Hành chính địa phương là một thuật ngữ để chỉ những hoạt động quản lý
chung trên địa bàn lãnh thổ mang tính địa phương. Các loại hoạt động này được
tiến hành từ thấp đến cao, từ hình thức tự phát trong từng cộng đồng, địa phương
đến giai đoạn chung, từ những quy định mang tính chất luật lệ địa phương đế n
hình thức pháp luật của nhà nước nói chung khi nhà nước ra đời.
Hiện nay việc nghiên cứu về cơ cấu tổ chức, tên gọi, nhân sự trong bộ
máy hành chính ở địa phương đang được nhiều nước quan tâm. Việc nâng cao
hiệu lực, hiệu quả của các tổ chức hành chính ở địa phương là một trong những
yêu cầu cấp thiết để phát triển kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị và góp
phần nâng cao sức mạnh quốc gia.
9 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3241 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tổ chức hành chính địa phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
CƠ SỞ KHU VỰC MIỀN TRUNG
----------
TIỂU LUẬN
TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
Môn: TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Họ và tên: LÊ VĂN MÃO
Lớp: Cao học Quản lý công 16M
Huế, 08/2012
1
MỞ ĐẦU
Hành chính địa phương là một thuật ngữ để chỉ những hoạt động quản lý
chung trên địa bàn lãnh thổ mang tính địa phương. Các loại hoạt động này được
tiến hành từ thấp đến cao, từ hình thức tự phát trong từng cộng đồng, địa phương
đến giai đoạn chung, từ những quy định mang tính chất luật lệ địa phương đến
hình thức pháp luật của nhà nước nói chung khi nhà nước ra đời.
Hiện nay việc nghiên cứu về cơ cấu tổ chức, tên gọi, nhân sự… trong bộ
máy hành chính ở địa phương đang được nhiều nước quan tâm. Việc nâng cao
hiệu lực, hiệu quả của các tổ chức hành chính ở địa phương là một trong những
yêu cầu cấp thiết để phát triển kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị và góp
phần nâng cao sức mạnh quốc gia.
Trong nội dung nghiên cứu này, tôi chú trọng nghiên cứu những vấn đề về
hành chính địa phương nói chung, từ đó có thể đưa ra những đề xuất, kiến nghị
để cải cách, áp dụng vào Việt Nam.
2
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HÀNH CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
1. Vấn đề khách quan phải có tổ chức hành chính ở địa phương
Một là, Nhà nước có nhiều vấn đề cần quan tâm, giải quyết trên tổng thể
chung của quốc tế, quốc gia. Nhiều vấn đề của địa phương không được quan
tâm, chú ý. Nhiều vấn đề địa phương chính phủ trung ương không có điều kiện
thực tiễn để giải quyết vì thế cần có đại diện của chính quyền trung ương trên
địa bàn lãnh thổ đó.
Hai là, hoạt động quản lý các vấn đề của địa phương phải do chính những
người trong cộng đồng địa phương thực hiện. Điều này để phân biệt với hoạt
động quản lý các vấn đề của địa phương do các cơ quan trung ương thực hiện.
Mỗi địa phương đều có những đặc điểm riêng về vị trí địa lý, về kinh tế, văn
hóa, phong tục tập quán… vì thế chính quyền trung ương không thể nào hiểu và
thỏa mãn hết những nhu cầu của từng địa phương được. Để gần dân hơn, tìm
hiểu và thỏa mãn nhu cầu của dân cư cần phải có chính quyền thay mặt nhà
nước ở địa phương.
2. Tính thứ bậc của tổ chức hành chính địa phương
Việc tổ chức hành chính nhà nước ở địa phương theo hệ thống thứ bậc có
một số vấn đề cần quan tâm.
Một là, số lượng các bậc.
Số lượng các bậc khác nhau giữa các nước khác nhau và khác nhau trong
từng thời kỳ trong cùng một nước. Về nguyên tắc, tên gọi, số lượng các cấp –
bậc không quan trọng, vấn đề là tổ chức các bậc như thế nào để đạt hiệu lực,
hiệu quả hoạt động cao nhất.
Hai là, mối quan hệ giữa các cấp trong hệ thống hành chính ở địa phương.
Do tổ chức mang tính thứ bậc nên tổ chức hành chính cấp cao hơn là cấp
trên của tổ chức hành chính nhà nước cấp dưới. Tính trên dưới thể hiện ở tính
tuân thủ, chấp hành các quyết định của cơ quan cấp trên.
Mối quan hệ trên dưới trong hệ thống thứ bậc liên quan đến nhiều nội
dung như vấn đề nhân sự, vấn đề tài chính cho hoạt động cũng như thiết lập cơ
3
cấu tổ chức riêng của từng tổ chức. Tổ chức bộ máy hành chính địa phương theo
hệ thống thứ bậc làm hạn chế trong việc quy định cụ thể các vấn đề nêu trên.
3. Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương
Hội đồng - Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương – là một trong
những bộ phận cấu thành của chính quyền địa phương trong xu thế phổ biến
hiện nay. Hội đồng là tên gọi chung để chỉ cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện
vọng của nhân dân địa phương trên các vấn đề vì lợi ích của địa phương và nhân
dân địa phương. Hội đống có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo từng quốc gia và
tùy theo từng cấp.
Việc thành lập các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương theo từng
cấp nhằm mục đích:
Một là, tổ chức triển khai việc thực hiện các quyết định của các cơ quan
Nhà nước ở Trung ương trên địa bàn lãnh thổ địa phương.
Hai là, thay mặt nhân dân ở địa phương quyết định các vấn đề có liên
quan đến đời sống dân cư địa phương.
Ba là, điều hòa, phối hợp hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa
bàn lãnh thổ, bảo đảm cho các cơ quan hoạt động theo đúng pháp luật
Vị trí của Hội đồng được thể hiện trên một số điểm như:
Thứ nhất, Hội đồng là cơ quan nhà nước, do nhân dân địa phương bầu ra,
thay mặt và căn cứ vào nguyện vọng của nhân dân địa phương để quyết định
những vấn đề có liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân địa phương.
Thứ hai, Hội đồng có quyền giám sát việc thực hiện pháp luật của các nhà
nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn lãnh thổ.
Thứ ba, Hội đồng là trung tâm, thông qua đó nhân dân địa phương tham
gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
4. Cơ quan chấp hành ở địa phương
Hệ thống các cơ quan thực thi hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở
địa phương còn bao gồm hệ thống các cơ quan chấp hành. Các bộ phận thuộc cơ
quan chấp hành thường được tổ chức theo nhóm các chức năng nhằm giúp người
4
đứng đầu hành pháp thực hiện đồng thời cả hai nhiệm vụ: quản lý hành chính
trên địa bàn và giải quyết các vấn đề thuộc đòi hỏi của địa phương.
Việc tổ chức thành các bộ phận chức năng có thể có số lượng, tên gọi
khác nhau tùy thuộc vào loại chính quyền địa phương.
5. Nhân sự hành chính địa phương
Nếu đại biểu Hội đồng là những cán bộ dân cử thì người làm việc trong
các tổ chức hành chính địa phương thực hiện chức năng chấp hành đều được gọi
là công chức. Nhiều nước có chính sách riêng cho những người được bầu cử và
những người làm việc trong bộ máy hành chính.
Hệ thống pháp luật ở các nước đều dành cho nhóm đối tượng là công
chức những quy định đặc biệt như có sự quản lý riêng, chế độ chính sách riêng;
một số đối tượng được hình thành theo cơ chế bổ nhiệm, khi đã được bổ nhiệm
thì khó bị bãi miễn do thủ tục…
5
II. MỘT SỐ ĐIỂM CÓ THỂ ÁP DỤNG VÀO VIỆT NAM
1. Tổ chức hành chính nhà nước ở địa phương theo thứ bậc
Hiện nay nước ta đang tổ chức chính quyền địa phương theo 03 cấp là cấp
tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
Lịch sử hình thành và phát triển các đơn vị hành chính địa phương ở nước
ta khác nhau theo từng giai đoạn. Trải qua 04 lần hình thành và thay đổi của 04
bản Hiến pháp (Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1980, 1992), số lượng các cấp,
bậc hành chính địa phương cũng có nhiều thay đổi.
Hiện nay, tỉnh là cấp trên trực tiếp của huyện và huyện là cấp trên trực
tiếp của xã. Mọi quyết định của cấp trên đều phải được cấp dưới nghiêm chỉnh
chấp hành. Pháp luật Việt Nam quy định cụ thể mối quan hệ giữa các cấp hành
chính trong Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (2003).
Thực trạng hiện nay là cơ chế phối hợp giữa các cấp vẫn còn một số trở
ngại. Nguyên nhân chính là do Ủy ban nhân dân cấp dưới một mặt chịu sự quản
lý trực tiếp từ Ủy ban nhân dân cấp trên, mặt khác là cơ quan chấp hành của Hội
đồng nhân dân cùng cấp nên việc thực hiện quản lý thống nhất từ trên xuống
dưới còn nhiều bất cập vì yếu tố đặc thù của mỗi địa phương.
2. Thí điểm bỏ Hội đồng nhân dân cấp huyện
Hội đồng nhân dân ở Việt Nam hoạt động tập trung vào hai chức năng cơ
bản đó là quyết định dưới hình thức Nghị quyết về các vấn đề quan trọng của địa
phương và các biện pháp tổ chức và giám sát việc Nghị quyết đó. Hội đồng nhân
dân hoạt động trên một số lĩnh vực cơ bản như kinh tế; văn hóa, giáo dục và đời
sống; khoa học, công nghệ và môi trường; quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn
CẤP TỈNH
CẤP HUYỆN
CẤP XÃ
6
xã hội, chính sách dân tộc, tôn giáo; thi hành pháp luật; xây dựng chính quyền
và quản lý địa giới hành chính; giám sát.
Hội đồng nhân dân ở Việt Nam được tổ chức theo ba cấp giống như Ủy
ban nhân dân nhưng theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở nhiều nước
thì không thực hiện tổ chức Hội đồng ở một số cấp địa phương.
Thực hiện theo Nghị quyết số 26/2008/QH12 của Quốc hội khóa XIII và
Chỉ thị số 31-CT/TW của Bộ Chính trị và các văn bản hướng dẫn kèm theo về
việc thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp huyện, chúng ta
đã thực hiện thí điểm tại 67 huyện, 32 quận, 483 phường của 10 tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.
Việc thực hiện thí điểm chương trình cải cách này xuất phát từ nhiều yếu
tố trong đó việc phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân
cấp huyện cho thấy hiệu quả không cao. Kết quả thí điểm tại nhiều địa phương
cho thấy nhiều yếu tố tích cực như tinh gọn bộ máy, khắc phục sự trùng lắp về
chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, giảm bớt các quy trình, thủ tục hành
chính, rút ngắn một số thời gian xử lý công việc, bảo đảm tính thống nhất, thông
suốt, nâng cao hiệu quả , hiệu lực của bộ máy hành chính nhà nước, đồng thời
vẫn bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở địa phương. Thẩm quyền
và trách nhiệm của tập thể và chủ tịch UBND huyện, quận, phường cũng được
nâng lên. Ngoài ra, việc thí điểm cũng mang lại tính chủ động hơn cho UBND
nơi thực hiện thí điểm trong việc thực hiện trách nhiệm và quyền hạn, tạo điều
kiện thuận lợi trong công tác cán bộ ở địa phương.
Kiến nghị hiện nay là tiếp tục thưc hiện đánh giá kết quả của việc không
tổ chức Hội đồng nhân dân cấp huyện để từ đó tìm ra các giải pháp mới, nhất là
các giải pháp về thể chế để hoàn thiện dần mô hình tổ chức hành chính nhà nước
ở địa phương.
3. Tổ chức các cơ quan chấp hành ở địa phương
Các cơ quan chuyên môn ở địa phương thực hiện chức năng tham mưu,
giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà
nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành và lĩnh
7
vực từ Trung ương đến cơ sở. Các cơ quan chức năng ở Việt Nam được thành
lập thống nhất trên toàn quốc và các cơ quan chỉ được thành lập tại một số địa
phương nhất định.
Sở là cơ quan chuyên môn, được tổ chức như một cục, vụ của chính
quyền Trung ương. Do hệ thống thứ bậc trong quản lý chuyên môn như giữa Bộ
với Sở thì các Sở cũng có mối quan hệ với các Phòng chuyên môn thuộc UBND
cấp huyện.
Về nguyên tắc, huyện được tổ chức không khác nhiều so với sở. Điều này
tạo nên một cơ chế kết hợp và chịu trách nhiệm chuyên môn, cũng vừa đảm bảo
tính đặc thù của địa phương.
8
KẾT LUẬN
Thông qua việc nghiên cứu các mô hình tổ chức hành chính địa phương
trên thế giới, cách thức hoạt động, cơ chế phối hợp giữa các thành tố cấu thành
của hệ thống hành chính đó… là hướng đi đúng đắn để từ đó tìm ra nhiều mô
hình hay có thể áp dụng vào thực tiễn Việt Nam.
Nhiều vấn đề về hành chính địa phương của Việt Nam như tổ chức bao
nhiêu cấp theo hệ thống thứ bậc, hoạt động của Hội đồng nhân dân, các cơ quan
chấp hành tại địa phương… là một số điểm chính là nghiên cứu này hướng đến.
Trong tương lai, mô hình hành chính địa phương của Việt Nam cần tiếp
tục cải cách để đảm bảo mối quan hệ giữa chính quyền Trung ương và chính
quyền địa phương, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà
nước tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.