Sự ra đời của triết học Mác là tổng hợp biện chứng của toàn bộ quá trình phát triển
của tư tưởng triết học của nhân loại. Nó là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa
duy vật và của phép biện chứng. Đó là kết quả của sự phát triển của triết học duy vật
trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa duy tâm, đồng thời cũng là kết quả của sự phát triển
của phép biện chứng trong cuộc đấu tranh với phép siêu hình trong lịch sử triết học.
Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng tiền đề lý luận trực tiếp cho sự ra đời của triết học
Mác là triết học cổ điển Đức, mà tiêu biểu là triết học Hêghen và triết học Phoiơbắc
Khi xây dựng hệ thống triết học duy tâm khách quan – đỉnh cao của triết học cổ
điển Đức, Hêghen đã trình bày đầu đủ và chặt chẽ hệ thống các tư tưởng biện chứng
theo tinh thần suy tâm. Xuất phát từ quá trình vận động phát triển của “ý niệm tuyệt
đối”, Hêghen đã triển khai những quy luật và các phạm trù của phép biện chứng. Mác
và Ăngghen đã triệt để phê phán tính chất duy tâm thần bí trong triết học Hêghen
nhưng đồng thời cũng đánh giá cao tư tưởng biện chứng của ông. “Tính chất thần bí
mà phép biện chứng đã mắc phải trong tay Hêghen tuyệt nhiên không ngăn cản Hêghen
trở thành người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái vận
động chung của phép biện chứng. Ở Hêghen phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống
đất. Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó ở đằng sau cái
vỏ thần bí của nó”. Bằng thiên tài của mình, C.Mác và Ph. Ăngghen đã cải tạo triệt để
phép biện chứng duy vật để nó đóng vai trò công cụ tinh thần nhận thức các lĩnh vực tự
nhiên, xã hội và tư duy con người
14 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2489 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Triết học duy vật nhân bản Phoiơbắc và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN
Đề tài:
“Triết học duy vật nhân bản Phoiơbắc và vai trò
của nó đối với sự ra đời của triết học Mác”
GVHD: Ts Bùi Văn Mưa
HVTH: Võ Ngọc Sơn
Stt: 84, Nhóm 9, Đêm 3, Khóa 22
Tiểu luận triết học HVTH: Võ Ngọc Sơn
I. Giới thiệu tổng quan về đề tài:
Sự ra đời của triết học Mác là tổng hợp biện chứng của toàn bộ quá trình phát triển
của tư tưởng triết học của nhân loại. Nó là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa
duy vật và của phép biện chứng. Đó là kết quả của sự phát triển của triết học duy vật
trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa duy tâm, đồng thời cũng là kết quả của sự phát triển
của phép biện chứng trong cuộc đấu tranh với phép siêu hình trong lịch sử triết học.
Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng tiền đề lý luận trực tiếp cho sự ra đời của triết học
Mác là triết học cổ điển Đức, mà tiêu biểu là triết học Hêghen và triết học Phoiơbắc
Khi xây dựng hệ thống triết học duy tâm khách quan – đỉnh cao của triết học cổ
điển Đức, Hêghen đã trình bày đầu đủ và chặt chẽ hệ thống các tư tưởng biện chứng
theo tinh thần suy tâm. Xuất phát từ quá trình vận động phát triển của “ý niệm tuyệt
đối”, Hêghen đã triển khai những quy luật và các phạm trù của phép biện chứng. Mác
và Ăngghen đã triệt để phê phán tính chất duy tâm thần bí trong triết học Hêghen
nhưng đồng thời cũng đánh giá cao tư tưởng biện chứng của ông. “Tính chất thần bí
mà phép biện chứng đã mắc phải trong tay Hêghen tuyệt nhiên không ngăn cản Hêghen
trở thành người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái vận
động chung của phép biện chứng. Ở Hêghen phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống
đất. Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó ở đằng sau cái
vỏ thần bí của nó”. Bằng thiên tài của mình, C.Mác và Ph. Ăngghen đã cải tạo triệt để
phép biện chứng duy vật để nó đóng vai trò công cụ tinh thần nhận thức các lĩnh vực tự
nhiên, xã hội và tư duy con người
Xuất phát từ giới tự nhiên vật chất, Phoiơbắc tìm hiểu các vấn đề về con người và
xây dựng nên chủ nghĩa duy vật nhân bản. Ông coi con người – với tư cách là thực thể
của thế giới tự nhiên - là đối tượng nghiên cứu của triết học. Ông đối lập chủ nghĩa duy
vật nhân bản của mình với triết học duy tâm biện chứng của Hêghen trên cả hai bình
diện là bản thể luận và nhận thức luận, đồng thời đòi vứt bỏ chủ nghĩa duy tâm và cả
- 1 -
Tiểu luận triết học HVTH: Võ Ngọc Sơn
phép biện chứng của Hêghen… C.Mác và Ph.Ăngghen đã đánh giá cao chủ nghĩa duy
vật của Phoiơbắc nhưng đồng thời củng phê phán tư duy siêu hình, duy tâm về lịch sử
của ông. Chính C.Mác và Ph.Ăngghen là những người đã nhận thức một cách chính
xác những thành tựu và hạn chế của triết học Phoiơbắc và dựa trên hệ thống triết học
này để xây dựng thế giới quan duy vật biện chứng của mình.
Trong giới hạn cho phép của đề tài, người nghiên cứu chỉ phân tích trên khía cạnh
chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc, từ đó thấy được những điểm tích cực đã
được Mác và Awngghen phát huy cũng như những điểm hạn chế của Phoiơbắc đã được
khắc phục trong triết học Mác.
II. Chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc
Lútvích Phoiơbắc (1804-1872) sinh ra trong một gia đình luật sư nổi tiếng, đã từng
tham gia phái Heghen trẻ, là nhà triết học duy vật duy nhất trong nền triết học cổ điển
Đức, bậc tiền bối của Mác. Có tác phẩm Phê phán triết học Hêghen, Bản chất của đạo
cơ đốc, Luận cương sơ bộ về cải cách triết học, Cơ sở của triết học tương lai, Bản chất
của tôn giáo… của ông đã làm sống lại chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII-XVIII và làm
sinh động thế giới quan duy vật khoa học bấy giờ. Xuất phát từ quan điểm coi triết học
mới phải là triết học về chính con người, có sứ mạng mang lại cho con người một cuộc
sống hạnh phúc thật sự trên trần gian mà Phoiơbắc lấy con người làm đối tượng nghiên
cứu của triết học. Ông cho rằng, xưa nay triết học nghiên cứu vấn đề về quan hệ giữa
tư duy và tồn tại, nhưng quan hệ này thuộc về bản chất của con người; bởi vì, chỉ có
con người đang sống, đang tồn tai mới có tư duy. Theo ông, chỉ khi nào xuất phát từ
con người thì vấn đề về quan hệ giữa tư duy và tồn tại mới được giải quyết một cách
đúng đắn và có ý nghĩa thật sự. Do con người là đối tượng của triết học mới, và khoa
hoc nghiên cứu bản chất của con ngườil à nhân bản học, nên triết học mới đó phải là
triết học nhân bản hay nhân bản học phải là khoa học cơ sở và chung nhất cho mọi
- 2 -
Tiểu luận triết học HVTH: Võ Ngọc Sơn
ngành khoa học. Triết học mới mà Phoiơbắc đã xây dựng là triết học duy vật nhân bản,
mà nội dung của nó bao gồm những quan niệm chủ yếu sau:
a. Quan niệm về giới tự nhiên và con người
Dựa trên truyền thống duy vật, Phoiơbắc cho rằng: giới tự nhiên vật chất có trước ý
thức, tồn tại vô cùng đa dạng, phong phú và tự nó; không gian, thời gian và vận động là
thuộc tính cố hữu, là phương thức tồn tại của vật chất-giới tự nhiên; bản thân giới tự
nhiên bị chi phối bởi mối liên hệ nhân quả nên không ngừng vận động, phát triển trong
không gian, thời gian, theo các quy luật khách quan nội tại; trong những điều kiện nhất
định, quá trình phát triển của giới tự nhiên sẽ dẫn đến sự ra đời của đời sống sinh học
mà cao hơn là con ngưới và đới sống xã hội của con người; con người muốn hiểu giới
tự nhiên phải xuất phát từ chính bản thân mình, thông qua cảm giác và tư duy của
chính mình – một đóa hoa rực rỡ của giới tự nhiên, để nhận thức giới tự nhiên, tức tất
cả những gì không phải là siêu nhiên…
Phoiơbắc cho rằng không thể tách con người ra khỏi giới tự nhiên, vì con người là
sản phẩm tất yếu cao nhất của giới tự nhiên, còn giời tự nhiên là cơ sở không thể thiếu
của đời sống con người. Con người dựa vào giới tự nhiên để đươc thõa mọi nhu cầu
cần thiết như mặc, ăn, ở, sinh đẻ,… Còn những cái đó đã ảnh hưởng đến tâm tư, tình
cảm. đam mê, khát vọng, suy nghĩ, hiểu biết của con người, mà xét đến cùng, chúng
làm cho người này không giống người kia. Do đó, theo Phoiơbắc, con người vừa mang
bản tính cá nhân và con người – cá nhân cũng mang bản tính cộng đồng, có bản chất
nằm trong tình yêu.
- Do mang bản tính cá nhân, mà mỗi con người là một cá thể sinh học đặc biệt có lý
trí, có ý chí, có trái tim…của riêng mình để nhân thức, để khát vọng đam mê. Để
rung động cảm xúc… Đó là con người đang tồn tại bằng xương, bằng thịt, đang
sống, đang làm việc, đang yêu, đang nhận thức như mỗi chúng ta, chứ không phải
con người trong ý tưởng – con người trừu tượng. Với bản tính đó, mỗi con người
- 3 -
Tiểu luận triết học HVTH: Võ Ngọc Sơn
tiềm tàng một năng lực sáng tạo kỳ vĩ, năng lưc này bắt nguồn từ trong cá tính cá
nhân của mỗi con người, chứ không phải xuất phát từ Thượng đế.
- Do mang bản tính cộng đồng, mà mỗi con người cá nhân bị ràng buộc với những
người khác. Hạnh phúc của mỗi cá nhân không là hạnh phúc đơn độc của mỗi con
người mà là hạnh phúc được kiếm trong sự hòa hợp với mọi người, trong cộng
đồng. Với bản tính đó, mỗi con người tiềm tàng một tình yêu mênh mông dành cho
con người, tình yêu cũng tuôn trào từ bản tính cộng đồng của con người chứ không
phải bắt nguồn từ Thượng đế.
- Bản tính vừa cá nhân, vừa cộng đồng của con người, theo Phoiơbắc, là cơ sơ của
tính ích kỷ hợp lý – thống nhất tính ích kỷ cá nhân với tính ích kỷ cộng đồng xã hội.
Tính ích kỷ hợp lý đòi hỏi các quyền lợi riêng tư của mỗi cá nhân con người phải
phù hợp hài hóa với quyền lợi chung của cộng đồng xã hội. Phoiơbắc cho rằng, tình
yêu giữa con người với nhau vừa là phương tiện vừa là mục đích của sự hòa hợp xã
hội, và hơn thế nữa, nó còn là động lưc tiến bộ xã hội, bởi vì nó là sự thể hiện rõ
nhất bản chất con người trong mỗi con ngưới. Phoiơbắc quan niệm rằng: Chúng ta
sẽ không thể là con người nếu không biết yêu; và một đứa trẻ chỉ trở thành người
lớn khi nó biết yêu; tình yêu phụ nữ là tình yêu phổ quát, ai không yêu phụ nữ
người đó không yêu con người. Tuy nhiên, trong “biển trời” mênh mông của tình
yêu thì, tình yêu của người đàn ông dành cho người đàn bà là tình yêu đích thực.
Đối với Phoiơbắc, con người và tình yêu chỉ là một, chúng không thể tách rời nhau.
Phoiơbắc coi bản chất con người là tổng thể các nhu cầu, khả năng, khát vọng, ham
muốn,… Bản chất đó chỉ thật sự sống động khi mỗi cá nhân con người được sống
trong sự thỏa mãn nhu cầu tự nhiên và sự chan hòa với nhau trong cộng đồng xã
hội. Theo Phoiơbắc, con người thật sự luôn hành động một cách tự do theo tình cảm
đam mê, theo nhu cầu lợi ích, theo tình yêu khát vọng… của mình. Nhưng cái tự do
đó không tách ra khỏi sự bó buộc, không nằm ngoài mối quan hệ với các sự vật tự
nhiên hay cộng đồng nhân loại. Trong hạnh phúc có cả tự do và tất yếu. Vươn đến
- 4 -
Tiểu luận triết học HVTH: Võ Ngọc Sơn
hạnh phúc là biến hành động tất yếu thành hành động tự do. Con người chỉ đạt được
tự do khi nhu cầu được đảm bảo, khả năng được thực hiện, khát vọng ham muốn
được tuôn tràn… nghĩa là bản chất người được thực hiện. Đời sống hạnh phúc chỉ
có được khi hành động tự do của con người thống nhất với những điều kiện sống
của họ. Vì vậy, muốn sống hạnh phúc, con người cần phải cải tạo điều kiện sống
sao cho phù hợp với bản tính của mình.
- Nhìn chung, quan niện của Phoiơbắc về con người thể hiện quan niệm về giai cấp
tư sản muốn khẳng định cá tính sáng tạo của mỗi con người. Nó có ưu điểm là đã
quan tâm đến con người ( chủ yếu mặt tự nhiên – sinh học); song, nó còn hạn chế là
đã tuyệt đối hóa tinh yêu, coi tình yêu là bản chất con người mà không chú ý mặt
lịch sử - xã hội, không thấy điều kiện chính trị - xã hội mà con người phải sống
trong đó. Quan niệm về con người của ông rất trừu tương, bởi vì nó không mang
tính lịch sử, tính giai cấp, tính dân tộc.
b. Quan niệm về nhận thức
Khi đứng vững trên quan điểm duy vật về khả năng con người nhận thức được và
nhận thức ngày càng đầy đủ về thế giới, Phoiơbắc cho rằng, giới tự nhiên và con người
chứ không phải tính logich trừu tượng hay Thượng đế là khách thể của nhận thức. Chủ
thể nhận thức cũng không phài là lý tính logich trừu tượng mà là con người sống động,
tồn tại trong thực tế, có cảm giác và lý trí. Cảm tính trực quan là nguồn gốc của tư duy
lý luận, còn có tư duy lý luận xử lý tài liệu cảm tính để khám phá ra chân lý. Chân lý là
sự phù hợp giữa tư tưởng chủ thể với đối tượng được tư tưởng – khách thể. Nhờ vào
năng lực của cảm giác và lý trí mà con người có khả năng nhân thức đầy đủ giới tự
nhiên, nhưng đó là một quá trình lâu dài, thông qua các cá nhân và các thế hệ khác
nhau. Nếu một người không thể nhận thức được thế giới thì tất cả mọi thế hệ nối tiếp
có thể nhận thức được thế giới khách quan vô tận. Đối với ông, thực tiễn là hoạt động
bản năng mang tính thấp hèn, do đó nó cần được loại ra khỏi nhận thức. trục xuất ra
- 5 -
Tiểu luận triết học HVTH: Võ Ngọc Sơn
khỏi hệ thống triết học. Bản thân ông cũng không hiểu chính hoạt động khoa học cũng
là hoạt động thực tiễn, không thấy vai trò của thực tiễn đối với hoạt động nhận thức và
đối với đời sống xã hội.
c. Quan niệm về tôn giáo
Phoiơbắc cho rằng, tôn giáo không đơn giản là những ảo tưởng phi lý, hoang đường
mà còn là những mơ ước, khát vọng đời thường của con người. Sự bất lực trong nhận
thức, sự sợ hãi, đau khổ, khó khan triền mien, niềm mơ ước khát khao vươn lên trong
cuộc sống đầy đau khổ bất hạnh, đầy bế tắc buồn thương của con người đã sản sinh ra
các tôn giáo. Tôn giáo chỉ là sự tha hóa bản chất của con người. Còn Thượng đế chỉ là
tập hợp những giá trị, mơ ước, khát vọng mà con người muốn có. Vì vậy, giá trị, ước
mơ, khát vọng của con người như thế nào thì Thượng đế như thế nấy. Thượng đế là
nhân cách cá nhân được thần thánh hóa. Như vậy, theo Phoiơbắc, tôn giáo là sản phẩm
tất yếu của tâm lý và nhận thức của con người; Không phải Thượng đế sinh ra con
người mà chính con người đã sinh ra Thượng đế.
Phoiơbắc cho rằng, tôn giáo và niềm tin vào Thượng đế đã chia cắt thế giới cùng
con người thành thế giới trần tục và thế giới thiên đường, tôn giáo làm tha hóa con
người để dễ dàng thống trị nó. Tôn giáo không chỉ kìm hãm mà còn tước đi ở con
người tính năng động sáng tạo, sự tự do và năng lực độc lập phán xét. Ông đòi hỏi phải
lựa chọn: hoặc là tôn giáo – tín ngưỡng – thượng đế, hoặc là khao học nhân bản – tình
yêu – con người.
Dù Phoiơbắc phê phán mạnh mẽ tôn giáo, đặc biệt là Cơ đốc giáo, nhưng càng phê
phán ông càng nhận thức được rằng nều thiếu tôn giáo con người sẽ khó sống, bởi vì
con người cần có niềm tin để an ủi mình (dù là giả tạo) trước cuộc đời đầy bất hạnh,
đau khổ. Vì vậy, ông ra sức xây dựng một thứ tôn giáo mới thay cho Cơ đốc giáo. Đó
là tôn giáo của tình yêu vĩnh cửu phổ quát giữa con người (trước hết là tình yêu nam
nữ) dựa trên tính nhân bản mà trong đó vai trò Thượng đế được giao cho chính con
- 6 -
Tiểu luận triết học HVTH: Võ Ngọc Sơn
người đảm trách. Trong tôn giáo mới đó, tình yêu vừa là cơ sở, vừa là cứu cánh của
con người để con người thật sự sống đúng như bản tính của mình, nhằm biến trần gian
thành thiên đàng trên mặt đất.
d. Nhận xét chung về hệ thống triết học Phoiơbắc
Đánh giá triết học Phoiơbắc, Ph. Ăngghen đánh giá cao thế giới quan duy vật của
Phoiơbắc là đã đưa “chủ nghĩa duy vật trở lại ngôi vua”, đồng thời cũng chỉ ra nguyên
nhân dẫn đến những hạn chế - tính chất máy móc siêu hình và duy tâm về mặt lịch sử
của triết học này… Do chưa vượt qua được hạn chế của thời đại mình và chịu ảnh
hưởng bởi phương pháp tư duy siêu hình mà Phoiơbắc không chỉ phê phán thế giới
quan duy tâm mà còn phủ định hạt nhân hợp lý và phép biện chứng trong triết học
Hêghen. Ph.Ăngghen viết: “lời khẳng định của Phoiơbắc cho rằng “các thời đại của
loài người chỉ khác nhau bởi những thay đổi về phương diện tôn giáo” là hoàn toàn sai.
Chỉ có thể nói đến những bước ngoặt lịch sử lớn có kèm theo những sự thay đổi về tôn
giáo”. Khi phê phán cách hiểu trừu tượng về con người của Phoiơbắc, Ph. Ăngghen
viết: “Về hình thức, ông là một người hiện thức chủ nghĩa, ông lấy con người làm xuất
phát điểm, song ông hoàn toàn không nói đến thế giới trong đó con người ấy sống, vì
vậy, con người mà ông nói, luôn là con người trừu tượng”. Về đạo đức con người,
Phoiơbắc đồng nhất quan hệ đạo đức trong mọi giai đoạn lịch sử, mọi thời đại khác
nhau. Ph.Ăngghen cho rằng: “những vết tích cuối cùng của tính chất cách mạng trong
triết học của ông đều biến mất hết và chỉ còn lại cái điệp khúc cũ kỹ: Hãy yêu nhau đi,
hãy ôm nhau đi, không cần phân biệt nam nữ và đẳng cấp. Thật là giấc mơ thiên hạ
thuận hòa… Học thuyết của Phoiơbắc về đạo đức thì cũng giống như tất cả những học
thuyết trước đó. Nó được gọt giũa cho thích hợp với mọi thời kỳ, mọi dân tộc, mọi
hoàn cảnh, và chính vì thế mà không bao giờ nó có thể đem áp dụng được ở đâu cả.”
Triết học của Phoiơbắc không sâu, còn nhiều quan niệm siêu hình, phiến diện trong
lý giải đối tượng triết học, trong việc phân tích bản chất con người, trong việc tìm hiểu
thực tiễn và xác định vai trò của nó trong nhận thức và cuộc sống… Đặc biệt, trong
- 7 -
Tiểu luận triết học HVTH: Võ Ngọc Sơn
việc xác định nguồn gốc, động lực phát triển và phương hướng cải tạo xã hội, quan
điểm của Phoiơbắc còn đầy tính duy tâm. Thái độ đối với tôn giáo của ông không nhất
quán…Điều này có thể hiện như sau:
- Một là, do phủ nhận hệ thống duy tâm của triết học Heghen nên ông phủ nhận luôn
phép biện chứng; hơn nữa, ông hiểu biện chứng rất hời hợt – phép biện chứng
không phải là sự độc thoại của một nhà tư tưởng với bản thân mình mà là sự độc
thoại của một nhà tư tưởng với bản thân mình mà là sự đối thoại giữa Tôi và Anh…
- Hai là, do đứng trên quan điểm nhân đạo chung chung mà quan niệm về con người
rất trừu tượng, phi lịch sử; ông chỉ quan tâm đến mặt tự nhiên – sinh học mà không
chú ý mặt xã hội và điều kiện chính trị - xã hội của con người; tuyệt đối hóa và coi
tình yêu là bản chất con người.
- Ba là, do bỏ qua hoạt động thực tiễn nên Phoiơbắc coi nhận thức là một quá trình
tĩnh lại, thụ động của chủ thể tiếp nhận hình ảnh của khách thể mà không phải là
quá trình mang tính thực tiễn năng động, sáng tạo thế giới của con người – chủ thể
nhận thức. Phoiơbắc không chỉ không thấy được vai trò của thực tiễn đối với nhận
thức mà ông cũng không thấy được vai trò của thực tiến đối với sự hoàn thiện con
người, thúc đẩy sản xuất phát triển nói riêng, xã hội nói chung. Vì không thấy trong
thực tiễn động lực phát triển xã hội nên ông cố đi tìm nó trong tình yêu. Do không
xuất phát từ quan điểm thực tiễn mà trong lĩnh vực xã hội, Phoiơbắc cũng như mọi
nhà tư tưởng trước Mác đều xa vào chủ nghĩa duy tâm, quá đề cao sức mạnh tinh
thần, trước hết là giáo dục, đạo đức, pháp luật…mà không thấy được vai trò của
nền sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội.
III. Vai trò của chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc đối với sự hình thành
triết học Mác
Kế thừa chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc và phép biện chứng của Heghen, C.Mác đã
thiết lập sự thống nhất hữu cơ giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng để xây dựng
nên chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đây là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa
duy vật và phép biện chứng duy vật, hình thức phát triển cao nhất của phép biện chứng
- 8 -
Tiểu luận triết học HVTH: Võ Ngọc Sơn
trong lịch sử triết học, với tính cách là khoa học về sự phát triển của thế giới tự nhiên,
lịch sử xã hội loài người và tư duy. Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng trong triết
học của C.Mác và Ph.Ăngghen là cơ sở hình thành nên hệ thống triết học vĩ đại nhất
trong lịch sử: triết học Mác – Lênin. Đánh giá về tính chất triệt để trong triết học Mác,
V.I.Lênin viết: “Triết học của Mác là một chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị, nó cung
cấp cho loài người và nhất là giai cấp công nhân những công cụ nhận thức vĩ đại”
Nhận thấy chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc chỉ thể hiện trong quan niệm về tự
nhiên, còn khi chuyển sang lĩnh vực lịch sử xã hội thì không còn đứng vững trên quan
điểm duy vật nữa mà thường rơi vào các quan niệm duy tâm. Do đó Mác đã mở rộng
chủ nghĩa duy vật sang lĩnh vực xã hội loài người, hình thành nên chủ nghĩa duy vật
lịch sử. V.I.Lênin đánh giá rằng “Trong khi nghiên cứu sâu và phát triển chủ nghĩa duy
vật triết học, Mác đã đưa học thuyết đó tới chỗ hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ
chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người. Chủ nghĩa duy vật
lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học. Một lý luận khoa học
hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ đã thay cho sự lộn xộn và sự tùy tiện, vẫn ngự trị từ
trước đến này trong các quan niệm về lịch sử và chính trị…”
Với sự sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử,
C.Mác đã khắc phục được sự đối lập giữa triết học với hoạt động thực tiễn của con
người. Trên cơ sở đó, triết học của ông đã trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế
giới của nhân loại tiến bộ. C.Mác viết: “Khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa
duy vật từ trước đến nay – kể cả chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc – là sự vật, hiện thực,
cái cảm giác được, chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể hay hình thức trực
quan, chứ không được nhận thức là hoạt động cảm giác của con người, là thực tiễn,
không được nhận thức về mặt chủ quan”. “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người
có thể đạt tới chân lý khách quan không, hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận
mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân
lý, nghĩa là chứng minh tính hiện thực và sức mạnh, tính trần tục của tư duy của mình.
- 9 -
Tiểu luận triết học HVTH: Võ Ngọc Sơn
Sự tranh cãi về tính hiện thực hay tính không hiện thực của tư duy tách rời thực tiển là
mộ