Tiểu luận Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế, thì phát triển kinh tế có vai rò rất quan trọng; trong việc thực hiện kinh doanh, buôn bán, sản xuất hàng hóa thì sở hữu công nghiệp là việc không thể thiếu. Việc thiếu hiểu biết về sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp gây ra những thiệt hại rất lớn cho chủ thể sản xuất, buôn bán và kinh tế đất nước. Xuất phát từ nhu cầu và đòi hỏi mới phát sinh từ thực tiễn trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước đã đặc biệt chú trọng tới công tác xây dựng, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tron đó có quyền sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, do mặt trái của nền kinh tế thị trường kết hợp nhiều nguyên nhân mà tình trạng vi phạm pháp luật về sở hữu ngày càng trở nên phổ biến, tinh vi, gây nhiều hậu quả xấu tác động đến nên kinh tế trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, tìm hiểu cơ sở pháp lý, quy định của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có ý nghĩa vô cùng to lớn. Thông qua tình hình thực tế nắm bắt được, chúng ta có thể biết được xu hướng phát triển của tội phạm qua đó tìm ra được những phương pháp tuyên truyền pháp luật và đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật cũng như những giải pháp đúng đắn, sát thực nhằm đấu tranh phòng, chống có hiệu quả tội phạm này.

doc22 trang | Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 4818 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Lời mở đầu Trang 1 Chương 1: Tổng quan, một số vấn đề chung về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong luật hình sự Trang 2 1. Khái niệm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Trang 2 2. Các đặc điểm cơ bản của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Trang 2 3. Tính hiệu quả của việc ghi nhận tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong luật hình sự Trang 3 Chương 2: Quy định của luật hình sự về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Trang 4 1. Những đặc điểm, dấu hiệu pháp lý của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Trang 4 2. Hình phạt đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Trang 7 3. Phân biệt tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với một số tội phạm khác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ Trang 9 Chương 3: nguyên nhân, thực trạng tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hiện nay và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Trang 13 1. Nguyên nhân tình hình tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp 13 2. Thực trạng tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại tỉnh Kiên Giang Trang 16 3. Một số giải pháp góp phần phòng, chống tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Trang 17 Kết luận Trang 19 ------------- LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế, thì phát triển kinh tế có vai rò rất quan trọng; trong việc thực hiện kinh doanh, buôn bán, sản xuất hàng hóa thì sở hữu công nghiệp là việc không thể thiếu. Việc thiếu hiểu biết về sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp gây ra những thiệt hại rất lớn cho chủ thể sản xuất, buôn bán và kinh tế đất nước. Xuất phát từ nhu cầu và đòi hỏi mới phát sinh từ thực tiễn trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước đã đặc biệt chú trọng tới công tác xây dựng, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tron đó có quyền sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, do mặt trái của nền kinh tế thị trường kết hợp nhiều nguyên nhân mà tình trạng vi phạm pháp luật về sở hữu ngày càng trở nên phổ biến, tinh vi, gây nhiều hậu quả xấu tác động đến nên kinh tế trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, tìm hiểu cơ sở pháp lý, quy định của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có ý nghĩa vô cùng to lớn. Thông qua tình hình thực tế nắm bắt được, chúng ta có thể biết được xu hướng phát triển của tội phạm qua đó tìm ra được những phương pháp tuyên truyền pháp luật và đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật cũng như những giải pháp đúng đắn, sát thực nhằm đấu tranh phòng, chống có hiệu quả tội phạm này. Hạn chế của đề tài: Do khi chọn đề tài đi vào nghiên cứu lý luận và sau đó mới tìm số liệu xét xử Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Do từ trước đến nay không điều tra, truy tố, xử vụ việc nào có liên quan đến Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nên không có số liệu cho tiểu luận và trong quá trình làm bài không tránh khỏi những sai sót. Mong quý Thầy niệm tình thông cảm bỏ qua, tạo điều kiện cho em hoàn thành môn học. Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô! Chương 1: TỔNG QUAN, MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TRONG LUẬT HÌNH SỰ 1. Khái niệm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại. 2. Các đặc điểm cơ bản của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có bốn đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là hành vi nguy hiểm cho xã hội: Đó là hành vi gây nên thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được pháp luật hình sự bảo vệ. Đây căn cứ để phân biệt hành vi là tội phạm với các hành vi vi phạm pháp luật khác. Thứ hai, tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là hành vi bị luật hình sự cấm (còn gọi là tính trái pháp luật hình sự của tội phạm): Đặc điểm pháp lý về hình thức của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy định trong luật hình sự thể hiện ở Điều 2 Bộ luật hình sự hiện hành: "Chỉ người nào phạm một tội đã được luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự" và tại Điều 171 Bộ luật hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009), đã áp dụng chế tài đối với người thực hiện hành vi phạm tội là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù có thời hạn. Thứ ba, tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý: Chủ thể của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải là người ở trong trạng thái bình thường (không bị bệnh tâm thần hoặc bệnh lý khác làm mất hoàn toàn khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi) và tại thời điểm thực hiện tội phạm, người này còn phải đạt đến một độ tuổi nhất định mà luật hình sự quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Cùng với năng lực trách nhiệm hình sự, chủ thể khi thực hiện tội phạm ngoài độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì yếu tố lỗi cũng là một đặc điểm chủ quan (lỗi cố ý) mang tính bắt buộc; gây nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi do mình gây ra nhưng vẫn mong muốn hậu quả xảy ra. Thứ tư, đối tượng của tội phạm này là xâm phạm đến nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại của quyền sở hữu công nghiệp cụ thể: Bộ luật hình sự năm 1999 khi chưa sửa đổi, bổ sung thì đối tượng tác động của tội phạm gồm rất nhiều: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa v.v.. đang được bảo hộ tại Việt Nam). Sau khi sửa đổi năm 2009 thì thì đối tượng tác động của tội phạm này chủ yếu là nhãn hiệu gồm (nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết) và chỉ dẫn địa lý (chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý chỉ có thể là tổ chức hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền). 3. Tính hiệu quả của việc ghi nhận tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong luật hình sự. Một là, tạo ra hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể trong xã hội, khuyến khích khả năng sáng tạo các tài sản trí tuệ, tạo động lực để phát triển kinh tế, phát triển khoa học kỹ thuật và hướng tới một môi trường kinh doanh lành mạnh. Hai là, việc quy định tội phạm này trong luật hình sự đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc đấu tranh phòng, chống các xâm phạm về sở hữu công nghiệp nói chung và tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nói riêng. Góp phần giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật về sở hữu công nghiệp. Ba là, việc ghi nhận tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong luật hình sự còn là một bước quan trọng để tiến tới hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 1. Những đặc điểm, dấu hiệu pháp lý của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp cũng như tất cả các tội phạm khác bao giờ cũng là sự hợp thành của bốn yếu tố: Khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan.. Bởi tính chất quyết định của chúng cho nên khi nghiên cứu về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nói riêng và tất cả các tội phạm khác nói chung, ta nhất thiết phải xem xét đánh giá một cách toàn diện và đầy đủ cả bốn dấu hiệu này. 1.1. Khách thể của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại đến. Khách thể của tội phạm này chính là quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam. Đối tượng tác động của tội phạm là nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam. Trong nhãn hiệu có một số trường hợp như: nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng. Nhãn hiệu có thể dùng được cho sản phẩm hoặc dịch vụ nhưng chỉ dẫn địa lý chỉ dùng cho sản phẩm; chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân song chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý lại chỉ có thể là tổ chức hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây chính là những điểm khác biệt dễ nhận ra giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. 1.2. Mặt khách quan của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm bao gồm các biểu hiện tội phạm diễn ra như: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả của tội phạm, mối quan hệ giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả; những biểu hiện khác thuộc mặt khách quan của tội phạm như định lượng về giá trị, vật chất. Trong đó, dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm: Là hành vi "xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại". Các hành vi thuộc mặt khách quan của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có thể làm rõ ở đây gồm có hai dạng hành vi: - Hành vi chiếm đoạt quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam. Hành vi này là hành động, người phạm tội cố ý dịch chuyển nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của người khác thành của mình bằng nhiều thủ đoạn như dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, gian dối hay lén lút.v.v.. Hành vi này đồng thời làm cho chủ sở hữu nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý mất đi khả năng thực tế thực hiện đầy đủ quyền năng của mình. Hành vi chiếm đoạt này là tài sản trí tuệ (một loại tài sản vô hình), là kết quả của sự sáng tạo đã được bảo hộ và được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào. - Hành vi sử dụng bất hợp pháp nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam. Đây là hành vi khai thác lợi ích, công dụng của nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của chủ thể khác mà không được sự cho phép của chủ thể đó (có thể chủ sở hữu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật). Các hành vi sử dụng bất hợp pháp có thể là: + Đối với nhẵn hiệu hàng hóa: Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đó. + Đối với chỉ dẫn địa lý: Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý đó. 1.3. Chủ thể của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Chủ thể của của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là cá nhân hoặc nhóm người, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm hình sự quy định trong Bộ luật hình sự. Điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định "Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng". Điều 171 Bộ luật hình sự hiện hành quy định (mức phạt của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là từ sáu tháng đến ba năm tù) vì vậy tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thuộc vào loại tội phạm ít nghiêm trọng. Chủ thể của tội phạm này có thể là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. 1.4. Mặt chủ quan của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, bao gồm các dấu hiệu về lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội. Thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó gây ra, nó là dấu hiệu chủ quan có tính bắt buộc đối với mọi tội phạm. Đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, lỗi được biểu hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Cụ thể: người phạm tội biết hành vi chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của người khác đang được bảo hộ tại Việt Nam mục đích với quy mô thương mại là nguy hiểm cho xã hội, nhận thức được hậu quả có thể hoặc tất yếu xảy ra do hành vi của mình gây nên song vẫn thực hiện với ý thức mong muốn cho hậu quả xảy ra. Trường hợp có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với lỗi cố ý gián tiếp (trường hợp người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra) hay hình thức lỗi vô ý (tức là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được (lỗi vô ý vì quá tự tin) hoặc trường hợp khác là người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội mặc dù bắt buộc phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó (lỗi vô ý do cẩu thả) thì không bị coi là tội phạm và không phải chịu trách nhiệm hình sự. 2. Hình phạt đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Theo Điều 171 Bộ luật hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về hình phạt đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp như sau: 2.1. Hình phạt chính: Bao gồm hai khung hình phạt: + Khung 1: được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có cấu thành quy định tại khoản 1 Điều 171 Bộ luật hình sự hiện hành: "Phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm". Phạt tiền: Nếu phạt tiền ở khung 1 được áp dụng là hình phạt chính thì mức phạt tối đa là năm trăm triệu đồng, mức tối thiểu là năm mươi nghìn đồng. Khi Tòa án quyết định hình phạt tiền đối với người bị kết án không được vượt quá mức tối đa đã được điều luật quy định. Cải tạo không giam giữ: Mức cải tạo không giam giữ đối người phạm tội này là không quá hai năm. Khi Tòa án quyết định hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người bị kết án không được vượt quá mức tối đa đã được điều luật quy định. Người phạm tội bị xét xử theo khoản 1 của Điều 171 Bộ luật hình sự thì chỉ bị Tòa án áp dụng hình phạt tiền hoặc là phạt cải tạo không giam giữ, không được áp dụng đồng thời cả hai loại hình phạt này. + Khung hai: được quy định tại khoản 2 của Điều 171 Bộ luật hình sự: "Phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm" đối với người phạm tội có một trong các tình tiết sau: a) Có tổ chức; (là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng tham gia tội phạm từ hai người trở lên, cũng như có sự phân công vai trò nhiệm vụ cụ thể, tính toán chu đáo và chuẩn bị kỹ càng cho việc thực hiện tội phạm) được thể hiện dưới hai dạng: Dạng thứ nhất: Những người đồng phạm cùng tham gia một tổ chức phạm tội được hình thành với phương thức hoạt động có tính chất lâu dài, bền vững; Dạng thứ hai: Những người đồng phạm cùng nhau thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhiều lần (mỗi lần đều đủ yếu tố cấu thành tội phạm) theo một kế hoạch đã được thống nhất vạch ra từ trước. b) Phạm tội nhiều lần (chủ thể phạm tội từ hai lần trở lên, mỗi lần phạm tội đều có đủ yếu tố cấu thành tội phạm nhưng chưa lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và khi đưa ra xét xử vẫn còn trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự). Phạt tiền: Tươn tự khung 1, hình phạt tiền ở khung 2 được áp dụng là hình phạt chính thì mức phạt nâng lên tối đa là năm trăm triệu đồng lên mức tối đa là một tỷ đồng, mức tối thiểu là bốn trăm triệu đồng. Khi Tòa án quyết định hình phạt tiền đối với người bị kết án không được vượt quá mức tối đa đã được điều luật quy định. Hình phạt tù: buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định (tối thiểu là sáu tháng và tối đa là ba năm). Tuy nhiên Tòa án vẫn có thể áp dụng mức hình phạt thấp hơn mức tối thiểu đã được quy định trong trường hợp người bị kết án có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và đủ điều kiện để được hưởng Điều 47 Bộ luật hình sự "Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật". 2.2. Hình phạt bổ sung: Ngoài hình phạt chính, tại khoản 3 Điều 171 còn có quy định về hình phạt bổ sung để hỗ trợ cho hình phạt chính nhằm đạt được mục đích của hình phạt. Hình phạt bổ sung không áp dụng một cách độc lập mà chỉ có thể được áp dụng đồng thời với hình phạt chính. Các hình phạt bổ sung cụ thể là: "Phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm". Hình phạt bổ sung là biện pháp có tính chất phòng ngừa, được Tòa án áp dụng đối với người bị kết án khi xét thấy nếu để người này tiếp tục đảm nhiệm chức vụ, tiếp tục hành nghề hoặc tiếp tục làm công việc nhất định nào đó thì họ có thể lại có điều kiện để phạm tội mới hoặc tiếp tục gây nguy hại cho xã hội. So hình phạt áp dụng đối với chủ thể của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhẹ hơn hầu hết hình phạt ở các tội khác trong cùng Chương "Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế", như: tội buôn lậu (Điều 153, mức hình phạt cao nhất có thể được áp dụng lên đến tù chung thân; tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 154) mức hình phạt cao nhất là 10 năm tù; tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156) mức hình phạt cao nhất là 15 năm tù; tội sản xuất buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157) mức phạt cao nhất lên đến tử hình 3. Phân biệt tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với một số tội phạm khác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ 3.1 Phân biệt tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan: * Giống nhau: Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171) và tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 170a) có những điểm giống nhau cơ bản là: Đều là những tội xâm phạm quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ và được bố trí nằm trong cùng Chương - "Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế". Các tội phạm này thường được thực hiện có tính tổ chức cao, số lượng đồng phạm đông đảo và khả năng tái phạm nhiều. - Về mặt khách quan: Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hay hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan chỉ bị coi là tội phạm khi các hành vi đó xâm phạm với "quy mô thương mại". - Về chủ thể: Cả hai tội phạm đều có chủ thể là người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. - Về mặt chủ quan: Cả hai tội phạm đều được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý. Người phạm tội biết hành vi mình thực hiện là nguy hiểm cho xã hội, nhận thức được hậu quả nguy hại có thể hoặc tất yếu xảy ra nhưng vẫn thực hiện. - Về hình phạt: Hai tội phạm này được Bộ luật hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về hình phạt tương đối giống nhau ở khung hình phạt cơ bản và hình phạt bổ sung áp dụng kèm theo. * Khác nhau: Mỗi tội phạm đều có những đặc điểm riêng nhất định cho phép phân biệt tội phạm này với tội phạm khác. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan có những điểm khác nhau cơ bản sau: - Về khách thể: + Quyền sở hữu công nghiệp: Chủ thể đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam. + Quyền tác giả, quyền liên quan: Là quyền tác giả, quyền liên quan của chủ thể đối với tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình hoặc bản sao của chúng được pháp luật bảo hộ - Về đối tượng tác động của tội phạm: + Quyền sở hữu công nghiệp: Là nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam (căn cứ để nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ chủ yếu dựa trên quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). + Quyền tác giả, quyền liên quan: Là tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình hoặc bản sao của chúng (được mặc nhiên bảo hộ không phụ thuộc vào việc đăng ký bảo hộ hay chưa) - Về mặt khách quan + Quyền sở hữu công nghiệp: gồm hai dạng hành vi: (1) hành vi chiếm đoạt quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam; và (2) hành vi sử dụng bất hợp pháp nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam. + Quyền tác giả, quyền liên quan: gồm hai dạng hành vi: (1) hành vi sao chép t
Luận văn liên quan