Ngành du lịch hiện nay đ ược xem là ngành công nghiệp siêu lợi nhuận, nó được
xem là ngành Công nghiệp "Đẻ trứng vàng". Ngày nay cùng với xu hướng phát
triển thế giới, cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam cũng có sự thay đổi lớn. Du lịch
ngày càng trở thành nền kinh tế mũi nhọn của nhiều nước trên thế giới, trong đó
có Việt Nam.
Cùng với khách sạn, nhà hàng là một trong những lĩnh vực kinh doanh “hot” nhất
hiện nay. Các quán ăn đang được mở ra ngày càng nhiều vì con người đang chú ý
đến nhu cầu ăn uống. Họ không chỉ muốn ăn ngon mà còn muốn được ngồi trong
một không gian thoáng đẹp, được phục vụ tận tình, tương xứng với đồng tiền bỏ
ra. Việc đi nhà hàng đã trở thành một nét văn hóa, đặc biệt là ở các đô thị. Chuyện
đi nhà hàng giờ đây cũng không phải là ước mơ quá xa vời đối với nhiều người
khi đời sống kinh tế ngày một được cải thiện hơn.
Nhu cầu về tiệc của khách hàng cũng ngày một tăng lên,nhằm đáp ứng nhu cầu đãi
khách,hội họp của rất nhiều khách hàng hiện nay mà kinh doanh tiệc trong nhà
hàng đang phát triển rất nhanh.Yến tiệc là một loại hình tiệc khá mới mẻ đã được
các nhà hàng đưa vào tổ chức kinh doanh,chính vì vậy mà em chọn đề tài “Tổ
chức kinh doanh yến tiệc” để nghiên cứu
35 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3519 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tổ chức kinh doanh Yến tiệc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
TỔ CHỨC KINH DOANH YẾN TIỆC
A. Phần mở đầu
1.Lý do chọn đề tài
Ngành du lịch hiện nay được xem là ngành công nghiệp siêu lợi nhuận, nó được
xem là ngành Công nghiệp "Đẻ trứng vàng". Ngày nay cùng với xu hướng phát
triển thế giới, cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam cũng có sự thay đổi lớn. Du lịch
ngày càng trở thành nền kinh tế mũi nhọn của nhiều nước trên thế giới, trong đó
có Việt Nam.
Cùng với khách sạn, nhà hàng là một trong những lĩnh vực kinh doanh “hot” nhất
hiện nay. Các quán ăn đang được mở ra ngày càng nhiều vì con người đang chú ý
đến nhu cầu ăn uống. Họ không chỉ muốn ăn ngon mà còn muốn được ngồi trong
một không gian thoáng đẹp, được phục vụ tận tình, tương xứng với đồng tiền bỏ
ra. Việc đi nhà hàng đã trở thành một nét văn hóa, đặc biệt là ở các đô thị. Chuyện
đi nhà hàng giờ đây cũng không phải là ước mơ quá xa vời đối với nhiều người
khi đời sống kinh tế ngày một được cải thiện hơn.
Nhu cầu về tiệc của khách hàng cũng ngày một tăng lên,nhằm đáp ứng nhu cầu đãi
khách,hội họp của rất nhiều khách hàng hiện nay mà kinh doanh tiệc trong nhà
hàng đang phát triển rất nhanh.Yến tiệc là một loại hình tiệc khá mới mẻ đã được
các nhà hàng đưa vào tổ chức kinh doanh,chính vì vậy mà em chọn đề tài “Tổ
chức kinh doanh yến tiệc” để nghiên cứu.
2.Mục đích của đề tài
Đề tài nghiên cứu về tổ chức kinh doanh yến tiệc trong nhà hàng.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài mong muốn đưa ra những kiến thức cơ bản về tổ chức kinh doanh yến tiệc
trong nhà hàng vì vậy phạm vi nghiên cứu của đề tài là lĩnh vực cung cấp dịch vụ
yến tiệc của nhà hàng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp được cập nhật từ website,tài liệu tham khảo.
5.Kết cấu đề tài : Gồm 3 chương
Chương I : Khái quát hoạt động kinh doanh nhà hàng
Chương II : Các loại hình tiệc trong nhà hàng
Chương III : Quy trình tổ chức và phục vụ yến tiệc
B. Nội dung đề tài
CHƯƠNG I:
KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NHÀ HÀNG
1.1 Khái niệm kinh doanh nhà hàng:
1.1.1 Khái niệm về nhà hàng và phân loại nhà hàng:
1.1.1.1 Khái niệm nhà hàng và kinh doanh nhà hàng
a.Khái niệm nhà hàng:
Một cách đơn giản nhất, nhà hàng trước hết là một doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Nhà hàng phục vụ nhiều đối tượng khác nhau, có thể nguồn khách tại chỗ
hay khách địa phương, khách từ nơi khác đến hay là khách du lịch, khách vãng
lai…như vậy đối tượng phục vụ rất đa dạng và phong phú, tuỳ theo khả năng, tùy
theo mục đích kinh doanh, tùy theo đoạn thị trường khách nhắm vào mà doanh
nghiệp thiết lập mục tiêu kinh doanh và phục vụ đối tượng khách đó. Vì đối tượng
khách đa dạng như vậy nên nhà hàng có thể là một bộ phận của khách sạn hoặc
cũng có thể là một đơn vị kinh doanh độc lập.
Nhà hàng là nơi mà thực khách đến để ăn uống, thưởng thức ẩm thực,
thưởng thức các dịch vụ đi kèm khác. Vậy có phải bất kỳ nơi nào kinh doanh dịch
vụ ăn uống thì được gọi là nhà hàng? không hẳn vậy, theo thông tư liên bộ số
27/LB-TCDL ngày 10/01/1996 của Tổng cục du lịch và bộ thương mại Việt Nam
thì: Nhà hàng là nơi kinh doanh các món ăn đồ uống có mức chất lượng và là cơ
sở kinh doanh có mức vốn pháp định theo quy định của từng loại hình doanh
nghiệp.
Khái niệm chính thống nhất: Nhà hàng là nơi cung cấp cho khách những
món ăn đồ uống và các dịch vụ bổ sung với mức chất lượng cao.
Vậy một nhà hàng muốn hoạt động tốt, phục vụ với mức chất lượng cao
cần đảm bảo các điều kiện sau:
Các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật
Địa điểm kinh doanh
Ngoài mục đích kinh doanh để kiếm lời, một nhà hàng mở ra phải đảm bảo
các yêu cầu về vệ sinh phòng dịch, bảo vệ cảnh quan môi trường, đảm bảo an toàn
giao thông, trật tự xã hội. Do đó, địa điểm kinh doanh nhà hàng trước hết phải là
nơi phù hợp với các quy định của pháp luật và các văn bản hiện hành của nhà
nước về các yêu cầu chung nêu trên. Nghĩa là địa điểm kinh doanh nhà hàng phải
cách xa khu vệ sinh công cộng, bãi rác, ao hồ ít nhất là 100 mét, cách xa nơi sản
xuất có thải ra khí độc hại hoặc phát ra tiềng ồn lớn, những nơi dễ gây bệnh truyền
nhiễm như bệnh viện, các lò phản ứng nguyên tử…từ 100 đến 500 mét.
Các yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và tiêu chuẩn phục vụ:
trang thiết bị phục vụ đảm bảo sử dụng tốt và đạt các yêu cầu sau:
Phòng ăn
- Thiết kế và trang trí (design & decoration): đảm bảo thông thoáng, rộng rãi, sạch
sẽ, mát mẽ…
- Trang thiết bị phục vụ:
+ Đồ gỗ: phải đảm bảo chắc chắn, tiện lợi, dễ dàng di chuyển khi cần thiết,
+ Đồ vải: khăn trải bàn, khăn ăn với kích thướt phù hợp, đảm bảo sử dụng tốt,
sạch sẽ, màu sắc hợp lý…
+ Dụng cụ ăn: phải đảm bảo đầy đủ, đẹp, đồng bộ, sạch sẽ,
- Trang thiết bị cơ điện:
+ Hệ thống thông gió: có điều hòa với phòng kín, quạt máy với phòng mở,
+ Hệ thống thông tin liên lạc: nhà hàng có từ 50 chỗ ngồi trở lên phải có máy
điện thoại, máy fax để liên lạc,
- Nhà vệ sinh: tiêu chuẩn như nhà vệ sinh công cộng ở cơ sở lưu trú, nhà hàng có
từ 50 chỗ ngồi trở lên phải có nhà vệ sinh nam, nữ riêng biệt.
- Món ăn đồ uống: Nhà hàng phải có bảng giá thực đơn ghi tên, giá của từng món
ăn, đồ uống bán trong ngày. Món ăn phải đảm bảo yêu cầu chất lượng, vệ sinh…
Khu chế biến
- Yêu cầu thiết kế: hệ thống ánh sánh, hệ thống thông gió, hệ thống thoát nước
phải đảm bảo làm việc tốt, ngoài ra còn trang bị thêm quạt máy, quạt điện hổ trợ
khi có sự cố, hệ thống cách âm, cách mùi giữa khu bếp và khu nhà ăn của khách,
sàn bếp phải đảm bảo chống trơn trợt, hệ thống cấp thoát nước đầy đủ.
- Trang thiết bị dụng cụ:
+ Đồ gỗ: bàn sơ chế, bàn tinh chế, bàn để thức ăn…, bàn làm việc, bàn ăn nhân
viên
+ Đồ vải: khăn lau, khăn bàn, tạp dề, quần áo nhân viên…
+ Tủ: gồm nhiều loại khách nhau như tủ đựng dụng cụ, tủ gia vị, tủ tài liệu, tủ
quần áo,
+ Tủ lạnh: tủ đông trử hàng lương thực, thực phẩm, tủ mát đựng hàng dự trữ và
bảo quản thức ăn đã qua chế biến, tủ kem, tủ lạnh…
+ Giá: giá để đủa, chén bát, giá để hàng hóa…
Điều kiện về đội ngũ nhân viên
- Yêu cầu trình độ chuyên môn nghiệp vụ: người quản lý nhà hàng phải được
đào tạo về công tác quản lý và nghề nghiệp chuyên môn trong lĩnh vực kinh
doanh, phục vụ.
- Yêu cầu về sức khỏe: cán bộ nhân viên nhà hàng phải đảm bảo sức khỏe tốt
không mắc các bệnh truyền nhiễm và phải được khám sức khỏe định kỳ.
Điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà hàng
- Vệ sinh cơ sở và môi trường xung quanh:
+ Yêu cầu nguồn nước sinh hoạt phải đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh, theo tiêu chuẩn
đo lường an toàn vệ sinh thực phẩm, nguồn nước phải hoạt động liên tục trong
ngày (24/24h), ngoài nguồn nước máy do thủy cục cung cấp có thể sử dụng nước
giếng đào đúng quy cách theo tiêu chuẩn của bộ y tế.
+ Hệ thống nước thải, rác thải: đảm bảo thông thoáng nhưng kín đáo, không
gây ứ đọng, không gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước xung quanh,
không tạo điều kiện cho các côn trùng sinh sống và phát triển.
+ Cảnh quan phụ cận: trồng hoa, cây cảnh, bờ rào xung quanh, có trào chắn…
phải thường xuyên chăm sóc, cắt tỉa…
+ Tổ chức vệ sinh định kỳ: dọn dẹp vệ sinh, diệt trừ côn trùng, muỗi, ruồi,
chuột… định kỳ nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh cho khách và người lao động.
- Vệ sinh cá nhân: nhân viên làm việc tại nhà hàng phải tự vệ sinh cá nhân khi đến
làm việc tại nhà hàng, cụ thể như sau:
+ Vệ sinh thân thể: thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, móng tay, móng chân tỉa cắt
ngắn gọn, sạch sẽ, không bôi màu lòe loạt, tóc tai gọn gàng, đối với nhân viên tiếp
xúc nữ phải búi tóc gọn gàng, không trang điểm, đeo nữ trang cầu kỳ, không sử
dụng mỹ phẩm hay dùng dầu cũng như nước hoa đậm mùi…gây ảnh hưởng đến
khách và át mùi thức ăn.
+ Khi làm việc phải mặc đồng phục hoặc quần áo sạch sẽ, riêng nhân viên
phục vụ khách thì chú ý quần áo phẳng phiu, không có vết bẩn.
+ Trong khi phục vụ, không ăn hành tỏi, không uống rượu, hút thuốc, khạc nhổ
ra sàn.
+ Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách theo
yêu cầu của bộ y tế.
- Vệ sinh thực phẩm và trang thiết bị:
+ Vệ sinh thực phẩm: Nguyên liệu mua vào phải đảm bảo chất lượng (đủ dinh
dưỡng, còn hạn sử dụng…), phù hợp với tiêu chuẩn quy định đối với từng loại,
không hư hỏng, ôi thiêu, không sâu bọ, không có ký sinh trùng và không nhiễm
các chất độc hóa học. Không sử dụng các loại thực phẩm, gia vị có nguồn gốc
không rõ ràng mất nhãn mát, bao bì hư hỏng, chỉ được phép sử dụng các loại phẩm
màu và chất phụ gia trong danh mục đã được bộ y tế cho phép.
+ Vệ sinh trang thiết bị: phải thường xuyên vệ sinh trang thiết bị nhà hàng
(bàn, bếp, bar) đặc biệt là thiết bị phục vụ trực tiếp cho khách, từng bộ phận phải
có kế hoạch vệ sinh trang thiết bị cho bộ phận mình, ngoài ra phải định kỳ tổng
dọn vệ sinh toàn bộ trang thiết bị của nhà hàng.
b.Kinh doanh nhà hàng:
Là hoạt động nhằm cung cấp cho khách những đồ ăn thức uống và tất cả những
tiện nghi lien quan trực tiếp tới bữa ăn nhằm đem lại sự thoải mái cho khách trong
quá trình tiêu dùng sản phẩm ăn uống.
* Đặc trưng sản phẩm dịch vụ ăn uống:
- Vừa mang tính vật chất, vừa mang tính phi vật chất.
- Khách chỉ đánh giá được chất lượng sau khi ăn.
- Nhà hàng không thể sản xuất hàng loạt thức ăn để chờ khách.
- Số lượng và chất lượng món ăn trong nhà hàng rất đa dạng và phong phú.
- Món ăn chẳng những ngon miệng mà còn phải ngon mắt.
1.1.1.2 Phân loại nhà hang
a.Theo chủ trương kinh doanh của Nhà Hàng: Âu, Á hay món ăn đặc
sản.
Đối với Nhà Hàng ăn Âu, Á hay món ăn đặc sản thì mỗi Nhà Hàng sẽ có đối
tượng khách chính khác nhau nên việc phục vụ phải phù hợp với đặc điểm của
từng đối tượng khách từ kĩ thuật bày bàn, công cụ dụng cụ đến hương vị của
món ăn…
b.Theo sự độc lập tương đối với Khách Sạn :
Nhà Hàng trực thuộc khách sạn: Tuỳ theo cấp hạng của Khách Sạn mà
Nhà Hàng sẽ có mức chất lượng tương ứng. Đối với những Khách Sạn đẳng cấp
cao thì quy trình phục vụ của Nhà Hàng sẽ theo quy chuẩn hơn, nhân viên phục
vụ phải có trình độ cao hơn và. Mặt khác, đường lối kinh doanh của Nhà Hàng
trực thuộc được quyết định dựa trên chiến lược kinh doanh của Khách Sạn, nên
thị trường mục tiêu của Nhà Hàng sẽ ảnh hưởng đến quy trình phục vụ của bộ
phận Bàn. Đối tượng khách của Nhà Hàng bao gồm cả khách trong Khách Sạn
nên việc phục vụ cũng sẽ khác, chẳng hạn khách phòng dùng bữa tại Nhà Hàng
không thanh toán trực tiếp mà qua bộ phận lễ tân thì nhân viên phải yêu cầu
khách kí xác nhận vào hoá đơn …
Nhà Hàng độc lập: Chủ Nhà Hàng là người quyết định đường lối kinh
doanh cũng như khách hàng mục tiêu nên điều này sẽ ảnh huởng đến quy trình
phục vụ của nhà Bàn.
c.Theo cách thức phục vụ: Nhà Hàng được phục vụ và Nhà Hàng tự
phục vụ:
Với Nhà Hàng được phục vụ thì trong quy trình phục vụ cần sự có mặt của
nhân viên nên số lượng nhân viên nhiều, việc phục vụ sẽ phức tạp hơn còn Nhà
Hàng tự phục vụ thì chủ yếu là sử dụng máy móc công nghệ hiện đại nên số
lượng nhân viên rất ít, chỉ cần nhân viên tiếp tân để đón chào và tiễn khách,
cũng có thể bố trí thêm 1 hoặc 2 nhân viên để giải đáp các thắc mắc của khách
hay giúp đỡ khách nếu khách cần. Đối với Nhà Hàng tự phục vụ thì thực khách
sẽ chủ động trong việc tự lựa chọn món ăn, đồ uống cũng như khâu thanh toán,
đồng thời chủng loại món ăn cũng đa dạng hơn so với Nhà Hàng được phục vụ .
d.Theo vị trí:
Nhà Hàng ở Trung tâm thành phố: mức độ cạnh tranh sẽ rất cao vì số
lượng Nhà Hàng nhiều nên tuỳ theo phong cách của mỗi Nhà Hàng mà đưa ra
quy trình phục vụ cho phù hợp và đem lại hiệu quả cao thì mới gia tăng được
khả năng cạnh tranh.
Nhà Hàng ở Ngoại Ô thường nằm ở vị trí có phong cảnh đẹp, thực khách
đến đây chủ yếu là để thư giãn, ngắm cảnh và để thưởng thức các món ăn
ngon…nên từ kiểu kiến trúc, cách bài trí cho đến phong cách phục vụ của nhân
viên Nhà Hàng phải mang vẻ tự nhiên, tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhàng.
Nhà Hàng trên các phương tiện giao thông như máy bay, tàu hoả, tàu
thuỷ…thường là phục vụ cho những khách Vip. Nhà Hàng trên máy bay và tàu
hoả có diện tích bị giới hạn nên cũng sẽ ảnh hưởng đến quy trình phục vụ, thông
thường nhân viên sử dụng xe đẩy thức ăn và đưa đến phục vụ ở từng khoang
trên máy bay hoặc từng toa trên tàu, nếu khách thích thì có thể đến sử dụng dịch
vụ trực tiếp tại Nhà Hàng. Với những Nhà Hàng trên tàu thường là tàu lớn thì
không gian Nhà Hàng rộng hơn nên quy trình phục vụ cũng sẽ tương tự như
những Nhà Hàng thông thường.
e.Theo mức chất lượng phục vụ
Nhà Hàng ngoại hạng có mức chất luợng phục vụ rất cao tương đương với
Nhà Hàng thuộc Khách Sạn đẳng cấp 5 đến 6 sao nên quy trình phục vụ sẽ rất
bài bản và Nhà Hàng cũng đặt ra mức yêu cầu cao đối với nhân viên về trình độ
chuyên môn, khả năng giao tiếp, phong thái phục vụ…hơn so với Nhà Hàng hảo
hạng (có mức chất lượng tương đương với Nhà Hàng thuộc Khách Sạn đẳng cấp
4 sao) và Nhà Hàng Hạng Nhất.
f. Theo kiểu kiến trúc
Nhà Hàng kiểu kiến trúc đương đại: là những nhà Hàng mang phong cách hiện
đại
Nhà Hàng kiểkiến trúc dân dã: phục vụ cho những đối tượng khách đang muốn
tìm về những nét cổ kính, đẳng cấp độc đáo.
Nhà Hàng kiểu kiến trúc cổ điển: kiểu kiến trúc của tầng lớp thượng lưu xưa, có
3 lối vào, 1lối chính và 2 lối phụ có không gian yên tĩnh, ấm cúng và sang trọng.
Nhà Hàng kiểu kiến trúc cổ đại: như Nhà Hàng Thái, Trung Hoa, Nhật
Bản...vay mượn kiểu kiến trúc độc đáo của cung đình, vua chúa thời xưa.
Mỗi Nhà Hàng với mỗi kiểu kiến trúc khác nhau sẽ có cách phục trang, âm
nhạc truyền thống, hương vị ẩm thực cũng như quy trình phục vụ mang những
nét đặc sắc riêng biệt.
1.2 Ý nghĩa,đặc điểm,chức năng của kinh doanh nhà hàng :
1.2.1 Ý nghĩa và vai trò của kinh doanh nhà hàng trong phát triển du lịch
1.2.1.1 Đối với hoạt động của khách sạn
a. Vai trò
- Hoạt động kinh doanh khách sạn là một hoạt động tổng hợp bao gồm nhiều
dịch vụ khác nhau trong đó có dịch vụ ăn uống và các dịch vụ đi kèm với dịch vụ
ăn uống. Như vậy, hoạt động kinh doanh nhà hàng đóng vai trò quan trọng không
thể thiếu trong kinh doanh khách sạn, nó đảm bảo thỏa mãn tối ưu nhu cầu cấp
thiết của khách du lịch và ngày càng đòi hỏi cao trong hoạt động lưu trú. Đôi khi
hoạt động kinh doanh nhà hàng trong khách sạn không mang lại hiệu quả cao bằng
những hoạt động kinh doanh dịch vụ khác nhưng để đảm bảo tính đa dạng, phong
phú, đồng bộ thì dù kém hiệu quả hoặc bị thua lỗ các khách sạn vẫn phải duy trì
hoạt động này. Điều này nhằm khẳng định với khách hàng mức chất lượng dịch vụ
của khách sạn cũng như góp phần xây dựng lòng trung thành của khách với khách
sạn, do đó hoạt động kinh doanh nhà hàng không chỉ đóng vai trò đảm bảo uy tín
với khách hàng mà còn thu hút khách đến với khách sạn.
- Hoạt động kinh doanh nhà hàng trong khách sạn đã mang lại doanh thu
góp phần tăng lợi nhuận cho khách sạn. Và trong thực tế, hoạt động kinh doanh
nhà hàng đã chứng minh, kinh doanh ăn uống mang lại hiệu quả rất cao, điều này
thể hiện thông qua tỷ phần doanh thu và lợi nhuận so với doanh thu của khách sạn
luôn chiếm tỷ lệ cao trong tỷ phần doanh thu khách sạn.
b. Ý nghĩa
- Tạo thuận lợi cho khách trong thời gian lưu trú tại khách sạn, tạo ra sự
đồng bộ cho hệ sản phẩm của khách sạn, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách. Kinh
doanh du lịch là một ngành kinh doanh hỗn hợp gồm nhiều dịch vụ khác nhau,
mỗi dịch vụ mang lại cho khách một cảm nhận khác nhau, sản phẩm của khách
sạn chỉ hoàn hảo khi thoả mãn được cùng lúc nhiều nhu cầu khác nhau của khách.
Do đó, một khách sạn có đầy đủ các dịch vụ sẽ làm đa dạng và phong phú hệ sản
phẩm, trong đó nhà hàng là một trong những nơi cung cấp dịch vụ cần thiết của
bất kỳ khách sạn nào muốn lôi kéo khách lưu trú dài ngày tại đó.
- Tạo ra sức sức hấp dẫn thu hút khách đến với khách sạn, kéo dài thời gian
lưu trú của khách tại khách sạn, khai thác triệt để khả năng chi tiêu của thực
khách. Khách đi du lịch lưu trú tại khách sạn không mang theo thức ăn đồ uống,
họ có nhu cầu sử dụng dịch vụ, khách sạn cần phải thỏa mãn tối đa nhu cầu của
khách như vậy sẽ thu thêm một khoản chi tiêu của khách nhằm tăng doanh thu cho
khách sạn. Khách sạn càng thoả mãn nhu cầu tối ưu của khách càng làm khách hài
lòng thì khách càng muốn ở lại nhiều ngày hơn như vậy khách sạn càng có nhiều
thu nhập hơn.
- Khai thác tốt hơn cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn. Khách sạn là nơi
khách đến để nghỉ ngơi, vui chơi giải trí do đó luôn có những khoảng không gian
nhất định dành cho khách thư giãn. Việc tận dụng không gian trong khách sạn
hoặc bố trí không gian làm nhà hàng, quầy bar để thoả mãn nhu cầu của khách
chính là việc tận dụng tối đa và có hiệu quả CSVCKT của khách sạn cũng như
khai thác tốt các yếu tố đầu vào nhằm tăng doanh thu cho doanh nghiệp, giảm chi
phí cũng như tối ưu hoá lợi ích thông qua việc khai thác tốt nguồn lực của khách
sạn.
- Là một trong những yếu tố xem xét chất lượng và cấp hạng của khách sạn.
Dựa vào tiêu thức phân hạng khách sạn thì khách sạn chỉ đạt tiêu chuẩn khi có đầy
đủ các dịch vụ, trong đó, kinh doanh nhà hàng là một trong những yếu tố cần thiết
đầu tiên để xét cấp hạng của khách sạn bởi nhà hàng là nơi thoả mãn nhu cầu tối
thiểu đầu tiên của con người, nếu không có dịch vụ này, khách sạn chỉ đơn thuần
là nơi để ngủ, sẽ không đạt chuẩn và không đạt được xét hạng, như vậy sẽ không
thể nói lên mức chất lượng dịch vụ, mà khách hàng lại dựa và cấp hạng khách sạn
để đánh giá chất lượng sản phẩm và mua dịch vụ. Ví dụ: khách sạn từ ba sao trở
lên và resort phải có ít nhất một nhà hàng để phục vụ cho khách lưu trú và khách
vãng lai, khách sạn 4 sao, 5 sao và resort phải có phòng tiệc riêng, có phòng ăn
Âu, Á, phòng ăn đặc sản và bar đêm (có sân nhảy và ban nhạc) để phục vụ khách
lưu trú.
1.2.1.2. Đối với ngành du lịch và xã hội
Khi khách đi du lịch đến một vùng miền nào đó, ngoài việc tham quan
thắng cảnh, khám phá tài nguyên thiên nhiên thì thưởng thức văn hoá ẩm thực sẽ
làm tăng giá trị của chuyến du lịch, đặc biệt là động cơ, mong muốn khám phá nét
ẩm thực của một vùng miền nào đó. Vì vậy, trong phát triển du lịch thì dịch vụ ăn
uống hay kinh doanh nhà hàng ngoài việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của khách du
lịch còn đồng thời thoả mãn mục đích chuyến đi của du khách.
Kinh doanh nhà hàng ăn uống là một bộ không thể thiếu của ngành du lịch,
sự phát triển của ngành kinh doanh nhà hàng ăn uống đóng một ý nghĩa quan trọng
trong hoạt động kinh doanh du lịch:
+ Góp phần đưa tài nguyên du lịch của địa phương vào khai thác: khách
đến một điểm du lịch, họ không mang theo thức ăn đồ uống, họ có nhu cầu ăn
uống tại địa phương. Việc phục vụ các món ăn góp phần lớn trong việc đáp ứng
nhu cầu của khách, đồng thời khai thác giá trị ẩm thực của địa phương. Nếu khách
đến điểm du lịch để thoả mãn nhu cầu đi du lịch mà không có ăn uống thì họ cũng
không thể thực hiện chuyến đi của mình được. Ngoài ra, bản thân ngành kinh
doanh ăn uống cũng có thể khai thác giá trị của nó thông qua việc tạo ra những sản
phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của khách như chùm tour văn hoá ẩm thực của địa
phương, quốc gia thông qua các món ăn và phong cách phục vụ của ngành kinh
doanh ăn uống, từ đó sẽ tạo điều kiện khai thác tốt hơn giá trị của văn hoá ẩm
thực.
+ Góp phần đánh giá chất lượng của sản phẩm du lịch: Bất kỳ món ăn nào
cũng có ý nghĩa riêng của nó và thông qua việc thưởng thức các món ăn, du khách
có thể hiểu thêm về phong tục tập quán, nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc của
từng vùng miền và của các quốc gia: Khi đến du lịch tại một vùng miền, khách du
lịch rất muốn khám phá, tìm hiểu những cái khác biệt của điểm đến và việc thưởng
thức các món ăn góp phần tích luỹ thêm kinh nghiệm cho khách. Vì vậy, việc tận
hưởng những món ăn ngon, được trình bày đẹp, chất lượng, hương vị, phong cách
phục v