Luật Quốc tếlà tổng thểtất cảcác Quy phạm DL Quốc tế điều chỉnh
quan hệkinh tếgiữa các chủthểquốc tếvới nhau.
Luật Quốc tếcó chủthểphụthuộc nó. Chủthểluật Quốc tếlà những
thực thể độc lập tham gia vào nhiều quan hệdo luật Quốc tế điều chỉnh, có
đầy đủquyền, nghĩvụvà khảnăng gánh vác trách nhiệm pháp lý Quốc tế
từnhững hành vi mà chính chủthểthực hiện.
Vềphương diện khoa học và pháp lý, việc xác định một thực thểlà
chủthểcủa luật Quốc tếthường phải dựa trên các dấu hiệu cơbản.
+ Cơsựtham gia vào những quan hệQuốc tếdo luật Quốc tế điều
chỉnh (tức là tham gia vào Pháp lý Quóc tế).
+ Có ý chí độc lập (không lệthuộc vào các chủthểkhác) trong sinh
hoạt Quốc tế
+ Có đầy đủquyền và nghĩa vụriêng biệt đối với các chủthểkhác
thuộc phạm vi điều chỉnh của luật Quốc tế.
+ Có khảnăng độc lập gánh vác những trách nhiệm Pháp lý Quốc tế
do những hành vi mà chủthể đã thực hiện gây ra.
12 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5889 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tổ chức quốc tế là chủ thể hạn chế của luật quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
MÔN: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
TỔ CHỨC QUỐC TẾ LÀ CHỦ THỂ HẠN CHẾ CỦA LUẬT
QUỐC TẾ
MỤC LỤC
I. Khái quát chung về luật Quốc tế và chủ thể luật Quốc tế.
II. Tổ chức Quốc tế là chủ thể của luật Quốc tế.
III. Tổ chức quốc tế là chủ thể hạn chế của luật Quốc tế.
IV. Kết luận
2
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT QUỐC TẾ VÀ CHỦ THỂ LUẬT
QUỐC TẾ.
Luật Quốc tế là tổng thể tất cả các Quy phạm DL Quốc tế điều chỉnh
quan hệ kinh tế giữa các chủ thể quốc tế với nhau.
Luật Quốc tế có chủ thể phụ thuộc nó. Chủ thể luật Quốc tế là những
thực thể độc lập tham gia vào nhiều quan hệ do luật Quốc tế điều chỉnh, có
đầy đủ quyền, nghĩ vụ và khả năng gánh vác trách nhiệm pháp lý Quốc tế
từ những hành vi mà chính chủ thể thực hiện.
Về phương diện khoa học và pháp lý, việc xác định một thực thể là
chủ thể của luật Quốc tế thường phải dựa trên các dấu hiệu cơ bản.
+ Cơ sự tham gia vào những quan hệ Quốc tế do luật Quốc tế điều
chỉnh (tức là tham gia vào Pháp lý Quóc tế).
+ Có ý chí độc lập (không lệ thuộc vào các chủ thể khác) trong sinh
hoạt Quốc tế
+ Có đầy đủ quyền và nghĩa vụ riêng biệt đối với các chủ thể khác
thuộc phạm vi điều chỉnh của luật Quốc tế.
+ Có khả năng độc lập gánh vác những trách nhiệm Pháp lý Quốc tế
do những hành vi mà chủ thể đã thực hiện gây ra.
Các chủ thể cơ bản của luật Quốc tế.
3
+ Quốc gia là chủ thể đặc biệt của luật Quốc tế.
+ Dân tộc đang đấu tranh nhằm thực hiện quyền dân tộc tự quyết.
+ Tổ chức Quốc tế.
+ Chủ thể đặc biệt khác.
Đặc điểm thuộc chủ thể luật Quốc tế:
+ Có quyền tham gia kí điều ước kinh tế.
+ Quyền có cơ quan ngoại giao và lãnh sự.
+ Quyền có cơ quan đại diện ở tổ chức Quốc tế.
+ Có quyền tham gia vào hội nghị Quốc tế.
II. TỔ CHỨC QUỐC TẾ LÀ CHỦ THỂ CỦA LUẬT QUỐC TẾ.
Các tổ chức Quốc tế liên Quốc gia có được quyền năng chủ thể luật
Quốc tế không phỉa căn cứ vào “Những thuộc tính tự nhiên” nếu có như
Quốc gia mà do thoả thuận của các Quốc gia thành viên tự trao cho.
Một số tổ chức Quốc tế là chủ thể thuộc luật Quốc tế:
+ Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
+ Liên minh châu âu (EU)
+ Tổ chức y tế thế giới (WHO)
+ Hội chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC)
+ Tổ chức lương thực và nông nghiệp của LHQ (FAO)
+ Quỹ tiền tệ thế giới (IMF)
+ Khu vực các nước Đôgn Nam á (ASEAN) .....
Về lý luận và thực tiễn hoạt động nhìn chung các tổ chức quốc tế liên
Quốc gia thường có cá quyền cơ bản như:
4
+ Được kí kết các điều ước Quốc tế.
+ Tiếp nhận cơ quan đại diện và quan sát viên thường trực của các
Quốc gia chưa là thành viên của tổ chức trên.
+ Được hưởng những miễn trừ và ưu đãi ngoại giao.
+ Được trao đổi đại diện tại các tổ chức của nhau.
+ Được yêu cầu kết luận tư vấn của toà án Quóc tế của Liên Hợp
Quốc.
+ Được giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các thành viên và các tổ
chức Quốc tế đó.
Ngoài các quyền cơ bản nói trên thì các tổ chức này còn có các nghĩa
vụ Quốc tế nhất định. Các tổ chức này cũng có các quyền và nghĩa vụ theo
đó cá điều ước ký kết với các Quốc gia, các tổ chức Quốc tế khác nhau ....
III. TỔ CHỨC QUỐC TẾ LÀ CHỦ THỂ HẠN CHẾ CỦA LUẬT
QUỐC TẾ.
Tổ chức Quốc tế do một số Quốc gia thoả thuận thành lập phù hợp
với các nguyên tắc cơ bản của luật Quốc tế hiện đại. Nên tổ chức Quốc tế
cũng là chủ thể thuộc luật Quốc tế hiện đại nhưng là chủ thể hạn chế vì:
1) Tất cả các Quốc gia khi tham gia vào bất kì tổ chức Quôc tế nào
đều có điều ước sáng lập và buộc Quốc gia đó phải tuân theo.
Thực tế cho thấy bất kì một tổ chức Quốc tế nào ra đời đều có thành
viên sáng lập và đìều ước sáng lập.
Liên Hợp Quốc là một tổ chức Quốc tế rộng lớn nhất và chính thức
ra đời ngày 24/10/1945 do các nước: Trung Quốc, Pháp, Liên Xô, Anh, hợp
chủng quốc Hoa Kì và đa số các Quốc gia kí kết trước đó phê chuẩn.
5
Theo hiến chương LHQ thì các Quốc gia sáng lập quyết tâm thiết lập
LHQ thành một tổ chức Quốc tế mang tính toàn cầu với mục tiêu hàng đầu
là bảo đảm một nền hoà bình và an ninh Quốc tế.
LHQ được thành lập với 4 mục tiêu:
+ Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.
+ Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các Quốc gia trên cơ sở tôn trọng
nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc
tự quyết.
+ Hợp tác thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế về các mặt kinh tế
xã hội, văn hoá và nhân đạo trên cơ sở tôn trọng các quyền con người và
quyền tự do cơ bản cho mọi người không phân biệt chủng tộc, màu da,
ngôn ngữ, tôn giáo.
+ Xây dựng LHQ thành trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế vì mục
tiêu chung
Để đảm bảo LHQ là một tổ chức Quốc tế thực sự phục vụ mục tiêu
chung của cộng đồng quốc tế, hiến chương LHQ quy định các nguyên tắc
hoạt động.
+ Bình dẳng về chủ quyền điều ước.
+ Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị Quốc gia.
+ Cấm đe doạ sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc
tế.
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ các nước.
+ Tôn trọng các nghĩa vụ Quốc tế và luật pháp Quốc tế giải quyết
tranh chấp Quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
6
Ban đầu LHQ có 51 thành viên nhưng cho tới hiện nay thì đây là một
tổ chức Quốc tế rộng lớn nhất. Các thành viên khác sau khi gia nhập vào
đây thì phải tuân thủ các nội dung trong điều ước sáng lập này. Ngay cả khi
Việt Nam đã trở thành một thành viên không chính thức thuộc hội đồng
bảo an LHQ cũng phải tuân thủ các điều ước trên.
Khi nước ta gia nhập vào các tổ chức Quốc tế thì có nghĩa là chúng
ta đã tuân thủ đúng nội dung thuộc điều ước sáng lập của các tổ chức đó.
Việt Nam gia nhập vào tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào 1976; Hội chữ
thập đỏ thế giới (ICRC) vào 1957; Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) vào 1975 ...
và gần đây nhất là gia nhập tổ chức Thương mại thế giói (WTO) năm 2000.
2) Tổ chức Quốc tế không phải là Quốc gia đứng trên Quốc gia tức là:
2.1) Tổ chức Quốc tế không có lãnh thổ:
Khi nhắc tới khái niệm “Lãnh thổ” trong luật Quốc tế thì nó thường
chỉ lãnh thổ của Quốc gia nó bao gồm vùng đất, vùng nước, lòng đất, vùng
trời và bộ phận “di động” và nó được bao bọc bởi biên giới Quốc gia.
Khác với Quốc gia và dân tộc đang đấu tranh giành độc lập, tổ chức
Quốc tế không phải là một thực thể độc lập có lãnh thổ. Nó do các Quốc
gia thoả thuận thành lập để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ nhất
định. Do khoảng cách về không gian và địa lí giữa các Quốc gia trong một
tổ chức Quốc tế nên nó không thể tạo thành một diện tích lãnh thổ thống
nhất. Chúng ta không thể cộng gộp lãnh thổ của các nước thành viên để tạo
ra lãnh thổ của tổ chức quốc tế được.
Thực tế khi nhắc đến quy mô và một tiêu chí để đánh giá vị trí một
Quốc gia trên trường Quốc tế thì ta có thể lấy lãnh thổ ra làm tiều chí.
Nhưng khi nói tới quy mô của một tổ chức Quốc tế thì người ta có thể dựa
vào số lượng các nước thành viên. Ví dụ như LHQ thì phân chia các thành
7
viên của mình theo nhóm khu vực (Châu á; Châu Phi; Mỹ La Tinh –
LaRiBê; Đông Âu; Phương tây và các nước khác); hay như UNESCO (tổc
giáo dục, khoa học, văn hoá LHQ) hiện nay có tới hơn 170 nước thành
viên; WHO có hơn 200 nước thành viên; Ngân hàng thế giới (WB) có tới
gần 200 nước thành viên ....
Nói tóm lại thì tổ chức Quốc tế không có lãnh thổ.
2.2) Tổ chức Quốc tế không có chủ quyền.
Chúng ta vẫn thường nghe nhắc tới thuật ngữ tôn trọng chủ quyền của
các Quốc gia chứ không ai nghe là tôn trọng chủ quyền của các tổ chức
Quốc tế.
Chủ quyền Quốc gia là quyền tối cáo thuộc Quốc gia trong phạm vị
lãnh thổ của mình và quyền độc lập thuộc các Quốc gia trong quan hệ Quốc
tế. Trong phạm vi lãnh thổ của mình Quốc gia có quyền chính trị tối cao,
nó thể hiện ở các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp mà quan trọng hơn cả
là quyền quyết định mọi vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, đời sống vật chất
và tinh thần của Quốc gia và các Quốc gia khác không có quyền can thiệp.
Khái niệm chủ quyền liên quan trực tiếp tới khái niệm “lãnh thồ”. Vì
tổ chức Quốc tế không có lãnh thổ nên cũng có thể xem là không có chủ
quyền.
Các tổ chức Quốc tế có thể có một số quyền hạn chế do các Quốc gia
thành viên thoả thuận quy định. Ví dụ khu vực ASEAN các nước thoả
thuận đưa ra một số quyền hạn ché nào đó nhưng nó vẫn không được xem
là chủ quyền.
Khác với quốc gia và dân tộc đang đấu tranh giành độc lập, tổ chức
quốc tế liên chính phủ không phải là một thực thể có chủ quyền, do các
Quốc gia thoả thuận thành lập để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ
8
nhất định. Vì vậy khi tham gia vào mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có
yếu tố nước ngoài, tổ chức Quốc tế liên minh chính phủ không được hưởng
quyền miễn trừ tư pháp một cách đương nhiên như Quốc gia.
Tổ chức Quốc tế liên minh chính phủ có được hưởng quyền miễn trừ
hay không, thừa hưởng ở mức độ nào, phạm vi nào hoàn toàn tuỳ thuộc vào
hiệp định kí kết giữa bản thân tổ chức Quốc tế đó với nước sở tại hoặc hiệp
định kí kết giữa các nước thành viên thuộc tổ chức. Thông thường quyền
miễn trừ thuộc tổ chức Liên chính phủ tuỳ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ
thuộc tổ chức. Tổ Quốc tế chức Liên chính phủ chỉ hưởng quyền miễn trừ 2
năm trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính được giao.
3) Một vấn đề nữa để tổ chức Quốc tế được xem là chủ thể hạn chế
của luật Quốc tế đó là vấn đề giải quyết tranh chấp. Khi giải quyết tranh
chấp cần phải lấy được sự thống nhất ý kiến của tất cả các nước thành viên
trong tổ chức.
Khi giải quyết xung đột và tranh chấp trong Quốc gia thì đó là một vấn
đề khá đơn giản (Điều 33 – Luật Quốc tế) đã quy định rõ. Nhưng khi giải
quyết tranh chấp giữa các thành viên trong một tổ chức Quốc tế thì nguyên
tắc cơ bản nhất là phải lấy được sự thống nhất ý kiến thuộc tất cả các nước
thành viên. Đây là một vấn đề nan giải vì số lượng thành viên thuộc các tổ
chức Quốc tế không phải là ít. Để được tất cả đồng ý là một công việc tốn
rất nhiều thời gian, công sức và của cải.
Chúng ta có thể đưa ra ví dụ chứng minh ở đây là quy trình giải quyết
xung đột (tranh chấp) của các nước tham gia vào tổ chức thương mại thế
giới (WTO) WTO là tổ chức quốc duy nhất điều hành hệ thống thương mại
toàn cầu. Quy trình giải quyết tranh chấp thương mại WTO là một vấn đề
khá phức tạp. Khi một nước thành viên WTO áp dụng một biện pháp chính
sách thương mại và một hoặc một số thành viên khác coi là vi phạm các
9
quyền của họ được quy định trong các hiệp định WTO thì xuất hiện tranh
chấp. Khi một thành viên đưa tranh chấp ra kiện tại WTO, hội đồng chung
của WTO với vai trò là cơ quan giải quyết tranh chấp (OSB) sẽ bổ nhiệm
một đoàn thẩm phám có quyền độc lập xem xét vụ kiện và đưa ra phán
quyết dựa trên các hiệp định WTO và cam kết của từng nước thành viên.
Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp của WTO là giải pháp công
bằng, nhanh chóng, hiệu quả và các biên đều chấp nhận được. WTO
khuyến khích các bên tranh chấp tự tham khảo ý kiến và dàn xếp với nhau
trước khi bắt đầu và kể cả trong quá trình xét xử. Việc xét xử phải theo một
lộ trình rõ ràng gồm nhiều giai đoạn với thời gian cụ thể. WTO quy định
các phán quyết tự động có hiệu lực trừ khi bị tất cả các nước bác bỏ.
Khi WTO đã phán quyết một nước thành viên vi phạm quy định tổ
chức thì nước đó phải nhanh chóng sửa sai nếu tiếp tục vi phạm thì sẽ phải
bồi thường hoặc chịu phạt.
Trong 8 năm qua WTO đã giải quyết được khoảng 300 vụ tranh chấp
cho thấy đó là cả một kỳ tích của tổ chức này.
4) Việc kế thừa tài sản, điều ước, tài liệu cũng là một vấn đề hạn chế
của tổ chức Quốc tế với tư cách là chủ thể luật Quốc tế.
Nếu một Quốc gia tan rã thì tài sản, điều ước ... sẽ do Quốc gia đó kế
thừa tất cả. Đây là một điều tất yếu. Ví dụ thực tế cho thấy khi Liên Xô tan
rã thì Liên Bang Nga đã tiếp tục hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ phát
sinh từ các điều ước quốc tế mà Liên Xô cũ ký kết và yêu cầu hãy coi Liên
Bang Nga là quốc gia thành viên của các điều ước quốc tế hiện hành thay
thế Liên Xô cũ. Liên Bang Nga tiếp tục hưởng quy chế thành viên của Liên
Xô cũ tại LHQ và phải gánh chịu phần lớn nghĩa vụ của LX cũ để lại.
10
Một số trường hợp kế thừa khác như Séc và Slôvakia kế thừa Tiệp
Khắc; CH hồi giáo IEMem kế thừa Bắc IEMem và Nam IEMem; CHLB
Đức kế thừa CHDC Đức.
Còn khi một tổ chức Quốc tế giải tán thì các Quốc gia thành viên có
thể kế thừa hoặc không kế thừa. Theo tôi nghĩ thì vấn đề kế thừa ở đây thì
quyền lợi và tài sản thì Quốc gia nào cũng nên kế thừa. Vấn đề ở đây là
nghĩa vụ và trách nhiệm thì có thể có hoặc không. Tức là ví dụ khi ASEAN
hay bất kì một tổ chức Quốc tế nào mà Việt Nam là thành viên giải tán thì
không có nghĩa là chúng ta bắt buộc phải kế thừa các điều ước quốc tế ...
mà tổ chức đó có.
Dường như những vấn đề dựa trên tinh thần tự do tự nguyện thì ắt hẳn
sẽ nảy sinh nhiều vấn đề.
5) Điểm hạn chế cuối cùng của tổ chức Quốc tế với tư cách là chủ thể
luật Quốc tế đó là: Tổ chức Quốc tế có thể đóng vai trò là chủ thể của pháp
luật Quốc gia (trong trường hợp đóng trụ sở tại Quốc gia đó).
Trong quá trình hoạt động bản thân tổ chức Quốc tế phải tham gia vào
nhiều mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng với tổ chức cá nhân của nước nơi
đặt trụ sở, kí hợp đồng mua trang thiết bị cho cơ quan địa diện tại các nước,
kí hợp đồng thuê đất xây dựng trụ sở, thuê nhà làm trụ sở ....
Ví dụ như LHQ, có trụ sở đặt tại New York (Mỹ). Hay Ngân hàng thế
giới và Quỹ tiền tệ quốc tế có trụ sở đặt tại Oaisntơn thì các tổ chức này là
chủ thể của pháp luật Hoa Kỳ.
IV. KẾT LUẬN.
Do đặc thù của xu thế hợp tác và phát triển kinh tế trong thời đại toàn
cầu hoá. Tổ chức Quốc tế là một chủ thể quan trọng trong pháp luật Quốc
11
tế hiện đại vì nó được hình thành bởi sự liên kết của các Quốc gia độc lập,
có chủ quyền vì mục đích hợp tác quốc tế đa dạng, đa lĩnh vực và hướng
đến lợi ích phát triển của từng Quốc gia cũng như của cộng đồng quốc tế.
Vì thế các văn bản luật Quốc tế ngày càng phải có những sửa đổi bổ
sung, hoàn thiện để có thể phát huy tốt vai trò của mình trong việc điều
chỉnh và phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức Quốc tế.
12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Quốc tế.
2. Giáo trình Tư pháp Quốc tế.
3. Tạp chí Luật học.
4. Internet.
5. Tạp chí Pháp luật và Nhà nước.