lên CNXH, Xí nghiệp bắt
đầu đi vào ổn định sản xuất chuyển giai đoạn sản xuất từ thời chiến sang thời bình.
Cuối năm1975, Xí nghiệp may 20 đạt giá trị sản lượng 812.874 bộ tiêu chuẩn. Cao
nhất kể từ khi thành lập, Xí nghiệp được nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến
công hạng hai do hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Cũng giai đoạn từ 1980 đến nay bước vào thời kỳ đổi mới , chuyển đổi sang nền
kinh tế thị trường ,Xí nghiệp may 20 đã không ngừng cố ngắng luôn luôn đáp ứng nhu
cầu trong nước và tiến tới sản xuất hàng xuất khẩu.
Năm 1990, Xí nghiệp đứng trước một thử thách vô cùng to lớn ,do đang làm gia
công theo kế hoạch cho Liên Xô thì năm1990 Liên Xô tan rã kéo theo những hợp đồng
cùng tan rã, Xí nghiệp phải cố gắng lo đủ công ăn việc làm cho gần 2000 công nhân ,
toàn bộ cán bộ của xí nghiệp được sự giúp đỡ của lãnh đạo TCHC đã tự đi tìm hiểu
khai thác bạn hàng và bước đầu có kết quả . Xí nghiệp đã dần dần đổi mới đáp ứng
được những yêu cầu khắt khe về kỹ thuật của các bạn hàng khu vực Châu á.
Từ một cơ sở nhỏ bé , lạc hậu, sau 48 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty 20
đã trở thành doanh nghiệp nhà nước lớn của Bộ Quốc phòng và của nghành dệt may
Việt Nam , Công ty 20 đã có nhiều hình thức liên doanh liên kết sản xuất gia công và
xuất khẩu , đã có vị trí quan trọng trên thị trường khu vực và thế giới như (Liên Xô cũ)
và các nước Đông Âu, Mỹ, Canađa, Tây ban nha…
Hàng năm công ty liên tục được các tổ chức thế giới trao tặng cúp chất lượng , đó
là vinh dự và bằng chứng cho sự phát triển của công ty.
2. Tóm tắt lịch sử phát triển của Xí nghiệp I- Công ty 20:
Xí nghiệp I- Công ty20 là một đơn vị thành viên của Công ty20 vì thế lịch sử phát
triển của Xí nghiệp gắn chặt với Công ty20.
Xí nghiệp I được thành lập từ năm1957( tiền thân của công ty ngày nay) , lúc đầu có
tên là “ Xưởng đo may hàng kỹ” lúc đầu chỉ có 20 cán bộ công nhân viên sử dụng máy
may đạp chân , dần dần theo nhu cầu may mặc của quân đội xưởng đã phát triển rộng
thêm và thành lập Xí nghiệp may X20( như lịch sử của công ty) . Nhiệm vụ chủ yếu là
đo - cắt - may cho cán bộ cao cấp trong quân đội.
Công ty20 với 48 năm xây dựng và trưởng thành thì Xí nghiệp I cũng có 48 năm
xây dựng và trưởng thành , Xí nghiệp I là xí nghiệp chủ chốt của công ty 20 đảm bảo
những công việc phức tạp và khó khăn nhất của Công ty20, qua 48 năm phát triển ,
đến nay xí nghiệp I có gần 1000 cán bộ công nhân viên . Hiện tại khu sản xuất chính
của xí nghiệp I tại Sài Đồng Gia lâm- Hà nội.
II. Tổ chức bộ máy của cấp Công ty
1.Tổ chức bộ máy của cấp công ty:
Công ty 20 là đơn vị hạch toán độc lập và có tổ chức bộ máy quản lý theo hai cấp
:
* Cấp 1: cấp công ty gồm:Ban giám đốc công tyvà các phòng ban chức năng.
* Cấp 2: Khối các xí nghiệp thành viên gồm :
-Ban Giám đốc Xí nghiệp
-Khối hành chính Xí nghiệp .
-Các phân xưởng sản xuất.
Nhìn chung bộ máy quản lý của Công ty đã tạo nên môi trường nội bộ thuận lợi ,
xác lập nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận, đã huy động được năng
lực và tính sáng tạo của từng bộ phận , mỗi thành viên giữa các khâu được nối liền
bằng các mắt xích để cùng nhau hỗ trợ và tạo đà cho sự quản lý thông tin ngày càng
hoàn thiện .
SƠ Đồ 1 : MÔ HìNH Tổ CHứC BIÊN CHế CÔNG TY20
2.Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
a.Giám đốc Công ty:
Là người đại diện có tư cách pháp nhân cao nhất tại Công ty, chịu trách nhiệm
trước TCHC- Bộ Quốc phòng(là cấp trên trực tiếp)trước pháp luật và cấp uỷ về điều
hành mọi mặt hoạt động của Công ty.
b.Các phó giám đốc:
*Phó giám đốc kinh doanh:được phân công phụ trách giải quyết các vấn đề như
lập kế hoạch phương hướng kinh doanh của toàn công ty, kiểm tra việc thực hiện kế
hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên trong công ty.
*Phó giám đốc kỹ thuật- công nghệ: được phân công giải quyết các vấn đề về kỹ
thuật chất lượng sản phẩm
*Phó giám đốc chính trị: được phân công đảm nhiệm công tác Đảng , công tác
chính trị ở công ty hoạt động dưới sự chỉ đạo , chỉ huy trực tiếp của Cục chính trị –
TCHC.
c.Các phòng ban:
* Phòng kế hoạch sản xuất; là cơ quan tham mưu tổng hợp cho giám đốc về mọi
mặt trong đó chịu trách nhiệm trực tiếp các mặt: công tác kế hoá tổ chức sản xuất, lao
động tiền lương, công tác vật tư, tiêu thụ sản phẩm.
* Phòng kinh doanh –XNK: là cơ quan tham mưu giúp giám đốc công ty xác định
phương , mục tiêu kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ, nghiên cứu chiến lược kinh
doanh xuất nhập khẩu trên thế giới
* Phòng chính trị: có chức năng nhiệm vụ đảm nhiệm các công tác cơ bản:
- Công tác tuyên huấn.
- Công tác tổ chức xây dựng Đảng.
- Công tác cán bộ chính sách.
- Công tác bảo vệ dân vận .
- Công tác quần chúng.
* Phòng Kỹ thuật- chất lượng: đảm nhận về các mặt công tác nghiên cứu quản lý
khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm, quản lý máy móc thiết bị
, bồi dưỡng và đào tạo công nhân kỹ thuật trong toàn công ty.
* Phòng tài chính Kế toán: là cơ quan tham mưu cho giám đốc Công ty về công
tác TC-KT, lập kế hoạch thu chi tài chính, đảm bảo phản ánh kịp thời chính xác các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong toàn công ty , chịu trách nhiệm trước giám đốc công
ty, cơ quan tài chính cấp trên và pháp luật về hoạt động tài chính của toàn công ty.
* Phòng Hành chính Quản trị( Văn phòng công ty): thực hiện các chế độ về hành
chính, văn thư bảo mật , đảm bảo trang thiết bị nơi làm việc, quản lý đảm bảo phương
tiện làm việc, phương tiện vận tải chung của toàn Công ty.
* Ban kiểm toán:giám sát, kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tình hình hoạt
động thu chi tài chính của các đơn vị thành viên toàn Cty.
d. Các đơn vị thành viên:
* Trường đào tạo nghề may: có nhiệm vụ đào tạo , bồi dưỡng thợ kỹ thuật may bậc
cao trong toàn quân theo kế hoạch của TCHC-Bộ Quốc phòng giao cho công ty và
chương trình đào tạo nghề theo kế hoạch bổ sung lao động hàng năm của Công ty.
*Trường mầm non: có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dạy trẻ của con cán bộ công nhân
viên trong toàn công ty, những nghành dọc thì trường hoạt động theo những nội dung
tiêu chuẩn của bộ giáo dục.
* Xí nghiệp may 1(XN đo may cao cấp ): chịu trách nhiệm triển khai thực hiện kế
hoạch đo - cắt - may lẻ cho cán bộ sĩ quan trung cao cấp từ Đèo Hải vân trở ra.
* Xí nghiệp may 2+3+4+6: có nhiệm vụ triển khai các mặt hàng, hợp đồng kinh
tế ,các loại quần áo hàng loạt cho quân đội và tham gia sản xuất hàng xuất khẩu.
* Xí nghiệp 5(Xí nghiệp dệt kim):có nhiệm vụ dệt và may hàng dệt kim như khăn
mặt ,bít tất … phục vụ quân đội .
* Xí nghiệp dệt vải: có nhiệm vụ dệt các loại vải phục vụ quốc phòng , tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu.
* Các văn phòng đại diện : là trung tâm giao dịch, kinh doanh giới thiệu và bán
các loại vật tư , sản phẩm hàng hoá ,làm dịch dụ về may cho khách hàng trong và
ngoài quân đội.
3.Tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp I- Công ty20
a. Tổ chức bộ máy của xí nghiệp I
Xí nghiệp I là đơn vị thành viên của công ty 20, do công ty 20 trực tiếp quản lý.
Bộ máy quản lý của Xí nghiệp I theo 2 cấp:
* Cấp 1: Khối hành chính gồm : Ban giám đốc và các phòng ban
* Cấp 2: Khối các phân xưởng SX gồm có :
-Quản đốc phân xưởng.
-Các tổ sản xuất.
SƠ Đồ 2:mô hình Tổ CHứC HOạT ĐộNG CủA Xí NGHIệP I
b.Chức năng nhiệm vụ các bộ phận thuộc Xí nghiệp I- Công ty20
*Giám đốc Xí nghiệp:
Chịu sự chỉ huy trực tiếp của Giám đốc Công ty , chịu trách nhiệm quản lý điều
hành toàn bộ hoạt động của xí nghiệp, có quyền chủ động xây dựng phương án kế
hoạch SX-KD hàng năm và từng thời kỳ của đơn vị để báo cáo giám đốc Công ty phê
duyệt và tổ chức thực hiện các kế hoạch đó.
* Các phó giám đốc Xí nghiệp:
- Phó giám đốc sản xuất: giúp giám đốc trực tiếp giải quyết các công tác thuộc
lĩnh vực sản xuất , chỉ đạo điều hành sản xuất.
- Phó giám đốc kỹ thuật: chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật, chất lượng sản
phẩm vật tư, hàng hoá.
- Phó giám đốc Chính trị : chịu trách nhiệm về các hoạt động công tác Đảng, công
tác Chính trị , công tác quần chúng trong toàn xí nghiệp .
* Các phòng ban xí nghiệp:
- Phòng TCSX: giúp Giám đốc Xí nghiệp tiếp nhận , triển khai việc thực hiện kế
hoạch sản xuất – kinh doanh được Công ty giao , theo dõi điều độ sản xuất ở tất cả các
khâu từ tiếp nhận vật tư đến đóng gói giao trả sản phẩm, trực tiếp đối chiếu thanh toán
vật tư và các nghiệp vụ khác để thanh lý hợp đồng , xác nhận hoàn thành kế hoạch với
công ty.
- Phòng Kỹ thuật chất lượng : chịu trách nhiệm về kỹ thuật chất lượng từ khâu
tiếp nhận tài liệu , mẫu mã, sơ đồ công nghệ sản xuất đến việc tổ chức triển khai thực
hiện công tác kỹ thuật , hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân ở các dây chuyền sản xuất ,
theo dõi tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm trên các dây chuyền và thành phẩm
nhập kho.
- Ban kế toán – Tài chính: thực hiện tổng hợp, tiếp nhận ,thanh quyết toán ,chi
lương, thưởng BHXH và các khoản chi khác trong xí nghiệp , lập kế hoạch thu chi tài
chính, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chịu trách nhiệm về hoạt động tài
chính của xí nghiệp. Định kỳ báo cáo quyết toán tài chính với Giám đốc Xí nghiệp và
công ty.
- Phân xưởng Cắt: nhận và tổ chức triển khai kế hoạch cắt các sản phẩm theo
lệnh của Giám đốc Xí nghiệp thông qua phòng TCSX, chịu trách nhiệm trước Giám
đốc Xí nghiệp trong công tác điều hành sản xuất, quản lý sử dụng lao động, các loại
tài sản ,máy móc thiết bị , công cụ vật tư nguyên liệu ,cắt đủ số lượng và đồng bộ bán
thành phẩm theo chất lượng quy định ,phục vụ kịp thời cho các phân xưởng may sản
xuất theo kế hoạch .
- Các phân xưởng may: tiếp nhận bán thành phẩm của phân xưởng cắt và triển
khai nhiệm vụ theo lệnh của Giám đốc thông qua phòng TCSX. Điều hành sản xuất sử
dụng lao động . các loại tài sản…được giao đảm bảo sản xuất đúng tiến độ và chất
lượng quy định . Thanh quyết toán phụ liệu-thành phẩm với các bộ phận có liên quan.
- Phân xưởng hoàn thiện : trực tiếp nhận và tổ chức triển khai nhiệm vụ theo lệnh
của Giám đốc thông qua phòng TCSX. Tiếp nhận thành phẩm từ các phân xưởng may
tiến hành phân loại và lồng bộ đóng gói hoàn tất giao cho TCSX theo đúng kế hoạch .
c Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh:
Xí nghiệp I có nhiệm vụ trọng tâm là sản xuất quân phục cán bộ đo may cắt lẻ
cho sĩ quan trung cao cấp trong quân đội từ bắc đèo Hải vân trở ra.
Các loại sản phẩm của xí nghiệp đáp ứng cho được nhu cầu của sĩ quan quân đội ,
từ nhiệm vụ này mà xí nghiệp có vai trò hết sức quan trọng, xí nghiệp phải đảm bảo uy
tín với khách hàng.
d.Đặc điểm về công nghệ máy móc , thiết bị:
Ngành may là một ngành không phải đòi hỏi công nghệ phức tạp nhưng nó cũng
mang những đặc điểm đồng bộ, để sản xuất ra một sản phẩm hoàn thiện đạt chất lượng
cao cần phải có các loại máy chuyên dùng khác nhau với những công đoạn sản xuất
khác nhau vì thế đòi hỏi phải áp dụng các lĩnh vực khoa học kết hợp hài hoà các hoạt
động của các quy trình , công đoạn của một quá trình sản xuất là một vấn đề lớn của xí
nghiệp đặt ra
.
Sơ đồ3. Quy trình công đoạn sản xuất.
ĐO
Là
HC
Cắt
may
Ep
MEX
Thùa
đính
KCS
PX
May
Lồng
bộ
đóng
gói
KCS
XN
Kho
e. Kết quả kinh doanh một số năm gần đây
Với sự giúp đỡ của các ban ngành trong công ty và sự năng động sáng tạo trong
sản xuất , xí nghiệp đã không ngừng vươn lên để đạt được những kết quả sản xuất kinh
doanh vượt trộn .Điều đó được thể hiện qua kết quả kinh doanh trong mấy năm gần
đây.
Biểu1.Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh 2002-2004
(nguồn số liệu do phòng tài chính XN cung cấp)
Đơn vị: đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm2003
Năm2004
1 Tổng giá trị SLHH
Trong đó
-Hàng quốc phòng
-Hàng xuất khẩu
-Hàng kinh tế
44.726.984.592
37.762.485.400
762.511.480
6.201.987.712
51.573.661.245
41.698.571.652
1.247.665.629
8.627.423.964
65.634.951.755
50.231.661.886
1.451.964.915
14.055.254.784
2 Lợi nhuận thực hiện 535.487.928 872.945.167 1.065.235.679
3 Nộp ngân sáchNN 700.805.850 350.756.249 906.015.864
4 Số lượng lao động 496 684 941
5 Thu nhập BQ(đ/ người) 950.193 890.125 1.079.925
Như vậy, qua bảng tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong mấy
năm gần đây cho ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp tăng không
ngừng trong các năm. So với năm 2003, tổng giá trị sản lượng hàng hoá năm 2004
tăng gần 28% ,nộp ngân sách nhà nước tăng 25%,thu nhập bình quân đầu người tăng
21% , có đủ việc làm, đảm bảo đời sống vật chất cho hơn 900 công nhân và cán bộ
công nhân viên trong toàn xí nghiệp.Đó là sự cố gắng không ngừng vươn lên tìm hiểu
cơ chế thị trường để phát triển sản xuất.
III.Tổ chức hạch toán kế toán tại Xí nghiệp I – Công ty20
1. Tổ chức bộ máy kế toán:
Là một đơn vị hạch toán phụ thuộc, nghành nghề sản xuất được tập chung tại đơn
vị nên Xí nghiệp tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập chung, nghĩa là toàn bộ
công tác kế toán của Xí nghiệp được tập trung trên phòng kế toán từ khâu xử lý chứng
từ, ghi sổ kế toán chi tiết,sổ kế toán tổng hợp đến lập kế toán và phân tích thông tin kế
toán.
Ngoài ra ở mỗi phân xưởng sản xuất được bố trí một nhân viên thống kê với
nhiệm vụ : thống kê tình hình hiện có và sự biến động của toàn bộ tài sản của phân
xưởng mình về mặt số lượng và chất lượng để phục vụ cho công tác kế toán và quản lý
tài chính của xí nghiệp , cuối tháng gửi báo cáo về phòng kế toán xí nghiệp . Phòng kế
toán xí nghiệp I- công ty20 gồm 4 người và được tổ chức theo mô hình sau:
Sơ đồ 3.bộ máy kế toán xí nghiệp I- công ty20
Kế toán trưởng
(Trưởng phòng)
Kế toán
vật
Kế toán
tổng hợp
Kế toán
lương
Thủ quỹ
- Kế toán trưởng :là người được cấp trên bổ nhiệm , chịu trách nhiệm trước giám
đốc và cấp trên về hoạt động tài chính – kế toán của xí nghiệp . Theo dõi tổng hợp chi
phí giá thành sản phẩm.
- Kế toán tổng hợp:là người do giám đốc bổ nhiệm,làngười tổng hợp số liệu từ
các phần hành kế toán, tập hợp chí phí tính giáthành sản phẩm.
- Kế toán vật tư: theo dõi tình hình nhập, xuất , tồn của NVL, CCDC, tập hợp chí
phí NVL ,CCDC cho từng đơn vị , cho từng hợp đồng kinh tế để làm cơ sở tính giá
thành sản phẩm.
-Kế toán lương: theo dõi các khoản tính lương, lập bảng tính lương, giám sát việc
trả lương cho cán bộ công nhân viên ,thực hiện việc trích các khoản tính theo lương
nộp ngân sách nhà nước.
-Thủ quỹ: theo dõi và quản lý đối với tiền của doanh nghiệp, có trách nhiệm
trong quá trình bảo quản tiền.
Cùng với việc quy định cụ thể,trách nhiệm của từng nhân viên kế toán, kế toán trưởng
còn quy định rõ cách ghi chép, lưu trữ chứng từ, sổ sách kế toán, trình tự thời gian của
từng nội dung công việc,luôn có sự kiểm tra phối hợp lẫn nhau giữa các phần hành,
giữa kế toán trưởngvới kế toán viên.
2.Tổ chức công tác hạch toán kế toán :
* Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp:
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán :VNĐ
- Hình thức sổ kế toán áp dụng :Nhật ký chung
- Các trường hợp khấu hao : không
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: nguyên tắc đánh giá theo giá trị thực tế
của nguyên vật liệu : hoá đơn + chi phí thu mua.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho cuối kỳ: kê khai thường xuyên.
* Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ:
Phòng tài chính kế toán kế toán Xí nghiệp I- Công ty20 hiện đang vận dụng hệ thống
chứng từ sau:
- Bảng chấm công.
- Bảng thanh toán tiền lương.
- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kno, phiếu xuất kho kiêm vật chuyển nội bộ .
- Thẻ kho
- Hoá đơn giá trị gia tăng.
- Phiếu thu chi, biên bản kiểm kê quỹ …
- Giấy đề nghị tạm ứng , giấy thanh toán tạm ứng, biên lai thu tiền .
* Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng tại doanh nghiệp :
- Đối với tài khoản loại 1 gồm:
+ TK 111: Tiền mặt tại quỹ
+ TK 112: Tiền gửi ngân hàng
+ TK 113: Tiền đang chuyển
+ TK 131: Phải thu của khách hàng.
+ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
+ TK 136: Phải thu nội bộ.
+ TK 138: Phải thu khác.
+ TK 141: Tạm ứng ( chi tiết theo từng đối tượng)
+ TK 152: Nguyên vật liệu.
+ TK 153: Công cụ dụng cụ .
+ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
+ TK 155: Thành phẩm
+ TK 156: Hàng hoá
- Đối với