Khi xã hội ngày càng phát triển, cũng đồng nghĩa với việc chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được cải thiện và nâng cao hơn. Kéo theo đó, những nhu cầu tất yếu phục vụ cuộc sống thường ngày cũng được xã hội cũng như dư luận chú trọng và quan tâm hơn trước. Một trong những nhu cầu không thể thiếu phục vụ cuộc sống của con người là nước sạch cấp cho ăn uống và sinh hoạt. Vai trò của nước sạch là rất quan trọng đối với sự tồn tại của con người cũng như các loài sinh vật, con người có thể nhịn đói cả tuần mà không sao nhưng không thể thiếu nước uống quá 3 ngày.
Trong xử lý phục vụ cấp nước, có 2 nguồn cung cấp nước nguồn là nước mặt và nước ngầm. Mỗi loại nước có tính chất và thành phần rất khác nhau nên các công đoạn xử lý vì thế mà cũng rất đặc thù. Nếu như nước mặt có ưu điểm là dễ khai thác hơn so với nước ngầm, thì nó lại có hạn chế rất lớn là dễ bị nhiễm bẩn bởi các tạp chất, các nguồn xả thải hay các dòng chảy mặt, trong khi đó nước ngầm tuy có ưu điểm là không bị nhiễm bấn bởi các tạp chất, hay chứa nhiều vi sinh vật như nước mặt nhưng lại hay bị nhiễm sắt và mangan.
Có thể nói, có rất nhiều vấn đề cần phải được xem xét và giải quyết trong khai thác và xử lý nước phục vụ cấp nước cho sinh hoạt. Tuy nhiên trong khuôn khổ bài báo cáo của nhóm 3, chúng em chỉ xin tập trung vào khía cạnh xử lý sắt và mangan trong xử lý nước ngầm.
34 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4397 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tổng quan về ô nhiễm Sắt và Mangan trong nguồn nước, công nghệ xử lý phục vụ cấp nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI
TRƯỜNG ĐẠI HOC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG
BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài:
Tổng quan về ô nhiễm Sắt và Mangan trong nguồn nước, công nghệ xử lý phục vụ cấp nước
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Mạnh Khải
Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 3 – K52 CNMT
Lý Quỳnh Anh – Nhóm trưởng
Vũ Thị Hạnh
Hoàng Thị Hồng
Phạm Thị Nguyệt Nga
Hoàng Minh Trang
Hà Nội T1/2011
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………...4
Tổng quan……………………..……………………………………………5
Trạng thái tồn tại của sắt và mangan trong các nguồn nước tự nhiên ……....5
Tác hại của sắt và mangan tới sức khỏe con người và vấn đề loại bỏ sắt và mangan trong phục vụ cấp nước…………….………………………………7
Đặc trưng nguồn nước nhiễm sắt, mangan và tiêu chí lựa chọn phương pháp xử lý……….……….………………………………….……………..….7
Đặc trưng nguồn nước nhiễm sắt, mangan…………………………………..7
Sắt……………………………………………………………………………7
Mangan………………………………………………………………………9
2.2 Các tiêu chí lựa chọn phương pháp xử lý nước nhiễm sắt và mangan……...9
Các phương pháp loại bỏ sắt và mangan trong nước ngầm để phục vụ nước cấp………..………………………………………..………………...10
Phương pháp làm thoáng…………………………………………………10
Nguyên lý cơ bản của phương pháp làm thoáng và các cách làm thoáng….10
Sử dụng giàn mưa hay quạt gió……...……………………….…………11
Làm thoáng đơn giản bề mặt lọc………………………….……...……..11
Làm thoáng bằng giàn mưa tự nhiên……………….………...…………12
Làm thoáng cưỡng bức (giàn mưa có quạt gió và có áp lực đẩy nước)...12
Các yếu tố ảnh hưởng………………………………………………………13
Khử sắt và mangan bằng hoá chất……………………………………….14
Khử sắt và mangan bằng Clo………………………………………………15
Khử sắt và mangan bằng Kali Permanganat (KMnO4)…………………….15
Biện pháp khử sắt bằng H2O2………………………………………………15
Biện pháp khử sắt và mangan bằng vôi…………………………………….15
Trao đổi cation……………………………………………………………..16
Điện phân…………………………………………………………………..17
Dùng vi sinh vật……………………………………………………………18
Ngoài ra còn có một số phương pháp khác ………………………………..18
Phương pháp sử dụng vật liệu lọc………………………………………..19
Cát đen ……………………………………………...…………………....19
Cát xanh mangan khử sắt và mangan (MANGANESE GREENSAND)...21
Hạt Birm khử sắt………………………………………………………….22
Vật liệu đa năng ODM – 2F……………………………………………...23
Cát thạch anh và sỏi đỡ…………………………………………………...24
Than hoạt tính…………………………………………………………….25
Một số mô hình xử lý tiêu biểu……………..…………………………….26
4.1. Xử lý nước ngầm có hàm lượng sắt thấp (hàm lượng sắt <10 Mg/L)………..26
4.2. Xử lý nước ngầm có hàm lượng sắt cao (hàm lượng sắt > 10 mg/l)…………28
Kết luận…………………………...……………………………………….31
Đánh giá nhóm…………………………………………………………….32
MỞ ĐẦU
Khi xã hội ngày càng phát triển, cũng đồng nghĩa với việc chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được cải thiện và nâng cao hơn. Kéo theo đó, những nhu cầu tất yếu phục vụ cuộc sống thường ngày cũng được xã hội cũng như dư luận chú trọng và quan tâm hơn trước. Một trong những nhu cầu không thể thiếu phục vụ cuộc sống của con người là nước sạch cấp cho ăn uống và sinh hoạt. Vai trò của nước sạch là rất quan trọng đối với sự tồn tại của con người cũng như các loài sinh vật, con người có thể nhịn đói cả tuần mà không sao nhưng không thể thiếu nước uống quá 3 ngày.
Trong xử lý phục vụ cấp nước, có 2 nguồn cung cấp nước nguồn là nước mặt và nước ngầm. Mỗi loại nước có tính chất và thành phần rất khác nhau nên các công đoạn xử lý vì thế mà cũng rất đặc thù. Nếu như nước mặt có ưu điểm là dễ khai thác hơn so với nước ngầm, thì nó lại có hạn chế rất lớn là dễ bị nhiễm bẩn bởi các tạp chất, các nguồn xả thải hay các dòng chảy mặt, trong khi đó nước ngầm tuy có ưu điểm là không bị nhiễm bấn bởi các tạp chất, hay chứa nhiều vi sinh vật như nước mặt nhưng lại hay bị nhiễm sắt và mangan.
Có thể nói, có rất nhiều vấn đề cần phải được xem xét và giải quyết trong khai thác và xử lý nước phục vụ cấp nước cho sinh hoạt. Tuy nhiên trong khuôn khổ bài báo cáo của nhóm 3, chúng em chỉ xin tập trung vào khía cạnh xử lý sắt và mangan trong xử lý nước ngầm.
Tổng quan
Trạng thái tồn tại của sắt và mangan trong các nguồn nước tự nhiên
Sắt và mangan đều gây ảnh hưởng đáng kể đến việc cấp nước, đặc biệt đối với nguồn nước ngầm. Một số nguồn nước ngầm không chứa Fe và Mn, trong khi một số nguồn nước ngầm khác lại luôn chứa một lượng đáng kể. Điều này chỉ có thể giải thích được trên cơ sở hóa vô cơ.
Fe tồn tại trong đất và khoáng chất chủ yếu dưới dạng Fe2O3 không tan và quặng pyrit sắt FeS2 . Một dạng khác của sắt là FeCO3 ít tan. Vì nước ngầm chứa một lượng đáng kể CO2 , nên FeCO3 có thế bị hòa tan theo phương trình phản ứng sau:
FeCO3 + CO2 + H2O → Fe2+ + HCO3- (1)
Phản ứng này không xảy ra ngay cả khi hàm lượng CO2 và FeCO3 cao nếu có mặt oxi hòa tan. Tuy nhiên trong điều kiện kỵ khí , Fe3+ bị khử thành Fe2+ một cách dễ dàng
Mangan tồn tại trong đất chủ yếu dưới dạng MnO2, rất ít tan trong nước có chứa CO2. Trong điều kiện kỵ khí, MnO2 bị khử thành Mn2+
Fe và Mn tồn tại trong nguồn nước do sự thay đổi điều kiện môi trường dưới tác dụng của các phản ứng sinh học xảy ra trong các trường hợp sau:
Nước ngầm chứa một lượng đáng kể Fe hoặc Mn hoặc cả Fe và Mn sẽ không chứa oxi hòa tan và có hàm lượng CO2 cao. Fe và Mn tồn tại dưới dạng Fe2+ và Mn 2+.Hàm lượng CO2 cao chứng tỏ quá trình oxi hóa các chất hữu cơ dưới tác dụng của vi sinh vật đã xảy ra và nồng độ oxi hòa tan bằng không, chứng tỏ điều kiện kỵ khí đã hình thành.
Giếng nước chất lượng tốt có hàm lượng Fe và Mn thấp. Nếu sau đó chất lượng nước giảm đi, chứng tỏ chất thải hữu cơ thải ra mặt đất ở khu vực gần giếng nước đã tạo ra môi trường kỵ khí trong lớp đất.
Trên cơ sở nhiệt động học , Mn4+ và Fe3+ là trạng thái oxi hóa bền nhất của Fe và Mn trong các nguồn nước chứa oxy. Do đó, chúng có thể bị khử thành Mn2+ và Fe2+ hòa tan chỉ trong môi trường kỵ khí.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng một số vi sinh vật có khả năng sử dụng Fe(III) và Mn(IV) làm chất nhận điện tử do quá trình trao đổi chất dưới điều kiện kỵ khí dẫn đến sự hình thành các dạng khử Fe(II) và Mn(II). Như vậy, vi sinh vật không chỉ tạo ra môi trường kỵ khí cần thiết cho quá trình khử mà còn có khả năng khử trực tiếp Fe và Mn.
Quá trình oxy hóa pyrit sắt (FeS2) không tan cũng là nguyên nhân tạo ra môi trường kỵ khí và sự hình thành sulfat sắt hòa tan:
2FeS2 + 7O2 + 2H2O → 2 Fe2+ + 4SO42- + 4H+
Nước tại các điểm khai thác nước ngầm khác nhau, có màu vàng nâu, vàng và đục hoặc có khi trắng đục như sữa
Tác hại của sắt và mangan tới sức khỏe con người và vấn đề loại bỏ
sắt và mangan trong phục vụ cấp nước
Nước chứa sắt và mangan không ảnh hường đến sức khỏe con người . Những nguồn nước này khi tiếp xúc với oxi không khí trở nên đục và tạo cảm quan không tốt đối với người sử dụng, do sự oxi hóa Fe2+ và Mn2+ thành Fe3+ và Mn4+, tồn tại dưới dạng kết tủa keo.
Tốc độ oxy hóa chậm và các dạng khử có thể tồn tại trong nước đã sục khí trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này đặc biệt đúng khi pH < 6 đối với quá trình oxy hóa sắt và pH < 9 đối với quá trình oxy hóa mangan. Thêm vào đó, sắt và mangan có thể tạo thành phức bền với các hợp chất humic trong nước. Tốc độ oxy hóa gia tăng dưới tác dụng của một số chất xúc tác vô cơ hoặc do hoạt động của các vi sinh vật. Sắt và mangan có mặt trong nước sẽ làm vàng ố quần áo,ảnh hưởng đến hệ thống cấp nước do sự phát triển của vi khuẩn oxy hóa sắt. Sắt cũng gây mùi tanh cho nguồn nước dù nồng độ rất nhỏ.Do đó tiêu chuẩn đối với nước cấp là < 0,3 mg Fe/L và < 0,05 mg Mn/L( U.S.Environmetal Protection Agency)
Đặc trưng nguồn nước nhiễm sắt, mangan và tiêu chí lựa chọn phương pháp xử lý
Đặc trưng nguồn nước nhiễm sắt, mangan
Sắt
Sắt có mặt cả trong nước mặt và nước ngầm. Hàm lượng sắt trong nước tự nhiên rất dao động, tùy thuộc vào nguồn nước cũng như thành phần địa chất khu vực dòng nước chảy qua. Ngoài ra, tùy thuộc vào độ pH và sự có mặt của một số chất như cacbonat, CO2, O2, các chất hữu cơ tan trong nước, chúng sẽ oxy hóa hay khử sắt và làm cho sắt có thể tồn tại ở dạng tan hay kết tủa.
Trong nước mặt, do ion sắt hai dễ bị oxy hóa, nên sắt thường tồn tại ở dạng Fe3+, thường là Fe(OH)3 dưới dạng keo hữu cơ, cặn huyền phù…, và có thể dế dàng được loại bỏ cùng với độ đục.
Trong nước ngầm, sắt thường tồn tại dưới dạng Fe2+ trong các muối hòa tan: Fe(HCO3)2, FeSO4. Đôi khi tồn tại cả dưới dạng keo của axit humic, funvic hoặc keo silic. Hàm lượng sắt có trong các nguồn nước ngầm thường cao và phân bố không đồng đều, phụ thuộc vào các lớp trầm tích dưới đất sâu nơi dòng nước chay qua. Khi tiếp xúc với oxy hoặc các tác nhân oxy hóa, ion Fe2+ bị oxy hóa thành ion Fe3+ và kết tủa thành các bông cặn Fe(OH)3 có màu nâu đỏ.
Các hợp chất vô cơ của ion sắt hoá trị II:
FeS, Fe(OH)2, FeCO3, Fe(HCO3)2, FeSO4, v.v…
Các hợp chất vô cơ của ion sắt hoá trị III:
Fe(OH)3, FeCl3 …
Các phức chất vô cơ của ion sắt với silicat, photphat
Các phức chất hữu cơ của ion sắt với axit humic, funvic,…
Các ion sắt hoà tan Fe(OH)+, Fe(OH)3 tồn tại tuỳ thuộc vào giá trị thế oxy hoá khử và pH của môi trường. Trong đó Fe(OH)3 là chất keo tụ, dễ dàng lắng đọng trong các bể lắng và bể lọc. Vì thế các hợp chất vô cơ của sắt hoà tan trong nước hoàn toàn có thể xử lý bằng phương pháp lý học: làm thoáng lấy oxy của không khí để oxy hoá sắt hoá trị II thành sắt hoá trị III và cho quá trình thuỷ phân, keo tụ Fe(OH)3 xảy ra hoàn toàn trong các bể lắng, bể lọc tiếp xúc và các bể lọc.
Trong khi đó, các loại phức chất và hỗn hợp các ion hoà tan của sắt không thể khử bằng phương pháp lý học thông thường, mà phải kết hợp với phương pháp hoá học. Muốn khử sắt ở dạng này phải cho thêm vào nước các chất oxy hoá như: Cl-, KMnO4, Ozone, để phá vỡ liên kết và oxy hoá ion sắt II thành ion hoá trị III hoặc cho vào nước các chất keo tụ FeCl3 , Al(SO4)3 và tiến hành kiềm hoá để có giá trị pH thích hợp cho quá trình
đông keo tụ các loại keo sắt và phèn xảy ra triệt để trong các bể lắng, bể lọc tiếp xúc và bể lọc trong.
Mặc dù sắt không gây độc hại cho cơ thế, tuy nhiên nước có hàm lượng sắt cao hơn 0,5mg/l thường có mùi tanh khó chịu, chứa nhiều cặn bẩn màu vàng (kết tủa hydroxyt sắt 3), nước thường đục, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt, sản xuất: làm ố vàng quần áo khi giặt, làm hỏng sản phẩm của các ngành dệt, giấy, phim ảnh, đồ hộp…các cặn sắt kết tủa có thể làm tắc hoặc làm giảm khả năng vận chuyển của các ống dẫn nước. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng sắt nhỏ hơn 0,5 mg/l.
Mangan
Mangan thường tồn tại trong nước cùng với sắt nhưng ở với hàm lượng ít hơn. Nước có chứa mangan thường tạo ra lớp cặn màu đen đóng bám vào thành và đáy bồn chứa.
Trong nước, mangan tồn tại dưới dạng các muối tan của clorua, sunfat, nitrat.
Hàm lượng mangan trong nước tự nhiên trung bình là 0,58mg/l, hàm lượng này còn phụ thuộc vào nguồn nước và địa chất các khu vực nước chảy qua. Mangan có độc tính rất thấp và không gây ung thư. Ở hàm lượng cao hơn 0,15mg/l có thể tạo ra vị khó chịu, làm hoen ố quần áo. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng mangan nhỏ hơn 0,5mg/l.
Các tiêu chí lựa chọn phương pháp xử lý nước nhiễm sắt và mangan
Xử lý sắt và mangan luôn là ưu tiên hàng đầu trong xử lý nước ngầm làm nước sạch cung cấp cho cộng đồng dân cư. Không chỉ ở quy mô công nghiệp, hay nhà máy xử lý nước lớn, vấn đề này từ lâu đã được ông cha ta đặc biệt quan tâm trong xử lý nước ở quy mô hộ gia đình với các bể lọc đơn giản.
Việc lựa chọn một hay một nhóm các phương pháp để loại sắt và mangan ra khỏi nước phụ thuộc rất nhiều vào đặc tính, thành phần, hàm lượng các chất
có trong nguồn nước ngầm cần xử lý cũng như mục đích sử dụng của nước sau xử lý (để cấp cho sinh hoạt hay cọ rửa, sản xuất,…), khả năng tài chính…
Các phương pháp được chọn dùng phải đảm bảo tối ưu nhất trong phạm vy có thể không những về phương diện kỹ thuật mà còn cả về khía cạnh kinh tế. Do đó, trước khi quyết định sử dụng phương pháp nào, các nguồn nước thường được lấy mẫu để xét nghiệm thành phần và sau đó là tiến hành thử nghiệm hiệu quả của các phương pháp ở quy mô nhỏ trước khi áp dụng vào thực tế.
Các phương pháp loại bỏ sắt và mangan trong nước ngầm trong khai thác, xử lý phục vụ cấp nước
Phương pháp làm thoáng
Nguyên lý cơ bản của phương pháp làm thoáng và các cách làm thoáng khác nhau
Nguyên lý của phương pháp làm thoáng để loại bỏ sắt và mangan ra khỏi nước là làm giàu oxi, tạo điều kiện để oxi hóa Fe(II) thành Fe(III) rồi phân hủy tạo thành hợp chất ít tan sắt hidroxit Fe(OH)3 và Mn(II) thành Mn(IV) kết tủa.
Quá trình oxi hóa diễn ra như sau:
Trong quá trình làm thoáng nước , oxi được đưa vào sẽ oxi hóa 1 số hợp chất hữu cơ, đẩy CO2 ra, làm cho pH của nước tăng đẩy nhanh quá trình oxy hoá và thuỷ phân sắt và mangan trong dây chuyền công nghệ khử sắt và mangan.
Oxi hóa Fe(II) và Mn(II) theo phương trình sau:
+ Đối với Fe:
Trong nước có oxy hoà tan, sắt (II) hyđroxyt sẽ bị oxy hoá thành sắt (III) hyđroxyt theo phản ứng:
4Fe2+ + 8OH- + O2 +2H2O = 4Fe(OH)3 ↓ + 8H+
Sắt (III) hyđroxyt trong nước kết tủa thành bông cặn màu vàng và có thể tách ra khỏi nước một cách dễ dàng nhờ quá trình lắng lọc.
Đặc biệt, trong nước ngầm, với sự có mặt của anion HCO3- nên có phản ứng sau:
H+ + HCO3- == H2O + CO2
Kết hợp các phản ứng trên ta có phản ứng chung của quá trình oxy hoá sắt như sau:
4Fe2+ + 8HCO3- + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 ↓ + 8CO2
(pH tối ưu cho quá trình này là 9)
+ Đối với Mn: tương tự như Fe, oxi hóa Mn diễn ra theo phương trình sau:
2Mn(HCO3)2 + O2 + 6H2O = 2Mn(OH)4↓ + 4H+ + 4HCO3-
(pH tối ưu cho quá trình này là =8.5-9.5)
Sử dụng giàn mưa hay quạt gió
Có nhiều biện pháp làm thoáng, nhưng biện pháp thông dụng nhất là cho nước chảy qua các tấm đục lỗ thành tia như mưa (giàn mưa). Khi nước bị xé nhò thành tia như vậy thì nó tiếp xúc với không khí nhiều hơn và dễ dàng loại bỏ các khí không cần thiết và hòa tan oxy.
Làm thoáng đơn giản bề mặt lọc
Nước cần khử sắt được làm thoáng bằng giàn phun mưa ngay trên bề mặt lọc. Chiều cao giàn phun thường lấy cao khoảng 0,7m, lỗ phun có đường kính từ 5-7mm, lưu lượng tưới vào khoảng 10 m3/m2.h. Lượng ôxy hoà tan trong nước sau khi làm thoáng ở nhiệt độ 250oC lấy bằng 40% lượng ôxy hoà tan bão hoà (ở 250C lượng ôxy bão hoà bằng 8,1 mg/l).
Làm thoáng bằng giàn mưa tự nhiên
Nước cần làm thoáng được tưới lên giàn làm thoáng một bậc hay nhiều bậc với các sàn rải xỉ hoặc tre gỗ.
Lưu lượng tưới và chiều cao tháp cũng lấy như trường hợp trên. Lượng ôxy hoà tan sau làm thoáng bằng 55% lượng ôxy hoà tan bão hoà.
Làm thoáng cưỡng bức (giàn mưa có quạt gió và có áp lực đẩy nước)
Cũng có thể dùng tháp làm thoáng cưỡng bức với lưu lượng tưới từ 30 đến 40 m3/h. Lượng không khí tiếp xúc lấy từ 4 đến 6 m3 cho 1m3 nước. Lượng ôxy hoà tan sau làm thoáng bằng 70% hàm lượng ôxy hoà tan bão hoà. Hàm lượng CO2 sau làm thoáng giảm 75%.
Các yếu tố ảnh hưởng
- pH:
Nếu coi phương trình (*) là xuất phát điểm, vì vậy phương trình động học của phản ứng oxi hóa Fe(II) có dạng:
= -kO2. [O2]at. [OH-]2. [Fe2+]
Từ phương trình, ta thấy vận tốc oxi hóa Fe(II) tỉ lệ thuận với lượng Fe(II) trong nước, nhưng tỉ lệ thuận với bình phương [OH-]. Như vậy, pH là quan trọng nhất.
Những kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến khả năng oxi hóa của Fe(II) chỉ ra rằng: pH thấp hơn 6.6 phản ứng xảy ra rất chậm. từ pH từ 6.8 trở lên phản ứng có thể hoàn thành trong thời gian nhỏ hơn 60 phút (đối với Fe tối ưu là 9 và Mn tối ưu là là 8.5 đến 9.5). Vì vậy, trong thực tế, nếu pH chưa đạt thì người ta thường tăng độ kiềm của nước bằng vôi hoặc soda trước khi đưa vào bộ phận làm thoáng.
- Nhiệt độ của môi trường, nhiệt độ tăng lợi cho quá trình khử khí ra khỏi nước
- Thời gian tiếp xúc giữa 2 pha khí nước trong công trình, thời gian tiếp xúc càng lớn mức độ trao đổi càng triệt để.
- Diện tích tiếp xúc giữa 2 pha khí và nước, diện tích tiếp xúc càng lớn, quá trình trao đổi khí diễn ra càng nhanh
- Hàm lượng O2
- Hàm lượng sắt
- Hàm lượng H2S, NH3 và các chất bẩn hữu cơ: Qui phạm H2S < 0.2 mg/l, NH4+ < 0.1 mg/l.
Khử sắt và mangan bằng hoá chất
So sánh với phương pháp khử sắt và mangan bằng làm thoáng ta thấy, dùng chất oxy hóa mạnh, phản ứng xảy ra nhanh hơn. Tuy nhiên nếu trong nước có tồn tại các chất như H2S, NH3 thì chúng sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình khử do xảy ra phản ứng:
2H2S + O2 = 2S + 2H2O
Khi trong nước nguồn có hàm lượng tạp chất hữu cơ cao, các chất hữu cơ sẽ tạo ra dạng keo bảo vệ các ion sắt, như vậy muốn khử sắt phải phá vỡ được màng hữu cơ bảo vệ bằng tác dụng của các chất ôxy hoá mạnh. Đối với nước ngầm, khi làm lượng sắt và mangan quá cao đồng thời tồn tại cả H2S thì lượng ôxy thu được nhờ làm thoáng không đủ để ôxy hoá hết mangan và sắt, trong trường hợp này cần phải dùng đến hoá chất.
Khử sắt và mangan bằng Clo
Quá trình khử sắt bằng clo được thực hiện nhờ phản ứng sau:
2Fe2+ + Cl2 + 6H2O à 2Fe(OH)3 ↓+ 6H+ + 2Cl-
Khử sắt và mangan bằng Kali Permanganat (KMnO4)
Khi dùng KMnO4 để khử sắt, quá trình xảy ra rất nhanh vì cặn mangan (IV) hyđroxyt vừa được tạo thành sẽ là nhân tố xúc tác cho quá trình khử. Phản ứng xảy ra theo phương trình sau:
3Fe2+ + MnO4- +5OH- à 3Fe(OH)3↓ + MnO2
3Mn2+ +2 MnO4- +4OH- à5MnO2 ↓ + 2H2O
Khử sắt bằng H2O2
2Fe2+ + H2O2 + 4OH- à 2Fe(OH)3↓
Khử sắt và mangan bằng vôi
Khi cho vôi vào nước, độ pH của nước tăng lên. Ở điều kiện giàu ion OH-, các ion Fe2+ thuỷ phân nhanh chóng thành Fe(OH)2 và lắng xuống một phần, thế ôxy hoá khử tiêu chuẩn của hệ Fe(OH)2/Fe(OH)3 giảm xuống, do đó sắt (II) dễ dàng chuyển hoá thành sắt (III). Sắt (III) hyđroxyt kết tụ thành bông cặn, lắng trong bể lắng và có thể dễ dàng tách ra khỏi nước. Phương pháp này có thể áp dụng cho cả nước mặt và nước ngầm.
Nhược điểm của phương pháp này là phải dùng đến các thiết bị pha chế cồng kềnh, quản lý phức tạp, cho nên thường kết hợp khử sắt với quá trình xử lý khác như xử lý ổn định nước bằng kiềm, làm mềm nước bằng vôi kết hợp với sôđa.
Trao đổi cation
Nguyên tắc: cho lớp nước chứa sắt lọc qua lớp lọc vật liệu đặc biệt, các cation của sắt tham gia quá trình trao đổi với các cation có trong thành phần của lớp vật liệu lọc (cationit), được giữ lại trong lớp vật liệu lọc và như vậy nước được làm sạch.
Ví dụ khi trong nước có sắt, đi qua lớp vật liệu lọc Kationit Na hoặc H sẽ xảy ra quá trình:
2[K]-Na + Fe(HCO3)2 → [K2]-Fe + 2NaHCO3
2[K]-Na + FeCl2 → [K2]-Fe + 2NaCl
2[K]-Na + FeSO4 → [K2]-Fe + Na2SO4
Các ion Fe2+ thay thế Na+ được giữ lại à xuất hiện một lượng ion dương khác bằng lượng in Fe2+
Sau một thời gian làm việc cần phục hồi khả năng lọc của các cationit bằng cách:
NaCl (cho Na-Kationit):
[K2]-Fe+ 2NaCl → 2[K]-Na + FeCl2
HCl, H2SO4 (cho H-Kationit):
[K2]-Fe + HCl→ 2[K]-H + FeCl2
Đặc điểm:
Thường được sử dụng khi kết hợp với quá trình khử cứng. Khi sử dụng thiết bị trao đổi ion để khử sắt, nước ngầm không được tiếp xúc với không khí vì Fe3+ sẽ làm giảm khả năng trao đổi của các ion.
Phương pháp này đem lại hiệu quả khử sắt cao, thường sử dụng cho nguồn nước có chứa Fe2+ ở dạng hòa tan và hàm lượng sắt thấp. Tuy nhiên, chi phí khá đắt, nguyên vật liệu phải nhập. Thường xử lý nước kết hợp làm mềm, cấp nước cho khách sạn, bệnh viện,…
Điện phân
Dùng cực âm bằng sắt, nhôm,
Cực dương bằng đồng, bạch kim hay đồng mạ kền.
Quá trình xảy ra
Dung dịch FeCl2: điện cực bằng đồng
Catot (-) Anot (+)
Fe2+ + 2e- à Fe Cu - 2e- à Cu2+
2Cl- - 2e- à Cl
Dùng vi sinh vật
Từ thực thế quan sát thấy luôn xuất hiện một số loài vi khuẩn sắt trong các công trình khử sắt như bể lọc dù bể lọc được thổi rửa thường xuyên.
Một số loài vi sinh vật có khả năng oxy hóa sắt trong điều kiện mà quá trình oxy hóa hóa học xảy ra khó khăn. Các loài vi khuẩn này xúc tiến cho sự oxy hóa và kết tủa nhanh Fe/Mn trong lớp vật liệu lọc – tương đương việc sử dụng chất xúc tác hay chất oxy hóa/ keo tụ bằng hóa học. Lợi dụng đặc điểm đó, chúng ta có thể cấy các mầm khuẩn sắt trong lớp cáy lọc của bể lọc, thông qua hoạt động của các vi khuẩn, sắt được loại ra khỏi nước. Thường sử dụng thiết bị lọc chậm để khử sắt.
Tương tự như đối với mangan, cấy một loại vi sinh vật có khả năng hấp thụ mangan trong qu