Như chúng ta đã biết, bội chi ngân sách là một vấn đề mà các quốc gia
đều gặp phải. Việc xử lý bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) là một vấn đề
nhạy cảm, bởi nó không chỉ tác động trước mắt đối với nền kinh tế mà còn tác
động đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Vì vậy, mỗi quốc gia đều có
những biện pháp thích hợp nhằm khắc phục bội chi ngân sách đưa bội chi đến
một mức nhất định, trong đó Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Trong
bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có những biến động lớn như: giá dầu tăng cao,
khủng hoảng tài chính tại Mỹ và nhiều nước khác, tình trạng lạm phát diễn ra tại
nhiều nước trên thế giới, vấn đề kiềm chế lạm phát đặt ra vô cùng cấp bách. Vì
vậy xử lý bội chi NSNN như thế nào để ổn định vĩ mô, thực hiện hiệu quả các
mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế – xã hội, tăng trưởng kinh tế và kiềm
chế lạm phát hiện nay là một vấn đề chính phủ cần giải quyết.
Với bài tiểu luận “ Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa bội chi
ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế “, chúng ta có thể tìm hiểu, phân
tích cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước và tăng
trưởng kinh tế, qua đó chúng ta có thể thấy được những ưu nhược điểm để tìm
ra những giải pháp, thực tiễn hợp lý để khắc phục các vần đề về bội chi ngân
sách nhà nước một cách hiệu quả hơn, từ đó tạo tiền đề vững chắc để phát triển,
tăng trưởng kinh tế.
Vì bài tiểu luận được tham khảo và sưu tầm từ nhiều nguồn tài liệu khác
nhau nên khó tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót trong quá trình thực hiện.
Rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy Trương Minh Tuấn ( giáo viên bộ
môn Lý Thuyết Tài Chinh – Tiền Tệ ) cùng các bạn đọc để cho bài tiểu luận
ngày càng hoàn thiện hơn. Mọi đóng góp ý kiến xin gởi về địa chỉ email:
nguyenthanhphu3182@gmail.com
35 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
KHOA KẾ TOÁN
----------
BÀI TIỂU LUẬN
TÓM LƯỢT LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ
GIÁO VIÊN BỘ MÔN : TRƯƠNG MINH TUẤN
SINH VIÊN THỰC HIỆN ( NHÓM 07 ) GỒM :
1. HÀ THỦY TIÊN
2. PHAN THỊ KIỀU TRINH
3. NGUYỄN THANH PHÚ
4. BÙI XUÂN CƯỜNG
5. PHẠM HỮU NHÂN
LỚP : KT02 – VB2K15
TPHCM, 11/2012
LỜI MỞ ĐẦU
o o o o o o o
Như chúng ta đã biết, bội chi ngân sách là một vấn đề mà các quốc gia
đều gặp phải. Việc xử lý bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) là một vấn đề
nhạy cảm, bởi nó không chỉ tác động trước mắt đối với nền kinh tế mà còn tác
động đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Vì vậy, mỗi quốc gia đều có
những biện pháp thích hợp nhằm khắc phục bội chi ngân sách đưa bội chi đến
một mức nhất định, trong đó Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Trong
bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có những biến động lớn như: giá dầu tăng cao,
khủng hoảng tài chính tại Mỹ và nhiều nước khác, tình trạng lạm phát diễn ra tại
nhiều nước trên thế giới, vấn đề kiềm chế lạm phát đặt ra vô cùng cấp bách. Vì
vậy xử lý bội chi NSNN như thế nào để ổn định vĩ mô, thực hiện hiệu quả các
mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế – xã hội, tăng trưởng kinh tế và kiềm
chế lạm phát hiện nay là một vấn đề chính phủ cần giải quyết.
Với bài tiểu luận “ Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa bội chi
ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế “, chúng ta có thể tìm hiểu, phân
tích cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước và tăng
trưởng kinh tế, qua đó chúng ta có thể thấy được những ưu nhược điểm để tìm
ra những giải pháp, thực tiễn hợp lý để khắc phục các vần đề về bội chi ngân
sách nhà nước một cách hiệu quả hơn, từ đó tạo tiền đề vững chắc để phát triển,
tăng trưởng kinh tế.
Vì bài tiểu luận được tham khảo và sưu tầm từ nhiều nguồn tài liệu khác
nhau nên khó tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót trong quá trình thực hiện.
Rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy Trương Minh Tuấn ( giáo viên bộ
môn Lý Thuyết Tài Chinh – Tiền Tệ ) cùng các bạn đọc để cho bài tiểu luận
ngày càng hoàn thiện hơn. Mọi đóng góp ý kiến xin gởi về địa chỉ email:
nguyenthanhphu3182@gmail.com.
Tập thể Nhóm 7 thực hiện
ĐỀ TÀI 2 : TÓM LƯỢT LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA BỘI
CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
I. LÝ THUYẾT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:
1. Khái niệm ngân sách nhà nước:
Theo luật ngân sách nhà nước đã được Quốc hội Việt Nam thông qua
năm 1996 định nghĩa thì ngân sách nhà nước là toàn bộ những khoản thu chi
của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy
định và được thực hiện trong một năm nhằm thực hiện chức năng và nhiệm
vụ của nhà nước.
Như vậy theo như định nghĩa thì quản lý chi ngân sách nhà nước cũng là
một phần quan trọng trong quản lý ngân sách nhà nước.
Theo cách hiểu đơn thuần thì quản lý chi ngân sách nhà nước là quản lý
những khoản chi tiêu của nhà nước, và nó được thực hiện bởi chủ thể là
những cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức cá nhân được nhà nước trao
quyền.
2. Chức năng ngân sách nhà nước:
a. Chức năng phân phối:
Phân phối của NSNN là phân phối các nguồn lực tài chính có liên quan
đến NN, nhằm giải quyết mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng xã hội, thực
hiện tái sản xuất mở rộng, xác lập cơ cấu kinh tế - xã hội hợp lý làm nền tảng
cho quá trình phát triển phù hợp trong từng thời kỳ.
Đặc trưng cơ bản của phân phối NSNN:
Phân phối dưới hình thức giá trị (chủ yếu sử dụng tiền tệ làm đơn vị
tính toán, làm phương tiện phân phối).
Tham gia không đầy đủ vào quá trình phân phối các yếu tố đầu vào,
chủ yếu là NN đầu tư trực tiếp, cấp vốn kinh doanh, trợ cấp đối với nền kinh
tế.
Phân phối NSNN tác động đến cả hai bên cung và bên cầu của nền
kinh tế, gắn liền với sự hình thành và sử dụng quỹ ngân sách của NN.
NN luôn là chủ thể quyết định trong các quan hệ phân phối có liên
quan đến NSNN, NN sử dụng tối đa quyền lực chính trị thực hiện chức năng
phân phối của NSNN.
Về cơ bản, quá trình phân phối lại của NSNN đa phần mang đặc tính
không hoàn trả.
b. Chức năng giám đốc:
Chức năng giám đốc của NSNN là việc giám sát, đôn đốc, kiểm tra một
cách thường xuyên, liên tục cùng với quá trình vận động của các đối tượng
phân phối NSNN nhằm đảm bảo tính hiệu quả, tiết kiệm trong việc huy động
và sử dụng đồng vốn của NSNN.
Các đặc trưng cơ bản của giám đốc NSNN là:
Giám đốc NSNN được thực hiện bởi các đại diện chính thức của NN
như: Nghị viện (Quốc hội), Chủ tịch nước (Tổng thống), các Hội đồng dân
cử, các cơ quan có trách nhiệm được ủy quyền như Kiểm toán NN, Thanh tra
NN … Ngoài ra, giám đốc tài chính còn được thực hiện bởi công luận và báo
chí (mặc dù về nguyên tắc, giám đốc NSNN được thực hiện bởi chủ thể NN).
Công cụ giám đốc NSNN là các nghiệp vụ thống kê, kế toán, kiểm
toán, nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra tài chính, chế độ công khai tài chính,
ngân sách và các phương tiện thông tin tài chính.
Giám đốc NSNN được thực hiện ở cả tầm vĩ mô và vi mô, cả gián
tiếp và trực tiếp.
Giám đốc NSNN được tiến hành từ khâu đầu đến khâu cuối cùng của
chu kỳ phân phối NSNN.
Giám đốc NSNN bao gồm giám đốc tuân thủ và giám đốc hiệu quả.
Giám đốc tuân thủ là giám đốc quá trình hình thành và sử dụng quỹ NSNN
xem có tuân thủ đúng chế độ, đúng dự toán được phê chuẩn, có nằm trong
khuôn khổ luật pháp cho phép hay không. Giám đốc hiệu quả là thông qua
quá trình phân phối thu, chi NSNN mà xem xét việc phân phối và sử dụng
NSNN có mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội không ? có lãng phí không ?
3. Vai trò của ngân sách nhà nước:
a. Vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường:
NSNN là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu
chi tiêu của nhà nước. Việc huy động các nguồn thu vào NSNN phải chú ý
đến mức động viên vào NSNN phải hợp lý. Mức động viên cao hay thấp đều
có những tác động tích cực và tiêu cực. Tỷ lệ động viên vào NSNN đối với
GDP vừa đảm bảo tính hợp lý với tốc độ tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo
cho các đơn vị cơ sở có điều kiện tích tụ vốn để tái sản xuất mở rộng.
NSNN là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội của NN. Xuất
phát từ những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường (như thị trường nhiều
khi phát ra những tín hiệu sai, làm mất cân đối cung cầu, hiện tượng lạm
phát, phá sản và thất nghiệp, hiện tượng độc quyền, vấn đề ô nhiễm môi
trường, khai thác tài nguyên thiên nhiên, vấn đề phân hóa xã hội, khu vực tư
nhân sẽ không đầu vào hàng hóa công cộng, hoặc những lĩnh vực cần vốn
lớn, nhưng chậm thu hồi vốn hoặc tỷ suất lợi nhuận không cao…), đòi hỏi
phải có sự can thiệp của NN.
b. Vai trò của ngân sách nhà nước trong hệ thống tài chính:
Năm khâu của hệ thống tài chính:
Khu vực Nhà nước (Tài chính NN).
Khu vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phi tài
chính (tài chính của khu vực phi tài chính = tài chính doanh nghiệp).
Khu vực sản xuất, kinh doanh các dịch vụ tài chính (tài chính của khu
vực tài chính = tài chính của các tổ chức tài chính trung gian).
Khu vực sản xuất, tiêu dùng ở các hộ gia đình (tài chính của các hộ gia
đình).
Khu vực hoạt động của các tổ chức xã hội không vì mục đích kinh
doanh (tài chính của các tổ chức xã hội).
Tài chính NN bao gồm ngân sách NN, dự trữ NN, tín dụng NN, ngân
hàng NN, tài chính các cơ quan hành chính NN, tài chính các đơn vị sự
nghiệp NN, tài chính DNNN, các quỹ NN, trong đó NSNN là hạt nhân.
4. Thu ngân sách nhà nước:
Thu NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa NN và xã hội, phát
sinh trong quá trình NN huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ
tiền tệ tập trung của NN nhằ thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của NN.
Thu NSNN đảm bảo nguồn vốn thực hiện các nhu cầu chi tiêu của NN,
các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của NN.
Thông qua thu NSNN, NN thực hiện việc quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh
tế - XH.
Căn cứ vào nội dung kinh tế của các nguồn thu thì thu NSNN gồm 2 loại:
Thu trong nước: thu từ kinh tế NN, thu từ các thành phần kinh tế ngoài
KTNN, thu từ các hoạt động sự nghiệp, thu khác…
Thu ngoài nước: bao gồm các khoản thu về vay, viện trợ, ủng hộ của
CP các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ…
Căn cứ vào tính chất kinh tế của các nguồn thu thì thu NSNN gồm 2 loại:
Thu từ thuế và các khoản mang tính chất thuế (phí, lệ phí,…) hay còn
gọi là thu từ thuế, phí, lệ phí.
Các khoản thu không mang tính chất thuế (hay còn gọi là thu ngoài
thuế, phí, lệ phí).
a. Thuế:
Các đặc điểm của thuế:
Thuế mang tính chất cưỡng chế.
Thuế không có đối giá trực tiếp: dù nộp ít hay nhiều đều được NN đối
xử bình đẳng trước pháp luật.
Thuế dùng vào chi tiêu công cộng (ngoài 1 phần cung cấp cho quản lý
hành chính).
Thuế mang tính chất vĩnh viễn (không giống như hình thức cho vay).
Vai trò của thuế trong nền KTTT:
Thuế là khoản thu chủ yếu của NSNN (thể hiện ở chỗ: thuế là khoản
đóng góp mang tính chất pháp lệnh của NN, là khoản thu mang t/c ổn định,
không hoàn trả trực tiếp cho người nộp, hình thức thu bao quát được hầu hết
các hoạt động SXKD, các nguồn thu nhập và mọi tiêu dùng XH, đảm bảo
được tính tự chủ trong cân đối NS, thể hiện một nền tài chính QG lành mạnh.
Thuế là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Thuế là công cụ góp phần điều hòa thu nhập và thực hiện bình đẳng,
công bằng xã hội.
Phân loại thuế: căn cứ vào tính chất của thuế, thuế được chia thành 2 loại:
Thuế trực thu (người nộp thuế = người chịu thuế).
Ví dụ: Thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân,…
Ưu điểm: công bằng (phù hợp với khả năng từng đối tượng).
Nhược điểm: Thường dễ có thái độ từ chối, trốn thuế. Cơ sở tính thuế là
đánh vào thu nhập có trừ đi chi phí cần thiết (xác định sao cho hợp lý ?).
Việc quản lý khó khăn, phức tạp, tốn nhiều chi phí quản lý.
Thuế gián thu (người trực tiếp nộp thuế # người chịu thuế). Là 1 yếu
tố cấu thành trong giá cả, nhằm động viên một phần thu nhập của người tiêu
dùng.
Ví dụ: Thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt,…
Ưu điểm: thuế cao hay thấp tùy theo túi tiền của người tiêu dùng, năng
suất thu tương đối ổn định vì nhu cầu tiêu dùng lúc nào vẫn tồn tại, tránh
được quan hệ căng thẳng giữa NN và người nộp thuế, dễ điều chỉnh tăng
thuế, là công cụ điều tiết bảo hộ sản xuất kinh doanh trong nước, hướng dẫn
tiêu dùng, dễ quản lý và chi phí quản lý ít hơn thuế trực thu.
Nhược điểm: Không đảm bảo tính công bằng vì chúng ảnh hưởng rất
khác nhau đối với kẻ giàu, người nghèo.
Căn cứ vào đối tượng tính thuế:
Thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ: thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế XNK,…
Thuế đánh vào thu nhập: thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân,…
Thuế đánh vào tài sản: thuế nhà đất, thuế tài sản,…
Thuế đánh vào việc sử dụng tài sản của NN: thuế tài nguyên, thuế sử
dụng đất nông nghiệp.
Căn cứ theo chế độ phân cấp quản lý NSNN:
Thuế trung ương: ngân sách trung ương được hưởng 100%. Tại Việt
Nam : thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa nhập
khẩu, thuế VAT hàng hóa nhập khẩu…
Thuế địa phương: là loại thuế thuộc khoản thu NS địa phương 100%.
Tại Việt Nam : thuế môn bài, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất,
thuế sử dụng đất nông nghiệp…
Thuế điều tiết: là loại thuế được phân chia giữa NS trung ương và NS
địa phương theo tỉ lệ nhất định. Tại Việt Nam : thuế VAT (không kể thuế
VAT hàng hóa nhập khẩu, thuế VAT từ hoạt động xổ số kiến thiết), thuế tiêu
thụ đặc biệt từ hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước (không kể thuế tiêu thụ
đặc biệt từ hoạt động xổ số kiến thiết), thuế thu nhập DN (không kể thuế thu
nhập DN từ hoạt động xổ số kiến thiết)…
b. Phí, lệ phí:
Phí là một khoản thu mang tính chất bù đắp hay là một khoản nộp có
tính chất bắt buộc đối với các thể nhân, pháp nhân do được hưởng một lợi
ích hoặc được sử dụng một dịch vụ công cộng nào đó do NN cung cấp.
Ví dụ: Thủy lợi phí; phí kiểm dịch động vật, thực vật; phí chứng nhận
xuất xứ hàng hóa; phí chợ; phí qua cầu; phí qua đò, qua phà; phí sử dụng
cảng, nhà ga; phí xác minh giấy tờ, tài liệu; phí an ninh, trật tự, an toàn XH;
phí giới thiệu việc làm; học phí . . .
Lệ phí là khoản thu của NSNN, vừa mang t/c phục vụ cho người nộp
lệ phí về việc thực hiện một số thủ tục hành chính, vừa mang tính chất động
viên đóng góp cho NSNN
Ví dụ: lệ phí quốc tịch; lệ phí tòa án; lệ phí trước bạ; lệ phí cấp biển số
nhà; lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký KD; lệ phí hải quan; lệ phí chứng
thực; lệ phí công chứng; lệ phí cấp văn bằng, chứng chỉ . . .
So sánh với thuế:
+ Giống nhau: là khoản thu của NSNN, là khoản đóng góp của các thể
nhân, pháp nhân, mang tính chất bắt buộc, ổn định tương đối, đều được
lượng hóa thông qua tiền tệ.
+ Khác nhau:
Thuế
- Là luật định, dưới hình thức luật
hoặc pháp lệnh do Quốc Hội ban
hành, bãi bỏ, hoặc sửa đổi.
- Không có đối phần cụ thể
- Là khoản thu chủ yếu của NSNN
- Là công cụ điều tiết vĩ mô nền
kinh tế và điều hòa thu nhập trong
XH.
- Không mang tính hoàn trả trực
tiếp cho người nộp.
- Mang tính chất nghĩa vụ đóng
góp.
- Việc định ra mức thuế phải thận
trọng.
Phí, lệ phí
- Dưới hình thức VB do cơ quan hành
pháp ban hành.
- Có đối phần cụ thể.
- Mục đích: để giảm chi NS, bù đắp
một phần chi phí của NN.
- Mang tính hoàn trả trực tiếp.
- Chỉ khi có hưởng lợi ích or sử dụng
dịch vụ công cộng mới phải nộp.
- Mức thu là một loại giá cả đặc biệt,
chịu sự chi phối bởi quy luật cung
cầu trên thị trường.
Căn cứ vào đặc điểm của hình thức động viên được chia làm 3 loại:
+ Thu dưới hình thức nghĩa vụ: Thuế, phí, lệ phí,…
+ Thu dưới hình thức đóng góp tự nguyện: tiền quyên góp, ủng hộ của
dân chúng,…
+ Thu dưới hình thức vay mượn trong và ngoài nước.
5. Chi ngân sách nhà nước:
a. Khái niệm:
Đứng về phương diện pháp lý, chi NSNN là những khoản chi tiêu do
chính phủ hay các pháp nhân hành chính thực hiện để đạt được các mục tiêu
công ích.
Chi NSNN là hệ thống các quan hệ phân phối lại các khoản thu nhập phát
sinh trong quá trình sử dụng có kế hoạch quỹ tiền tệ tập trung của NN, nhằm
thực hiện tăng trưởng kinh tế, từng bước mở mang các sự nghiệp văn hóa –
xã hội, duy trì hoạt động của bộ máy quản lý NN và bảo đảm an ninh quốc
phòng.
b. Vai trò của chi NSNN:
Chi NSNN là nguồn lực tài chính nhằm đảm bảo và duy trì sự hoạt
động của hệ thống chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương.
Chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN (đặc biệt, chi cho hệ thống cơ
sở hạ tầng)…
Chi NSNN trợ cấp cho 1 số DN góp phần không nhỏ cho sự phát triển
của nền kinh tế.
Đảm bảo công bằng xã hội.
Ổn định kinh tế.
Phát triển kinh tế: chi NSNN ảnh hưởng đến sản xuất, phát triển
nguồn nhân lực, ảnh hưởng đến việc nghiên cứu và phát triển khoa học kỹ
thuật.
Ví dụ: ở Mỹ và Đức, ngoài hệ thống trường công, ngân sách các bang còn
trang trải khoảng 40% số chi cho các trường đại học tư và hầu như toàn bộ
chi phí giáo dục tiểu học ở tất cả các nước đều do ngân sách NN đài thọ.
c. Phân loại:
Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, chi NSNN được chia làm 6 nhóm :
Chi đầu tư kinh tế: là những khoản chi nhằm hoàn thiện và mở rộng
nền sản xuất xã hội.
Chi cho y tế: bao gồm các khoản chi để duy trì và mở rộng hoạt động
của lĩnh vực y tế.
Chi cho giáo dục: bao gồm các khoản chi cho việc duy trì và phát triển
hoạt động giáo dục – đào tạo.
Chi cho phúc lợi xã hội: bao gồm những khoản trợ cấp cho người già,
người tàn tật, trẻ mồ côi, người lao động chưa có việc làm, nhân dân các
vùng thiên tai, địch họa, cho thương binh, gia đình liệt sĩ,…
Chi cho quản lý hành chính: là những khoản chi nhằm duy trì hoạt
động của các cơ quan quản lý NN thuộc chính quyền các cấp, Quốc hội, Hội
đồng nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân,…
Chi cho an ninh và quốc phòng: là những khoản chi cho các lực lượng
vũ trang và công tác bảo vệ trị an trong nước.
Căn cứ vào tính chất sử dụng được chia làm 2 nhóm:
Chi cho lĩnh vực sản xuất: là những khoản chi dành cho các ngành sản
xuất vật chất như: công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp,…
Chi cho lĩnh vực phi sản xuất: là những khoản chi về dịch vụ công
cộng, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, y tế, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa
học, quản lý NN,…
Căn cứ vào chức năng quản lý NN:
Chi nghiệp vụ: là những khoản chi gắn với nghiệp vụ của NN, bao
gồm các khoản chi về tiền lương, tiền công, trả nợ trong nước và ngoài nước,
hỗ trợ và chuyển giao, hưu trí và thâm niên, cung cấp và dịch vụ, trợ giá, trợ
cấp,…
Chi phát triển: là những khoản chi không gắn với nghiệp vụ của NN,
bao gồm các khoản chi về dịch vụ kinh tế (phát triển nông nghiệp và nông
thôn, các cơ sở công cộng, thương mại, công nghiệp, giao thông,…), các
dịch vụ XH (giáo dục, y tế,…), quản lý hành chính, an ninh, quốc phòng.
Căn cứ vào mục đích kinh tế - xã hội: 2 nhóm:
Chi tích lũy: bao gồm các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi cấp
vốn lưu động cho các DNNN, chi dự trữ,…
Chi tiêu dùng: bao gồm chi quản lý hành chính, chi sự nghiệp, chi bù
giá và chi khác.
Căn cứ vào yếu tố thời hạn tác động của các khoản chi:
Chi thường xuyên: là những khoản chi có thời hạn tác động ngắn, bao
gồm: chi lương, chi bổ sung quỹ hưu trí, chi công vụ phí, chi mua sắm hàng
hóa và dịch vụ cho nghiệp vụ và cho sửa chữa thường xuyên, chi trợ cấp, dự
bị phí, chi trợ giá, chi hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội,…
Chi đầu tư phát triển: là những khoản chi có thời hạn tác động dài, bao
gồm: chi đầu tư các dự án phát triển, chi chuyển giao vốn đầu tư cho các
doanh nghiệp nước ngoài hoặc các địa phương, chi bổ sung dự trữ NN,…
Chi trả khác: bao gồm chi cho vay, trả lãi và nợ gốc, chi viện trợ,…
d. Những nguyên tắc và yêu cầu cơ bản đối với quản lý chi ngân sách nhà
nước:
Chi ngân sách nhà nước nhằm mục tiêu cung cấp tài chính cho việc thực
hiện các chính sách kinh tế, chính trị và xã hội của nhà nước trên cơ sở các
chức năng, nhiệm vụ vốn có của nhà nước. Quản lý chi ngân sách nhà nước
là việc lập kế hoạch, đề xuất các chính sách, tổ chức, điều hành và kiểm tra
mọi khoản chi tiêu từ ngân sách nhà nước.
Các nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước:
Nằm trong khả năng chi trả ngân sách nhà nước (đảm bảo kỷ luật tài
khóa tổng thể). Điều này đòi hỏi lập dự toán ngân sách mang tính tổng hợp
thể hiện được toàn bộ các khoản chi tiêu của chính phủ. Việc xây dựng ngân
sách phải dựa vào tình hình kinh tế vĩ mô. Nhận biết được các tác động của
ngân sách đối với nền kinh tế vĩ mô và dự toán ngân sách phải hợp lý và có
khả năng thực hiện được.
Nguyên tắc phân bố hiệu quả: đòi hỏi kế hoạch chi tiêu phải phù hợp
với thứ tự ưu tiên trong chính sách và giới hạn trần của ngân sách. Từ đó có
khả năng lựa chọn giữa các chương trình mang tính cạnh tranh trong khi
nguồn lực có hạn dựa trên các mục tiêu chiến lược.
Nguyên tắc sử dụng có hiệu quả: để có thể biết được các khoản chi
tiêu sử dụng có hiệu quả hay không đòi hỏi phải thực hiện việc đánh giá dựa
vào kết quả công việc. Nguyên tắc này cũng xem xét các khía cạnh về tính
linh hoạt trong quản lý và cả khả năng dự đoán được kết quả và mục tiêu đã
định.
Các yêu cầu về chi ngân sách nhà nước:
Để đảm bảo các nguyên tắc trên, chi ngân sách nhà nước cần đáp ứng các
yêu cầu như:
Nhà nước phân định và nó trí các khoản chi ngân sách tương ứng với
các nguồn thu thích hợp:
+ Chi tiêu thường xuyên chỉ được sử dụng trong phạm vi từ nguồn thu
trong nước (thuế, phí, lệ phí) và viện trợ nhân đạo.
+ Chi trả nợ gốc nước ngoài trong một phạm vi tỷ lệ quy định trong chi
ngân sách.
+ Chi đầu tư phát triển được xác định một tỷ lệ thich hợp trong tổng số
chi ngân sách