Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE: Organization for Security and Cooperation in Europe) là một tổ chức liên chính phủ, có nguồn gốc từ Hội nghị về
An ninh và Hợp tác châu Âu (CSCE) được thành lập tháng 7/1973 với 35 quốc
gia tham gia. Năm 1975 các quốc gia đàm phán và kí kết Hiệp ước Helsinki,
trong đó đề cập đến mục đích cũng như nguyên tắc hoạt động của CSCE và sau
này vẫn được giữ làm nguyên tắc hoạt động của OSCE. CSCE được đổi tên
thành OSCE từ tháng 1/1995.
11 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2408 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Trình bày những thay đổi và điều chỉnh trong nguyên tắc hoạt động của cơ chế OSCE, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiểu luận
Trình bày những thay đổi và điều chỉnh trong
nguyên tắc hoạt động của cơ chế OSCE.
2
NỘI DUNG CHÍNH
I. Giới thiệu khái quát về OSCE.
Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE: Organization for Security and Co-
operation in Europe) là một tổ chức liên chính phủ, có nguồn gốc từ Hội nghị về
An ninh và Hợp tác châu Âu (CSCE) được thành lập tháng 7/1973 với 35 quốc
gia tham gia. Năm 1975 các quốc gia đàm phán và kí kết Hiệp ước Helsinki,
trong đó đề cập đến mục đích cũng như nguyên tắc hoạt động của CSCE và sau
này vẫn được giữ làm nguyên tắc hoạt động của OSCE. CSCE được đổi tên
thành OSCE từ tháng 1/1995.
1. Nội dung cơ bản và nguyên tắc hoạt động của OSCE
OSCE là tổ chức an ninh toàn cầu duy nhất gồm tất cả các nước châu
Âu và có quan hệ với khu vực Bắc Mỹ. Tổ chức ban hành các vấn đề về kiểm
soát vũ khí, quyền con người, quyền tự do báo chí và bầu cử tự do. OSCE
hoạt động theo hiến chương của Liên hiệp quốc, chủ yếu quan tâm tới các vấn
đề cảnh báo và ngăn chặn xung đột, kiểm soát khủng hoảng và tái thiết thời
hậu chiến. Từ 35 thành viên ban đầu, hiện nay OSCE gồm có 56 quốc gia
thành viên đến từ châu Âu, Caucasus, Trung Á và Bắc Mỹ và 11 nước đối
tác. Tổ chức ra quyết định trên cơ sở đồng thuận nhưng quyết định chỉ mang
tính chất khuyến nghị, không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý.
Phương hướng chỉ đạo của tổ chức được đưa ra bởi những người đứng
đầu nhà nước hoặc chính phủ trong các cuộc họp thượng đỉnh, các cuộc họp
này không có tính định kỳ và theo lịch trình, mà được tổ chức khi cần thiết.
Hội nghị thượng đỉnh gần đây nhất đã diễn ra tại Astana (Kazakhstan) vào
3
ngày 1 và 2/12/2010. Thành phần đưa ra những quyết định cấp cao của tổ
chức là hội đồng bộ trưởng, họp vào cuối mỗi năm. Ở cấp đại sứ, hội đồng
thường trực được triệu tập hàng tuần ở Vienne để đàm phán và đưa ra quyết
định. Ngoài Hội đồng bộ trưởng và Hội đồng thường trực, diễn đàn An ninh
Hợp tác cũng là một cơ chế ra quyết định, chủ yếu làm việc về các vấn đề hợp
tác quân sự. Vị trí chủ tịch sẽ được luân phiên thay thế, những người này sẽ
điều hành công tác của Tổ chức, đại diện cho tổ chức trong quan hệ quốc tế
cũng như giám sát các hoạt động liên quan đến phòng, chống xung đột, quản
lý khủng hoảng và phục hồi sau xung đột.
Theo chương VIII của Hiến chương Liên hiệp quốc, OSCE được coi là
một tổ chức khu vực và là một quan sát viên trong Đại hội đồng. OSCE áp
dụng các nguyên tắc được quy định trong Hiến chương Liên hiệp quốc, ngoài
ra, có quy định rõ hơn Hiệp ước Helsinki một số điểm như sau:
• Về chính trị quân sự:
- OSCE đã tìm ra cách tiếp cận toàn diện tới các vấn đề chính
trị quân sự, bao gồm một số cam kết của các bên tham gia và cơ chế
phòng ngừa, giải quyết xung đột. Tổ chức này cũng tìm cách tăng cường
an ninh quân sự bằng cách thúc đẩy hơn nữa sự cởi mở, minh bạch và hợp
tác.
- Hậu quả để lại sau chiến tranh lạnh là một lượng lớn vũ khí
tồn lại trong cái gọi là thị trường giao dịch vũ khí tự do. OSCE có thể giúp
ngăn chặn sự lây lan của lượng vũ khí này, hỗ trợ tiêu hủy chúng.
- OSCE cũng giúp giám sát, quản lí chống xung đột biên giới,
đấu tranh chống khủng bố biên giới, phòng chống xung đột toàn diện về
chính trị, hỗ trợ phục hồi các vùng sau xung đột.
- Cung cấp một khuôn khổ đối thoại về cải cách quân sự.
4
• Về kinh tế:
- OSCE giám sát sự phát triển liên quan tới an ninh kinh tế của
các quốc gia thành viên, giúp các quốc gia thành viên đưa ra các chính
sách kinh tế, hoàn chỉnh hệ thống pháp lý để tăng cường an ninh trong khu
vực OSCE.
- Hoạt động kinh tế của OSCE chủ yếu liên quan tới quản lý di
cư, giao thông và an ninh năng lượng.
- OSCE cũng phát triển các hoạt động môi trường nhằm giải
quyết các mối đe dọa sinh thái tại các quốc gia thành viên
• Về nhân sinh:
- Các quốc gia thành viên cam kết tôn trọng đầy đủ nhân quyền
và tự do cơ bản, tuân thủ quy định pháp luật quốc tế, thúc đẩy xây dựng
dân chủ trên toàn khu vực OSCE.
- Bầu cử là một phần trong hoạt động đảm bảo dân chủ của
OSCE. Tuy nhiên, sự can thiệp của OSCE đối với vấn đề bầu cử hiện tại
đang là một vấn đề gây tranh cãi.
2. Vai trò của OSCE đối với hòa bình và ổn định trong khu vực.
OSCE được đánh giá là tổ chức an ninh liên chính phủ lớn nhất thế giới,
góp phần đem lại sự ổn định cho hòa bình và an ninh cho khu vực Châu Âu cũng
như cho hòa bình và an ninh thế giới. Tuy nhiên OSCE vẫn chưa thể hiện được
vai trò như mong đợi, trên thực tế hoạt động chưa đúng với tầm vóc của OSCE
và chưa thực sự hiệu quả.
Sự tan rã của Liên bang Xô Viết đã khiến cho OSCE có một thời kì “ngủ
đông” khá dài. Sau Hội nghị thượng đỉnh tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kì năm 1999,
thậm chí OSCE còn rơi vào trong thái “hôn mê”– theo nhận xét của báo Nga
Kommersant. Mãi tới ngày 1/12/2010, sau 11 năm gián đoạn, OSCE mới tiếp tục
5
họp thượng đỉnh tại Astana, đánh dấu tham vọng về sự “hồi sinh” cho OSCE của
các nước thành viên. Hội nghị Astana đã đánh dấu một số thay đổi cơ bản trong
việc cũng cố và cải tổ tổ chức này mà ta sẽ phân tích cụ thể hơn trong phần sau.
II. Tại sao phải thay đổi và điều chỉnh cơ chế sau CTL?
Sau chiến tranh lạnh, môi trường an ninh quốc tế thay đổi nên OSCE tất
yếu phải thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh mới.
1. Nguyên nhân chủ quan.
- Thứ nhất: Do sự trì trệ trong phát triển nội bộ cũng như sự giảm sút vai
trò của OSCE trong các công việc quốc tế, sự mâu thuẫn trong nội nộ OSCE
khiến tổ chức hoạt động không hiệu quả nên phải điều chỉnh và thay đổi.
- Thứ hai, do sự thay đổi về mặt chủ thể tham gia OSCE. Sau chiến tranh
lạnh, OSCE phát triển theo xu hướng mở rộng cơ chế ra ngoài biên giơi châu Âu,
gia tăng số lương thành viên. Từ 35 nước châu âu ban đầu đã tăng lên 56 nước
thành viên đến từ châu Âu, Caucasus, Trung Á và Bắc Mỹ. Sự đa dạng về khu
vực địa lý trong tổ chức đã khiến OSCE quan tâm tới nhiều vấn đề khác nhau
trên một khu vực địalý rộng hơn. Để tổ chức hoạt động hiệu quả với số lượng
thành viên đông đảo như thế này các nguyên tắc hoạt động được thay đổi theo
hướng chặt chẽ hơn cho phù hợp với tình hình mới.
2. Nguyên nhân khách quan.
Thứ nhất, sự thay đổi về nguy cơ an ninh ở Châu Âu. Các thách thức an
ninh truyền thống như chạy đua vũ trang giữa hai khối Đông- Tây chấm dứt thay
vào đó là các nguy cơ phi truyền thống- khủng bố, an ninh con người…OSCE
thay đổi để hoạt động trở nên linh hoạt hơn, góp phần giải quyết các nguy cơ an
ninh mới.
6
Thứ hai sự thay đổi trong tư duy an ninh, sau CTL đối đầu chuyển sang
hợp tác và đối thoại là chủ yếu. Hợp tác trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời
sống nhất là trên lĩnh vực kinh tế, giữa các thành viên trong khối sự đối đàu
chuyển dần sang đối thoại và cùng hợp tác nên vai trò kết nối Đông- Tây đặt ra
từ trong chiến tranh lạnh không còn là vai trò chính yếu nữa. OSCE chuyển mục
tiêu hoạt động sang hợp tác trên các lĩnh vực khác như an ninh con người, môi
trường…Điều này cũng tác động để OSCE thay đổi cho phù hợp với tư duy an
ninh mới của các thành viên trong OSCE.
Thứ ba, qua trình toàn cầu hóa, khu vực hóa cũng tác động tới OSCE
khiến sự thay đổi của tổ chức là một điều tất yếu.
III. Thay đổi và điều chỉnh như thế nào?
1. Về các nguyên tắc trong hiến chương liên hợp quốc:
Về cơ bản là các nguyên tắc hoạt động theo hướng chương Liên Hợp
Quốc được giữa nguyên, không thay đổi. Vì sau chiến tranh lạnh, OSCE giữ vai
trò là quan sát viên của LHQ nên hoạt động theo nguyên tắc hiến chương là điều
tất nhiên.
2. Về các nguyên tắc trong Helsinki:
Trong CTL, vai trò của CSCE không được thể hiện hết chủ yếu do hạn chế
về đối đầu Đông- Tây. Sau CTL, trong một môi trường ổn định, hòa bình hơn,
OSCE hoạt động đi vào thực chất hơn. Mặc dù thế, từ 1995 đến nay vẫn chưa có
1 thỏa thuận mới nào thay cho Helsinki, các nguyên tắc trong Helsinki vẫn đc
giữ nguyên, chỉ khác là đưa một số nguyên tắc mà trước đó chỉ là lý thuyết đi
vào thực chất hơn. Có thể đề cập ra đây sụ chuyển đổi trên một số lĩnh vực sau:
2.1. Về quân sự
Trước CTL: Chủ yếu hợp tác
nhằm bảo toàn lãnh thổ quốc gia.
Sau CTL: hợp tác toàn diện hơn trên
nhiều lĩnh vực.
7
Cụ thể:
- Nỗ lực phục hồi hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu
Âu.
- Các nước trong tổ chức OSCE đã cùng nhau thảo luận dựa trên đề xuất
của Nga về vai trò của OSCE trong cuộc đấu tranh chống lại các nguy cơ
an ninh, gây mất ổn định xuyên quốc gia, phối hợp hoạt động nhằm thống
nhất các nguyên tắc ngăn ngừa và giải quyết xung đột, không để xảy ra
các vụ việc tương tự như cuộc chiến tranh ở Nam Cáp-Ca.
- Các bên còn thảo luận Hiệp ước An ninh châu Âu do Tổng thống Nga
D.Medvedev đề xuất, nhằm xóa bỏ tàn dư của “chiến tranh lạnh”, tiêu hủy
lượng vũ khí khổng lồ và xây dựng hệ thống duy trì ổn định mới ở châu
Âu.
- Thể chế hoá các cuộc đối thoại về nền an ninh tương lai của châu Âu cũng
như vì lợi ích của tất cả các nước trên châu lục này, sau cuộc họp tại hội
nghị thượng đỉnh các nước Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu
(12/2010). Đề ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề an ninh trên lục
địa châu Âu, vấn đề khôi phục lại chế độ kiểm soát vũ khí và khắc phục
khủng hoảng xung quanh Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông
thường ở châu Âu (CFE) và các nhiệm vụ của OSCE trong thời gian tới.
- Dự thảo Chương trình các hành động tiếp theo của OSCE trong lĩnh vực
kiểm soát vũ khí và các biện pháp lòng tin .
Cuộc gặp cấp cao tại Astana lần này tạo khả năng thuận lợi để thảo luận con
đường tiến về phía trước trong việc đảm bảo chất lượng mới của sự tin tưởng lẫn
nhau, trong việc xây dựng không gian thống nhất và không chia cắt của an ninh
bình đẳng đối với tất cả các quốc gia trong không gian của OSCE, không phụ
thuộc vào những nước này thuộc hay không thuộc vào một liên minh quân sự
8
nào, thúc đẩy sự phối hợp trong việc phản ứng lại các thách thức và mối đe doạ
chung đối với tất cả thành viên OSCE.
2.2. Về kinh tế: Thúc đẩy, tăng cường hợp tác kinh tế thay vì giám sát
theo dõi như trc đây.
Tại hội nghị thượng đỉnh các nước Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu
(12/2010), các nước trong OSCE cùng nhau kêu gọi phát triển hợp tác giữa các
quốc gia thành viên OSCE trong lĩnh vực công nghệ sáng tạo và hiện đại hoá các
tiến trình kinh tế trong bối cảnh khắc phục các hậu quả của cuộc khủng hoảng
kinh tế - tài chính toàn cầu.
2.3. Về nhân sinh: tích cực và nỗ lực nhiều hơn trong lĩnh vực này- lĩnh
vực mà trước khi CTL kết thúc đã được đề ra nhưng chưa đạt được
nhiều quan tâm, chú trọng trong tiến trình thực thi.
Sau CTL, OSCE hoạt động rất mạnh trong lĩnh vực nhân quyền, môi
trường. OSCE đặc biệt quan tâm tới quyền bầu cử của công dân, giám sát các
hoạt động bầu ở Nga hay Mỹ và nhiều nước thành viên khác trong tổ chức. Sự
giám sát hoặc can thiệp quá sâu vào vấn đề bầu cử ở mỗi nước đôi khi bị các
nước lên tiếng phản đối( Nga).
OSCE đóng góp tích cực vào nỗ lực quốc tế chống lại các thách thức và
mối đe doạ mới như: chủ nghĩa khủng bố, lưu thông ma tuý, nạn buôn người và
các hình thức khác của tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.
Tổng thống Dmitry Medvedev tuyên bố về việc cần thiết soạn thảo những
nguyên tắc thống nhất giải quyết các xung đột trong không gian của OSCE, đồng
thời nhấn mạnh chúng cần phải hoạt động trong mọi tình huống. Theo Tổng
thống Medvedev, một trong số những nguyên tắc đó là: không áp dụng bạo lực,
đạt sự đồng thuận chính giữa các bên xung đột, tôn trọng các hình thức kiến tạo
hoà bình và phối hợp đàm phán, đảm bảo quyền lợi của dân lành trong khu vực
xung đột.
9
IV. Kết quả, đánh giá về sự thay đổi điều chỉnh.`
IV. Kết quả, đánh giá về sự thay đổi điều chỉnh.`
1. Thành công.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế sau chiến tranh lạnh, việc thay đổi
và điều chỉnh cơ cấu hoạt động của OSCE là một việc làm đúng đắn, đảm bảo
cho việc tăng cường vai trò của tổ chức này với an ninh, hòa bình và khu vực
trong tương lai. Cụ thể:
- Thông qua “Điều lệ an ninh chung Châu Âu ( Istabul-1999) nhằm tăng
cường hợp tác giữa các thành viên OSCE và các nước đối tác bằng cách
áp dụng một nền tảng an ninh tập thể để nâng cao hoạt động của tổ chức
và đảm bảo an ninh cho các nước OSCE.
- Thông qua sửa đổi “ Hiệp ước về lực lượng vũ trang thông thường ở Châu
Âu”( Istabul-1999) nhằm mục tiêu cân bằng vũ khí ở các nước trong
OSCE, tránh nguy cơ chạy đua vũ trang trong khu vực.
- Thông qua chương trình hành động “ Bucarest” về chống chủ nghĩa khủng
bố (2001).
(
- Tham gia giám sát bầu cử ở Mỹ và các nước OSCE (Nga).
(
2. Hạn chế.
Mặc dù đạt được một số thành công nhưng điều đó chưa tương xứng với
qui mô của tổ chức. OSCE còn nhiều hạn chế:
-Về mặt an ninh: OSCE không giải quyết dược triệt để các xung đột trong
nội khối, trong khu vực ví như vấn đề: Nga và châu Âu đối với cuộc xung đột ở
Gruzia, giữa Armenia và Azerbaijan xung quanh vấn đề Nagorno-Karabakh, vấn
10
đề vùng lãnh thổ ly khai Pridnestrovye ở Moldova…, chưa có một cơ chế cụ thể
để ngăn chặn khủng bố trong khu vực.
- Trong vấn đề giám sát bầu cử, OSCE bị Nga và một số nước khác chỉ
trích là can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
- OSCE cũng bị Nga và một số nước khác chỉ trích là chỉ phục vụ lợi ích
cho một nhóm nhỏ các quốc gia.
(
Nguyên nhân của các hạn chế trên:
Thứ nhất là do xung đột về lợi ích quốc gia, thiếu sự phối hợp một cách
nhịp nhàng giữa các thành viên.
Thứ hai do sự khác nhau về “ý thức hệ”, sự bất đồng trong cách tiếp cận
vấn đề đã ngăn cản sự đồng thuận cùng đạt được một thỏa thuận cao nhất trong
các vấn đề OSCE tham gia giải quyết.
Thứ ba do OSCE thông qua quyết định bằng nguyên tắc đồng thuận, tring
khi đó số lượng thành viên đông nên khó thông qua được quyết định khi đưa các
vấn đề ra thảo luận và biểu quyết.
Thứ tư do các quyết định của OSCE chỉ mang tính chất tư vấn, không
mang tính ràng buộc về mặt pháp lý nên hiệu quả thực hiện các quyết định chưa
được cao.
Thêm một lý do nữa là các thành viên của OSCE phần lớn cũng là các
thành viên của NATO - tổ chức quân sự cũng đang có những điều chỉnh tích cực
và đạt được nhiều thành công. Trên thực tế nhiều quốc gia tin tưởng một NATO
với nguyên tắc hoạt động rõ ràng, sự điều chỉnh mang tính đồng bộ và sâu sắc sẽ
đảm bảo được an ninh cho các quốc gia, mang lại được hòa bình, ổn định cho
Châu Âu hơn là OSCE. Chính vì thế nên các nhà lãnh đạo của các quốc gia chưa
11
thực sự “tận tâm” với OSCE nên dẫn đến sự hoạt động kém hiệu quả như ngày
nay.
3. Đánh giá về sự thay đổi và điều chỉnh của OSCE.
- Đặt trong bối cảnh mới sau chiến tranh lạnh thì sự thay đổi và điều chỉnh trong
nguyên tắc hoạt động là một điều cần thiết.
- Sự thay đổi thực chất không sâu sắc, triệt để mà chủ yếu là sự điều chỉnh các
điểm trọng tâm trong các nguyên tắc đã dặt ra từ thời CSCE, một số nguyên tắc
trước đây chỉ tồn tại trên lý thuyết thì giờ được cụ thể hóa vào thực tiễn.
- So với EU và NATO: OSCE thực sự là cơ chế mở hơn, luôn để ngỏ cho các
quốc gia tham gia một cách dễ dàng, song cũng chính vì thế mà sự liên kết trong
tổ chức lỏng lẻo hơn, liên kết kém chặt chẽ, sự phối hợp trong hợp tác không
được linh hoạt, uyển chuyển dẫn tới hoạt động kém hiệu quả, mờ nhạt như ngày
nay.
- Quá trình cải tổ về nguyên tắc hoạt động của OSCE hiện nay vẫn đang diễn ra
nhưng nhịp độ rất chậm và trì trệ. Tại hội nghị thượng đỉnh 2010 tại Astana
(KAZAKHSTAN) cũng không đạt được một thỏa thuận cụ thể nào về sự cải tổ
này.