Tiểu luận Tổ chức xã hội

Mỗi một xã hội để tồn tại và phát triển được đều có một hệ thống tổ chức xã hội để đảm bảo trật tự, ổn định trong xã hội đó. Vậy tổ chức xã hội là gì và được tổ chức như thế nào? Theo nghĩa rộng: tổ chức xã hội chỉ bất kì tổ chức nào trong xã hội. Theo nghĩa hẹp: Tổ chức xã hội chính là một tiểu hệ thống xã hội trong một tổ chức xã hội nào đó. Trong xã hội học: Tổ chức xã hội là một thành phần của các cấu trúc xã hội, là một dạng hoạt động, là mức độ trật tự bên trong và sự thống nhất hài hoà của các bộ phận của hệ thống xã hội. Như vậy tổ chức xã hội là một hệ thống các quan hệ tập hợp liên kết cá nhân với nhau nhằm thực hiện các tiêu chí nhất định Có một cách hiểu khác về tổ chức xã hội: Tổ chức xã hội là: Hình thức tập hợp rộng rãi nhân dân theo nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính, sở thích. nhằm đáp ứng các yêu cầu đa dạng của các tầng lớp nhân dân như học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ các mặt, giúp đỡ, động viên nhau trong cuộc sống, tham gia sinh hoạt văn hoá, thể thao, du lịch, xã hội, từ thiện,. Các tổ chức xã hội có quy mô rất khác nhau: có tổ chức hình thành hệ thống trong cả nước, ở tất cả các địa phương, hoặc tham gia tổ chức quốc tế tương ứng; có tổ chức chỉ hoạt động ở địa phương hoặc ở cơ sở. Các tổ chức xã hội phát triển và hoạt động có kết quả là sự phản ánh mức độ tiến bộ về dân trí và dân chủ trong xã hội. Nhà nước có trách nhiệm quản lí, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội ra đời và hoạt động đúng pháp luật, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân

pdf39 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2459 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tổ chức xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận TỔ CHỨC XÃ HỘI 1 I.Khái niệm tổ chức xã hội I.1.Khái niệm: Mỗi một xã hội để tồn tại và phát triển được đều có một hệ thống tổ chức xã hội để đảm bảo trật tự, ổn định trong xã hội đó. Vậy tổ chức xã hội là gì và được tổ chức như thế nào? Theo nghĩa rộng: tổ chức xã hội chỉ bất kì tổ chức nào trong xã hội. Theo nghĩa hẹp: Tổ chức xã hội chính là một tiểu hệ thống xã hội trong một tổ chức xã hội nào đó. Trong xã hội học: Tổ chức xã hội là một thành phần của các cấu trúc xã hội, là một dạng hoạt động, là mức độ trật tự bên trong và sự thống nhất hài hoà của các bộ phận của hệ thống xã hội. Như vậy tổ chức xã hội là một hệ thống các quan hệ tập hợp liên kết cá nhân với nhau nhằm thực hiện các tiêu chí nhất định Có một cách hiểu khác về tổ chức xã hội: Tổ chức xã hội là: Hình thức tập hợp rộng rãi nhân dân theo nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính, sở thích... nhằm đáp ứng các yêu cầu đa dạng của các tầng lớp nhân dân như học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ các mặt, giúp đỡ, động viên nhau trong cuộc sống, tham gia sinh hoạt văn hoá, thể thao, du lịch, xã hội, từ thiện,.... Các tổ chức xã hội có quy mô rất khác nhau: có tổ chức hình thành hệ thống trong cả nước, ở tất cả các địa phương, hoặc tham gia tổ chức quốc tế tương ứng; có tổ chức chỉ hoạt động ở địa phương hoặc ở cơ sở. Các tổ chức xã hội phát triển và hoạt động có kết quả là sự phản ánh mức độ tiến bộ về dân trí và dân chủ trong xã hội. Nhà nước có trách nhiệm quản lí, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội ra đời và hoạt động đúng pháp luật, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. jImZ3JvdXBpZD0ma2luZD0ma2V5d29yZD14JWMzWEzK2glZTElYmIlp&pag=1 . I.1.Các đặc trưng của tổ chức xã hội: 2 Tổ chức xã hội có 5 đặc trưng: - Đó là nhóm xã hội được lập ra có chủ đích và các thành viên của nhóm đó ý thức đuợc rằng nhóm của họ tồn tại để đạt đựơc mục đích nhất định nào đó. - Nhóm xã hội được xem là tổ chức xã hội phải có sự thể hiện cụ thể các quan hệ quyền lực xã hội tức là phải có quan hệ lãnh đạo – phục tùng, có những cá nhân có khả năng điều chỉnh hành vi thái độ của người khác thuộc nấc thang quyền lực thấp hơn. Nói cách khác, trong các nhóm này có người nhiều quyền lực và những người ít quyền lực hơn. Họ được phân bố trong mạng lưới các quan hệ theo thứ bậc trên – dưới; cao – thấp. - Cùng với các quan hệ quyền lực, tổ chức xã hội là một tập hợp các vị thế vai trò. Mỗi một thành viên của tổ chức xã hội có vị thế xác định trong nhóm tức là họ đã là thành viên của tổ chức thì bao giờ họ cũng có những trách nhiệm và quyền hạn nhất định. Dù họ là những người đứng thấp nhất trong thang bậc quyền lực của tổ chức để thực hiện tốt các trách nhiệm và quyền hạn (tức là vị thế) của từng thành viên, tổ chức xã hội cũng đặt ra cho những cá nhân này một tập hợp những hành vi đựơc phép làm và không đựơc phép làm. - Vai trò của các thành viên trong tổ chức xã hội được thực hiện theo sự mong đợi của tổ chức. Nhưng nếu mọi người tự phát thực hiện các vai trò này thì có thể dẫn đến sự rối loạn hoạt động chính. Vì vậy, trong mỗi tổ chức luôn có những quy tắc điều chỉnh mối quan hệ giưã các vai trò. Những quy tắc này sẽ phối hợp thực hiện vai trò của các thành viên khiến cho tổ chức hoạt động được nhịp nhàng, ổn định. - Một loạt dấu hiệu nữa của tổ chức xã hội là phần lớn các mục đích và mối quan hệ của tổ chức xã hội đựơc công khai hoá. Tức là, không chỉ có một số người lãnh đạo tổ chức mà các thành viên của nó thậm chí đôi khi cả những người bên ngoài đều có thể biết đến mục đích của phần nhiều các hoạt động của tổ chức. Các tương tác giữa các thành viên của tổ chức và tương tác giữa các thành viên của tổ chức với bên ngoài phần nhiều dựa trên những vị thế và vai trò của họ đã đựơc thừa nhận một cách chính thức. Hơn thế, sự tương tác này thông thường đựơc thực hiện một cách công khai tức là các thành viên của tổ chức có thể đựơc biết ở những mức độ khác nhau về nội dung đó. Riêng trong tổ chức xã hội hiện đại và bộ máy quan liêu thì đặc trưng của nó là: (theo Macwerber). + Sự phân công lao động được xác định theo quy định, theo luật. Chẳng hạn những chức vụ vị trí như: hiệu trưởng, hiệu phó, trưởng khoa…trong một trường đại học thì được xác định theo những quy định của bộ và nhà nước. + Một hệ thống ban hành mệnh lệnh theo thứ bậc từ trên xuống dưới với nhiều cấp bậc khác nhau. + Một hệ thống văn phòng, hành chính công khai, được bổ sung bằng những tập tài liệu viết 3 + Những quy trình đào tạo chính thức cho những công việc trong tổ chức sẽ giúp các cá nhân làm việc hiệu quả hơn, đơn giản hơn so với việc tự mày mò học hỏi qua kinh nghiệm bản thân, + Trong tổ chức, những người lao động cống hiến toàn bộ sự quan tâm và sức lực của mình cho hoạt động của tổ chức và coi đó là sự nghiệp, một ngành nghề. + Những quy định của tổ chức hoặc chính thức ít nhiều ổn định có thể học được và tuân theo một cách dễ dàng. Những quy định này giúp điều chỉnh và định hướng công việc của mỗi thành viên. II.Các tính chất của tổ chức xã hội II.1. Phân công lao động xã hội ( PCLĐXH). II.1.1.Khái niệm Phân công lao động xã hội là sự tách biệt các lao động khác nhau trong xã hội. Phân công lao động XH gắn liền với chuyên môn hóa trong sản xuất - kinh doanh nên nó mang ý nghĩa tích cực, tiến bộ và là biểu hiện trình độ phát triển kinh tế - xã hội.(theo từ điển bách khoa toàn thư) II.1.2.Phân loại Phân công lao động bao gồm: - Phân công lao động chung: là phân chia nền kinh tế thành các loại sản xuất khác nhau như: nông nghiệp, công nghiệp... - Phân công lao động riêng ( phân công lao động đặc thù) là phân chia sản xuất thành những ngành và phân ngành. Ví dụ: trong công nghiệp có công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, trong nông nghiệp có ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi... - Phân công lao động cá biệt: là phân công lao động trong nội bộ doanh nghiệp. Đó là sự tách riêng các hoạt động lao động trong phạm vi một tập thể lao động nhất định ( phân xưởng, công đoạn sản xuất...). II.1.3. Một số hình thức phân công lao động phổ biến. a. Phân công lao động theo giới tính. Đây là một hình thái phân công lao động tự nhiên, tồn tại ở giai đoạn đầu của XH nguyên thuỷ, các loại hình lao động được phân theo giới tính nam - nữ. Đàn ông lo việc săn bắt, đàn bà hái lượm và trong thời kì này người phụ nữ đóng vai trò 4 là lao động chính trong gia đình. Cách phân công LĐ này được duy trì trong những thời kì lịch sử muộn hơn nhưng phạm vi ngày càng thu hẹp hơn. Khi nông nghiệp dùng cày xuất hiện, các công việc sản xuất chính nằm trong tay đàn ông, đàn bà chủ yếu chăm lo việc gia đình và vai trò lao động của người đàn ông trong gia đình ngày càng quan trọng hơn. b. Phân công lao động theo lứa tuổi. Đây là hình thức phân công lao động dựa trên tuổi của người lao động để bố trí công việc phù hợp nhằm sử dụng có hiệu quả nhất khả năng lao động của người lao động. c. Phân công lao động theo lãnh thổ. Dựa vào các điều kiện về tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng địa lý để xây dựng các vùng chuyên môn hoá sản xuất với một hay một số sản phẩm nhằm cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước. Phân công LĐ theo lãnh thổ nhằm nâng cao năng suất lao động XH do đã sử dụng hợp lý thế mạnh của từng vùng, tổ chức hợp lý mối liên hệ lãnh thổ sản xuất và tiêu thụ trên một mạng lưới giao thông vận tải tốt. Phân công lao động theo lãnh thổ là nhân tố tạo ra vùng kinh tế quan trọng nhất. d. Phân công lao động theo cơ cấu ngành kinh té. Đó là sự phân công lao động theo các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Sự phân công lao động theo cơ cấu ngành hợp lý, tăng tỉ lệ lao động trong công nghiệp, dịch vụ, giảm tỉ lệ lao động trong nông nghiệp sẽ thể hiện một nền kinh tế phát triển. Ngoài các hình thức phân công lao động trên chúng ta còn có thể phân công LĐ dựa trên trình độ chuyên môn và kinh nghiệm. Theo đó sẽ phân công việc theo khả năng và trình độ của người lao động một cách thích hợp nhất. II.1.4. Những xã hội điển hình với sự phân công lao động tương ứng. a. Xã hội nguyên thuỷ ( XH săn bắt và hái lượm). Là một XH sử dụng công cụ đơn giản để săn thú và hái lượm. Ở giai đoạn phát triển của văn hoá XH đầu tiên này nam giới đảm nhiệm việc săn bắt, phụ nữ hái lượm. Người tạo ra lương thực chính là người phụ nữ. Đây chính là lý do dẫn tới việc người phụ nữ giữ vai trò chủ đạo trong gia đình. Như vậy, ngay từ thủa nguyên sơ của lịch sử đã có sự phân công LĐXH một cách sơ đẳng. b. Xã hội nông nghiệp. Khi nông nghiệp xuất hiện thì nam giới dần chuyển sang vị trí chủ đạo trong sản xuất lương thực. Nhiều khi nam giới đảm nhiệm cả hai công việc chính liên quan đến nông nghiệp: đi cày và chăn nuôi. Từ đó dẫn tới người phụ nữ đảm nhận những công việc phụ còn lại và điều đó góp phần làm giảm địa vị của người phụ nữ trong gia đình. c. Xã hội công nghiệp. 5 Là XH sản xuất bằng công nghệ sản xuất cao, trang thiết bị hiên đại. Quá trình phát triển công nghiệp làm cho chuyên môn hoá ngày càng tăng cao. Trong XH vị trí nam và nữ dần được bình quyền, người lao động tham gia vào mọi lĩnh vực sản xuất. II.1.5. Ý nghĩa, vai trò của phân công lao động. Phân công lao động hợp lý có tác dụng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả của sản xuất, tăng năng suất lao động. Do phân công lao động mà có thể chuyên môn hoá người lao động, chuyên môn hoá được công cụ lao động, cho phép tạo ra những công cụ chuyên dùng có năng suất lao động cao hơn. Người công nhân có thể làm một một loạt công việc, không mất thời gian vào việc điều chỉnh lại thiết bị, thay dụng cụ để làm những công việc khác nhau. Mác đã viết: "Kết quả của việc phân công các ngành sản xuất XH là sản xuất hàng hoá được tốt hơn, các thiên hướng khác nhau và tài năng con người lựa chọn được lĩnh vực hoạt động thích ứng. Không có giới hạn về phạm vi hoạt động thì không thể hoàn thành được một cái gì đáng kể trong bất kì lĩnh vực nào. Do đó, ngay cả sản xuất và người sản xuất sản phẩm cũng nhờ phân công lao động mà hoàn thiện hơn ".( " Mác và Anghen tuyển tập, tập 23, trang 378) II.2.Quyền lực Quyền lực là 1 dạng quan hệ XH,biểu hiện ở khả năng 1 cá nhân hoặc nhóm điều khiển hành vi, thái độ, quan điểm của các cá nhân,các nhóm khác. Chủ thể và khách thể thực hiện quyền lực XH có thể là 1 cá nhân, 1 nhóm XH hay 1 cộng đồng, 1 XH; thực chất quyền lực chính là việc giời hạn đồng thời mở rộng mức độ tự do của các chủ thể và khách thể thực hiện quyền lực. - Tức là, nếu như chúng ta tham gia vào quan hệ quyền lực, 1 mặt chúng ta lạp tức sẽ bị hạn chế mức độ tự do hành động so với mức tự do hành động trước đó, mÆt khác đồng thời chúng ta cũng sẽ dược mở rộng thêm những mức tự do mới mà trước đó chúng ta chưa hề có.VD:1 người lao động tự do chỉ phải tuân theo những quy định của pháp luật nhưng khi anh ta tham gia vào làm việc tại 1 cơ quan nào đó thì anh ta một mặt không được tự do như khi làm việc tự do mà phải tuân theo những quy định của cơ quan về giờ làm việc,về tốc độ,về chất lượng…nhưng mặt khác anh ta cũng có thể được tham gia vào những điều mà trước đó anh không được phép làm:được nghỉ ngày cuối tuần mà vẫn có lương. Tất nhiên những cái bị giới hạn và những cái được mở rộng không phải như nhau. Do đó, việc so sánh giữa cái “được” và cái “mất” khi tham gia vào các quan hệ quyền lực sẽ giúp cho các quyết định có tham gia vào nó hay không. 6 - Thông thường, mức tự do hành động của chủ thể quyền lực rộng hơn khách thể quyền lực.Trong định nghĩa của Weber về quyền lực,ông đã nhấn mạnh đến bộ mặt thứ nhất của nó:”Quyền lực là khả năng của cá nhân hay nhóm người thực hiện được ý chí của họ,bất chấp sự chống đối của người khác”.Chính vì vậy, nhìn từ góc độ chủ thể đến khách thể quỳền lực thì quyền lực là sự lãnh đạo,phục tùng. Nói cách khác, cái “được” của chủ thể quyền lực nhiều hơn cái “mất”. Chính vì lẽ đó, việc trở thành 1 chủ thể quyền lực là 1 ham muốn phổ biến trong XH. Hơn thế nữa, quyền lực trở thành 1 giá trị XH. - Xem xét quyền lực phải đặt trong bối cảnh toàn XH nói chung chứ không phải trong quan hệ giữa 2 bên các nhân, nhóm. Chúng ta có thể hiểu quyền lực là khả năng áp đặt ý chí của mình lên người khác, tác động lên khả năng động viên các nguồn lực để đạt được 1 mục đích của mình. - Theo Dahrendorf , sự phân chia quyền lực là một nhân tố quyết định, trọng đối với cấu trúc xã hội và quyền lực là nguồn gốc của mâu thuẫn. Mâu thuẫn tất yếu nảy sinh từ cuộc đấu tranh vì quyền lực giữa các nhóm có lợi ích đối lập nhau. Có thể đó cùng là mâu thuẫn giữa một bên là những người cố bảo vệ và duy trì quyền lực và một bên cố kháng cự và tìm cách giành lấy quyền lực. * Điều kiện cơ bản của quyền lực: Weber chỉ ra 2 điều kiện cơ bản của quyền lực: - Thứ nhất:cả 2 bên gồm người có quyền lực và người bị quyền lực chi phối đều phải tham gia vào hành động xã hội. - Thứ hai:người có quyền lực phải là người nắm giữ vị trí nhất định trong cộng đồng xh. a.Nguồn gốc của quyền lực: + Max Weber cho rằng quyên lực có nguồn gốc là kinh tế và các yếu tố phi kinh tế như: gia đình, học vấn, tôn giáo, uy quyền...Trong các dạng quyền lực XH, quyền lực quan trọng nhất là quyền lực chính trị. Quyền lực chính trị thường được các cơ quan của chính phủ thực hiện. + Parsons cho rằng nguồn gốc của quyền lực nằm ở các vị thế của 1 cấu trúc XH. Cấu trúc này hoạt động hài hoà, ổn định. Nó qui định cho mỗi vị thế XH 1 quyền hạn tương ứng. Tức là khi chúng ta thực hiện các vai trò được XH trao cho thì chúng ta cũng thực hiện quyền lực mà chúng ta được uỷ nhiệm. Như vậy, XH đã tạo cho các vai trò này 1 sự hợp pháp, hay 1 sự chính đáng, nói cách khác đó chính 7 là quyền lực. Quyền lực của các vai trò XH không giống nhau những chúng phối hợp với nhau để tạo ra 1 cơ cấu thống nhất và hài hoà. + Theo quan điểm Macxit thì nguồn gốc quyền lực chính là sự sở hữu hay không sở hữu tư liệu sản xuất. Chế độ sở hữu tư nhân là nguồn gốc tạo ra sự phân chia quyền lực trong XH mà ở đó người chiếm hữu tư liệu sản xuất là người có quyền lực điều chỉnh hành vi và cơ hội của người không sở hữu tư liệu sản xuất. Như vậy,chỉ khi nào chúng ta xoá bỏ chế độ tư hữu thì mới xoá bỏ được nguồn gốc tạo ra sự bất bình đẳng và không còn người thống trị và bóc lột người khác. b.Các hình thức quyền lực XH: - Cưỡng bức(Force): 1dạng quyền lực có sử dụng sự ép buộc về thể xác để áp đặt ý chí của người này cho người khác. Tuy nhiên hình thức này cũng khá phổ biến trong mọi XH. - Uy quyền(Authority): là dạng quyền lực có sự đồng tình của công chúng, là “khả năng mà 1 mệnh lệnh và nội dung đặc thù nhất định sẽ được chấp hành bởi 1 nhóm người nhất định”(Max Weber). Những mệnh lệnh thường được đưa ra trong các tổ chức. Chúng được hợp thức hoá theo thứ bậc. Thứ bậc này cho phép người ra lệnh các quyền kiểm soát hành vi của người dưới quyền. Như vậy, dạng quyền lực uy quyền này được hợp pháp hoá. Khi 1 người lãnh đạo thiếu sự đồng tình thì hoặc người đó thực thi quyền lực của mình bằng dạng cưỡng bức hoặc là nhường quyền lực cho người khác. - Theo Weber có 3 loại uy quyền:  Uy quyền lôi cuốn: dựa trên sự tôn sùng và sẵn sàng hiến dâng của các thành viên đối với thủ lĩnh của mình. VD:Chúa Giêsu và các môn đồ của người  Uy quyền truyền thống: dựa trên truyền thống và thói quen. VD:Uy quyền của của người giáo viên đối với học sinh của mình,hoặc uy quyền của người chồng với người vợ của mình  Uy quyền hợp pháp, hợp lí: dựa trên niềm tin về tính đúng đắn và sự cần thiết của những luật lệ,qui định chính thức:trong các tổ chức như:ở công ty 8 * Mills cho rằng:khi nói tới quyền lực,ta cần phải phân biệt rõ 3 hình thái của quyền lực:(1):quyền lực cưỡng chế(Coercion)-khả năng bắt người khác phải tuân theo,phải làm theo ý chí,nguyện vọng của mình;(2):quyền lực thống trị(Authority)-quyền lực được những người dưới quyền tự nguyện tin là chính đáng,là đúng đắn;(3):quyền lực thao túng(Manipulation)-quyền lực được thực thi mà người không cóquyền lực không hề biết. * Một số dạng quyền lực khác có thể là: - Quyền lực tuyệt đối là dạng quyền lực không chấp nhận bất cứ sự khác biệt và sự chống đối nào. Quyền lực tuyệt đối tham gia vào tất cả các mặt của đời sống XH. Đối lập với quyền lực tuyệt đối là quyền lực giới hạn. - Quyền lực quân chủ: là mọi quyền hành đều tập trung ở trong tay 1 người như vua của 1 nước hoặc độc tài. - Quyền lực thiểu số là quyền lực do nhóm thiểu số trong XH thực hiện đối với nhóm đa số. Quyền lực thiểu số thường là quyền lực của nhóm người giàu vì vậy nó mang tính tài phiệt. - Quyền lực dân chủ : đó là quyền của nhân dân và đa số nhân dân tham gia vào quyền lực này.Thông thường qua hình thức bỏ phiếu xác định nhân vật quan trọng hoặc họ điều chỉnh trực tiếp. Quyền lực dân chủ có hai loại hình : trực tiếp và gián tiếp. Quan niệm của Weber về quyền lực Theo từ điển XHH thì quyền lực chỉ một khoảng không gian hành động mà một bộ phận xã hội chiếm giữ,cho phép gây ảnh hưởng lên một người khác bên dưới mà người đó không thể lẩn tránh được.Nói chung quyền lực thường biểu đạt một khái niệm bậc trên để nhận thức ưu thế có được về mặt xã hội. Weber đã đưa ra định nghĩa nổi tiếng về quyền lực trong đó nhấn mạnh bộ mặt thứ nhất của nó .Quyền lực là khả năng của cá nhân hay nhóm người thực hiện được ý chí của họ bất chấp sự chống đối của người khác . Nhìn chung chúng ta hiểu quyền lực là cơ hội mà một người hay nhóm người thực hiện ý chí của họ trong một hành động cộng đồng thậm chí chống lại sự kháng cự của những người khác đang tham gia trong hành động đó . Trong khái niệm này Weber đã chỉ ra 2 điều kiện cơ bản của quyền lực. Đó là: - Thứ nhất:cả 2 bên gồm người có quyền lực và người bị quyền lực chi phối đều phải tham gia vào hành động XH Với Weber, hành động xã hội là hành động hướng đến những người khác có ý nghĩa và hướng đến cái mà chú thể gán cho một ý nghĩa chủ quan. ông cho rằng giải 9 thích xã hội học dối với hành động phải bắt đầu bằng việc quan sát và lý giải trạng thái tinh thần chủ quan. Theo quan niệm của Weber, một hành động xã hội là một hành động của một cá nhân mà có gắn một ý nghĩa vào hành động ấy, và cá nhân đó tính đến hành vi của người khác, bằng cách như vậy mà định hướng vào chuỗi hành động đó. Một hành động mà một cá nhân không nghĩ về nó thì không thể là một hành động xã hội. Mọi hành động không tính đến sự tồn tại và những phản ứng có thể có từ những người khác thì không phải là hành động xã hội. Hành động không phải là kết quả của quá trình suy nghĩ có ý thức thì không phải là hành động xã hội. Weber cho rằng xã hội học cố gắng diễn giải hành động nhờ phương pháp luận về kiểu loại lý tưởng. Ông thực hành phương pháp này để xây dựng một phân loại học về hành động xã hội gồm bốn kiểu: kiểu hành động truyền thống được thực hiện bởi vì nó vẫn được làm như thế từ xưa đến nay, kiểu hành động cảm tính bị dẫn dắt bởi cảm xúc, kiểu hành động duy lý - giá trị hướng tới các giá trị tối hậu, kiểu hành động duy lý - mục đích hay còn gọi là kiểu hành động mang tính công cụ. - Thứ hai : người có quyền lực phải là người nắm giữ vị trí nhất định trong cộng đồng XH Sự thống trị theo Mac weber là khả năng mà một mệnh lệnh với nội dung đã cho sẽ được một nhóm người nhất định tuân theo. Quyền lực là khả năng mà một người trong quan hệ XH có vị thế thực hiện ý chí của mình bất chấp sự kháng cự của người khác Quyền lực có nghĩa là mỗi cơ hội thực hiện ý định bản thân kể cả có sự chống đối trong phạm vi một mối quan hệ - XH dù cơ hội đó dựa trên cơ sở nào Ở đây thống trị được xem là biểu hiện bên ngoài được thể chế hóa hợp pháp của quyề
Luận văn liên quan