Tiểu luận Tổ chức môi trường lao động ( khu công nghiệp Minh Khai)

nhiều các xí nghiệp công nghiệp, các công trình công nghiệp đang lằm trong khu dân cư do quá trình đô thị hóa, ví dụ điển hình như khu công nghiệp nhẹ ở quận Thanh Xuân, Hà nội đang lằm trong trung tâm của thủ đô. Với xu hướng đô thị hóa như vậy việc các công trình công nghiệp nhẹ như may mặc, thực phẩm, đồ gia dụng .sẽ nằm trong khu dân cư là không xa. Như vậy các tác động thẩm mỹ của công trình công nghiệp không những ảnh hướng đến môi trường lao động của công nhân mà phần nào còn tác động đến môi trường ở bên ngoài xí nghiệp công nghiệp. + Ngày nay nhu cầu thẩm mỹ trong tổ chức môi trường lao động(TCMTLĐ) phải được nâng cao cho phù hợp với sự tiến bộ về kinh tế xã hội của từng vùng. Nó không những là " bộ mặt " của xí nghiệp mà còn tạo ra một không gian chuyên nghiệp kích thích niềm vui, sự thỏa mãn, tự hào của công nhân đối với môi trường lao động của công ty mình từ đó nâng cao hiệu quả lao động và uy tín của xí nghiệp, công ty. + việc ứng dụng các môn nghệ thuật như kiến trúc, kiến trúc phong cảnh, trang trí màu sắc và ánh sáng để tổ chức môi trường lao động trong các khu công nghiệp nhẹ là một phần quan trọng không những để nâng cao chất lượng môi trường lao động của công nhân mà còn giúp một phần cải thiện chất lượng thẩm mỹ của không gian đô thị nói chung.

doc22 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3348 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tổ chức môi trường lao động ( khu công nghiệp Minh Khai), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.Lý do chọn đề tài: + nhiều các xí nghiệp công nghiệp, các công trình công nghiệp đang lằm trong khu dân cư do quá trình đô thị hóa, ví dụ điển hình như khu công nghiệp nhẹ ở quận Thanh Xuân, Hà nội đang lằm trong trung tâm của thủ đô. Với xu hướng đô thị hóa như vậy việc các công trình công nghiệp nhẹ như may mặc, thực phẩm, đồ gia dụng ....sẽ nằm trong khu dân cư là không xa. Như vậy các tác động thẩm mỹ của công trình công nghiệp không những ảnh hướng đến môi trường lao động của công nhân mà phần nào còn tác động đến môi trường ở bên ngoài xí nghiệp công nghiệp. + Ngày nay nhu cầu thẩm mỹ trong tổ chức môi trường lao động(TCMTLĐ) phải được nâng cao cho phù hợp với sự tiến bộ về kinh tế xã hội của từng vùng. Nó không những là " bộ mặt " của xí nghiệp mà còn tạo ra một không gian chuyên nghiệp kích thích niềm vui, sự thỏa mãn, tự hào của công nhân đối với môi trường lao động của công ty mình từ đó nâng cao hiệu quả lao động và uy tín của xí nghiệp, công ty. + việc ứng dụng các môn nghệ thuật như kiến trúc, kiến trúc phong cảnh, trang trí màu sắc và ánh sáng để tổ chức môi trường lao động trong các khu công nghiệp nhẹ là một phần quan trọng không những để nâng cao chất lượng môi trường lao động của công nhân mà còn giúp một phần cải thiện chất lượng thẩm mỹ của không gian đô thị nói chung. 2.Hiện trạng môi trường lao động ở các công trình công nghiệp nhẹ: Hiện nay Hà Nội là thành phố điển hình với nhiều khu công nghiệp nhẹ được xây dựng từ thập niên 80 đang trong lòng đô thị tiếp giáp với các khu dân cư. Như một số xí nghiệp may mặc và chế biến đồ hộp tại khu vực Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Khu cầu cảng ở đường Bạch Đặng tiếp giáp Sông Hồng, một số xí nghiệp còn lại của khu công nghiệp Thanh Xuân và rải rác một số nhà máy bia, thực phẩm. Đa số các công trình đã rất cũ, một số được cải tạo nhưng chưa toàn diện, kết cấu chủ yếu dùng dạng kết cấu bê tông cốt thép, khung thép mố số cấu kiện với công nghệ cũ. Hình khối công trình chính vì vậy cũng lệ thuộc vào các hệ kết cấu này tạo cảm giác đơn điệu, chủ yếu là bố trí không gian hình khối theo hình chữ nhật với khối tích và chiều cao lớn. Mầu sắc với các nhà xưởng thường được bọc tôn với các công trình có tường gạch thì sơn mầu, hiện nay còn một số các công trình còn giữ nguyên giáng vẻ cũ, sắt thép han gỉ, mầu sắc đã nhợt nhạt việc cải tạo cũng chưa có nhiều chưa nói đến việc phối mầu sao cho hiệu quả thẩm mỹ. Chủ yếu một số công trình có mặt tiền tiếp giáp với giao thông chính thì được cải tạo mặt tiền như một số công trình công nghiệp ở Thanh Xuân, Định Công khu vực tiếp giáp đường Giả Phóng. Tổ chức chiếu sáng cho công trình công nghiệp vẫn chưa được chủ đầu tư để ý đến, cũng do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu xuất phát từ vấn đề kinh tế, một số các nhà máy có ca đêm vẫn sử dụng hệ thống chiếu sáng thông thường, như chỗ nào cần sáng thì cho sáng mà chưa tính đến vấn đề chiếu sáng hiệu quả hay chiếu sáng để phục vụ môi trường lao động của công nhân được tốt hơn giúp họ làm việc hiệu quả và năng suất hơn Cảnh quan xung quanh công trình, bao gồm mặt nước và cây xanh là yếu tố đóng vai trò không những tôn vẻ đẹp cho công trình chính mà còn giúp môi trường lao động trở lên thân thiện hơn với tự nhiên. Nhưng vấn đề này dường như không được quan tâm nhiều so với việc tận dụng tối đa đất để phục vụ cho sản xuất. một số nhà máy ở Thanh Xuân thậm chí có tỷ lệ sử dụng đất vào cho nhà xưởng rất lớn chiếm đến 80% diện tích đất của toàn xí nghiệp. Qua ví dụ về thành phố Hà Nội ta thấy được hiện nay việc tổ chức môi trường lao động còn chưa được biết đến do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu các lý do chính theo tài liệu của GS.TSKH Ngô Thế Thi : - những kiến thức về hiểu biết, mục đích, ý nghĩa cũng như nội dung của phương pháp tổ chức môi trường lao động (TCMTLĐ) còn quá ít, chưa có sự quan tâm đúng mực của các chủ doanh nghiệp cũng như người thiết kế. - Không có cơ cấu tổ chức chịu trách nhiệp quản lý TCMTLĐ từ trung ương xuống cơ sở. Không có lực lượng chuyên môn hóa làm công tác TCMTLĐ ơ các cơ quan quản lý ngành, các cơ sở nghiên cứu và sản xuất. - sự phát triển của các môn khoa học , nghệ thuật chưa đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển TCMTLĐ tổng hợp. - công tác nghiên cứu khoa học đào tạo, giáo dục chưa đi trước một bước để đào tạo tiền đề về lý luận và lực lượng chuyên môn cho sự phát triển của TCMTLĐ. - Không có những tài liệu cơ sở pháp lý cho TCMTLĐ, như các định nghĩa, các khái niệm, tiêu chuẩn, quy phạm, chỉ thị, hướng dẫn cho các công tác kế hoạch, thiết kế. Những nguyên tắc, thủ tục quản lý , xét duyệt, kiểm tra và động viên khen thưởng. - cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, sự phát triển của các ngành công nghiệp cũng như của ngành xây dựng chưa bảo đảm cung cấp những sản phẩm cần thiết và có chất lượng cao cho quán trình TCMTLĐ. Như vậy việc TCMTLĐ để hiệu quả đó là sự tổng hợp của nhiều yếu tố trong đó yếu tố của các môn khoa học như kiến trúc và các tiền đề lý luận liên quan đóng vai trò quan trọng trong quá trình tư vấn thiết kế các không gian lao động. 3. Ý nghĩa của việc sử dụng nghệ thuật kiến trúc trong tổ chức môi trường lao động : a. cơ sở khoa học: + Theo phân tích trong tài liệu Tổ chức môi trường lao động của Gs.Tskh Ngô Thế Thi: Nhu cầu thẩm mỹ trong môi trường lao động là thuộc văn hóa lao động không những nó thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình lao động mà còn là giá trị sử dụng của công trình trong môi trường kỹ thuật và không gian lao động. Chính sự kết hợp và hoàn thiện các yếu tố đó giúp phát triển nhân cách người lao động trong quá trình sản xuất Theo kết quả nghiên cứu xã hội học cho thấy sự phát triển nhu cầu văn hóa thể hiện ở hai điểm: - Niềm vui với thành quả lao động, biểu hiện ở sự thỏa mãn và tự hào với công việc , với môi trường lao động, sản phẩm và uy tín của xí nghiệp, công ty. -Nguyện vọng nâng cao mức sống vật chất, tinh thần. + Nhu cầu thẩm mỹ của người lao động thể hiện qua các mặt: -Tổ chức hợp lý quá tình lao động và mối quan hệ con người trong quá trình lao động. -Tổ chức tốt các điều kiện lao động: Làm đẹp môi trường, không gian chỗ làm việc, kể cả chỗ nghỉ ngơi, các tiện nghi phục vụ sinh hoạt và phục vụ công cộng khác. - Chất lượng cao của sản phẩm, công cụ lao động, thiết bị công nghệ, quần áo lao động và những phương tiện khác. b. Nghệ thuật kiến trúc giúp gì trong quá tổ chức môi trường lao động: Dựa vào các nghiên cứu ta thấy việc ứng dụng kiến trúc vào quá trình tổ chức môi trường lao động sẽ ảnh hướng đến các vấn đề sau: - Việc bố trí các bộ phận chức năng trong công trình là yếu tố quan trọng để đưa bộ máy hoạt động theo dây chuyền công năng hợp lý, việc bố trí phù hợp sẽ giúp người lao động rút ngắn thời gian để hoàn thành công việc và chánh trồng chéo giữa các nhóm làm việc với nhau. Ngoài ra bố trí các bộ phận chức năng phải đầy đủ và làm tốt nhất việc thỏa mãn các nhu cầu làm việc của người lao động. Việc bố trí các bộ phân chức năng cần phải nghiên cứu kỹ công nghệ để đưa ra giải pháp sử lý mặt bằng và bước cột công trình sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. -Xác định kích thước tỷ lệ hình dáng, vật liệu, kết cấu: Việc xác định tỷ lệ hình dáng phụ thuộc vào khối tích cần có của dây chuyền công nghệ và số lượng công nhân trong nhà máy. Việc này cũng là yếu tố quan trọng để xác định bước cột cho công trình. Về mặt thẩm mỹ hình dáng kích thước của khối nhà cũng cần tuân theo những tỷ lệ để giữ cho hình dáng công trình không quá mất cân đối, với một số công trình đặc biệt thì điều này có thể xem xét đến tổng thể của toàn xí nghiệp mà quyết định. Vật liệu là yếu tố quan trọng để che chắn, bao phủ cho công trình nhằm Cách ly công trình vào bảo vệ các hoạt động sản xuất bên trong khỏi tác động của các yếu tố tự nhiên, giúp tạo điều kiện ổn định môi trường làm việc bên trong công trình. Vật liệu xây dựng còn đóng góp lớn cho vấn đề thẩm mỹ của công trình các vật liệu điều có tác động đến thị giác khác nhau như bê tông thì nặng lề và chắc chắn, tôn mỏng manh nhưng hiện đại...tùy từng chức năng và không gian khác nhau mà bố trí các loại vật liệu tương ứng sao cho phù hợp. -Tổ chức không gian trong công trình: việc tổ chức không gian hợp lý và đạt thẩm mỹ là yếu tố làm cho các hoạt động lao động cũng như nghỉ ngơi của người lao động đạt hiệu quả cao. Không gian trong công trình phải thể hiện được môi trường lao động của công ty, với mỗi ngành khác nhau thì không gian khác nhau và nó phải đảm bảo được điều kiện làm việc của công nhân, tiếp đến là các không gian phụ hoặc công cộng phục vụ cho hoạt động nghỉ ngơi, ăn uống của công nhân. Vấn đề thẩm mỹ của không gian trong công trình cũng được nâng cao để tạo tâm lý làm việc ổn định và tự hào về nơi làm việc của người lao động. -Tổ chức mặt đứng và cơ cấu bề mặt: Mặt đứng công trình là bộ mặt của nhà máy, là yếu tố tác động đến lòng tự hào hãnh diện của người lao động trước môi trường làm việc của mình, đồng thời cũng là nơi thể hiện các yếu tố văn hóa của doanh nghiệp, vậy nên cần được tổ hợp mảng khối sao cho hợp lý, đạt giá trị thẩm mỹ cao. Cơ cấu bề mặt là sự phối hợp các yếu tốc của mặt đứng như cửa sổ, vật liệu và màu sắc. việc sắp đặt các yếu tố này có ảnh hưởng đến môi trường làm việc trong nhà như vấn đền cửa sổ và ánh sáng cũng như các vấn đề thẩm mỹ ngoài nhà như mầu sắc. -Trang trí mầu sắc và các phương tiện nghệ thuật khác : Trang trí mầu sắc ảnh hưởng đến tâm lý người lao động rất nhiều, cách phối màu cũng rất quan trọng trong việc thể hiện phong cách cũng như đẳng cấp của công ty. các phương tiện nghệ thuật khác được hiểu là các yếu tố trang trí cho công trình như sảnh, cửa, cổng chính ... tất cả các yếu tố này đều tác động đến giá trị thẩm mỹ, văn hóa của công ty . - Chiếu sáng: công trình không chỉ hoạt động ở ban ngày, ban đêm là thế giới của sự chiếu sáng để làm rõ công trình, ánh sáng gồm 2 loại một dành cho chiếu sáng thẩm mỹ, loại thứ hai là chiếu sáng cho hoạt động của con người. Ánh sáng trang trí cần mầu sắc khác nhau tùy theo từng ý đồ của tác giả, giúp nhấn mạnh hay làm rõ các phần của công trình, thường là trên mặt đứng, còn ánh sáng phục vụ con người thường có yêu cầu có độ chiếu sáng hợp lý và đủ sáng cho từng loại hoạt động lao động khác nhau. 3. Các giải pháp kiến trúc trong quá trình tổ chức môi trường lao động: + bố trí các bộ phận chức năng trong công trình: Cần nghiên cứu kỹ dây chuyền công năng của nhà máy để đưa ra giải pháp bố trí mặt bằng sao cho hợp lý, trong ví dụ này là sơ đồ công năng của phân xưởng nấu và lên men của nhà máy bia, từ sơ đồ công năng người ta mới đưa ra giải pháp bố trí không gian cho mặt bằng sao cho phù hợp với quá trình sản xuất giúp bộ máy nhân công hoạt động hiệu quả. + Xác định kích thước tỷ lệ và hình dáng, vật liệu, kết cấu. Từ mặt bằng và công nghệ máy móc thì phân định được chiều cao và chiều dài công trình cho hợp lý từ dó mới đưa ra giải pháp bước cột và kết cấu cần sử dụng. như qua ví dụ nhà máy bia, thì thường do bước cột lớn nên chủ yếu dùng kết cấu khung thép và lợp mái tôn trống nóng. Như vậy sơ đồ công năng, công nghệ của nhà máy và lực lượng công nhân tác động qua lại với cách sắp xếp mặt bằng, mặt cắt, hình khối và vật liệu của tòa nhà để đảm bảo các hoạt động lao động bên trong công trình. một số hình ảnh một nhà máy bia ở nước ngoài. +Tổ chức không gian công trình: Giải pháp tổ chức không gian sao cho linh hoạt trong cả về công năng cũng như về thẩm mỹ, để nâng cao chất lượng không gian cần có những giải pháp tổng thể như kết hợp ánh sáng, vật liệu mầu sắc, sự bố trí các dụng cụ lao động và cách hệ thống phụ trợ khác sao cho hợp lý và ngăn lắp như vậy tạo ra một môi trường lao động chuyên nghiệp từ đó nâng cao ý thức lao động của công nhân. Đây là ví dụ về nhà máy lắp ráp ôtô các hệ thống máy móc chủ yếu được đưa lên trần chính điều đó tạo lên sàn làm việc ở dưới có thể làm bằng gỗ gây cảm giác ấm cúng thân thiện với người làm việc. +Tổ chức mặt đứng và cơ cấu bề mặt: Mặt đứng là bộ mặt của công ty vậy nên nó đại diện cho không những người chủ doanh nghiệp mà còn cả người lao động. Không ai muốn làm trong một nhà máy với mặt đứng nham nhở và thiếu thẩm mỹ cả, điều đó chứng tỏ rằng thẩm mỹ của nhà sản xuất cũng tác động đến tâm lý và niềm tự hào của người lao động. Để tổ hợp tốt thẩm mỹ mặt đứng của công trình ngoài việc tuân theo các nguyên tắc về tổ chức thẩm mỹ ta còn phải chú trọng đến các yếu tố hình thành mặt đứng : -Tường nhà : Là thành phần chính của mặt đứng của công trình, là bộ mặt thể hiện ró nét ngôn ngữ công trình, vật liệu cũng như biên pháp thi công. -Mái nhà : Đây là mặt đứng thứ 5 của công trình có vai trò quan trọng trong tổ chức thẩm mỹ công trình đồng thời cũng thể hiện mối tương quan của công trình với tổng thể khu ở. -Kết cấu che nắng : Đây không những là yếu tố che nắng, chống hắt cho công trình mà nó còn là yếu tố tạo sự phong phú về hình thức cho kiến trúc công trình. Về cơ bản có các dạng che nắng : Che nắng ngang ( có thể là đặc hoặc nan chớp, trong đó nan chớp tỏ ra hiệu quả hơn vì nó đồng thời vừa có tác dụng che nắng, chống hắt vừa có tác dụng thông gió tự nhiên ), che nắng ngang và đứng kết hợp, dùng các tường hoa ( là dạng dùng các vật liệu như sắt thép, bê tông, gạch… để tạo ra các tường rỗng có tác dụng che mưa che nắng. Tuy nhiên khi sử dụng tường hoa cũng cần phải chú ý đến khả năng tích nhiệt và khả năng chống gió rét của nó. ). -Cửa : Là bộ phận không thể thiếu được trong kiến trúc mặt đứng công trình, là yếu tố giới hạn không gian bên trong và bên ngoài công trình đồng thời nó cũng là nơi con người tiếp cận với thiên nhiên. Để tạo được hiệu quả thẩm mỹ mặt đứng công trình khi dùng cửa phải chú ý những vấn đề : màu sắc, hình dáng cửa vừa hài hoà với tổng thể công trình vừa đảm bảo chức năng của cửa, vị trí và vật liệu của cửa phải đảm bảo an toàn, bền vững. Mặt đứng công trình và cơ cấu bề mặt giúp điều tiết các yếu tố tự nhiên như lấy sáng lấy gió, che nắng ... như vậy việc thiết kế sao cho hợp lý với từng điều kiện khác nhau của nhà máy cũng rất quan trọng và ảnh hưởng đến môi trường làm việc bên trong nhà. nếu mặt đứng này làm bằng tôn có lẽ nó sẽ không đạt được hiểu quả thẩm mỹ bằng sử dụng bằng kính. Tuy nhiên cũng cần phải phù hợp với lại điều kiện tự nhiên mà đưa gia giải pháp cụ thể. Một công trình được tổ hợp mặt đứng thú vị giúp mất đi cái khô cứng cố hữu của nhà công nghiệp. Một số công trình sử dụng kết cấu đặc biệt tạo lên mặt đứng, hình khối có phong cách và đẳng cấp riêng biệt. +Trang trí mầu sắc và phương tiện nghệ thuật khác: -Mầu sắc ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của con người, tùy từng không gian chức năng khác nhau để sử dụng mầu sắc sao cho hiệu quả và phát huy tác dụng tốt trong môi trường lao động hay nghỉ ngơi của công nhân. -Chỉ rõ các công trình, các thiết bị công trình cần nhấn mạnh; -Tăng độ tương phản màu để tạo sự sinh động trong không gian kiến trúc công nghiệp và làm cho các hoạt động công việc được dễ dàng hơn; -Tác động tâm lý đến con người. Như vậy việc sử dụng màu sắc trong không gian khu ở thị hợp lý sẽ đảm bảo tối ưu cho môi trường lao động, giảm mức độ nguy hiểm và vận hành tốt trong quá trình hoạt động lao động, sinh hoạt của công nhân khi mà việc sử dụng hợp lý các màu sẽ tác động tốt đến tâm lý, tạo tương quan rõ ràng trong trường thị giác nhằm tạo bố cục hợp lý giữa các công trình, các không gian... đồng thời dùng màu sắc có thể bù lại những điều kiện, yếu tố bất lợi trong quá trình hoạt động diễn ra trong nhà máy, góp phần xây dựng bộ mặt của nhà máy và thị hiếu thẩm mỹ của người lao động. một giải pháp đơn giản nhưng đạt hiểu quả về sử dụng mầu sắc cho mặt đứng Tác phẩm nghệ thuật tạo hình là phương tiện tổ chức bố cục và thẩm mỹ trên mặt đứng của công trình bao gồm các loại biển quản cáo không chỉ mang tính chất trang trí, bố cục không gian mà còn có tác dụng giáo dục óc thẩm mỹ cho con người. Trong nhà máy thì tác phẩm nghệ thuật tạo hình thường được bố trí tại các nơi có vị trí quan trọng, thu hút nhiều người như cổng vào khu ở, các sân dạo, nơi giao tiếp cộng đồng… Nói chung là các tác phẩm nghệ thuật tạo hình trong khu ở cần được bố trí sao cho phù hợp với đặc điểm thẩm mỹ của từng không gian cũng như đặc điềm tâm sinh lý của con người và quan trọng hơn nữa là phải an toàn và không cản trở giao thông đi lại. một thiết kế về cửa nhà kho của kiến trúc sư Calatrava. Một giải pháp thông minh làm cho cánh cửa của công trình làm điểm nhấn cho mặt đứng mỗi khi được mở lên. các phương tiện nghệ thuật như mỹ thuật công nghiệp cũng giúp phần làm công trình chở lên hoàn mỹ hơn. +Chiếu sáng: Ánh sáng có tác động trực tiếp đến sức khoẻ, hiệu quả làm việc của con người. Do vậy mà tuỳ vào loại hình chức năng khác nhau của công trình mà ta có những nhu cầu chiếu sáng khác nhau để tạo ra được chất lượng thẩm mỹ và hình thức chiếu sáng hợp lý nhất. Ánh sáng góp phần đảm bảo an toàn cho các hoạt động lao động ban đêm nhưng biển chỉ dẫn, các dụng cụ chiếu sáng dự phòng và hệ thống máy phát điện riêng là yếu tố quan trọng để bảo vệ người lao động trong những tình huống xấu. Ánh sáng còn là dụng cụ để trang trí điểm nhấn của công trình giúp nâng cao thẩm mỹ cho công trình. Hệ thống chiếu sáng góp phần quan trọng trong giá trị thẩm mỹ của công trình ở ban đêm. gồm có các quy tắc cho ánh sáng điểm và ánh sáng tuyến qua ví dụ ta thấy được các hệ thống ánh sang điểm trên mặt đất, tuyến trên cửa sổ và biển quảng cáo từ đó tộng hợp lên ánh sáng của toàn khối nhà. 5.kết luận: Trong quá trình phát triển của nhà máy công nghiệp yếu tố kiến trúc ban đầu vẫn còn chưa được đánh giá cao, đơn thuần một ngôi nhà chỉ là vỏ bọc cho các hệ thống sản xuất bên trong do vậy công nhân phải lao động trong những điều kiện ảnh hưởng không đến những sức khỏe còn cả về mặt tâm lý làm giảm hiệu quả lao động cũng như sự hang say, cống hiến của người lao động cho doanh nghiệp. Hiện nay trong quá trình phát triển, khoa học và kỹ thuật đã có những tiến bộ vượt bậc, con người bắt đầu biết đến giá trị thẩm mỹ của kiến trúc tác động thế nào đến con người. Các hệ thống máy móc hiện đại phải đi đôi với công trình hiện đại và có giá trị thẩm mỹ cao mới mang lại hiệu quả cao nhất cho môi trường lao động cho con người. Tuy nhiên trong quá trình đô thị nhanh chóng, cùng với quy luật kinh tế thị trường nhiều nhà đầu tư còn chưa nhận thức hay kinh tế chưa cho phép để đưa các yếu tố kiến trúc làm thay đổi môi trường lao động điều đó tác động đến nhiều yếu tố không chỉ đến với người lao động mà trên tổng thể một khu công nghiệp hay trong một khu dân cư đều bị ảnh hường Vì vậy việc xây dựng lên một mô hình chuẩn dựa trên lý thuyết được chứng nghiệm là việc làm cấp bách để giúp không chỉ doanh nghiệp mà người lao động nhận thức được tầm quan trọng của quá trình tổ chức môi trường lao động nói chung và tác động của kiến trúc đến tổ chức môi trường lao động nói riêng. 6.Tài liệu tham khảo: Tổ chức môi trường lao động - Gs.Tskh. Ngô Thế Thi thiết kế kiến trúc công nghiệp - Nguyễn Minh Thái - NXB Xây Dựng và các tài liệu trên internet.
Luận văn liên quan