Tiểu luận Tổng quan về hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Đã hơn 40 năm khối ASEAN được thành lập (1967 – 2009), trong đó Việt Nam là thành viên chính thức được hơn 13 năm (1995 – 2009). Khoảng cách gần 28 năm đó dường như tự nó đã đặt ra vấn đề ở đây là: vì sao sau quãng thời gian dài như vậy Việt Nam mới gia nhập ASEAN vào năm 1995 mà không phải là sớm hơn? Tất nhiên có rất nhiều yếu tố, nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan khiến cho phải đến tháng 7 năm 1995 Việt Nam mới chính thức trở thành thành viên chính thức của ASEAN như: chiến tranh lạnh, sự sụp đổ của Liên xô và các nước Đông Âu, chính sách bao vây cấm vận của Mỹ, “vấn đề Campuchia”, nhận thức và hành động của các nước ASEAN cũng như chính sách đối ngoại của Việt Nam. Trong bài tập này, em sẽ cố gắng đề cập tới một số nguyên nhân chủ yếu từ khía cạnh thế giới, khu vực và Việt Nam

pdf13 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2853 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tổng quan về hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tiểu luận TỔNG QUAN VỀ HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á 2 LỜI MỞ ĐẦU Đã hơn 40 năm khối ASEAN được thành lập (1967 – 2009), trong đó Việt Nam là thành viên chính thức được hơn 13 năm (1995 – 2009). Khoảng cách gần 28 năm đó dường như tự nó đã đặt ra vấn đề ở đây là: vì sao sau quãng thời gian dài như vậy Việt Nam mới gia nhập ASEAN vào năm 1995 mà không phải là sớm hơn? Tất nhiên có rất nhiều yếu tố, nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan khiến cho phải đến tháng 7 năm 1995 Việt Nam mới chính thức trở thành thành viên chính thức của ASEAN như: chiến tranh lạnh, sự sụp đổ của Liên xô và các nước Đông Âu, chính sách bao vây cấm vận của Mỹ, “vấn đề Campuchia”, nhận thức và hành động của các nước ASEAN cũng như chính sách đối ngoại của Việt Nam..... Trong bài tập này, em sẽ cố gắng đề cập tới một số nguyên nhân chủ yếu từ khía cạnh thế giới, khu vực và Việt Nam. Bài viết sẽ không chia thành hai nguyên nhân khách quan và chủ quan cơ bản, mà chỉ đưa ra các yếu tố có liên quan đến câu hỏi từ góc độ bối cảnh thế giới, tình hình khu vực và thực trạng của Việt Nam; những nguyên nhân thúc đẩy và nguyên nhân hạn chế tiến trình hội nhập này. Bài viết chắc hẳn còn gặp nhiều thiếu sót và kinh nghiệm viết, kính mong nhận được những đóng góp của thầy cô để em có thể cố gắng hơn trong những bài viết tiếp theo. Em xin chân thành cảm ơn! 3 I . TỔNG QUAN VỀ HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (Association of Southeast Asia Nations viết tắt là ASEAN) Tháng 8 năm 1967, ASEAN ra đời bao gồm năm nước thành viên là Indonesia, Malaixia, Philippin, Xingapore và Thái Lan. Thực tế cho thấy các nước Đông Nam Á khi đó phải đối mặt với tình huống rất khó khăn và phức tạp do chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam và Đông Dương. Jusuf Wanandi, học giả thuộc trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Giacacta, Indonesia nhận xét: “Sự ra đời của ASEAN cũng có thể xem là phản ứng đối với cuộc chiến tranh Việt Nam chưa có hồi kết, và là nhu cầu của các quốc gia Đông Nam Á không cộng sản cùng nhau đối mặt với khả năng rút quân của Mỹ khỏi khu vực”1. Nguyên Bộ trưởng Thương mại, thượng nghị sĩ Thái Lan Narongchai Akrasanee ghi nhận: “Chính phủ các quốc gia thành viên thành lập Hiệp hội này nhằm mục đích chống cộng, họ tin tưởng tổ chức này có thể ngăn cản được làn sóng cộng sản”2. Mục tiêu hoạt động của tổ chức này là giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực, xây dựng một cộng đồng hòa hợp, hợp tác để cùng nhau phát triển kinh tế-xã hội. Dựa trên nguyên tắc bình đẳng, nhất trí, tôn trọng độc lập chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và các điều khoản ký kết trong Hiệp ước Bali năm 1976. Mối quan hệ Việt Nam – ASEAN trong thời kỳ 1967 – 1995 đã trải qua nhiều giai đoạn, từ những năm tháng nghi kỵ và lạnh nhạt, có lúc rất căng thẳng đến khi cả hai bên cùng tìm biện pháp hòa giải và từng bước tiến tới hòa nhập. Sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN tháng 7 năm 1995 đã khép lại giai đoạn đầy khó khăn trong khu vực, mở ra những trang mới trong quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác ở Đông Nam Á. 1 Jusuf Wanandi: “ASEANs Past anh Challenges Ahead: Aspect of Politics and Security” trong A New Asean in a New Millenium, CSIS & SIIA, Giacacta, 2001, tr.25 2 Narongchai Akrasanee: “ASEAN in the Past 33 year: Lessons for Economic Cooperation: in Simon S.C. Tay, Jesus P.Estanislao, Hadi Soesastro (eds.) . Singapore : Institute of Southeast Asian Studies, 2001 : 35-41. 4 Trong các phần tiếp theo, bài viết sẽ giải thích các nguyên nhân thúc đẩy và hạn chế trong mối quan hệ Việt Nam – ASEAN trong thời gian hơn 40 năm qua. II . NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ Ý thức hệ: Trước năm 1980 nước ta vẫn coi ASEAN là khối SEATO trá hình, các nước ASEAN là tay sai của Mỹ bảo vệ lợi ích của Mỹ, nên mặc dù ta đưa ra chính sách bốn điểm và đã bình thường hóa quan hệ với họ, ta vẫn dè dặt trong mối quan hệ đó và đôi khi vẫn để xảy ra những trục trặc nhỏ không cần thiết đối với họ. Mặt khác, ta vẫn cho rằng ta có nghĩa vụ quốc tế là ủng hộ phong trào cách mạng ở các nước trong khu vực trong khi các nước ASEAN rất sợ ta ủng hộ và giúp đỡ phong trào cách mạng của các nước trong khu vực trong khi các nước ASEAN rất sợ ta ủng hộ và giúp đỡ phong trào cách mạng của các lực lượng vũ trang chống đối trong nước họ, thêm vào đó là việc ta ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Liên Xô mở đường cho Liên Xô có chỗ đứng ở Đông Nam Á. Vì vậy, mặc dù đã bình thường hóa quan hệ với nước ta trên cơ sở chính sách bốn điểm, các nước ASEAN vẫn không thật sự yên tâm với ý đồ lâu dài của ta. Trong một thời kỳ khá dài (1967 – 1987) “Việt Nam đã xem ASEAN là một khối quân sự chính trị được lập ra thay thế SEATO chống Việt Nam, Trung Quốc và các lực lượng cách mạng ở Đông Nam Á”. Cách đánh giá như vậy đã khiến nước ta không thấy được mặt tích cực trong chính sách đối ngoại của ASEAN, ngay từ khi tổ chức này được thành lập vào tháng 8 năm 1967. Việc xem ASEAN là một tổ chức thân Mỹ, hoàn toàn thù địch với Việt Nam, Lào, Campuchia đã làm cho hố ngăn cách giữa Việt Nam và các nước láng giềng Đông Nam Á ngày càng rộng, càng sâu thêm”.3 3 Thu Mỹ. Tư duy chính trị quốc tế mới của Việt Nam và tác động của nó tới quan hệ giữa nước ta và các nước ASEAN. Trong: Quan hệ Việt Nam – ASEAN. Viện Châu Á và Thái Bình Dương, H.1992. Trang 23. 5 Cách nhìn nhận đánh giá như vậy về ASEAN không chỉ ghi rõ dấu ấn của thời kỳ chiến tranh lạnh trong khuôn khổ trật tự thế giới hai cực Yanta đang còn bao trùm thế giới, mà còn cho thấy rõ vấn đề đã bị “khúc xạ” như thế nào qua lăng kính ý thức hệ: điều đó đã làm cho chúng ta không thấy được các nhân tố tích cực – thường là tinh thần yêu nước và bảo vệ dân tộc của các nước Đông Nam Á nói chung. Vấn đề Campuchia: Bản thân ASEAN cũng gia tăng hợp tác với nhau, kể cả trên các lĩnh vực kinh tế - thương mại, văn hóa – xã hội, khoa học – công nghệ. Nhưng các nước ASEAN lại lấy cớ Việt Nam đưa quân vào Campuchia trước việc phe nhóm Polpot có hành động xâm lược ở biên giới Tây Nam và tiến hành chính sách diệt chủng với nhân dân Campuchia, nhiều nước thực thi chính sách bao vây, cô lập Việt Nam. Các nước ASEAN cũng tham gia vào chính sách này và từ đó các hoạt động của ASEAN chịu ảnh hưởng của “vấn đề Campuchia”, quan hệ ASEAN – Việt Nam trở nên lạnh nhạt, trì trệ, nếu không nói là thù địch. Việc ta đưa quân vào Campuchia lật đổ chế độ Polpot đã làm cho họ chuyển sang đối đầu quyết liệt với ta về chính trị và ngoại giao nhằm gây sức ép mạnh mẽ buộc ta phải rút hết quân đi vào giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia. Vấn đề Campuchia đã làm cho các nước lớn như Trung Quốc, Nhật Bản và nhất là Mỹ gặp nhiều trở ngại. Mỹ vẫn tiếp tục bao vây cấm vận và đưa ra lịch trình tiến hành bình thường hóa quan hệ với Việt Nam theo ba giai đoạn cùng với việc giải quyết vấn đề Campuchia. Đầu tiên khi giải quyết vấn đề đình chiến lâu dài ở Campuchia, Mỹ sẽ bãi bỏ lệnh cấm vận kinh tế; khi tiến hành tổng tuyển cử ở Campuchia do Liên Hợp Quốc giám sát, Mỹ sẽ bãi bỏ các biện pháp trừng phạt Việt Nam còn lại và quan hệ ngoại giao toàn diện sẽ được thiết lập. Nhật Bản cũng cho rằng quan hệ kinh tế Nhật Bản – Việt Nam cũng tùy thuộc vào vấn đề Campuchia. Đối với Trung Quốc, ta không chỉ gặp trở ngại ở vấn đề Campuchia mà còn ở các vấn đề như chủ quyền Biển Đông, vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa. Do ảnh hưởng từ quan điểm và chính sách 6 của các nước lớn nên quan hệ ASEAN – Việt Nam mới căng thẳng và đối đầu. Sự đối đầu này đến năm 1991 mới chấm dứt; quan hệ giữa ta với các nước ASEAN từ đó mới chuyển sang một giai đoạn mới. Bên cạnh hai nguyên nhân về ý thức hệ và vấn đề Campuchia đã hạn chế việc Việt Nam gia nhập sớm tổ chức ASEAN thì sau khoảng thời gian đó còn chịu ảnh hưởng của yếu tố Liên Xô tan rã, chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu sụp đổ tác động xấu đến tâm lý, tư tưởng của một số cán bộ, đảng viên và một bộ phận nhân dân. Xuất hiện những biểu hiện dao động, hoài nghi với chủ nghĩa xã hội như: Liệu chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác – Leenin có thích hợp với Việt Nam không, nhất nguyên hay đa nguyên chính trị? Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã, số phận tương lai của Việt Nam ra sao? Tất cả các yếu tố đó đã làm cho tiến trình hội nhập khu vực của nước ta chậm lại. Đặt ra cho Đảng và Nhà nước những nhiệm vụ lịch sử mới nhằm tìm ra giải pháp để đưa nước ta khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội đồng thời ngăn chặn ảnh hưởng xấu do việc chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu sụp đổ và Liên Xô tan rã để từ đó khẳng định đường lối phát triển mới và hình thành những nét cơ bản về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, một trong tiến trình đó là thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. II . NGUYÊN NHÂN THÚC ĐẨY Bối cảnh thế giới và khu vực Bên cạnh những nguyên nhân hạn chế sự có mặt chính thức của Việt Nam trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, thì những yếu tố như đường lối chính sách, bản chất dân tộc và sự chuyển biến mạnh mẽ của tình hình thế giới và khu vực đã giúp cho Việt Nam có một chỗ đứng vững vàng trong thời gian hơn 13 năm vừa qua. Chiến tranh lạnh kết thúc, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên xô và các nước Đông Âu sụp đổ đã làm cho Việt Nam không còn chỗ dựa vững chắc, đòi hỏi đất nước này phải liên minh với các tổ chức thế giới và khu vực để tồn tại, xây dựng và phát triển. Hơn nữa, những thành tựu của cách mạng khoa học 7 công nghệ hiện đại được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực cuộc sống con người, đưa tới những thay đổi sâu sắc, to lớn về công cụ sản xuất, vật liệu, phương thức lao động, quản lý sản xuất và cả trong đời sống con người mở ra một nền văn minh mới sau văn minh công nghiệp. Sự phân công lao động mới, các phương tiện thông tin và giao thông mới làm cho nền sản xuất và đời sống con người mang tính quốc tế cao. Trong những điều kiện như vậy, các nước có cơ hội tận dụng sự biến đổi trong lực lượng sản xuất của loài người và thị trường rộng mở ra toàn thế giới để gia tăng tích lũy, rút ngắn thời gian phát triển. Mặt khác, tốc độ phát triển cao ấy cũng đặt ra cho các nước chậm phát triển trước nguy cơ lớn về sự lạc hậu, thậm chí cả sự “đào thải” khỏi xu hướng phát triển chung. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Vì vậy Đảng và nhà nước ta đã điều chỉnh quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ để tiếp tục tồn tại và phát triển cùng với guồng quay nhân loại. Trong khoảng thời gian 1967 – 1995, quan hệ Việt Nam – ASEAN chuyển biến qua nhiều giai đoạn, khi căng thẳng, khi hòa hoãn. Đặc biệt từ nửa sau những năm 1980 và nửa đầu những năm 1990, mối quan hệ này dần dần chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Có nhiều nhân tố tác động vào sự phát triển của mối quan hệ này, trong đó, về phía nước ta, yếu tố có tính quyết định là đường lối đổi mới chung và đổi mới trong quan hệ đối ngoại nói riêng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong quan hệ với các nước ASEAN, cần nhận thức sâu sắc hơn một sự thật khách quan về Việt Nam là một nước cấu thành khu vực Đông Nam Á. Tư tưởng này đã được đưa ra trong chính sách bốn điểm nổi tiếng của chính phủ ta ngày 5/7/1976, tức là ngay sau khi nước ta hoàn toàn thống nhất, thể hiện những quan điểm đúng đắn của Việt Nam trong quan hệ với Đông Nam Á, trước hết là ASEAN. Bên cạnh đó, trên thế giới chính sách nói chung là thích nghi, chung sống với các nước láng giềng ví dụ như “chính sách láng giềng thân thiện” của F.Ru.Dơ.Vel (1933). Ông cha ta cũng đã từng vừa hợp tác vừa đấu tranh chung sống với các nước láng giềng khổng lồ phương Bắc và các nước láng giềng khác ở các nước Đông Nam Á. Do dó, cần phải có một quan 8 điểm đúng về những vấn đề liên quan tới vị trí địa- chính trị , địa –lịch sử và văn hoá của nước nhà , khi mà xu thế khu vực hoá , toàn cầu hoá cũng như tính tương thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng trở nên mạnh mẽ. Chính sách đối ngoại của Việt Nam Có thể nói năm 1986 là thời điểm khởi đầu cho quá trình hòa giải ở Đông Nam Á. Trong đường lối đổi mới do Đại hội VI đề ra, Đảng ta khẳng định nhiệm vụ của công tác đối ngoại là: “Ra sức kết hợp sức mạnh cảu dân tộc với sức mạnh của thời đại, phấn đấu giữ vững hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới” với mục tiêu “tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội bà bảo vệ Tổ quốc, đồng thời tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội”. Về quan hệ trong khu vực, Đảng tuyên bố: “Chúng ta mong muốn và sẵn sàng cùng các nước trong khu vực thương lượng để giải quyết các vấn đề ở Đông Nam Á, thiết lập quan hệ cùng tồn tại hòa bình, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác”. Tháng 5/1988 Hội nghị Bộ Chính trị lần thứ 13 đã ra nghị quyết về đổi mới tư duy trong công tác đối ngoại nhằm củng cố và giữ vững hòa bình để tập trung xây dựng và phát triển kinh tế, phải phá bỏ sự bao vây cô lập để tạo điều kiện giữ vững độc lập và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Giải pháp cụ thể tập trung vào ba việc lớn là rút toàn bộ quân tình nguyện Việt Nam ra khỏi Campuchia, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và cải thiện quan hệ với Mỹ. Lập trường của Việt Nam phù hợp với xu thế của thế giới và nguyện vọng chung của các nước Đông Nam Á nên đạt được sự hưởng ứng thuận lợi từ phía các nước ASEAN. Với sự vận dụng linh hoạt và có nguyên tắc đường lối đổi mới, chúng ta đã cải thiện cơ bản quan hệ trong khu vực cũng như trên phạm vi thế giới. Nhờ đó, ta có thể vượt qua nhiều khó khăn trước những biến động của tình hình chủ nghĩa xã hội ở châu Âu, phá vỡ tình trạng bị cô lập hồi đầu những năm 1980 và hội nhập một cách cẩn trọng vào khu vực và thế giới. Những thành tựu này tạo nên cơ sở vững chắc cho quá trình hội nhập tiếp theo trên phạm vi quốc tế. 9 Với các nước ASEAN, điều quan trọng là tìm ra những điểm gặp gỡ về lợi ích giữa các quốc gia trong việc xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Những sự khác biệt một mặt làm phong phú sự phát triển theo phương châm “thống nhất trong đa dạng”; mặt khác không tránh khỏi nảy sinh mâu thuẫn về chủ quyền và lợi ích. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy khi các nước trong khu vực nhìn thấy những lợi ích chung cơ bản và lâu dài , đi đúng xu thế của thời đại toàn cầu hóa và khu vực hóa thì cóa thể từng bước giải quyết những cách trở trên tinh thần tôn trọng và thiện chí để đạt tới mục đích cao hơn và xa hơn là xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, phát triển và thịnh vượng; đoàn kết các dân tộc Đông Nam Á trong Hiệp hội tiến tới sự hòa hợp, thân hữu, tương trợ và hợp tác. Với ý nghĩa đó, việc Việt Nam gia nhập ASEAN đánh dấu một giai đoạn mới trong sự phát triển của ASEAN và quan hệ Việt Nam – ASEAN. III . MỘT SỐ THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC Trong thực tiễn chúng ta đã dành được những thắng lợi to lớn trong quá trình gia nhập ASEAN. Chúng ta đã phá được thế bị bao vây, cấm vận, mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia. Thành tựu cơ bản, bao trùm là giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh phát triển kinh tế; giữ vững an ninh chính trị và trật tự - an toàn xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân vào công cuộc đổi mới; tạo lập được môi trường quốc tế thuận lợi, mở rộng quan hệ đối ngoại; tăng cường thế và lực của đất nước. Đã chủ động tham gia giải pháp chính trị vấn đề Campuchia năm 1989, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 1991, với Hoa Kỳ năm 1995; gia nhập ASEAN năm 1995. Lần đầu tiên trong lịch sử, nước ta có quan hệ với 10 tất cả các nước lớn. Đến nay ta đã có quan hệ ngoại giao với 167 nước trong tổng số 200 nước trên thế giới. Sau hiệp định Pari về Campuchia được ký kết năm 1993 và bầu cử ở Campuchia phù hợp với tình hình mới. Đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm tăng cường và đổi mới quan hệ hợp tác toàn diện, đoàn kết đặc biệt Việt Nam – Lào, quan tâm việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác và giải quyết tốt vấn đề biên giới giữa hai nước. Với các nước ASEAN, ta đã bình thường hóa hoàn toàn quan hệ, chuyển từ nghi kỵ, đối đầu sang hữu nghị và hợp tác, góp phần tạo môi trường khu vực thuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nước, mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, có thêm đối tác, nâng cao vị thế của Việt Nam ở khu vực và thúc đẩy các mối quan hệ khác. Xác lập được quan hệ ổn định với các nước lớn. Tất cả các nước đều coi trọng vai trò của Việt Nam ở Đông Nam Á. Giải quyết hòa bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển, đảo với các nước liên quan, giữ vững môi trường hòa bình. Đã đàm phán thành công với Malaixia về giải pháp “gác tranh chấp, cùng khai thác” ở vùng chồng lấn giữa ta và họ. Sau đó đạt được thỏa thuận về vùng chồng lấn với Indonesia, Thái Lan trên cơ sở bình đẳng, hai bên đều có lợi; thu hẹp diện tranh chấp vùng biển giữa ta và các nước ASEAN.  Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 20 năm đổi mới(1986- 2006) Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 2005 11 KẾT LUẬN Việc Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời điểm năm 1995 được Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan đánh giá là “không quá muộn” bởi lẽ, ta cũng phải dựa trên những điều kiện kinh tế và xã hội của đất nước ta trong giai đoạn bấy giờ. Việt Nam ra nhập ASEAN là sự kiện phù hợp với xu thế khu vực hóa đang diễn ra trên thế giới cũng như ở khu vực, đáp ứng lợi ích của cả nước ta và ASEAN là cần có môi trường hòa bình, ổn định và đẩy mạnh hợp tác vì lợi ích phát triển, trùng với ý nguyện của nhân dân các nước nhất là châu Á – Thái Bình Dương, muốn được thấy một Đông Nam Á ổn định, mở rộng thị trường và đối tác về kinh tế thương mại, khoa học công nghệ, văn hóa xã hội. Như vậy, việc nước ta gia nhập ASEAN có lợi cho xu thế chung là hòa bình và hợp tác. Việc đó không gây trở ngại mà còn hỗ trợ cho việc thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, mở rộng hơn nữa quan hệ hữu nghị hợp tác với tất cả các nước theo khẩu hiệu: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Thời điểm Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995 chứ không phải là thời giai trước đó vẫn đang là một đề tài được nhiều học giả quan tâm và nghiên cứu. Nhưng dù nhìn từ góc độ nào đi chăng nữa thì vẫn có hai yếu tố thúc đẩy và hạn chế tiến trình hội nhập này. Tuy nhiên, trong các yếu tố mà bài viết đề cập thì cũng khó mà phân định rõ ràng yếu tố này hoàn toàn là thúc đẩy hay hạn chế, ví dụ như: sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và sự tan rã của Liên Xô vừa là nhân tố đòi hỏi Việt Nam phải thay đổi chính sách 12 đối ngoại để phù hợp với tình hình thế giới mặt khác lại đòi hỏi Việt Nam điều chỉnh chính sách đối nội để khắc phục tư tưởng chủ quan của một số bộ phận dân chúng để đi đúng hướng và mục tiêu là xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước ta đã chọn. Với từng bước thay đổi tư duy trong chính sách đối nội cũng như đối ngoại, trong thời gian qua đất nước ta đã từng bước phát triển phồn vinh, đem lại cuộc sống no ấm cho các tầng lớp nhân dân. Việc gia nhập ASEAN tạo điều kiện cho đất nước ta hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, tham gia vào nhiều hơn các tổ chức khu vực và quốc tế, tạo điều kiện môi trường đầu tư thuận lợi, an toàn hơn nữa để các đối tác đầu tư vào đất nước ta làm cho đất nước ta ngày thêm giàu mạnh. 13 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 . Chính sách đối ngoại Việt Nam, tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, tập II, 1975 – 2006, Hv Quan Hệ Quốc Tế, Nxb Thế giới, Hà nội 2007. 2 . Việt Nam – ASEAN quan hệ đa phương và song phương, Vũ Dương Ninh, Nxb Chính trị quốc gia, trang 13 – 41
Luận văn liên quan