Vàng trang sức thì là hàng. Bây giờ chúng ta bàn về vàng miếng.
Vàng miếng dùng làm công cụ tích trữ, mua bán, thậm chí dùng để đầu cơ, "lướt sóng".
đều xem là hàng cả.
Vàng chỉ là tiền khi nó là phương tiện thanh toán. Vậy vàng là phương tiện thanh toán khi
nào? Có ai mua một mớ rau, và nhiều hơn là tivi, tủ lạnh. mà mang vàng ra thanh toán
không? Tính chất tiền của vàng không phát huy được trong các giao dịch thiết yếu hàng
ngày cho nên nó không thể thay thế tiền.
Vàng không thể thay thế tiền không có nghĩa là vàng không phải là tiền. Có thể nói vàng
là "tiền mặt có mệnh giá lớn". Do đó, vàng chỉ là tiền khi còn tồn tại những giao dịch có
3
giá trị lớn mà vì lý do nào đó các bên giao dịch lại muốn thanh toán bằng tiền mặt chứ
không muốn thông qua ngân hàng.
Giao dịch có giá trị lớn cũng là nhu cầu chính đáng, không thể xóa bỏ được. Vì vậy vàng
cũng là tiền.
26 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2877 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Trình bày thực trạng thị trường vàng thế giới – Việt Nam từ 2008 – 2011. Bình luận giải pháp quản lý thị trường vàng ở Việt Nam trong giai đoạn này, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Trình bày thực trạng thị trường vàng thế giới –
Việt Nam từ 2008 – 2011. Bình luận giải pháp quản
lý thị trường vàng ở Việt Nam trong giai đoạn này
2
1. Quan điểm về vàng: Vàng vừa là hàng hóa, mà vàng cũng là vừa là
tiền.
Vàng trang sức thì là hàng. Bây giờ chúng ta bàn về vàng miếng.
Vàng miếng dùng làm công cụ tích trữ, mua bán, thậm chí dùng để đầu cơ, "lướt sóng"...
đều xem là hàng cả.
Vàng chỉ là tiền khi nó là phương tiện thanh toán. Vậy vàng là phương tiện thanh toán khi
nào? Có ai mua một mớ rau, và nhiều hơn là tivi, tủ lạnh... mà mang vàng ra thanh toán
không? Tính chất tiền của vàng không phát huy được trong các giao dịch thiết yếu hàng
ngày cho nên nó không thể thay thế tiền.
Vàng không thể thay thế tiền không có nghĩa là vàng không phải là tiền. Có thể nói vàng
là "tiền mặt có mệnh giá lớn". Do đó, vàng chỉ là tiền khi còn tồn tại những giao dịch có
3
giá trị lớn mà vì lý do nào đó các bên giao dịch lại muốn thanh toán bằng tiền mặt chứ
không muốn thông qua ngân hàng.
Giao dịch có giá trị lớn cũng là nhu cầu chính đáng, không thể xóa bỏ được. Vì vậy vàng
cũng là tiền.
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới giá vàng
2.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới giá vàng
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới giá vàng. Các yếu tố quan trọng nhất có thể kể
đến bao gồm : lạm phát, giá dầu, giá trị đồng USD, tình hình địa chính trị thế giới, khủng
hoảng kinh tế, cung và cầu vàng vật chất, chu kỳ mùa, lượng dự trữ của các ngân hàng
trung ương, yếu tố hành vi - tâm lý và các mức cản kỹ thuật của các chuyên gia phân
tích,… Trong thời gian gần đây, sự thao túng của giới đầu cơ đã làm nhiễu loạn thị trường
trong một số thời điểm.
2.1.1. Các Ngân Hàng Trung Ương:
Các NHTW giữ một vai trò quan trọng trong ảnh hưởng đối với giá vàng. Xu hướng
các NHTW ngày càng gia tăng dự trữ bằng vàng thay thế USD. Ngoài việc mua bán vàng,
các NHTW còn tác động đến hoạt động cho vay, hoán đổi và các công cụ phái sinh khác.
Hầu hết các NHTW đều phải báo cáo lượng vàng dự trữ họ đang nắm giữ cho Quỹ Tiền
Tệ Thế Giới IMF vào cuối mỗi tháng. Tuy nhiên có một số NHTW mà lượng vàng họ
nắm giữ không dùng vào mục đích dự trữ nên sẽ không báo cáo cho IMF.
Lượng bán vàng cam kết của các NHTW: hiệp ước CBGA gồm 2 giai đoạn từ năm 1999
đến 2004 và từ 2004 đến 2009, các NHTW đã ký cam kết “Hiệp Ước Bán Vàng Của Các
Ngân Hàng Trung Ương” giai đoạn 2 vào 8/3/2004,bao gồm các NHTW của EU, Thụy Sĩ
và Thụy Điển đồng ý giới hạn lượng vàng bán ra của họ trong vòng 5 năm bắt đầu từ
28/9/2004, các thành viên hiệp ước đồng ý cam kết khối lượng bán tối đa là 2500 tấn. Tuy
nhiên cho đến giờ lượng bán của họ thường không đủ như đã ký kết.
2.1.2. Lạm phát :
Giá vàng thường tỷ lệ thuận với sự gia tăng của lạm phát
Trong thời kỳ lạm phát cao, tiền giấy mất giá người ta có xu hướng đầu tư vào vàng
4
để giữ giá trị tài sản, vàng là tài sản hữu hiệu để tích trữ và giá trị không tùy thuộc vào
sức khỏe bất kỳ nền kinh tế nào. Vàng là công cụ tài chính hữu hiệu để phòng ngừa lạm
phát. Thông thường để đối phó với tình trạng lạm phát tăng cao, thị trường có khuynh
hướng mua vàng với kỳ vọng giá trị tài sản sẽ không bị giảm sút .Các quỹ đầu tư, đầu cơ
cũng mua vàng với mục tiêu là sử dụng vàng như một phần tài sản đảm bảo giá trị quỹ
trong trường hợp lạm phát cao hay kinh tế suy thoái, giá chứng khoán sụt giảm….
2.3. Giá dầu:
Một quy luật bất thành văn trên thị trường từ trước đến nay là giá vàng thông
thường luôn luôn tăng gấp 10 lần so với giá dầu.Do giá dầu có khả năng tác động mạnh
đến lạm phát nên nó cũng sẽ tác động mạnh đến giá vàng.
2.4. Bất ổn địa - chính trị:
Khủng hoảng chính trị, khủng hoảng kinh tế, chiến tranh, khủng bố, thiên tai… : là
các yếu tố tác động mạnh tới giá vàng. Vàng là nơi trú ẩn an toàn khi có bất ổn xảy ra !
2.5. Cung và cầu vàng vật chất:
Nhu cầu tiêu thụ: nhu cầu tích trữ, làm nữ trang, dùng trong công nghiệp…ngày một
tăng làm giá vàng tăng theo. Điều này thể hiện rõ nét trong chu kỳ kinh doanh vàng đặc
biệt của một số nước như mùa cưới hỏi ở Ấn Độ, dịp tết ở Trung Quốc,…Lượng cầu tăng
làm giá vàng tăng và ngược lại.
Lượng sản xuất: Theo Hội Đồng Vàng Thế Giới, khối lượng vàng sản xuất được
trong các năm gần đây khoảng 2500 tấn/năm. Khối lượng sàn xuất vàng của các công ty
khai thác vàng hàng đầu thế giới cũng tác động không nhỏ tới giá vàng. Hiện tại, Úc,
Trung Quốc, Châu Phi là những nơi sản xuất vàng chủ yếu của thế giới.
2.6. Giá trị đồng USD:
Giá trị USD có tương quan tỷ lệ nghịch với giá vàng. Chính vì thế, việc kinh doanh
vàng phải đặc biệt theo dõi sức khỏe của nền kinh tế Mỹ và giá trị đồng USD.
2.7. Các mức giá tâm lý và kỹ thuật:
Các mức giá tâm lý và kỹ thuật ảnh hưởng lớn tới hành động mua và bán trên thị
trường vàng. Hiện tại, mức giá “1000” đang là mức tâm lý vô cùng quan trọng.
Các mức cản tâm lý khác đã tác động nhiều đến giá vàng trong quá khứ như : 500, 600,
700, …
5
Các mức cản kỹ thuật do các chuyên gia khuyến cáo như 950 , 992, ..hoặc các mức
giá đã xuất hiện trong quá khứ như 732, 850, …tác động rất lớn đến các lệnh mua , bán
hoặc dừng lỗ, chốt lời.
2.8. Sức khỏe các nền kinh tế lớn:
Việc phân tích sức khỏe của các nền kinh tế lớn, đặc biệt là Mỹ, đồng thời với việc phân
tích giá trị các đồng tiền giúp ích rất nhiều đến việc kinh doanh vàng.
2.9. Một số yếu tố khác:
Sự can thiệp của chính quyền vào quá trình khai thác khoáng sản cũng ảnh hưởng
lớn tới giá vàng. Chính sách của quản lý tài chính của các chính quyển cũng là một yếu tố
cần xem xét khi đầu tư vàng.
Tin tức liên quan đến các công ty khai thác vàng, các mỏ vàng, …cũng ảnh hưởng
đáng kể tới giá vàng.
Việc kinh doanh vàng trên sàn giao dịch ETFs: sự ra đời của loại hình kinh doanh
này đã tạo nên cơ hội kinh doanh vàng thuận tiện, hiệu quả cao cho giới đầu tư và là một
trong những nhân tố tác động đến giá vàng tăng cao trong những năm gần đây.
Giới đầu cơ đang có nhiều động thái tác động nhiều đến giá vàng thế giới. Sự phân
tích kỹ hành động của giới đầu cơ có thể giúp ích cho hoạt động kinh doanh vàng.
Tâm lý người tiêu dùng bắt đầu quen với việc giá vàng tăng cao. Tâm lý đám đông
thường xuất hiện khi giá vàng tăng mạnh hay giảm mạnh.
Quá trình bảo hiểm của các nhà sản xuất vàng lớn: các công ty sản xuất vàng thường
có chiến lược bảo hiểm giá vàng cho số lượng vàng sản xuất theo kế hoạch trong tương
lai thông qua việc thực hiện các nghiệp vụ như forward, option,.. tuy nhiên quá trình này
không phải lúc nào cũng được thực hiện mà tùy theo chu kỳ biến động giá vàng. Thường
thì khi giá vàng đang trong chu kỳ tăng mạnh thì các nhà sản xuất tính toán lại và hạn chế
việc bán trước lượng vàng sẽ sản xuất.
Giá kim loại khác như đồng, bạch kim,…cũng có tác động tới giá vàng theo tỷ lệ
thuận.
Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng chung đến giá vàng thế giới và giá vàng trong
nước
6
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới:
- Sự biến động của giá đô la Mỹ - lãi suất tiền gởi của Mỹ.
- Sự biến động của giá dầu.
- Mức độ lạm phát của nền kinh tế Mỹ.
- Một số chỉ số của nền kinh tế Mỹ.
Các yếu tố ảnh hưởng giá vàng trong nước:
- Giá vàng trên thế giới.
- Cung cầu của các nhà đầu tư và thị trường trang sức.
- Chính sách về vàng của các ngân hàng, công ty vàng bạc đá quý lớn.
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng Việt Nam
Giá vàng trong nước chịu ảnh hưởng của giá vàng thế giới và tỷ giá VND/USD với hai
nhóm nhân tố ảnh hưởng sau đây:
2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng từ trong nước:
- Tình hình sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu của các ngành, các cấp, các thành phần
kinh tế.
- Tình hình tài chính, thu chi ngân sách Nhà nước.
- Các chính sách kinh tế, thuế, lãi suất, tiền tệ, tín dụng, giá cả, lưu thông, phân phối, tổ
chứ quản lý xí nghiêp, đầu tư trong và ngoài nước.
- Năng lực điều hành vĩ mô: các biện pháp can thiệp bằng kinh tế, tài chính.
- Tình hình thu nhập quốc dân, thu nhập cá nhân.
- Tình hình lạm phát, các chỉ số giá cả, mặt bằng giá.
- Tâm lý người dân sợ lạm phát và bảo toàn vốn trong kinh doanh.
- Các điều kiện về an ninh, quốc phòng, chính trị và đối ngoại...
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng từ nước ngoài:
- Tình hình giá cả thị trường, cung cầu các nước.
- Mức độ cạnh tranh của thế giới về từng loại mặt hàng.
7
- Tình hình tiền tệ, tín dụng-đầu tư của các nước.
- Các chính sách về thuế và bảo hộ mậu dịch.
- Tình hình chính trị, quân sự và bang giao quốc tế.
- Tình hình thời tiết, khí hậu ảnh hưởng đến cung cầu hàng hoá.
Trên đây là một số phân tích các nguyên nhân chủ yếu tác động vào giá vàng tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Thực tế vẫn còn nhiều nguyên nhân khác, nhiều nhân tố khác
tham dự.
Nếu muốn nhận định, phân tích và dự đoán đúng giá vàng, giá dollar trên thị trường
đòi hỏi phải tập hợp đầy đủ các nguồn thông tin chính xác ở mỗi thời điểm, ở mỗi khu
vực. Việc tập hợp thông tin như vậy, hiện đang là một khó khăn lớn nhất cho các đối
tượng liên quan đến thị trường vàng, dollar. Vì thế, giá vàng, giá dollar vẫn luôn là một
dấu hỏi lớn.
3. Số liệu biến động vàng ở thị trường Việt Nam.
Biểu đồ giá vàng trong 5 năm qua:
(Nguồn: giavanghomnay.com)
8
3.1 Diễn biến của giá vàng trong nước tại một số thời điểm năm 2008.
Quý I: giá vàng tăng liên tục từ đầu năm cho đến giữa tháng 3 từ mức
16,000,000-19,700,000VND/lượng. Đây là thời kỳ mà nhu cầu vàng vật chất trên thị
trường lên cao nhất khi các dịp lễ hội tập trung vào thời kỳ này (Tết Tây, Tết Nguyên
đán…), cùng với giá vàng quốc tế tăng chưa từng có và đạt mức giá kỷ lục vào giữa tháng
3 ($1032.20/Oz), thị trường nội địa chứng kiến giá vàng chạm mức
19,700,000VND/lượng trong ngày 17/3. Cũng trong quý này, con số nhập khẩu vàng
nguyên liệu của Việt Nam đã đạt mức kỷ lục khi lên đến 43 tấn vàng – đã bằng một nửa
khối lượng vàng nhập khẩu trong cả năm 2007. Đây là giai đoạn hiếm có trong lịch sử thị
trường vàng nội địa: khối lượng nhập khẩu cực kỳ lớn khi giá vàng quốc tế liên lục tạo
đỉnh mới, điều này được lý giải bởi nguyên nhân là tỷ giá USD/VND trượt mạnh vào giai
đoạn này từ mức trên 16,000 trở về mức khoảng 15,500.
Quý II: giá vàng biến động trong biên độ giá từ 17,000,000-
19,400,000VND/lượng, đây cũng là giai đoạn mà thị trường vàng nội địa giao dịch khá
sôi động cùng với hàng loạt sự kiện liên quan trực tiếp đến sự biến động giá vàng. Tỷ giá
USD/VND tăng liên tục từ mức 16,100-19,400, vượt hơn 3,300VND mỗi USD so với
mức giá trần theo quy định, NHNN quyết định tăng thuế nhập khẩu vàng từ mức 0.5% lên
đến 1% vào đầu tháng 5, tăng biên độ giao dịch USD/VND từ 1% lên 2% vào cuối tháng
6. Hoạt động nhập khẩu vàng thời kỳ này thu hẹp lại với các chính sách hạn chế nhập
khẩu vàng từ Chính phủ, NHNN cấp phép cho 1 số tổ chức xuất khẩu vàng miếng – 1 sự
kiện hiếm có trước đây.
Quý III: vàng trượt giá mạnh so với các quý trước, từ mức trên 19,000,000
VND/lượng vào nửa đầu tháng 7 trượt mạnh xuống mốc 17,000,000VND/lượng. Giá
vàng ở mức cao vào nửa đầu tháng 7 khi áp lực lạm phát tăng cao ở khắp nơi trên thế
giới, giá dầu thô giao dịch ở thị trường nước ngoài đã tạo đỉnh $147.27/thùng vào ngày
11/7, giá xăng dầu trong nước cũng được điều chỉnh tăng mạnh và đạt mức tăng cao nhất
9
trong lịch sử khi tăng đến 4,500VND mỗi lít trong 1 lần điều chỉnh giá. Giá vàng trượt
mạnh vào cuối quý III này khi giá vàng quốc tế giảm mạnh xuống dưới mốc $750.00/Oz,
giá năng lượng điều chỉnh giảm dần cùng với thị trường USD/VND hạ nhiệt, nhu cầu mua
vàng trong nước tăng cao khi NHNN không cho phép các tổ chức kinh doanh vàng nhập
khẩu vàng, giá vàng quốc tế quy đổi thấp hơn giá vàng trong nước có lúc hơn
1,000,000VND/lượng.
Quý IV: giá vàng trong quý này dao động giữa mức 16,400,000-18,200,000
VND/lượng, thị trường chứng kiến nhiều giai đoạn thị trường vàng giao dịch trầm lắng
khi giá vàng được giao dịch ở mức thấp trong một thời kỳ dài. Giá vàng quốc tế quy đổi
có lúc thấp hơn giá vàng trong nước 2,000,000VND/lượng vào đầu quý và khoảng chênh
lệch này điều chỉnh ngược lại vào thời điểm gần cuối quý.
Điểm lại thị trường vàng nội địa 1 năm qua, có thể nói rằng kênh đầu tư này ngày
càng thu hút nhiều nhà đầu tư, nhu cầu mua vàng trên thị trường không chỉ thuần túy là để
“cất làm của” mà người dân đã linh hoạt hơn trong việc mua khi giá giảm và bán ra khi
giá điều chỉnh tăng. Cùng với sự xuất hiện thêm khá nhiều sàn giao dịch vàng, các nhà
đầu tư linh hoạt hơn trong việc chọn lựa sân chơi phù hợp, hoạt động đầu tư trong lĩnh
vực này ngày càng chuyên nghiệp hơn.
Diễn biến giá vàng thị trường nội địa trong năm 2008
3.2 Những điểm nỗi bật của thị trường vàng Việt Nam năm 2009.
10
Năm 2009 chứng kiến sự xuất hiện liên tiếp những mốc giá vàng chưa từng
có trong lịch sữ, đồng thời cũng ghi nhận những biện pháp can thiệp tích cực nhằm bình
ổn thị trường của ngân sách Nhà nước.
Trong 3 quý đầu năm 2009, giá vàng đã đi ngang trong biên độ rộng, dù có
thời điểm quay trở lại trên mốc 1.000 USD/ounce. Lý giải cho điều này, là khi đó chưa ai
biết được khủng hoảng sẽ kéo dài bao lâu và khi nào là đáy, do đó giới đầu tư chưa hoàn
toàn mạnh tay đổ tiền vào thị trường kim loại quý này. Trong khi đó, giai đoạn 9 tháng
đầu năm cũng chưa đến mùa vàng vật chất.
Thị trường vàng chỉ thật sự tăng mạnh trong quý 4/2009 và dấu mốc quan
trọng nhất của thị trường vàng trong năm qua có lẽ là việc phá vỡ mức kỷ lục 1.033
USD/ounce vào ngày 6/10, cũng như việc thiết lập mức kỷ lục mới tại 1.226,5
USD/ounce vào ngày 2/12.
Việc đồng USD liên tục mất giá đã khiến các ngân hàng trung ương muốn đa
dạng hóa kho dự trữ ngoại hối bằng cách mua vàng. Trong khi đó, một phần trong kế
hoạch bán ra 403 tấn vàng của IMF cũng đã tìm được chủ nhân. Những yếu tố này đã
khiến thị trường đạt mức kỷ lục cao nhất moi thời đại tại 1.226.
Nhưng kể từ mức kỷ lục đó, giá vàng đã sụt giảm liên tục và hiện tại rớt về
dưới 1.100 USD/ounce. Tuy nhiên, giá vàng đã không giảm đột ngột như lo ngại của các
nhà đầu tư. Do dòng tiền chảy vào thị trường vàng là dòng tiền dài hạn, không phải là
dòng tiền nóng, nên việc rút ra nhanh hay chậm sẽ còn tùy thuộc vào tình hình nền kinh
tế.
Năm 2009 cũng chứng kiến hoạt động mua vào mạnh mẽ của các quỹ đầu cơ
vàng, mà cụ thể là quỹ SPDR Gold Trust. Trong khi đó, các công ty khai thác vàng như
Barrick Gold cũng đẩy mạnh việc mua trở lại các hợp đồng phòng hộ giá đã ký trước đó
khi thấy giá vàng tăng mạnh mẽ.
Lượng giao dịch trong thị trường cũng đạt mức kỷ lục chưa từng có, với số
lượng hợp đồng đầu cơ lên mức cao chưa từng thấy trên sàn COMEX trong tháng 11.
11
Nhìn chung, năm 2009, nhất là thời điểm quý 4 là quãng thời gian tuyệt vời nhất của thị
trường kim loại quý này tính từ trước đến giờ.
3.3 Diễn biến giá vàng các quý năm 2010 của Việt Nam.
Cuối quý 1/2010, giá vàng SJC giao dịch tại mức 26,13 – 26,19 triệu
đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giá vàng SBJ tại Sacombank ở mức 26,08 – 26,12 triệu
đồng/lượng. Giá vàng rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu ở mức 26,05 – 26,15 triệu
đồng/lượng.
Cuối quý 2/2010, giá vàng SJC giao dịch tại mức 28,54 – 28,62 triệu
đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giá vàng SBJ tại Sacombank ở mức 28,54 – 28,62 triệu
đồng/lượng.
Ngày giao dịch ấn tượng của quý 2/2010: Ngày 02/05/2010, người dân đổ xô đi
mua vàng sau khi giá vàng hạ 1,5 triệu đồng/lượng chỉ sau 1 đêm. Yếu tố khác khiến giá
vàng giảm sâu trong thời điểm này còn là bởi Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các doanh
nghiệp lớn tăng cung vàng.
Tuy nhiên giá vàng chỉ giảm được 3 ngày, lực mua quá lớn khiến giá vàng lên lại
mức 26,48 triệu đồng/lượng vào ngày 11/02.
Tỷ giá đôla Mỹ vào ngày 11/02/2010 cũng lên cao và đến 11h trưa cùng ngày ở
mức 19.800 đồng Việt Nam/USD.
Cuối quý 3/2010, giá vàng SJC giao dịch tại mức 31,21 – 31,25 triệu
đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giá vàng SBJ tại Sacombank ở mức 26,08 – 26,12 triệu
đồng/lượng. Giá vàng rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu ở mức 31,17 – 31,23 triệu
đồng/lượng.
Tỷ giá đôla Mỹ tại Hà Nội ở mức 19.640 – 19.690 đồng Việt Nam/USD, trong
ngày giao dịch đã có lúc giá đôla Mỹ vượt mức 19.700 đồng Việt Nam/USD.
12
Diễn biến giá vàng SJC trong năm 2010 (Nguồn:SJC)
Quý 4/2010, sự hỗn loạn trên thị trường vàng bắt đầu từ ngày 08/11/2010 khi
người dân đổ xô nhau đi mua vàng, phiên giao dịch ngày 09/11/2010 lịch sử, giá vàng lập
đỉnh cao chưa từng có. Giá vàng SBJ giao dịch ở mức 37,00 – 37,40 triệu đồng/lượng
(mua vào – bán ra). Giá vàng SJC ở mức 36,50 – 37,02 triệu đồng/lượng. Giá vàng rồng
Thăng Long ở mức 36,90 – 37,30 triệu đồng/lượng.
Giá vàng chốt ngày thấp hơn khoảng 800 nghìn đồng/lượng so với mức đỉnh 38,2
triệu đồng/lượng đã thiết lập trong ngày.
Tỷ giá đôla Mỹ tại một số điểm quy đổi ở Hà Nội trong ngày tại mức 21.000 –
21.200 đồng Việt Nam/USD (mua vào – bán ra), mức đỉnh cao được thiết lập trong ngày
là 21.500 đồng Việt Nam/USD.
Tại Hà Nội, có hiện tượng một số cửa hàng ngừng giao dịch ngoại tệ vì không còn
đôla để bán ra. Chênh lệch giữa giá mua và bán vàng nhiều lúc lên tới hơn 1 triệu
đồng/lượng. Đến cuối ngày kỷ lục 09/11, các doanh nghiệp kinh doanh vàng vẫn thận
trọng giữ mức chênh lệch lớn giữa giá mua và bán vàng, mức chênh lệch phổ biến từ
400.000-500.000 đồng mỗi lượng.
13
Cùng thời gian này năm 2009, giá vàng lập kỷ lục. Ngày 11/11/2009, giá vàng lên
kỷ lục 29 triệu đồng/lượng. Trưa ngày 11/11/2009, Ngân hàng Nhà nước công bố cho
phép nhập vàng, giá vàng hạ sâu xuống dưới 25 triệu đồng/lượng.
Chốt phiên giao dịch ngày 30/12/2010, giá vàng SJC ở mức 36,04 – 36,12 triệu
đồng/lượng. Giá vàng SBJ cuối ngày 30/12/2010 ở mức 36,07 – 36,10 triệu
đồng/lượng.
Như vậy so với cuối năm 2009, giá vàng SJC đã tăng 9,53 – 9,51 triệu đồng/lượng
(mua vào – bán ra).
3.4 Diễn biến vàng và những mốc tăng giảm ngoạn mục của giá vàng năm
2011.
Thị trường vàng năm 2011 có thể chia thành 2 giai đoạn: nửa đầu năm 2011 và
nửa cuối năm 2011.
Giai đoạn đầu của năm 2011, giá vàng khá bình ổn, dao động mức 35 – 40 triệu
đồng/lượng. Đỉnh đầu tiên trong năm 2011 được thiết lập vào ngày 19/02 ở mức 38,5
triệu đồng/lượng, vượt mức đỉnh 38,2 triệu đồng/lượng đã được thiết lập ngày
09/11/2010.
14
Đồ thị diễn biến giá vàng từ đầu năm 2011 đến ngày 23/09/2011
Suốt trong vòng 5 tháng sau đó giá vàng dao động quanh mốc 38 triệu đồng/lượng.
Từ nửa cuối năm 2011, giá vàng lên cơn sốt khi liên tục phá vỡ các mốc quan
trọng. Đến ngày 19/07, giá vàng trong nước tăng theo giá vàng thế giới lên mức kỷ lục
mới 39,59 triệu đồng/lượng. Tháng 8 là tháng diễn biến của giá vàng có nhiều đợt tăng
đột biến. Trong tháng, chỉ có một phiên giảm duy nhất là vào ngày 10/8 sau quyết định
Ngân hàng Nhà nước cho phép nhập khẩu 5 tấn vàng. Tuy nhiên, ngay sau đó, giá vàng
lại tăng giá khá mạnh và liên tiếp những ngày sau đó giá vàng liên tục phá vỡ kỷ lục của
chính nó Ngày 23/08, giá vàng đạt mức 49 triệu đồng/lượng, tăng 36% so với mốc 36
triệu đồng/lượng cuối năm 2010.
15
Đồ thị diễn biến giá vàng trong tháng 08/2011
Khách hàng phải mua vàng trong nước với giá “đắt hơn” vàng thế giới từ 1 đến 2
triệu đồng/lượng, thậm chí ở những thời điểm giá vàng lên cơn sốt, khoảng cách chênh
lệch có thể lên tới trên 3 triệu đồng/lượng là hiện tượng thường xuyên xảy ra đối với các
nhà đầu tư vàng trong nước trong nửa cuối năm 2011. Nếu như trong khoảng nửa đầu
năm 2011, đặc biệt trong giai đoạn từ tháng 3 đến gần cuối tháng 6, giá vàng trong nước
dao động từ 37 – 38 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng thế giới quy đổi thì bước sang
nửa cuối năm 2011, kể từ tháng 7 giá vàng trong nước bắt đầu cao hơn giá vàng thế giới
quy đổi. Khoảng cách trên lệch đó vẫn tiếp tục kéo dài cho đến cuối năm 2011, bất chấp
các biện pháp bình ổn giá vàng của Ngân hàng Nhà