Triết học cổ điển Đức, đặc biệt với hai nhà triết học tiêu biểu là Hêghen và
Phoiơbắc, là nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học Mác. C.Mác và Ph.Ăngghen
đã từng là những người theo học triết học Hêghen. Sau này, cả khi đã từ bỏ chủ
nghĩa duy tâm của triết học Hêghen, các ông vẫn đánh giá cao tư tưởng biện chứng
của nó. Chính cái "hạt nhân hợp lý" đó đã được Mác kế thừa bằng cách cải tạo, lột
bỏ cái vỏ thần bí để xây dựng nên lý luận mới của phép biện chứng - phép biện
chứng duy vật. Trong khi phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêghen, C.Mác đã dựa
vào chủ nghĩa duy vật triết học của Phoiơbắc; đồng thời đã cải tạo chủ nghĩa duy vật
cũ, khắc phục tính chất siêu hình và những hạn chế lịch sử khác của nó. Từ đó Mác
và Ăngghen xây dựng nên triết học mới, trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện
chứng thống nhất với nhau một cách hữu cơ. Với tính cách là những bộ phận hợp
thành hệ thống lý luận của triết học Mác, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng đều
có sự biến đổi về chất so với nguồn gốc của chúng. Không thấy điều đó, mà hiểu chủ
nghĩa duy vật biện chứng như sự lắp ghép cơ học chủ nghĩa duy vật của triết học
Phoiơbắc với phép biện chứng Hêghen, sẽ không hiểu được triết học Mác. Để xây
dựng triết học duy vật biện chứng, Mác đã cải tạo cả chủ nghĩa duy vật cũ, cả phép
biện chứng của Hêghen. Mác viết: "Phương pháp biện chứng của tôi không những
khác phương pháp của Hêghen về cơ bản mà còn đối lập hẳn với phương pháp ấy
nữa". Giải thoát chủ nghĩa duy vật khỏi phép siêu hình, Mác đã làm cho chủ nghĩa
duy vật trở nên "hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên
đến chỗ nhận thức xã hội loài người, chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu
vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học". Để hiểu rõ vai trò của chủ nghĩa duy vật nhân
bản của Phoiơbắc đối với sự ra đời của triết học duy vật biện chứng của Mác như thế
nào, chúng ta sẽ nghiên cứu đề tài: “Chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc và
vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác”
18 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4901 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Triết học duy vật nhân bản Phoiơbắc và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài:
“Triết học duy vật nhân bản Phoiơbắc và vai trò
của nó đối với sự ra đời của triết học Mác”
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Bùi Văn Mưa
Học viên thực hiện: Nguyễn Hữu Quý
Stt: 81, Nhóm 9, Đêm 3, Khóa 22
Tp. HCM, Tháng 12 năm 2012
Chủ nghĩ duy vật nhân bản của Phoiơbắc và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác
1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Triết học cổ điển Đức, đặc biệt với hai nhà triết học tiêu biểu là Hêghen và
Phoiơbắc, là nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học Mác. C.Mác và Ph.Ăngghen
đã từng là những người theo học triết học Hêghen. Sau này, cả khi đã từ bỏ chủ
nghĩa duy tâm của triết học Hêghen, các ông vẫn đánh giá cao tư tưởng biện chứng
của nó. Chính cái "hạt nhân hợp lý" đó đã được Mác kế thừa bằng cách cải tạo, lột
bỏ cái vỏ thần bí để xây dựng nên lý luận mới của phép biện chứng - phép biện
chứng duy vật. Trong khi phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêghen, C.Mác đã dựa
vào chủ nghĩa duy vật triết học của Phoiơbắc; đồng thời đã cải tạo chủ nghĩa duy vật
cũ, khắc phục tính chất siêu hình và những hạn chế lịch sử khác của nó. Từ đó Mác
và Ăngghen xây dựng nên triết học mới, trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện
chứng thống nhất với nhau một cách hữu cơ. Với tính cách là những bộ phận hợp
thành hệ thống lý luận của triết học Mác, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng đều
có sự biến đổi về chất so với nguồn gốc của chúng. Không thấy điều đó, mà hiểu chủ
nghĩa duy vật biện chứng như sự lắp ghép cơ học chủ nghĩa duy vật của triết học
Phoiơbắc với phép biện chứng Hêghen, sẽ không hiểu được triết học Mác. Để xây
dựng triết học duy vật biện chứng, Mác đã cải tạo cả chủ nghĩa duy vật cũ, cả phép
biện chứng của Hêghen. Mác viết: "Phương pháp biện chứng của tôi không những
khác phương pháp của Hêghen về cơ bản mà còn đối lập hẳn với phương pháp ấy
nữa". Giải thoát chủ nghĩa duy vật khỏi phép siêu hình, Mác đã làm cho chủ nghĩa
duy vật trở nên "hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên
đến chỗ nhận thức xã hội loài người, chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu
vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học". Để hiểu rõ vai trò của chủ nghĩa duy vật nhân
bản của Phoiơbắc đối với sự ra đời của triết học duy vật biện chứng của Mác như thế
nào, chúng ta sẽ nghiên cứu đề tài: “Chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc và
vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác”
Trang 1
Chủ nghĩ duy vật nhân bản của Phoiơbắc và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác
2. TRIẾT HỌC DUY VẬT NHÂN BẢN CỦA PHƠIƠBẮC
Lútvích Phoiơbắc là một đại biểu lỗi lạc của nền triết học cổ điển Đức, nhà duy vật lớn
nhất của triết học thời kỳ trước Mác, nhà vô thần, bậc tiền bối của triết học Mác. Ông
sinh năm 1804 trong một gia đình luật sư nổi tiếng ở Đức. Ông đã theo học ở trường đại
học tổng hợp Beclin, tham gia phái Hêghen trẻ. Về sau ông tách khỏi phái này, trở
thành người phê phán hệ thống của Hêghen, xây dựng hệ thống triết học duy vật riêng
của mình. Ông viết nhiều tác phẩm triết học, trong đó có những tác phẩm lớn như: "Phê
phán triết học Hêghen" (1839); "Bản chất của đạo đức thiên chúa", "Luận cương sơ bộ
về cải cách triết học" (1842), "Những nguyên lý của triết học tương lai" (1843), "Bản
chất của tôn giáo", v.v. Học thuyết triết học của ông thể hiện qua những nội dung chủ
yếu sau:
2.1. Quan niệm về nhận thức
Khi đứng trên lập trường duy vật về khả năng của con người nhận thức được và nhận
thức ngày càng đầy đủ thế giới, Phoiơbắc cho rằng, khách thể của nhận thức là giới tự
nhiên và con người chứ không phải là logich trừu tượng hay Thượng đế. Chủ thể của
nhận thức cũng không phải là lý tính logich trừu tượng mà là con người sống động, tồn
tại trong thực tế, có cảm giác và có lý trí. Cảm tính trực quan là nguồn gốc của tư duy lý
luận, còn tư duy lý luận xử lý tài liệu cảm tính để khám phá ra chân lý. Chân lý là sự
phù hợp giữa tư tưởng trong chủ thể và đối tượng được tư tưởng, tức khách thể. Nhờ
vào năng lực của cảm giác và lý trí mà con người có khả năng nhận thức đầy đủ giới tự
nhiên, nhưng đó là một quá trình lâu dài, thông qua các cá nhân và các thế hệ khác
nhau. Nếu một người không thể nhận thức thế giới thì tất cả mọi thế hệ nối tiếp có thể
nhận thức được thế giới khách quan vô cùng, vô tận.
Đối với ông, thực tiễn là hoạt động bản năng mang tính thấp hèn, do đó cần được loại ra
khỏi nhận thức, trục xuất ra khỏi hệ thống triết học. Bản thân ông cũng không hiểu
chính hoạt động khoa học cũng là hoạt động thực tiễn, không thấy được vai trò của
thực tiễn đối với nhận thức và đối với đời sống xã hội.
Trang 2
Chủ nghĩ duy vật nhân bản của Phoiơbắc và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác
Như vậy, Phoiơbắc đã xây dựng quan điểm duy vật về nhận thức; đã khẳng định, con
người có khả năng nhận thức. Nhưng trong lý luận nhận thức đã bộc lộ hạn chế ở chỗ,
chưa hiểu được quá trình phát triển biện chứng của nhận thức, vai trò của hoạt động
thực tiễn đối với nhận thức. Cho nên, quan điểm nhận thức của Phoiơbắc vẫn nằm trong
khuôn khổ của những phương pháp suy nghĩ siêu hình.
2.2. Quan niệm về giới tự nhiên
Dựa trên truyền thống duy vật, Phoiơbắc cho rằng : giới tự nhiên vật chất có trước ý
thức, tồn tại vô cùng đa dạng, phong phú và tự nó; không gian, thời gian và vận động là
thuộc tính cố hữu, là phương thức tồn tại của vật chất – giới tự nhiên; bản thân giới tự
nhiên bị chi phối bởi mối liên hệ nhân quả nên không ngừng vận động, phát triển trong
không gian, thời gian, theo các quy luật khách quan nội tại; trong những điều kiện nhất
định, quá trình phát triển của giới tự nhiên sẽ dẫn đến sự ra đời của đời sống sinh học
mà cao hơn là đời sống con người; con người muốn hiểu giới tự nhiên phải xuất phát từ
chính bản thân mình, thông qua cảm giác và tư duy của chính mình.
Phoiơbắc cho rằng không thể tách con người ra khỏi giới tự nhiên, vì con người là sản
phẩm tất yếu cao nhất của giới tự nhiên, còn giới tự nhiên là cơ sở không thể thiếu của
đời sống con người. Con người dựa vào giới tự nhiên để thỏa mãn nhu cầu cần thiết.
Chính những cái đó đã ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm, đam mê, khát vọng, suy nghĩ,
hiểu biết của mỗi con người, mà xét đến cùng, chúng làm cho người này không giống
người kia.
2.3. Quan niệm về xã hội
Trong quan niệm về tự nhiên, Phoiơbắc là nhà duy vật; còn trong quan niệm về xã hội
ông lại thể hiện quan điểm duy tâm. Ông khẳng định những thời kỳ lịch sử loài người sở
dĩ khác nhau chỉ do những thay đổi các hình thức tôn giáo; thay thế tôn giáo cũ bằng tôn
giáo mới sẽ làm cho xã hội tiến lên. Ở đây, Phoiơbắc chưa thấy được vai trò của thực
tiễn xã hội quyết định sự vận động phát triển của xã hội loài người.
Trang 3
Chủ nghĩ duy vật nhân bản của Phoiơbắc và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác
Khi bàn đến tôn giáo, Phoiơbắc cho rằng, tôn giáo là sản phẩm tất yếu của tâm lý cá
nhân và của sự tưởng tượng của con người. Tôn giáo thể hiện sự mềm yếu, bất lực của
con người trước sức mạnh tự nhiên và điều kiện của xã hội. Chính con người đã bày đặt
ra thần thánh bằng cách trừu tượng hóa bản chất con người. Do vậy, cần thay thế tôn
giáo cũ bằng thứ tôn giáo mới không cần có thần thánh, chúa trời mà lấy tình yêu giữa
người với người làm nền tảng.
2.4. Quan niệm về con người
Phoiơbắc cho rằng, con người vừa mang bản tính cá nhân, vừa mang bản tính cộng
đồng.
Do mang bản tính cá nhân, mà mỗi con người là một cá thể sinh học đặc biệt có lý trí,
có ý chí, có trái tim… của riêng mình để nhận thức, để khát vọng đam mê, để rung động
cảm xúc… Đó là con người tồn tại bằng xương, bằng thịt, đang sống, đang làm việc,
đang nhận thức như mỗi chúng ta, chứ không phải con người trong ý tưởng – con người
trừu tượng. Với bản tính đó, mỗi con người tiềm tàng một năng lực sáng tạo kỳ vĩ, năng
lực này bắt nguồn từ trong cá tính cá nhân của mỗi con người chứ không xuất phát từ
Thượng đế.
Do mang bản tính cộng đồng, mà mỗi con người cá nhân bị ràng buộc với những người
khác. Hạnh phúc của mỗi cá nhân không là hạnh phúc đơn độc của mỗi con người mà là
hạnh phúc được tìm kiếm trong sự hòa hợp với mọi người, trong cộng đồng. Với bản
tính đó, mỗi con người tiềm tàng một tình yêu mênh mông dành cho con người, tình yêu
cũng tuôn trào từ bản tính cộng đồng của con người chứ không phải bắt nguồn từ
Thượng đế.
Bản tính vừa cá nhân vừa cộng đồng của con người, theo Phoiơbắc, là cơ sở của tính ích
kỷ hợp lý – thống nhất tính ích kỷ cá nhân với tính ích kỷ cộng đồng xã hội. Tính ích kỷ
hợp lý đòi hỏi các quyền lợi riêng tư của mỗi cá nhân con người phải phù hợp hài hòa
với quyền lợi chung của xã hội. Phoiơbắc cho rằng tình yêu giữa con người với nhau
Trang 4
Chủ nghĩ duy vật nhân bản của Phoiơbắc và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác
vừa là phương tiện vừa là mục đích của sự hòa hợp xã hội, và hơn thế nữa, nó còn là
động lực tiến bộ xã hội, bởi vì nó là sự thể hiện rõ nhất bản chất người trong mỗi con
người. Phoiơbắc cho rằng : Chúng ta sẽ không thể là con người nếu không biết yêu, và
một đứa trẻ chỉ trở thành người lớn khi nó biết yêu; tình yêu phụ nữ là tình yêu phổ
quát, ai không yêu phụ nữ người đó không yêu con người. Tuy nhiên, trong biển trời
mênh mông của tình yêu thì, tình yêu của người đàn ông dành cho người đàn bà là tình
yêu đích thực. Đối với Phoiơbắc con người và tình yêu chỉ là một, chúng không thể tách
rời nhau.
Xác định vấn đề con người giữ vị trí trung tâm của triết học Phoiơbắc trở thành đại biểu
tiêu biểu của chủ nghĩa duy vật nhân bản. Đây là mặt tiến bộ so với các nhà trước học
trước ông. Tuy nhiên ông đã không thấy được phương diện xã hội của con người. Song,
nó còn hạn chế là đã tuyệt đối hóa tình yêu, coi tình yêu là bản chất của con người mà
không chú ý đến mặt lịch sử - xã hội, không thấy điều kiện chính trị - xã hội mà con
người đang sống trong đó. Quan niệm về con người của ông rất trừu tượng, bởi vì nó
không mang tính lịch sử, tính giai cấp, tính dân tộc.
2.5. Quan niệm về tôn giáo
Phoiơbắc cho rằng, tôn giáo chỉ là sự tha hóa bản chất con người, còn Thượng đế
chỉ là tập hợp những giá trị, mơ ước, khác vọng con người muốn có. Vì vậy, giá trị, mơ
ước của con người thế nào thì Thượng đế như thế nấy. Thượng đế là nhân cách cá nhân
được thần thánh hóa. Theo Phoiơbắc, tôn giáo là sản phẩm tất yếu của tâm lý và nhận
thức của con người, không phải Thượng đế sinh ra con người mà chính con người sinh
ra Thượng đế. Ông nhận xét :bản chất thần thánh không là cái gì khác, mà là bản chất
của con người, nhưng đã được tinh chế, khách quan hoá, tách rời với con người hiện
thực bằng xương, bằng thịt. Tuy nhiên, theo ông, tôn giáo không đơn giản là những ảo
tưởng phi lý, hoan đường mà còn là những mơ ước, khát vọng đời thường của con
người. Sự bất lực trong nhận thức, sự sợ hãi, đau khổ, khó khăn triền miên, niềm mơ
Trang 5
Chủ nghĩ duy vật nhân bản của Phoiơbắc và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác
ước khao khát vươn lên trong cuộc sống đầy đau khổ bất hạnh, đầy bế tắt buồn thương
của con người đã sản sinh ra tôn giáo.
Phoiơbắc cho rằng, tôn giáo và niềm tin vào Thượng đế đã chia cắt thế giới cùng con
người thành thế giới trần tục và thế giới thiên đường, tôn giáo làm tha hóa con người để
dễ dàng thống trị nó. Tôn giáo không chỉ kìm hãm mà còn tước đi con người tính năng
động sáng tạo, sự tự do và năng lực độc lập phán xét. Ông đòi hỏi phải lựa chọn: hoặc là
tôn giáo – tín ngưỡng – thượng đế, hoặc là khoa học nhân bản – tình yêu – con người.
Tuy phê phán kịch liệt tôn giáo, nhưng Phoiơbắc thực tế chỉ phê phán Cơ đốc giáo. Còn
tôn giáo nói chung, theo ông, vẫn là điều cần thiết đối với đời sống con người. Cho nên
thay vào Cơ đốc giáo, con người "cần... một tôn giáo mới", vì chỉ có tín ngưỡng, niềm
tin mới an ủi được chúng ta khỏi những nỗi bất hạnh trong cuộc đời con người. Mặc dù
sự an ủi trên là giả dối nhưng chúng ta không thể làm gì khác và phải chấp nhận sự dối
trá đó. Đúng như Ăngghen nhận xét rằng "Phoiơbắc hoàn toàn không muốn xoá bỏ tôn
giáo, ông muốn hoàn thiện tôn giáo. Ngay cả triết học cũng phải hoà vào tôn giáo. Thứ
tôn giáo mà Phoiơbắc đề cao hiểu theo nghĩa của ông là tôn giáo tình yêu, là quan hệ
thân thiện giữa người và người. Tôn giáo tình yêu của Phoiơbắc dựa trên triết học nhân
bản của ông. Ông cho rằng nó phản ánh được cái gì đó vĩnh hằng trong con người. Vì
vậy, nó cần thiết phải tồn tại chừng nào xã hội loài người còn tồn tại. Và phải hình
thành nên tình cảm tôn giáo
3. VAI TRÒ CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI
CỦA TRIẾT HỌC MÁC
3.1. Kế thừa những tư tưởng tích cực và đúng đắn của Phoiơbắc
Tiếp thu những giá trị tư tưởng của I.Cantơ và dựa trên những thành tựu khoa học tự
nhiên đương thời, L.Phoiơbắc (1804 – 1872) có tham vọng thiết lập một nền triết học
mới – “triết học tương lai”, lấy con người và đời sống tâm – sinh lý của con người làm
đối tượng. Ông viết: “Triết học mới biến con người, kể cả giới tự nhiên với tư cách là
nền tảng của con người, thành đối tượng duy nhất, phổ biến, cao nhất của triết học, do
Trang 6
Chủ nghĩ duy vật nhân bản của Phoiơbắc và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác
đó mà cũng biến nhân bản học, kể cả sinh lý học thành khoa học phổ quát”(1). “Triết
học mới” đó có sứ mệnh cao cả là giúp con người: 1) Nhận diện chính mình như con đẻ
của giới tự nhiên; 2) Nhận ra chân giá trị của cuộc sống, nhằm 3) Nỗ lực phấn đấu cho
hạnh phúc ngay trong thế giới trần gian. Để thực hiện được sứ mệnh thiêng liêng đó,
L.Phoiơbắc đã thiết kế một đồ án cải cách triết học. Trong các tác phẩm như Bản chất
của Kitô giáo (1841), Những luận điểm dự thảo cho cuộc cải cách triết học (1842),
Những nguyên lý của triết học tương lai (1843), Về bản chất đạo Cơ đốc (1845), Những
bài giảng về bản chất của tôn giáo (1848 – 1849), ông đã khai mở hướng đi mới cho
các nhà triết học hậu thế, đó là truy tìm bí mật của triết học ngay trong giới tự nhiên và
con người. L.Phoiơbắc khẳng định: “Hãy quan sát giới tự nhiên và con người, bạn sẽ
thấy trong đó những bí mật của triết học” và “Quan điểm của tôi chỉ có thể biểu đạt
trong hai từ: Giới tự nhiên và con người”. Với cách đặt vấn đề như vậy, ông đi sâu vào
nghiên cứu bản chất con người, bắt đầu từ việc truy tìm mối quan hệ giữa con người và
giới tự nhiên, giữa tư duy và tồn tại, giữa người và người để rồi từ đó, đưa ra kết luận về
mối quan hệ giữa người và thần.
Từ việc quan sát hình thể bên ngoài cũng như mọi hoạt động lao động sản xuất, hoạt
động tinh thần của con người, L.Phoiơbắc cho rằng, bản chất con người là một cái gì đó
thống nhất toàn vẹn giữa hai phương diện thể xác (tồn tại) và tinh thần (tư duy). Sự
thống nhất này đảm bảo cho sự sống của con người có thể tồn tại và phát triển như một
sinh vật cao nhất, hoàn thiện nhất trong mọi sinh vật. Sai lầm của chủ nghĩa duy tâm là
toan tính thủ tiêu sự thống nhất đó của con người, tách rời tư duy con người khỏi tồn tại
của nó, biến tư duy thành một thực thể siêu tự nhiên có khả năng sáng tạo nên thế giới
vật chất. Còn sai lầm của nhị nguyên luận là đánh đồng tư duy và tồn tại, coi chúng như
những thực thể tồn tại độc lập bên cạnh nhau - đó là sự khẳng định vòng vo, lối nói nửa
vời, tách đôi trái ngược.
Và cũng từ đó ông dễ dàng rút ra một kết luận triết học duy vật rằng, tư duy, ý thức của
con người không là cái gì khác như là thuộc tính vốn có của một dạng vật chất có tổ
chức cao - bộ óc con người. Chính ở đây, ông đã phần nào phỏng đoán được nội dung
Trang 7
Chủ nghĩ duy vật nhân bản của Phoiơbắc và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác
vấn đề cơ bản của triết học, điều mà sau này Ăngghen đã phát biểu một cách rõ ràng
hơn trong tác phẩm Lutvich Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức.
Từ việc khẳng định con người là sản phẩm của văn hoá, của lịch sử, L.Phoiơbắc đưa ra
quan điểm cho rằng, ích kỷ không chỉ mang tính cá nhân như các nhà đạo đức học trước
ông tuyên bố, mà còn mang tính xã hội. “Không chỉ có một tính ích kỷ đơn độc hay là
tính ích kỷ cá nhân, - L.Phoiơbắc viết, - mà còn có một tính ích kỷ xã hội, một tính ích
kỷ của gia đình, của tập thể, của cộng đồng, một tính ích kỷ yêu nước. Tất nhiên, tính
ích kỷ là nguyên nhân của mọi điều ác, nhưng cũng là nguyên nhân của mọi điều thiện;
bởi vì không có cái gì khác ngoài tính ích kỷ đã tạo nên sự chiếm hữu ruộng đất, nên
thương nghiệp, cũng vì tính ích kỷ mà có nghệ thuật, có khoa học,… tính ích kỷ ngăn
cấm trộm cướp, dối trá, hạn chế ngoại tình”. Nhận xét về quan điểm mới này của
L.Phoiơbắc, V.I.Lênin cho rằng, đây là “phôi thai của chủ nghĩa duy vật lịch sử”.
Tiến xa hơn một bước nữa, L.Phoiơbắc coi tính ích kỷ của con người như là một động
lực thúc đẩy sự phát triển của lịch sử xã hội. Ông viết: “Trong lịch sử, một thời đại mới
bắt đầu từ đâu? Bắt đầu từ chỗ, đông đảo quần chúng bị áp bức đưa ra tính ích kỷ chính
đáng của mình chống lại tính ích kỷ cực đoan của thiểu số người khác… tính ích kỷ của
đa số nhân loại đang bị áp bức phải và sẽ thực hiện quyền của mình và mở ra một thời
đại lịch sử mới… không thể để cho thiểu số người là cao thượng, có tài sản; còn số khác
là thấp hèn, là chẳng có gì. Tài sản phải có ở tất cả mọi người”.
Mọi mong muốn, khát vọng tự nhiên của con người theo quan điểm của Phoiơbắc
không phải xuất phát từ tư tưởng thuần tuý mà chúng phản ánh đời sống hiện thực của
con người và do đời sống đó quy định. Nói cách khác, trong con người, cái sinh lý quy
định cái tâm lý, cái tự nhiên - sinh học quy định cái xã hội, nhu cầu vật chất quy định
hành động xã hội. “Điều ác xuất hiện không phải trong đầu óc, trong trái tim -
Phoiơbắc viết - mà xuất hiện chính trong dạ dày con người". Quan điểm này của
Phoiơbắc đã làm cho Ăngghen rất chú ý. Trong tác phẩm L.Phoiơbắc và sự cáo chung
của triết học cổ điển Đức, Ăngghen đánh giá cao luận điểm của Phoiơbắc: "Trong một
Trang 8
Chủ nghĩ duy vật nhân bản của Phoiơbắc và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác
cung điện, người ta suy nghĩ khác trong một túp lều tranh", "Nếu như vì đói, vì nghèo,
mà trong cơ thể không có chất dinh dưỡng, thì trong đầu óc anh, trong tình cảm và
trong trái tim anh cũng không có chất nuôi đạo đức". Đây là luận điểm hoàn toàn mới
so với đương thời, vì theo quan điểm này thì điều kiện sinh hoạt vật chất của con người
quy định suy nghĩ và tư tưởng của nó. Tuy nhiên, Phoiơbắc chưa có khả năng nhìn nhận
con người với tư cách là một cá thể của loài, với tư cách là một thành viên xã hội, mà
ông chỉ mới dừng lại ở con người cụ thể.
Quan niệm về con người trong triết học Phoiơbắc như đã trình bày ở trên theo
đánh giá của A.G.Spirkin "chính là điểm xuất phát cho những lập luận của Mác về
con người và bản chất con người". Bởi vì, bằng những quan niệm đó, người khai mở
con đường cho chủ nghĩa duy vật nhân bản đã giáng một đòn phá tan mâu thuẫn giữa
chủ nghĩa duy vật và chỉ nghĩa duy tâm khách quan của Hêghen, "đưa một cách không
úp mở chủ nghĩa duy vật trở lại ngôi vua", ông đã khẳng định một cách dứt khoát rằng
"tự nhiên tồn tại độc lập đối với mọi triết học. Nó là cơ sở trên đó con người chúng ta
bản thân chúng ta cũng là một sản phẩm của tự nhiên đã sinh trưởng”. Mác và
Ăngghen luôn đánh giá cao triết học của Phoiơbắc nói chung, chủ nghĩa duy vật
nhân bản của ông nói riêng, họ tự thừa nhận mình là môn đồ của ông, chào đón
quan điểm mới đó một cách nhiệt liệt, tin và đi theo Phoiơbắc với một tinh thần
hào hứng, phấn khởi.
Vào năm 1841, L.Phoiơbắc đã cho xuất bản tác phẩm Bản chất của đạo Cơ đốc. C.Mác
và Ph.Ăngghen chịu ảnh hưởng sâu sắc những quan niệm duy vật của L.Phoiơbắc:
“không phải chúa Trời sáng tạo ra con người, mà chính con người