Tiểu luận Toàn cầu hóa về kinh tế và vấn đề chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam

Với hai từ “hội nhập” và “toàn cầu hóa” dường như đã khái quát được xu thế phát triển của thế giới từ giai đoạn 1980 đến nay. Xu thế này đã và đang diễn ra một cách rõ ràng nhanh chóng. Với sự chấm dứt chiến tranh lạnh, sự sụp đổ của hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa, sự bùng nổ của thị trường tài chính toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia mà nổi bật là các tổ chức kinh tế như tổ chức WTO thì dường như toàn cầu hóa đang là một xu hướng tất yếu và nó đang trở thành một trong những xu hướng chủ yếu trong quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay. Có rất nhiều ý kiến khác nhau khi đánh giá về quá trình này. Có người ủng hộ và cổ vũ cho quá trình toàn cầu hóa, xem nó như một giải pháp cứu cánh của mọi quốc gia. Cũng có người chống lại toàn cầu hóa, xem nó là nguy cơ đe dọa các quốc gia. Không chỉ ở những nước đang phát triển mới có cách nhìn nhận như vậy mà ngay cả những nước phát triển như Mỹ và các nước Châu Âu cũng có hai cách nhìn nhận ngược chiều nhau. Vấn đề là cần phải nhận thức rõ về xu hướng toàn cầu hóa để từ đó lựa chọn cho mình con đường đi tốt nhất. Hiện nay xu hướng toàn cầu hóa ngày càng mở rộng, sự liên hệ phụ thuộc và ràng buộc lẫn nhau trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội giữa các nước ngày càng tăng, thì bất cứ một sự đóng cửa, khép kín của quốc gia, dân tộc nào cũng đều phải trả giá. Quá trình toàn cầu hóa mang lại nhiều cơ hội và thách thức không thể xem thường đối với các quốc gia phát triển hay không phát triển, chủ động hay không chủ động, tự giác hay không tự giác tham gia hội nhập. Làm sao tận dụng được cơ hội, vượt qua thách thức, thể hiện cất cánh kinh tế.

doc37 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7067 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Toàn cầu hóa về kinh tế và vấn đề chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan