Tiểu luận Trình bày vị thế của đồng EURO và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu đối với Việt Nam

Đồng tiền chung châu âu (đồng Euro)chính thức ra mắt vào ngày1/1/1999.Euro được quy định tỷ giá không đổi đối với các đồng tiền quốc gia thuộc liên minh châu âu (EU) sự ra đời của đồng tiền chung châu âu là một sự kiện lịch sử đối với nhất thể hóa châu âu và đánh dấu một bước phất triển của hệ thống tiền tệ thế giới .tham gia đồng Euro đợt đầu có 11/15 nước thành viên của EU đã sử dụng đồng Euro trong các giao dịch chuyển khoản song song với bản tệ của các nước như: Phps ,Đức ,Italia,Tây Ban Nha, Hà Lan ,Bỉ , Luxemburg, Bồ Đào Nha , Phần Lan ,Ailen, ba nước Anh , Thụy Điển ,Đan Mạch chưa tham gia đợt này còn Hi Lạp chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn để trở thành viên. Tại cuộc gặp cấp cao EU họp vào tháng 12/1995 các nhà lãnh đạo EU quyết định gọi đồng tiền chung châu âu là Euro. Từ ngày 1/1/2002, 12 nước trong EU đã lưu thông Euro tiền mặt và xóa bỏ các đồng bản tệ của các nước với 65 tỷ Euro tiền giấy và 35 tỷ Euro tiền kim loại . EURO là tiền chung của liên minh tiền tệ châu âu (còn gọi là Âu Kim). Tính đến ngày 1/1/2011 đã có 17 nước thành viên chính thức của liên minh tiền tệ châu âu.

pdf18 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3315 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Trình bày vị thế của đồng EURO và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu đối với Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TIỂU LUẬN Trình bày vị thế của đồng EURO và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu đối với Việt Nam Nhóm 3: Trần Thị Vân Anh Tòng Thị Kim Duyên Trần Thị Thái Hà Lò Thị Hương Vũ Thị Phượng Hồ Thu Trang 2 CHƯƠNG 1 TIẾN TRÌNH HÌNH THÀNH ĐỒNG EURO 1.1.Sơ lược về đồng tiền chung Châu Âu Đồng tiền chung châu âu (đồng Euro)chính thức ra mắt vào ngày1/1/1999.Euro được quy định tỷ giá không đổi đối với các đồng tiền quốc gia thuộc liên minh châu âu (EU) sự ra đời của đồng tiền chung châu âu là một sự kiện lịch sử đối với nhất thể hóa châu âu và đánh dấu một bước phất triển của hệ thống tiền tệ thế giới .tham gia đồng Euro đợt đầu có 11/15 nước thành viên của EU đã sử dụng đồng Euro trong các giao dịch chuyển khoản song song với bản tệ của các nước như: Phps ,Đức ,Italia,Tây Ban Nha, Hà Lan ,Bỉ , Luxemburg, Bồ Đào Nha , Phần Lan ,Ailen, ba nước Anh , Thụy Điển ,Đan Mạch chưa tham gia đợt này còn Hi Lạp chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn để trở thành viên. Tại cuộc gặp cấp cao EU họp vào tháng 12/1995 các nhà lãnh đạo EU quyết định gọi đồng tiền chung châu âu là Euro. Từ ngày 1/1/2002, 12 nước trong EU đã lưu thông Euro tiền mặt và xóa bỏ các đồng bản tệ của các nước với 65 tỷ Euro tiền giấy và 35 tỷ Euro tiền kim loại . EURO là tiền chung của liên minh tiền tệ châu âu (còn gọi là Âu Kim). Tính đến ngày 1/1/2011 đã có 17 nước thành viên chính thức của liên minh tiền tệ châu âu. 1.2.Tiến trình hình thành đồng tiền chung Châu Âu – Đồng EURO Euro là đồng tiền thống nhất trong châu âu có nguồn gốc từ thời kỳ đầu tiên của liên minh châu âu và trong lịch sử kinh tế toàn cầu. năm 1968, việc hòa nhập kinh tế thông qua liên minh thuế quan đã có những bước tiến dài mặt khác sự sụp đổ của hệ thống tỷ giá hối đoái bretton woods dẫn đến việc tỷ giá giao động mạnh cản trở thương mại . năm 1970 ý tưởng về một liên minh tiền tệ châu âu dược cụ thể hóa lâng đầu tiên tuy nhiên, năm 1980 mục đích thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ châu âu với tiền tệ thống nhất đã thất bại mà một trong những nguyên nhân là sự sụp đổ của hệ thông bretton woods . Thay vào đó liên minh tỷ giá hối đoái châu âu dược thành lập vào năm 1972. 3 Năm1979, hình thành hệ thống tiền tệ châu âu (EMS) với nhiệm vụ :  Phối hợp thanh toán và chuển nhượng giữa các đồng tiền trong cộng đồng  Hướng tới thành lập NHTW cho cả châu âu  Phát hành EUC trái phiếu vào năm 1986-1987 Năm 1988 một ủy ban xem xét về liên minh kinh tế và tiền tệ dưới sự chỉ đạo của chủ tịch ủy ban châu âu đã soạn thảo đưa ra phương pháp thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ châu âu hướng tới hình thành đồng tiền chung theo 3 bước : Bước 1: ngày 1/7/1990 việc lưu chuyển vốn đước tự do hóa giữa các nước trong liên minh châu âu . Bước 2: ngày 1/1/1994 viện tiền tệ châu âu tiền thân của ngân hàng trung ương châu âu (ECB) được thành lập và tình trạng ngân sách quốc gia của các nước thành viên bắt đầu được xem xét . ngày 16/12/1995, hội đồng châu âu quyết định tên gọi của tiền chung là “EURO”. Ngày 13/12/1996, các bộ trưởng bộ tài chính của Euđi đến thỏa thuận về hiệp ước ổn định và tăng trưởng nhằm đảm bảo các nước thành viên giữ kỉ luật về ngân sách , qua đó dảm bảo giá trị của tiền chung . Bước 3: tháng 5/1998, tiến hành chọn lựa những quốc gia hội đủ các điều kiên maas trichtđể trở thành thành viên EMUvà đồng công bố tỷ giá song phương giữa các đồng tiền thành viên bước chuyển đổi này được mô tả thông qua 3 thời kì: Thời kì 1: bắt đầu từ tháng 5/1998, hội đồng châu âu xác định những nước hội tụ đủ các tiêu trí hội nhập năm 1997 và khả năng hội nhập của từng nước năm 1998, sau khi các nước đã lựa chọn trở thành thành viên EMU thì ngân hàng trung ương châu âu cũng được thành lập trên cơ sở viện tiền tệ châu âu với nhiệm vụ trọng tâm là bảo đảm quá trình chuyển tiếp xảy ra một cách trơn chu và hình thành chính sách tiền tệ chng của đồng Euro . Thời kì 2 : bắt đầu từ 1/1/1999 bằng việc cố định tỷ giá của các đồng tiền thành viên với Euro , đồng Euro trở thành đồng tiền hợp pháp và thay thế đồng ECU tại mức tỷ giá chính thức . trong thời kì này đồng Euro chưa xuất hiện ngay dưới hình thức giấy bạc và tiền xu nhưng bảo đảm rằng hầu hết các số dư trên tài khoản ngân hàng và nợ quốc gia mới hát sinh phải được nghi bằng đồng Euro . cũng tị thời điểm này, viện tiền tệ châu âu 4 giải thể và hệ thống ngân hàng trung ương châu âu bao gồm ECB và các ngân hàng trung ương quốc gia bắt đầu hoạt động với đồng Euro. Song song với đồng tiền quốc gia , Euro được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch ngân hàng dự theo nguyên tắc chỉ đạo là “ không cấm ,không bắt buộc” . Thời kỉ 3: được bắt đầu từ 1/1/2002,song song với tờ giấy bạc tiền xu bằng Euro trong thời gian tối đa là 6 tháng . cả hai loại tiền quốc gia và Euro đều là đồng tiền hợp pháp và mọi người đều có quyền chuyển đổi tự do đồng tiền quốc gia sang Euro tại các ngân hàng thương mại hay tại ngân hàng trung ương quốc gia. Tại thời điểm cuối thang 6/2002 những đồng tiền quốc gia hết hiệu lực là đồng tiền hợp pháp nhưng chúng vẫn tiếp tục chuyển đổi thành Euro tại các NHTM , và đồng Euro trở thành đồng tiền hợp pháp duy nhất tại các quốc gia thành viên EMU. 1.3.Điều kiện gia nhập khối cộng đồng tiền chung Châu Âu Điều kiện để gia nhập liên minh kinh tế tiền tệ Châu Âu: - Lạm phát thấp không vượt quá 1,5% so với mức trung bình của 3 nước có mức lạm phát thấp nhất. - Thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% GDP - Nợ công dưới 60% GDP và biên độ giao động tỷ giá giữa các đông tiền ổn định trong 2 năm theo cơ chế chuyển đổi ERM - Lãi suất ( tính theo lãi suất công trái thời hạn từ 10 năm trở lên) không quá 2% so với mức trung bình của 3 nước có lãi suất thấp nhất. 5 CHƯƠNG 2 VỊ THẾ CỦA ĐỒNG EURO 2.1.Vai trò của đồng EURO 2.1.1.Vai trò đối với các nước thành viên Đồng EURO ra đời sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước EU, thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế giữa các nước này, tạo điều kiện thực hiện liên minh kinh tế tiền tệ châu Âu, tiến tới thống nhất châu Âu về kinh tế và chính trị. Đồng tiền chung ra đời sẽ góp phần hoàn thiện thị trường chung châu Âu, góp phần gỡ bỏ những hàng rào phi quan thuế còn lại, tác động tích cực đến hoạt động kinh tế, tài chính, đầu tư, tiết kiệm chi phí hành chính Sự ra đời của đồng EURO sẽ giúp cho các nước thành viên tránh được sức ép của việc phá giá đột ngột các đồng tiền quốc gia (sau này sẽ không còn tồn tại) cũng như việc các nhà đầu cơ tiền tệ tranh thủ sự không ổn định của đồng tiền để đầu cơ làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn khối. Việc ra đời của đồng EURO với ngân hàng trung ương độc lập - Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) - thay thế các ngân hàng trung ương các nước thành viên, với mục tiêu thực hiện một chính sách tiền tệ theo hướng giữ ổn định sẽ tạo cơ sở cho kinh tế phát triển không còn lạm phát, đem lại những điều kiện thuận lợi cho việc hoạch định một chính sách tài chính vĩ mô cho liên minh, là một bảo đảm giữ cho nền kinh tế ở khu vực này ổn định và phát triển hơn trước. Trước mắt, người tiêu dùng và các doanh nghiệp ở mỗi nước thành viên sẽ bớt được một khoản chi phí chuyển đổi ngoại tệ trong giao dịch quốc tế . Hơn nữa, khi đồng EURO được lưu hành trên thị trường, mọi hàng hoá bày bán trong các nước thành viên đều được niêm yết giá bằng đồng EURO nên sẽ làm giảm sự chênh lệch giá hay phiền phức về tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền quốc gia. 6 Do buôn bán trong các nước EU chiếm đến 60% ngoại thương của cả khối, nên việc sử dụng một đồng tiền chung sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh trao đổi ngoại thương giữa các nước EU và ít bị ảnh hưởng xấu do sự giao động tỷ giá của đồng USD vì sẽ không còn tình trạng đồng tiền này mất giá so với USD trong khi đồng tiền khác lại lên giá. 2.1.2.Vai trò đối với nền kinh tế thế giới Tạo sự thay đổi lớn trong hệ thống tiền tệ thế giới. Hệ thống tiền tệ quốc tế với đồng USD giữ vai trò khống chế trong suốt nửa thế kỷ qua bị thay thế bởi hệ thống tiền tệ với hai đồng tiền quan trọng nhất là đồng USD và đồng EURO chi phối. Vào thời điểm hình thành năm 1999, với một nền kinh tế phát triển của 11 nước châu Âu có 290 triệu dân, tổng sản phẩm quốc dân chiếm tới 19,6% của thế giới và 18,6% thương mại toàn cầu, đồng EURO sẽ trở thành một đồng tiền ngoại tệ lớn và là đối thủ đáng gờm đối với đồng USD. . Nếu đồng EURO giữ được ổn định thì sẽ có sức cạnh tranh mạnh và vị trí truyền thống của đồng USD sẽ ngày càng bị suy giảm mạnh. Sự thách thức của đồng EURO đối với đồng USD thể hiện trên các lĩnh vực dự trữ ngoại tệ, trao đổi ngoại thương và giá trị cổ phiếu trên các thị trường chứng khoán. Về dự trữ ngoại tệ : Khi EURO ra đời, ngoại thương của các nước tham gia sẽ trở thành nội thương, nợ giữa các nước thành viên sẽ trở thành nợ bên trong, vì vậy nhu cầu về dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ giảm mạnh. Do đó, nhiều khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ bán đi một số lượng lớn USD. Mặt khác khi đồng EURO trở thành đồng tiền chung của một khối kinh tế mạnh thì nhiều nước trên thế giới (nhất là Nhật do hầu hết dự trữ ngoại tệ là USD) sẽ giảm bớt một phần dự trữ bằng đồng USD để mua thêm đồng EURO (mức độ ít nhiều còn tuỳ thuộc vào khả năng ổn định của đồng EURO). Đây có thể là một nhân tố gây tác động làm giảm giá đồng đô la Mỹ. Thêm vào đó nhu cầu dự trữ về vàng cũng sẽ giảm vì trước đây các nước chủ yếu dự trữ bằng vàng và USD, nay lại có thêm một đồng tiền mạnh và ổn định có thể được sử 7 dụng để dự trữ, do vậy trong tương lai vàng sẽ bị bán ra nhiều nên giá vàng cũng sẽ bị giảm. Đây là điều mà chúng ta phải tính đến trong cơ cấu dự trữ của ta sau này. Về ngoại thương, trao đổi trong nội bộ khối trước đây (chiếm khoảng 60% xuất khẩu) dùng nhiều USD (ngay cả những nước như Pháp và Hà Lan vốn rất gắn chặt với đồng mác Đức cũng có xu hướng thanh toán với nhau bằng USD hơn là bằng mác Đức) nay chuyển sang thanh toán bằng đồng EURO sẽ làm cho kim ngạch thanh toán bằng đồng đô la Mỹ bị giảm sút đáng kể. Xét tổng thể, nền kinh tế các nước EU gần tương đương Mỹ, nhưng tổng giá trị ngoại thương lại vượt hẳn Mỹ. Theo các nhà phân tích kinh tế, sau khi ra đời, đồng EURO có thể chiếm khoảng 35-40% các khoản giao dịch và buôn bán quốc tế. Trong buôn bán với Mỹ, các nước EU cũng sẽ buộc Mỹ phải sử dụng đồng EURO, nên Mỹ cũng sẽ phải dự trữ cả EURO. Đối với thương mại thế giới khi đồng EURO ra đời và được thừa nhận là đồng tiền mạnh và ổn định thì sẽ có xu hướng các nước cũng sẽ sử dụng EURO thay thế USD trong thanh toán một số giao dịch ngoại thương với nhau và trong buôn bán giữa EU với các nước khác, do đó sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng USD trong thương mại thế giới. Tóm lại, sau khi đồng EURO ra đời hệ thống tài chính thế giới sẽ bị thay đổi cơ bản. Những thay đổi này sẽ bắt đầu từ việc thanh toán các loại dịch vụ và buôn bán quốc tế, kể cả các giao dịch thị trường chứng khoán, sau đó đến việc giải toả dự trữ ngoại tệ ở các quốc gia. Hơn nữa, bên cạnh việc sử dụng USD như trước đây, trên thị trường sẽ xuất hiện thêm EURO, do đó trong tương lai không xa, nhu cầu sử dụng USD giảm bắt buộc sẽ dẫn đến việc giảm giá của USD, và như vậy việc ra đời của EURO không chỉ tác động đến lĩnh vực tiền tệ mà sẽ tác động cả đến lĩnh vực kinh tế và chính sách kinh tế của các quốc gia. Sự cạnh tranh về tiền tệ giữa đồng USD và đồng EURO có thể sẽ gây ra một số rạn nứt trong quan hệ giữa Mỹ và EU và thúc đẩy xu thế đa cực, đa trung tâm trong quan hệ quốc tế phát triển. 8 Chính phủ Mỹ tuy bên ngoài đã có những tuyên bố hoan nghênh sự ra đời của đồng EURO và EMU, nhưng thực tế bên trong cũng hết sức lo ngại. Trước hết như đã phân tích, đồng EURO ra đời sẽ là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm đối với đồng USD và từng bước làm giảm vị trí truyền thống của đồng USD. Để đảm bảo cho đồng EURO ổn định và vững mạnh, các chính phủ các nước tham gia EMU cũng như Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ cần phải có những chính sách bảo vệ và khuyến khích sử dụng đồng EURO, điều này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng bất lợi cho vị trí của đồng USD ở châu Âu và do đó sẽ gây một số thiệt hại về lợi ích cho Mỹ ở châu lục này. Cuộc đấu tranh vì lợi ích và ảnh hưởng kinh tế ở châu Âu giữa Mỹ và Liên minh Châu Âu sẽ trở nên quyết liệt hơn. - Sau khi EURO ra đời, do những thuận lợi của thị trường thống nhất có trình độ phát triển cao và ổn định, khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài của các nước EU sẽ mạnh hơn trên các mặt hàng công nghệ cao và đòi hỏi vốn lớn. Do đó có thể thấy trước được là một phần vốn đầu tư của thế giới sẽ dồn vào các nước EU sau khi đồng EURO ra đời. Trong mấy năm qua, các công ty lớn của Mỹ và Nhật đã có những biện pháp và chuẩn bị cho sự kiện này và họ đã ít nhiều thiết lập được chỗ đứng của mình thông qua các đối tác nội địa để tận dụng được lợi thế của việc sản xuất tại chỗ đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tránh được thuế nhập khẩu khi liên minh hình thành. - Một trong những vấn đề đặt ra cho các nước bạn hàng và con nợ của các nước thành viên EMU là tỷ lệ chuyển đổi giữa đồng tiền quốc gia nước chủ nợ với đồng EURO. Tuy đồng ECU đã tồn tại trong thanh toán quốc tế được một thời gian và quy định chuyển đổi ngang bằng với đồng EURO làm dễ dàng phần nào những giao dịch thương mại mới, nhưng những khoản nợ từ viện trợ, đầu tư... bằng đồng tiền quốc gia cần có hướng giải quyết thoả đáng. Vì tuy rằng tỷ giá chuyển đổi đồng tiền quốc gia sang đồng EURO là cố định, nhưng lãi suất sẽ có sự khác nhau giữa các nước tham gia EMU. Cho nên điều quan trọng là các nước nợ phải có những trao đổi và thương lượng để đi đến thống nhất một tỷ lệ lãi suất thích hợp sao cho số nợ không bị gia tăng do việc ra đời của đồng EURO 2.2.Vị thế của đồng EURO từ khi ra đời đến nay 9 Khởi đầu, thậm chí trước khi đồng tiền này chính thức ra thị trường, mọi người đã nghi ngờ và có cái nhìn tiêu cực về mọi điều, nhưng 3 năm qua và đến nay đồng Euro tiếp tục mạnh lên. Các nhà phân tích thị trường tiền tệ cho rằng cái nhìn tiêu cực giờ đây đã là chuyện lịch sử. Euro giờ được xem là đồng tiền mạnh. Ngoài Eurozone, tiền giấy Euro được sử dụng khá thông dụng, thậm chí được lưu hành gần như song song với đồng nội tệ trong các giao dịch thanh toán quốc tế. Lượng tiền mặt lưu hành trên thị trường tăng nhanh và đã lên tới 600 tỷ Euro tính đến cuối năm 2006. Đồng Euro ngày càng được các công ty cũng như các chính phủ từ Trung Quốc đến Trung Đông chấp nhận nhiều hơn như một ngoại tệ dự trữ . Đồng đô la Mỹ có lúc trồi sụt, gây thiệt hại kinh tế, mất an toàn cho nền tài chính tiền tệ các nước và nhiều nước chủ trương thay thế vị trí độc tôn của USD bằng Euro. Từ năm 2002 – 2007 đồng EUR liên tục tăng giá là bằng chứng chứng tỏ đồng tiền này có thể trở thành nguồn dự trữ ngoại tệ trao đổi chủ yếu trên thế giới trong những năm tiếp theo. Tính đến cuối năm 2003, dự trữ toàn cầu đạt 3.014 tỷ USD, tăng 26% so với năm 2002. Trong đó, dự trữ ngoại hối toàn cầu bằng đồng Euro đã tăng từ 19,3% lên 19,7%. Dự trữ bằng Euro của các nước đang phát triển tăng 1% và dự trữ ngoại hối bằng euro của các nước phát triển hiện ở mức 20,9%. Các quốc gia sử dụng tỷ giá hối đoái cố định hay thả nổi có kiểm soát đều có sự can thiệp vào thị trường ngoại hối đề duy trì tỷ giá phù hợp với cơ chế đã chọn. Khi đó, đồng Euro với vai trò là đồng tiền tham chiếu thường được sử dụng để can thiệp. Sau đây là Tỷ lệ Euro trong dự ngoại hối tòan cầu: Năm 2001 2002 2003 2005 2006 2008 2009 Q1/2010 Tỷ lệ EUR (%) 13 16.4 18.7 24.8 25.8 27.8 27.3 27.2 Tỷ lệ USD(%) 68.3 67.5 64.5 66.3 62.8 62.2 61.7 10 Những số liệu trên phản ánh phần nào vị thế của đồng EUR trên thế giới. Đồng EUR càng khẳng định mình là một đồng tiền mạnh. Đồng thời chia sẻ tầm quan trọng của đồng Đôla Mỹ với chức năng là tiền tệ dự trữ thế giới. So với năm 2001 tỷ lệ đồng EUR trong dự trữ toàn cầu chỉ ớ mức 13% nhưng qua mỗi năm tỷ lệ này càng tăng lên và tính đến quý I năm 2010 tỷ lệ này là 27.2% (gấp 2 lần) 2.3.Tác động của đồng EURO đến Việt Nam Sự suy yếu của đồng euro không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế vĩ mô Việt Nam vì doanh số giao dịch bằng euro của nước ta thấp. Tuy nhiên, người đang nắm giữ euro sẽ bị thiệt nếu tỉ giá đồng tiền này đi xuống . Khủng hoảng nợ công tại khu vực châu Âu đang đe dọa đến số phận đồng euroThực tế, tỉ giá euro tại Việt Nam gần đây biến động không nhiều. Đầu tháng 12-2011, một euro đổi được 28.656 đồng; đến ngày 8-12 được 28.558 đồng, chỉ giảm 98 đồng. Điều khá bất thường ở Việt Nam là lãi suất tiền gửi bằng euro tại một số ngân hàng (NH) nhỏ lên tới 3% - 4%/năm, trong khi các NH lớn chỉ ở mức 0,5%/năm. Nhiều người trong cuộc cho biết trong bối cảnh thiếu hụt tiền đồng, không ít NH tăng mạnh lãi suất huy động vốn euro, rồi thế chấp loại tiền này để vay vốn VNĐ từ NH bạn nhằm giải quyết cấp thời tình trạng mất cân đối nguồn vốn. Trong khi đó, trên thị trường quốc tế, lãi suất euro không thay đổi. Thế nhưng, tỉ giá euro/USD trong thời gian gần đây biến động khá thất thường. Ngày 25-11, một đồng euro chỉ đổi được 1,32 USD nhưng sau đó lại leo lên 1,34 USD vào ngày 7-12 và đến 11 giờ ngày 8-12 xuống còn 1,33 USD. Theo các NH, do DN phổ biến vẫn dùng USD để thanh toán cho đối tác nước ngoài nên nhu cầu về euro rất thấp. Số ít DN nhập khẩu hàng hóa từ khu vực châu Âu cũng đã tính toán được mức độ biến động giữa USD với euro và VNĐ nên khi euro giảm giá, họ không gặp rủi ro. Mặt khác, hàng hóa của DN Việt Nam xuất sang các quốc gia sử dụng 11 đồng euro cũng thường được thanh toán bằng USD. Vì thế, khi euro suy yếu so với USD không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của DN Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng khi euro mất giá tức USD trên thị trường quốc tế tăng giá. Điều này sẽ làm cho hàng hóa của Việt Nam tại thị trường châu Âu trở nên đắt đỏ, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam tại châu Âu. Một số DN xuất khẩu vào châu Âu cho biết đã có hiện tượng sụt giảm đơn hàng từ thị trường này và họ không lạc quan về tình hình trong năm 2012. Trong khi đó, một số DN đang xuất hàng ổn định sang châu Âu thì nhận thấy có thay đổi trong cung cách làm ăn của đối tác. “Sự suy yếu của đồng euro không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế vĩ mô Việt Nam vì doanh số giao dịch bằng euro của nước ta thấp. Tuy nhiên, người đang nắm giữ euro sẽ bị thiệt thòi nếu tỉ giá đồng tiền này so với VNĐ đi xuống. Còn DN đã biết cách quay nhanh dòng tiền nên việc euro giảm giá không ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh”- TS Lê Thẩm Dương, Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Ngân hàng TPHCM, nhận xét. TS Lê Thẩm Dương cho biết: Theo kế hoạch, cuối ngày 8-12, các quốc gia sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) nhóm họp để quyết định số phận đồng euro. Tuy nhiên, khả năng đồng euro sụp đổ rất thấp vì nhiều quốc gia sẽ thỏa thuận được các giải pháp cứu trợ kinh tế châu Âu. Nhiều khả năng cuối ngày 8-12, NH Trung ương châu Âu (ECB) sẽ giảm lãi suất cơ bản đồng euro để kích thích sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các quốc gia như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha… cũng đang kêu gọi dân chúng dùng hàng nội địa nhằm vực dậy nền kinh tế, bảo vệ đồng euro. Theo ông Trương Văn Phước, Tổng Giám đốc NH Xuất nhập khẩu Việt Nam, ECB hạ lãi suất cơ bản đồng euro đồng nghĩa euro tiếp tục suy yếu so với nhiều đồng tiền khác. Tuy nhiên, nếu các giải pháp xử lý nợ công tại châu Âu phát huy tác dụng thì euro có thể tăng giá trở lại. Đơn cử, ngày 5-12, Pháp và Đức thông qua kế hoạch giải cứu nợ công ở châu Âu, lập tức euro tăng giá so với USD. 12 CHƯƠNG 3 KHẢ NĂNG CHUYỂN ĐỔI TỰ DO CỦA ĐỒNG VIỆT NAM Tương lai Việt Nam phải làm thế nào để đồng Việt Nam có khả năng chuyển đổi tự do? 3.1. Khái niệm đồng tiền tự do chuyển đổi. Theo Qu
Luận văn liên quan