Từ thời xa xưa đến nay con người luôn là trung tâm nghiên cứu của các
khoa học nói chung và của Triết học nói riêng. Vấn đề con người là vấn đề hết
sức phức tạp mà các khoa học nghiên cứu thìchỉ nghiên cứu một phần nào của
con người mà không thể nghiên cứu hết tất cả các cơ quan, các bộ phận, không
nghiên cứu được bản chất của con người. Chỉ có Triết học nói chung, đặc biệt là
Triết học Mác – LêNin mới có sự nghiên cứucon người trong một thể thống nhất
không tách rời các bộ phận, nghiên cứu con người trong một chỉnh thể từ đó đi
truy tìm bản chất của con người và có những định hướng giải phóng con người.
Trong xã hội hiện nay thì yếu tố con người là yếu tố cơ bản không thể
thiếu để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển đất nước và phát triển cả
thế giới. Con người là tiềm năng là và sức mạnh trí tuệ, tinh thần, đạo đức là
nhân tố quyết định và là vốn quý nhất để xây dựng đất nước giàu mạnh.
Do đó việc nghiên cứu để áp dụng quan điểm Triết học về con người vào
việc định hướng giải phóng con người hiện nayở nước ta hiện nay là vấn đề quan
trọng, không thể thiếu vì đó là cơ sở, là động lực để phát triển đất nước. Đó cũng
là những lý do mà người nghiên cứu chọn chủ đề Triết học và vấn đề phát huy
vai trò nhân tố con người ở Việt nam trong giai đọan hiện nay làm tiểu luận
nghiên cứu cho mình.
Mục đích của đề tài là đưa ra những định hướng nhằm giải phóng con
người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Để đạt được mục đích trên người
nghiên cứu dùng phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu nhằm thu thập, phân
tích để đưa ra cơ sở lý luận của Triết học trước Mác và Triết học Mác-LêNin làm
nền tảng từ đó mới đi vào tìm hiểu, phân tích con người Việt Nam trong quá khứ
và nêu lên những định hướng giải phóng con người trong hiện tại.
Tiểu luận này gồm các nội dung chính sau:
Chương 1: Quan điểm về con người trong triết học trước Mác – tác giả đề
cập đến quan điểm Triết học phương Đông và Triết học phương Tây trước Mác
Chương 2: Quan niệm của triết học Mác – Lêninvề con người và bản chất
con người – đề cập đến quan điểm về con người và bản chất của con người của
Triết học Mác.
Chương 3: Phát huy vai trò nhân tố con người ở việt nam trong giai đọan
hiện nay – tác giả đã nêu lên một số đặc điểm của người Việt Nam trong chiến
tranh rồi từ đó mới định hướng giải phòng con người.
17 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 27854 | Lượt tải: 12
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Triết học và vấn đề phát huy vai trò nhân tố con người ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ……………..
----------
TIỂU LUẬN
Triết học và vấn đề phát huy vai trị
nhân tố con người ở Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay
1
PHẦN MỞ ðẦU
Từ thời xa xưa đến nay con người luôn là trung tâm nghiên cứu của các
khoa học nói chung và của Triết học nói riêng. Vấn đề con người là vấn đề hết
sức phức tạp mà các khoa học nghiên cứu thì chỉ nghiên cứu một phần nào của
con người mà không thể nghiên cứu hết tất cả các cơ quan, các bộ phận, không
nghiên cứu được bản chất của con người. Chỉ có Triết học nói chung, đặc biệt là
Triết học Mác – LêNin mới có sự nghiên cứu con người trong một thể thống nhất
không tách rời các bộ phận, nghiên cứu con người trong một chỉnh thể từ đó đi
truy tìm bản chất của con người và có những định hướng giải phóng con người.
Trong xã hội hiện nay thì yếu tố con người là yếu tố cơ bản không thể
thiếu để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển đất nước và phát triển cả
thế giới. Con người là tiềm năng là và sức mạnh trí tuệ, tinh thần, đạo đức là
nhân tố quyết định và là vốn quý nhất để xây dựng đất nước giàu mạnh.
Do đó việc nghiên cứu để áp dụng quan điểm Triết học về con người vào
việc định hướng giải phóng con người hiện nay ở nước ta hiện nay là vấn đề quan
trọng, không thể thiếu vì đó là cơ sở, là động lực để phát triển đất nước. Đó cũng
là những lý do mà người nghiên cứu chọn chủ đề Triết học và vấn đề phát huy
vai trò nhân tố con người ở Việt nam trong giai đọan hiện nay làm tiểu luận
nghiên cứu cho mình.
Mục đích của đề tài là đưa ra những định hướng nhằm giải phóng con
người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Để đạt được mục đích trên người
nghiên cứu dùng phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu nhằm thu thập, phân
tích để đưa ra cơ sở lý luận của Triết học trước Mác và Triết học Mác-LêNin làm
nền tảng từ đó mới đi vào tìm hiểu, phân tích con người Việt Nam trong quá khứ
và nêu lên những định hướng giải phóng con người trong hiện tại.
Tiểu luận này gồm các nội dung chính sau:
Chương 1: Quan điểm về con người trong triết học trước Mác – tác giả đề
cập đến quan điểm Triết học phương Đông và Triết học phương Tây trước Mác
Chương 2: Quan niệm của triết học Mác – Lênin về con người và bản chất
con người – đề cập đến quan điểm về con người và bản chất của con người của
Triết học Mác.
Chương 3: Phát huy vai trò nhân tố con người ở việt nam trong giai đọan
hiện nay – tác giả đã nêu lên một số đặc điểm của người Việt Nam trong chiến
tranh rồi từ đó mới định hướng giải phòng con người.
2
Chương 1
QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC
TRƯỚC MÁC
1.1 Quan niệm về con người trong triết học phương Đông1
Có thể nói rằng lich sử khoa học nói chung, của triết học nói riêng là
lịch sử nghiên cứu về con người. Tuy nhiên, mỗi khoa học có cách tiếp cận vấn
đề con người theo phương pháp riêng, phù hợp với đặc điểm đối tượng của mình.
Các khoa học khác khi nghiên cứu con người thì nghiên cứu trực tiếp vào một bộ
phận nào của con người, còn triết học Mác nghiên cứu con người bằng cách tổng
hợp các yếu tố thành hệ thống. Do vậy, quan hệ giữa triết học với các khoa học
khoa học khác là quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
Từ thời cổ đại, các trường phái triết học đều tìm cách lý giải bản chất
con người, quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh.
Các trường phái triết học tôn giáo phương Đông như Phật giáo, Hồi giáo
nhận thức bản chất con người trên cơ sở thế giới quan duy tâm, thần bí hoặc nhị
nguyên luận. Trong triết học Phật giáo, con người là sự kết hợp giữa danh và sắc.
Đời sống của con người trên trần thế chỉ là ảo giác hư vô. Vì vậy, cuộc đời con
người khi còn sống chỉ là sống gửi, là tạm bợ. Cuộc sống vĩnh cửu là phải hướng
đến trạng thái Niết bàn, nơi tinh thần của con người được giải thoát để trở thành
bất diệt.
Như vậy, dù bị chi phối bởi thế giới quan duy tâm hoặc nhị nguyên, suy
đến cùng con người trong quan niệm của các học thuyết tôn giáo phương Đông
đều phản ánh sai lầm về bản chất của con người, hướng con người đến thế giới
thần linh. Trong tiết học phương Đông, với sự chi phối bởi thế giới quan duy tâm
hoặc duy vật chất phác, biểu hiện trong tư tưởng Nho giáo, Lão giáo, quan niệm
về bản chất con người cũng thể hiện một cách phong phú. Khổng tử cho rằng bản
chất con người do thiên mệnh chi phối quyết định, đức “nhân” chính là giá trị cao
nhất của con người. Mạnh Tử quy tính thiện của con người vào năng lực bẩm
sinh, do ảnh hưởng của phong tục, tập quán xấu mà con người bị nhiễm cái xấu,
xa rời cái tốt đẹp. Vì vậy phải qua tu dưỡng, rèn luyện để giữ được đạo đức của
mình. Củng như Khổng Tử, Mạnh Tử cho rằng phải lấy lòng nhân ái, quan hệ đạo
đức để dẫn dắt con người hướng đến các giá trị đạo đức tốt đẹp.
1 Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình triết học Mác – LêNin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2002, tr.462-464.
3
Triết học Tuân tử cho rằng, bản chất con người sinh ra là ác, nhưng có
thể cải biến được, phải chống lại cái ác ấy thì con người mới tốt được.
Trong Tiết học phương Đông, còn có quan niệm duy tâm cho rằng trời
và người có thể hoà hợp với nhau. Đổng Trọng Thư một người thừa kế Nho giáo
theo khuynh hướng duy tâm cực đoan quan niệm trời và con người có thể thông
hiểu lẫn nhau. Nhìn chung, đây là quan điểm duy tâm. Quy cuộc đời con người
vào vai trò quyết định của “thiên mệnh”.
Lão tử, người mở đầu cho trường phái Đạo gia cho rằng người sinh ra từ
“Đạo”. Do đó con người cần phải sống “vô vi”, theo lẽ tự nhiên, thuần phát
không hành động một cách gỉa tạo, gò ép, trái với tự nhiên. Quan niệm này biểu
hiện tư tưởng duy tâm chủ quan của Triết học Đạo gia.
Có thể nói rằng, có nhiều hệ thống triết học khác nhau, triết học phương
Đông biểu hiện tính đa dạng và phong phú , thiên về con người trong mối quan
hệ chính trị, đạo đức. Nhìn chung con người trong triết học phương Đông biểu
hiện yếu tố duy tâm, có pha trộn tính chất duy vật chất phác ngây thơ trong mối
quan hệ với tự nhiên và xã hội.
1.2 Quan niệm về con người trong triết học phương Tây trước Mác 1
Triết học phương Tây trước Mác biểu hiện nhiều quan niệm khác nhau
về con người:
Các trường phái triết học tôn giáo phương Tây, đặc biệt là Kitô giáo,
nhận thức về vấn đề con người trên cơ sở thế giới quan duy tâm, thần bí. Trong
Kitô giáo, con người là kẻ có thể xác. Thể xác sẽ mất đi nhưng linh hồn vẫn còn
tồn tại mãi mãi. Linh hồn là giá trị cao nhất trong con người. Vì vậy, phải thường
xuyên chăm sóc linh hồn để hướng tới thiên đường vĩnh cửu.
Trong triết học Hy Lạp cổ đại, con người được xem là điểm khởi đầu
của tư duy triết học. Con người và thế giới xung quanh là tấm gương phản chiếu
lẫn nhau. Con người là một tiểu vũ trụ trong vũ trụ bao la. Prôtago, một nhà nguy
biện cho rằng “con người là thước đo của vũ trụ”. Quan điểm của Arixtốt về con
người, theo ông, chỉ có linh hồn, tư duy, trí nhớ, ý chí, năng khiếu nghệ thuật làm
cho con người nổi bậc lên, con người là bậc thang cao nhất của vũ trụ. Khi đề cao
nhà nước, ông xem con người là “một động vật chính trị”.
Như vậy, triết học Hy Lạp cổ đại đã có sự phân biệt con người với tự
nhiên, nhưng chỉ là hiểu biết bên ngoài về tồn tại con người.
1 Sđd, tr.464-467.
4
Triết học Tây Aâu trung cổ xem con người là sản phẩm của Thượng đế
sáng ïtạo ra. Mọi số phân niềm vui, nổi buồn sự may rủi của con người đều do
Thượng đế xếp đặt. Trí tuệ của con người thấp hơn lý trí anh minh sáng suốt của
Thượng đế. Con người trở nên nhỏ bé trước cuộc sống tạm bợ trên trần thế, vì
hạnh phúc vĩnh cửu là ở thế giới bên kia.
Trết học thời kỳ phục hưng – cận đại đặc biệt đề cao vai trò của trí tuệ,
lý tính của con người, xem con người là một thực thể có trí tuệ. Đó là một trong
những yếu tố quan trọng nhằm giải thoát con người ra khỏi mọi gông cùm chật
hẹp mà chủ nghĩa thầm học thời trung cổ đã áp đặt cho con người. Tuy nhiên, để
nhận thức đầy đủ con người cả về mặt sinh học và về mặt xã hội thì chưa có
trường phái nào đạt được. Con người chỉ được nhấn mạnh về mặt cá thể, mà xem
nhẹ mặt xã hội.
Triết học cổ điển Đức, những nhà triết học nổi tiếng như Cantơ, Hêghen
đã phát triển con người theo khuynh hướng của chủ nghĩa duy tâm. Hêghen, với
cách nhìn của một nhà duy tâm khách quan, thông qua sự vận động của “ý niệm
tuyệt đối”, đã cho rằng, con người là hiện thân của “ý niệm tuyệt đối”. Bước diễu
hành của “ý niệm tuyết đối” thông qua quá trình tự ý thức của con người đã đưa
con người trở về giá trị tinh thần, giá trị bản thể và cao nhất trong đời sống con
người. Hêghen cũng trình bày một cách có hệ thống về các quy luật của quá trình
tư duy của con người, làm rõ cơ chế tinh thần đời sống tinh thần cá nhân trong
mọi hoạt động của con người. Mặc dù, con người được nhận thức được từ mức độ
duy tâm khách quan, nhưng Hêghen là người khẳng định vai trò chủ thể của con
người đối với lịch sử, đồng thời cũng là sự phát triển của kết quả lịch sử.
Tư tưởng duy tâm Phoiơbắc đã vượt qua những hạn chế trong triết học
Hêghen để hy vọng tìm đến bản chất con người một cách đích thực. Phoiơbắc phê
phán tính chất siêu nhiên, phi vật chất, phi thể xác về bản chất con người trong
triết học Hêghen, đồng thời khẳng định con người là sự vận động của thế giới vật
chất tạo nên. Con người là kết quả của sự phát triển của thế giới thự nhiên. Con
người và tự nhiên là thống nhất, không thể tách rời. Phoiơbắc đề cao vai trò trí
tuệ của con người với tính cách là những cá thể người. Đó là những con người cá
biệt, đa dạng, phong phú không giống ai. Quan niệm này dựa trên nền tảng duy
vật, đề cao yếu tố tự nhiên, cảm tính, nhằm giải phóng cá nhân con người. Tuy
nhiên, Phoiơbắc không thấy được bản chất xã hội trong đời sống con người, tách
con người ra khỏi điều kiện lịch sử cụ thể. Con người của Phoiơbắc là phi lịch sử,
phi giai cấp và trừu tượng.
Có thể khái quát rằng, các quan niệm về con người trong triết học trước
Mác, dù đứng trên nền tảng thế giới quan duy tâm, nhị nguyên luận hay duy vật
5
siêu hình đều không phản ánh đúng bản chất con người. Nhìn chung, các quan
niệm trên đều xem xét con người một cách trừu tượng, tuyệt đối hoá mặt tinh
thần thể xác con người, tuyệt đối hoá mặt tự nhiên – sinh học mà không thấy mặt
xã hội trong đời sống con người. Tuy vậy, một số trường phái triết học vẫn đạt
được những thành tựu trong việc phân tích, quan sát con người, đề cao uy tính,
xác lập các giá trị về nhân bản học để hướng con người tới tự do. Đó là những
tiền đề có ý nghĩa cho việc hình thành tư tưởng về con người của triết học Mác.
Chương 2
6
QUAN NIỆM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ
CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
Qua sự trình bày trên, chúng ta thất rằng trước khi có triết học Mác ra
đời, những cố gắng của tư duy triết học nhằm đạt đến sự hiểu biết về con người
“cụ thể”, “hiện thực” đều không đem lại kết quả. Cuối cùng thì chủ nghĩa duy
tâm vẫn ngự trị trong nhận thức đời sống xã hội. Một nhiệm vụ có ý nghĩa đặt ra
là: thay thế con người trừu tượng, hoặc con người tự nhiên – sinh học bằng con
người cụ thể trong sự phát triển lịch sử, con người xã hội. Một con người như vậy
đã thực sự ra đời trong quá trình Mác – Aêngghen xây dựng nên học thuyết hoàn
chỉnh của mình.
2.1 Quan điểm về con người trong triết học Mácxít
Lịch sử quá trình hình thành triết học Mác nói riêng, chủ nghĩa Mác nói
chung, đã chứng tỏ một cách rõ ràng rằng: Con người là điểm xuất phát và sự
giải phóng con người là mục đích cao nhất của triết học Mác. Song triết học Mác
lại không thể lấy con người làm đối tượng nghiên cứu của mình.Vì:
- Con người là một khách thể có nội dung hết sức phong phú, sự tồn tại của
con người bao hàm nhiều mặt với vô vàn các quan hệ phức tạp, nên con
người được nghiên cứu bởi nhiều khoa học khác nhau như sinh vật học,
tâm lý học, y học, sử học, văn hóa học, giáo dục học v.v.. Nhưng các khoa
học này chỉ lấy một phần nào đó của con người để nghiên cứu và trực tiếp
nghiện cứu vào vào đối tượng đó.
- Còn triết học chỉ nghiên cứu những vấn đề chung nhất về con người như
bản chất của con người, thế giới quan, tư duy, đạo đức, tín ngưỡng , thẩm
mỹ của con người, các quan hệ cá nhân và xã hội, quan hệ giai cấp, dân
tộc và nhân lọai… Song triết học không giới hạn đối tượng nghiên cứu của
mình ở từng mặt của con người trong trạng thái trừu tượng, cô lập với thế
giới bên ngòai. Hay nói cách khác triết học nghiên cứu về con người theo
hướng trước hết trả lời cho câu hỏi “Con người là gì?” từ đó mới đi truy tìm
bản chất con người.
Triết học Mác quan niệm rằng: “Con người là thực thể thống nhất giữa
mặt sinh vật với mặt xã hội”1.
Triết học Mác đã kế thừa quan niệm con người trong lịch sử triết học
đồng thời khẳng định con người người hiện thực là sự thống nhất giữa con người
sinh học và con người xã hội.
1 Sđd, tr.467.
7
Tiền đề vật chất là tiền đề đầu tiên quy định sự tồn tại của con người là
sản phẩm của giới tự nhiên. Do đó con người sẽ bị những quy luật tự nhiên và qui
sinh học ví du:ï như quy luật phủ định của phủ định, quy luật biến dị, di truyền
v.v.. chi phối cuộc sống một cách tự nhiên mà con người không cưỡng lại được.
Vì con người là thực thể sinh học cho nên con người mang bản chất tự
nhiên thể hiện nhu cầu có tính bản năng đói muốn ăn, khát muốn uống, đau
kêu… Như vậy, con người trước hết là một sinh vật, biểu hiện trong những cá
nhân con người sống, là tổ chức cơ thể của con người và mối quan hệ của nó đối
với tự nhiên. Những thuộc tính, những đặc điểm sinh học, quá trình tâm – sinh lý,
các giai đọan phát triển khác nhau nói lên bản chất sinh học của cá nhân con
người.
Tuy nhiên, điều cần khẳng định rằng, mặt tự nhiên không phải là yếu tố
duy nhất quy định bản chất con người. Đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con
người với thế giới lòai vật là mặt xã hội. Tính xã hội của con người biểu hiện
trong họat động sản xuất vật chất, nó biểu hiện căn bản tính xã hội của con
người. Thông qua họat động lao động sản xuất, con người tạo ra của cảùi vật chất
và tinh thần, phục vụ đời sống của mình; hình thành và phát triển ngôn ngữ và tư
duy; xác lập quan hệ xã hội. Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành
bản chất xã hội của con người, đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong xã
hội.
Con người sống không tách rời khỏi cộng đồng xã hội . Mối quan hệ với
cộâng đồng xã hội nên con người chịu sự chi phối của các quy luật xã hội như quy
luật kinh tế, quy luật cung cầu, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng
sản xuất v.v..
Con người là một thực thể xã hội nên con người có bản chất xã hội. Bản
chất xã hội thể hiện những nhu cầu có tính bản năng con người luôn chú ý để đáp
ứng nhu cầu của cộng đồng của xã hội chính điều này đã làm cho con người từ
động vật ra nhưng con người khác với con vật.
Với phương pháp luận duy vật biện chứng, chúng ta thấy rằng quan hệ
giữa mặt sinh học và mặt xã hội, cũng như nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội
trong mỗi con người là thống nhất. Trong mối quan hệ giữa thực thể tự nhiên và
thực thể xã hội thì thực thể tự nhiên là tiền đề trên tiền đề đó thực thể xã hội tồn
tại và phát triển. Mặt sinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên của con người còn mặt xã
hội là đặc trưng bản chất để phân biệt con người với loài vật. Nhu cầu sinh học
phải được “nhân hoá”để mang giá trị văn minh con người, đến lượt nó nhu cầu xã
hội không thể thoát ly khỏi tiền đề nhu cầu sinh học. Hai mặt trên thống nhất với
nhau, hoà quyện vào nhau để trở thành con người tự nhiên - xã hội.
8
2.2 Vấn đề bản chất con người
Con người là thể thống nhất giữa tự nhiên và xã hội. Nếu xét con người
là một chỉnh thể thì con người mang bản chất xã hội. “Trong tính hiện thực của
nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội.”1
Con người sống trong cộng đồng người nào, sống trong chế độ xã hội
nào thì mang bản chất của cộng đồng đó, chế độ xã hội đó. Chúng ta thấy rằng,
con người đã vượt lên thế giới loài vật về cả ba phương diện khác nhau: quan hệ
với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người. Cả ba
mối quan hệ đó, suy cho cùng, đều mang tính chất xã hội, trong đó quan hệ xã
hội giữa người và người là quan hệ bản chất, bao trùm các quan hệ khác và mọi
hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người. Bởi vậy, để nhấn mạnh bản
chất xã hội của con người, C.Mác đã nêu lên luận đề nổi tiếng “Bản chất con
người không phải là cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riệng biệt. Trong tính hiện
thực của nó, bản chất con con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”2. Điều
này khẳng định rằng không có con người trừu tượng, thoát ly khỏi mọi điều kiện
mọi hoàn cảnh lịch sử xã hội. Con người luôn luôn cụ thể, xác định, sống trong
một điều kiện lịch sử nhất định, một thời đại nhất định. Trong điều kiện lịch sử
đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo ra những giá trị vật chất và
tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực và cả tư duy trí tuệ. Do đó, bản chất
con người, trong mối quan hệ với điều kiện lịch sử xã hội luôn vận động và biến
đổi, cũng phải thay đổi cho phù hợp. Nên khi xem xét về bản chất con người ta
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- triye_hoc_9747.pdf
- File Word.doc