Tiểu luận Trung tâm âm nhạc guitar center

Tôi sinh ra và lớn lên ở mảnh đất miền Trung nghèo khó, người dân quê tôi chăm chỉ, chất phác. Nhưng làm lụng quanh năm mà vẫn không đủ ăn, thiên nhiên dành cho quê tôi một kiểu khí hậu thật khắc nghiệt, mùa hạ thì nắng cháy da, mùa mưa thì mưa dầm dề. Quanh năm chỉ nghe tới bão lũ và hạn hán. Cũng như những gia đình ở vùng quê nghèo khó này thì bố mẹ tôi quanh năm làm việc vất vả ngoài đồng cũng không lấy gì là dư giả. Nên từ nhỏ tôi cũng không được đầy đủ về mọi thứ. Tôi chỉ có một vật có thể gọi là vô giá đã chia sẻ với tôi mọi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống và theo tôi từ lớp 6 đến bây giờ khi tôi đã là sinh viên năm cuối của 1 trường Cao đẳng đó là cây đàn guitar. Thời gian thấm thoát thoi đưa, tôi thi đậu vào ngành Thiết kế trang trí nội thất của trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và du lịch Nha Trang(TP. Nha Trang –Khánh Hòa). Ngày đầu là tân sinh viên của trường, với bao bỡ ngỡ của 1 người mới rời khỏi hàng cây, nghế đá, lớp học thầy cô, bạn bè, Phổ thông để đi xây dựng tương lai sau này cho mình. Lúc đó tôi buồn và nhớ gia đình thật nhiều, và mỗi khi như vậy tôi chỉ biết làm bạn với cây đàn guitar, cùng đàn cất lên lời ca tiếng hát cho vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà, nhớ bạn bè cũ đang trào dâng trong tôi. Sau 3 năm là chàng sinh viên cao đẳng và bây giờ tôi cũng đã sắp tốt nghiệp.Công việc học tập nghiên cứu của 1 sinh viên năm cuối, với bao bộn bề lo toan và đầy khó khăn thì nỗi buồn ngày 1 trong tôi càng nhiều. Mỗi lần như vậy tôi lại đem đàn ra ngân lên những điệu nhạc để phần nào vơi đi nỗi lo toan bộn bề của 1 sinh viên năm cuối. Sự sâu lắng của tiếng nhạc lời ca khi đó thật nhẹ nhàng và thủ thỉ bên tai, nó dường như động viên an ủi tôi phải vuợt qua mọi khó khăn trở ngại trong cuộc sống. Lời nhắc nhở đó thật lắng sâu trầm trầm rồi bỗng vút cao như nhằm thúc dục bước chân tôi phải tiến lên để có 1 ngày mai tươi sáng hơn. Có thể nói âm nhạc chính là món quà vô giá mà tạo hoá đã ban tặng cho mỗi người chúng ta. Những lúc vui cũng như lúc buồn thì âm nhạc luôn thuờng trực trong tâm hồn mỗi người. Còn trong lòng tôi cây đàn guitar cũng chính là món quà vô giá mà tôi có được. Nhờ có cây đàn mà nó đã giúp tôi vơi đi phần nào nỗi buồn thường nhật. Giúp tôi yêu đời, vựơt lên hoàn cảnh để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Chẳng còn bao lâu nữa tôi sẽ tốt nghiệp Cao đẳng và cũng chẳng còn bao lâu nữa tôi sẽ phải ngược xuôi trên đường đời đầy khó khăn để buơn chải với cuộc sống ngoài xã hội đầy rộng lớn này và cây đàn sẽ là người bạn chia sẻ cùng tôi những niềm vui, nỗi buồn trong quãng đời còn lại của tôi. Với tình yêu âm nhạc và lòng cảm mến với cây đàn Guitar, đó cũng chính là Ý tưởng tôi chọn để đưa vào đồ án tốt nghiệp của mình. GUITAR CENTER (Trung tâm Guitar ) một không gian dành cho Guitar thật sự, một không gian mà mọi người có thể quên đi hết những phiền muộn, những bộn bề lo âu trong cuộc sống, một không gian đưa con người đến gần với con người, và con người đến gần với âm nhạc.

doc35 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3147 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Trung tâm âm nhạc guitar center, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lêi më ®Çu §å ¸n tèt nghiÖp “Guitar Center” ®· khÐp l¹i qu¸ tr×nh hoc tËp 3 n¨m cao ®¼ng cña t«i .Nh÷ng g× t«i ®¹t ®­îc ngµy h«m nay lµ nhê sù ®µo t¹o chuyªn nghiÖp vµ tËn t©m tõ phÝa nhµ tr­êng cïng víi sù truyÒn d¹y nhiÖt t×nh cña quý thÇy c« .§· gióp cho t«i kh¾c phôc vµ båi d­ìng cho nh÷ng khiÕm khuyÕt cña kiÕn thøc ,cña t­ duy thiÕt kÕ néi thÊt .§©y lµ bµi häc quý b¸u cïng víi nh÷ng kiÕn thøc tÝch lòy ®­îc trong qu¸ tr×nh häc tËp sÏ cho t«i hµnh trang v÷ng ch¾c b­íc vµo cuéc sèng víi nghÒ nghiÖp trong t­¬ng lai. Để hoàn thành bài tiểu luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện từ phía ban lảnh đạo nhà trường và các thầy hiện đang công tác, nghiên cứu, giảng dạy bộ môn Thiết kế - trang trí nội thất ,khoa Mỹ thuật ,trường cao đẵng Văn Hóa Nghệ Thuật Và Du Lịch Nha Trang . Đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ tận tình của thầy Đinh Văn Cường .Đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đồ án cũng như bài tiểu luận này. Nhân đây tôi cũng xin cảm ơn gia đình, thầy cô và bạn bè đã giúp đỡ tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Vì điều kiện tư liệu và kiến thức còn có phần hạn hẹp, phạm vi diễn đạt còn rất nhiều hạn chế, tuy nhiên trong một thời gian ngắn để tìm hiểu thực tế và tham khảo tư liệu sẽ không tránh khỏi những sai sót ngoài mong muốn. Chính vì vậy rất mong sự đóng góp chân thành và sự giúp đỡ của thầy cô. Xin chân thành cảm ơn Nha trang ,ngày 01 tháng 06 năm 2011 SVTH : Trần Nguyễn Hoàng Sơn PHẦN MỞ ĐẦU I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Tôi sinh ra và lớn lên ở mảnh đất miền Trung nghèo khó, người dân quê tôi chăm chỉ, chất phác. Nhưng làm lụng quanh năm mà vẫn không đủ ăn, thiên nhiên dành cho quê tôi một kiểu khí hậu thật khắc nghiệt, mùa hạ thì nắng cháy da, mùa mưa thì mưa dầm dề. Quanh năm chỉ nghe tới bão lũ và hạn hán. Cũng như những gia đình ở vùng quê nghèo khó này thì bố mẹ tôi quanh năm làm việc vất vả ngoài đồng cũng không lấy gì là dư giả. Nên từ nhỏ tôi cũng không được đầy đủ về mọi thứ. Tôi chỉ có một vật có thể gọi là vô giá đã chia sẻ với tôi mọi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống và theo tôi từ lớp 6 đến bây giờ khi tôi đã là sinh viên năm cuối của 1 trường Cao đẳng đó là cây đàn guitar. Thời gian thấm thoát thoi đưa, tôi thi đậu vào ngành Thiết kế trang trí nội thất của trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và du lịch Nha Trang(TP. Nha Trang –Khánh Hòa). Ngày đầu là tân sinh viên của trường, với bao bỡ ngỡ của 1 người mới rời khỏi hàng cây, nghế đá, lớp học thầy cô, bạn bè, Phổ thông để đi xây dựng tương lai sau này cho mình. Lúc đó tôi buồn và nhớ gia đình thật nhiều, và mỗi khi như vậy tôi chỉ biết làm bạn với cây đàn guitar, cùng đàn cất lên lời ca tiếng hát cho vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà, nhớ bạn bè cũ đang trào dâng trong tôi. Sau 3 năm là chàng sinh viên cao đẳng và bây giờ tôi cũng đã sắp tốt nghiệp.Công việc học tập nghiên cứu của 1 sinh viên năm cuối, với bao bộn bề lo toan và đầy khó khăn thì nỗi buồn ngày 1 trong tôi càng nhiều. Mỗi lần như vậy tôi lại đem đàn ra ngân lên những điệu nhạc để phần nào vơi đi nỗi lo toan bộn bề của 1 sinh viên năm cuối. Sự sâu lắng của tiếng nhạc lời ca khi đó thật nhẹ nhàng và thủ thỉ bên tai, nó dường như động viên an ủi tôi phải vuợt qua mọi khó khăn trở ngại trong cuộc sống. Lời nhắc nhở đó thật lắng sâu trầm trầm rồi bỗng vút cao như nhằm thúc dục bước chân tôi phải tiến lên để có 1 ngày mai tươi sáng hơn. Có thể nói âm nhạc chính là món quà vô giá mà tạo hoá đã ban tặng cho mỗi người chúng ta. Những lúc vui cũng như lúc buồn thì âm nhạc luôn thuờng trực trong tâm hồn mỗi người. Còn trong lòng tôi cây đàn guitar cũng chính là món quà vô giá mà tôi có được. Nhờ có cây đàn mà nó đã giúp tôi vơi đi phần nào nỗi buồn thường nhật. Giúp tôi yêu đời, vựơt lên hoàn cảnh để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Chẳng còn bao lâu nữa tôi sẽ tốt nghiệp Cao đẳng và cũng chẳng còn bao lâu nữa tôi sẽ phải ngược xuôi trên đường đời đầy khó khăn để buơn chải với cuộc sống ngoài xã hội đầy rộng lớn này và cây đàn sẽ là người bạn chia sẻ cùng tôi những niềm vui, nỗi buồn trong quãng đời còn lại của tôi. Với tình yêu âm nhạc và lòng cảm mến với cây đàn Guitar, đó cũng chính là Ý tưởng tôi chọn để đưa vào đồ án tốt nghiệp của mình. GUITAR CENTER (Trung tâm Guitar ) một không gian dành cho Guitar thật sự, một không gian mà mọi người có thể quên đi hết những phiền muộn, những bộn bề lo âu trong cuộc sống, một không gian đưa con người đến gần với con người, và con người đến gần với âm nhạc. II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU : 1. Mục đích nghiên cứu thiết kế : Dựa trên bản vẽ kiến trúc có sẵn, Trung tâm Guitar Center của tôi được thiết kế với một không gian có tính thẩm mỹ cao và phù hợp với công năng sử dụng của một trung tâm có quy mô lớn. Nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế : Nghiên cứu có tính lý luận về vai trò của nhà thiết kế trang trí nội ngoại thất đối với một công trình dân dụng thuộc lĩnh vực Trung tâm giao lưu và phát triển âm nhạc. Nghiên cứu bản vẽ mặt bằng kiến trúc nhằm tìm các giải pháp thiết kế nên những không gian mới và nhiều công năng phù hợp với mục đích của từng đơn nguyên của công trình. Khai thác tối đa những nét đặc sắc của cây đàn Guitar để đưa vào công trình nhằm tạo ra một nét đặc trưng ,và mới lạ cho không gian trung tâm Guitar Center. III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU : Khách thể nghiên cứu : Khung cảnh tự nhiên : Tìm hiểu điều kiện tự nhiên ,địa lý trong mối quan hệ với đối tượng là việc làm không thể thiếu của người họa sĩ thiết kế nội thất .Đây là yếu tố quan trọng trong việc đẩy sâu ý tưởng thiết kế gọi là cái hồn riêng của tác phẩm. Trung tâm Guitar Center Vị trí : Phía tây giáp đường Quang Trung, phía bắc giáp đường Phan Chu Trinh, và phía nam giáp với đường Yersin, bên cạnh sân vận động Khánh Hòa, và đối diện với bệnh viện tỉnh Khánh Hòa. Với điều kiện hết sức thuận lợi của Nha Trang, cùng với thế mạnh là một thành phố du lịch, cộng với một “môi trường” âm nhạc hiện đại, trung tâm Guitar Center sẽ là một không gian mới và vô cùng thú vị tô điểm thêm nét văn hóa cho thành phố du lịch. Cộng đồng dân cư : Con người là yếu tố quan trọng trong mối quan hệ của đối tượng với khách thể .Tìm hiểu con người ta tìm hiểu hoàn cảnh tự nhiên ,nhân văn của vùng đất địa danh nơi đối tượng tồn tại. Cộng đồng dân cư là nền tảng văn hóa của địa phương mà đối tượng sáng tác tồn tại .Vấn đề đặt ra đối với người họa sỹ thiết kế là phải nghiên cứu phong tục tập quán thói quen sinh hoạt, qua đó hiểu hơn nét văn hóa đặc sắc của địa phương đó. Những ai yêu thích âm nhạc : Đây chính là đối tượng phục vụ sản phẩm. Vấn đề đặt ra cho người họa sĩ khá phức tạp vì đây phải nghiên cứu kĩ lưỡng nhằm giải đáp những vấn đề sau :đối tượng phục vụ là ai ? mục đích đến với trung tâm là gì ? số lượng là bao nhiêu người ? từ đó tìm ra một giải pháp thích hợp trong việc giải quyết không gian hình tượng và ánh sáng . Đối tượng nghiên cứu : Đối với nghiên cứu đồ án trung tâm Guitar Center đồng thời thông qua đồ án này tôi thực hiện ý tưởng sáng tạo, thủ pháp giải quyết không gian trong lĩnh vực trang trí nội thất đối với phương pháp tư duy logic ,khoa học cùng với các thủ pháp giải quyết thẫm mỹ không gian hình tượng .Guitar Center sẽ được xem xét một cách khoa học nhằm đưa ra những phương án có tính khả thi đồng thời đáp ứng được tính thẫm mỹ của một sản phẫm sáng tạo nghệ thuật .Việc nghiên cứu ,xem xét đối tượng của luận văn một cách kỹ lưỡng chính là quá trình đi sâu nghiên cứu trong ý đồ sáng tác ,từ đó xác định những thủ pháp hợp lý cho công việc cần thực hiện. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : Việc lựa chọn cá định tư liệu nghiên cứu phải thực hiện một cách khoa học ,trước hết phải cần phân loại chất lượng tư liệu làm sao để có thể khai thác một cách hiệu quả nhất. Nghiên cứu tư liệu trực tiếp : Tư liệu trực tiếp là loại dẫn nhập trực tiếp vào công việc thiết kế .Nguồn tư liệu trực tiếp là yếu tố hình thành ý tưởng sơ khai cho việc giải quyết không gian hình tượng . Là loại tư liệu có thể sử dụng được ,dẫn nhập vào công việc thiết kế ,tìm kiếm tư liệu cần chú trọng đến nguồn tư liệu có liên quan đến việc sử lý không gian hình tượng ,ngoài ra cũng nên quan tâm đến nguồn vật liệu cho quá trình tổ chức sáng tác .Đối với vật liệu kiến trúc – nội thất ,các sản phẩm trang trí nội thất và các tác phẩm nghệ thuật trang trí cần được phân loại một cách hợp lý . Nghiên cứu tư liệu trực tiếp là quá trình phân tích tiếp thu những bài học kinh nghiệm từ những người đi trước qua đó lựa chọn cho mình một lối đi riêng . Nghiên cứu tư liệu gián tiếp : Là những tư liệu biểu hiện dưới hình thức tài liệu nghiên cứu ,tham khảo ,là những tư liệu thu nhập được trong quá trình nghiên cứu mối quan hệ giữa đối tượng và khách thể .Nguồn tư liệu gián tiếp là cảm hứng ,cơ sở để người họa sỹ thiết kế đẩy sâu ý tưởng sáng tạo . Là những tài liệu ,tư liệu được thu nhập nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu đối tượng và khách thể phương án thiết kế của trung tâm Guitar Center . Qúa trình thu nhập và tư liệu sẽ hình thành và phát triễn ý tưởng thiết kế do đó nguồn tư liệu càng phong phú độ tin cậy càng lớn thì việc đẩy sâu ý tưởng dễ dàng hơn. - Nghiên cứu tất cả những gì có liên quan đến hình khối ,tính chất ,chức năng… của đàn Guitar trong âm nhạc để ứng dụng trong không gian. -Tìm hiểu các hình dạng câu lạc bộ.các hình thức tổ chức hội hợp nhóm.. -Tìm hiểu các loại hình giải trí có giá trị tinh chất cao.. -Tìm kiếm các trang web trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu.. V. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA ÂM NHẠC VÀ KIẾN TRÚC : Iannis Xenakis là một tên tuổi lừng lẫy trong thế giới âm nhạc hiện đại. Sự nghiệp âm nhạc của ông - với hơn 60 tác phẩm bao quát tất cả các thể loại, trong đó một số lớn đã trở thành cổ điển - được đánh giá là một tượng đài kỳ vĩ đã và đang toả sáng suốt nửa sau thế kỷ 20 đến tận ngày nay. Ngoài âm nhạc, ông còn là một nhà toán học và một kiến trúc sư. Không ai có thể minh hoạ xuất sắc hơn ông về tầm quan trọng của tư duy khoa học trong mỹ học đương đại. + Tại sao lại có các mối liên hệ giữa 2 không gian sáng tạo: Âm nhạc và Kiến trúc? Bởi kiến trúc là một không gian 3 chiều mà trong đó người ta sống. Những chỗ lồi lõm là rất quan trọng về mặt âm thanh cũng như tạo những ấn tượng thị giác. Kiến trúc không đơn thuần là trang trí mà còn là mối quan hệ giữa các tỷ lệ và mảng khối. Trong kiến trúc, có những thành phần duy lý và trong âm nhạc cũng vậy. Cây cầu nối giữa kiến trúc và âm nhạc dựa trên cấu trúc tinh thần của con người. Nếu ta muốn biết hình chữ nhật có những phần nào đối xứng, cách tốt nhất là xoay tròn. Chỉ có 4 cách xoay tròn hình chữ nhật quanh một trục. Trong âm nhạc cũng có những cách biến hoá ấy: đó là điều đã được khám phá trong lĩnh vực giai điệu ở thời Phục hưng, sau này trường phái “âm nhạc chuỗi” (music seriel) cũng sử dụng. Bốn biến cách được thực hiện trong kiến trúc và trong âm nhạc là như nhau. + Trong lịch sử có ví dụ nào về sự gặp gỡ - thậm chí là sự đồng nhất Có. B.Bartok là người đã sử dụng tỷ lệ vàng để thực hiện những hợp âm của mình. Thế mà tỷ lệ vàng lại thuộc lĩnh vực thị giác. Đó là một tỷ lệ hình học với một thuộc tính phụ là mỗi số hạng là tổng của 2 số hạng trước. Từ những kim tự tháp Ai-cập đến những đền đài Hy-lạp, tỷ lệ vàng này đã được sử dụng như chiếc chìa khoá thần kỳ để tạo nên những kiệt tác kiến trúc. + sự tương ứng ấy có phải là cơ bản không? Goeth đã nói: “Kiến trúc là âm nhạc tinh kết.” Nếu ta đào sâu cái công thức ấy, ta sẽ đi đến những cấu trúc tinh thần thuộc dạng lý thuyết nhóm. Việc xoay đảo hình chữ nhật hay các giai điệu, đó là các nhóm biến cách. Cũng chính lý thuyết nhóm đề cập đến những đối xứng của các hạt cơ bản trong vật lý lượng tử. Có nhiều mức độ tương ứng. Có những mức như việc tạo lập các không gian âm thanh hoặc kiến trúc bằng cách sử dụng trục âm học như là những glissando hay trục số. Cũng còn những cách nhìn khác. Ví dụ tiết tấu, tiết tấu là gì? Là chọn những điểm trên một trục, cụ thể là trục thời gian. Người nhạc sĩ đo thời gian như người bộ hành đếm cột cây số. Và các phím đàn piano, đó cũng là kiến trúc. Chúng được điều chỉnh liên tục, ở trường hợp này là thời gian, ở trường hợp kia là không gian. Giữa 2 cái có sự tương ứng. Sở dĩ có được như vậy là vì có một cấu trúc tinh thần ở cấp độ sâu hơn, điều mà các nhà toán học gọi là cấu trúc cấp loại. Điều kỳ lạ là những cấu trúc cấp loại, những đẳng cấu, lý thuyết nhóm ... đều do các nhà toán học đề xuất. Họ đã tạo ra một khoa tâm lý học chiều sâu, khác với tâm lý học thế kỷ 19. Mãi về sau, J.Piaget mới thấy là sự tiến triển những cấu trúc tinh thần ở trẻ em trùng hợp với những định nghĩa trong toán học và vật lý. Trong công việc soạn nhạc của ông, tin học đóng vai trò quan trọng do những triển vọng lớn lao của nó. Thậm chí, ông còn phát minh ra một máy soạn nhạc. Ông có thể nói về việc đó? Trong phòng thí nghiệm của tôi, tôi đã phát triển một hệ thống cho phép bất kỳ ai cũng có thể soạn nhạc bằng cách vẽ. Đó vừa là một công cụ làm việc cho các nhà soạn nhạc, vừa là một công cụ sư phạm giúp cho trẻ em tư duy âm nhạc mà không phải qua ký âm pháp hoặc phối khí – tóm lại là học trực tiếp. Điều đó chỉ có thể làm được nhờ khoa tin học đem đến những khả năng có thể so sánh với việc phát minh ra chữ viết: làm ngưng đọng tư duy bằng những biểu tượng. Ở đây, ta có thể ngưng đọng tư duy âm nhạc bằng máy, bời vì ta cũng có thể cất giữ tư duy âm nhạc. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI : Vài nét tổng quan chung về Nha Trang : Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Trước khi trở thành phần đất của Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm Thành. Các di tích của người Chăm vẫn còn tại nhiều nơi ở Nha Trang. Nha Trang được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam công nhận là đô thị loại 1 vào ngày 22-4-2009. Đây là một trong 4 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh cùng với Huế, Đà Lạt và Vinh. Thành phố Nha Trang hiện nay có diện tích tự nhiên là 251km², dân số 350.375 người. Nha Trang có 19 hòn đảo, với trên 2.500 hộ và khoảng 15.000 người sống trên các đảo. Đảo lớn nhất là Hòn Tre rộng 36km2 nằm che chắn ngoài khơi khiến cho vịnh Nha Trang trở nên kín gió và êm sóng. Nơi đây cũng được biết đến như một địa điểm lý tưởng để tổ chức các sự kiện lớn như Festival Biển Nha Trang, hay các cuộc thi sắc đẹp lớn như Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Hoa hậu Thế giới 2010... Trang trí nội thất trong đời sống xã hội : Yêu cầu cấp thiết trang trí nội thất với không gian kiến trúc:  Nhu cầu về trang trí nội thất ngày càng cao và cấp thiết trong kiến trúc đáp ứng nhu cầu vật chất và văn hóa tinh thần của con người đương đại trước sự phát triển của cuộc sống.       Trước đây, điều kiện kinh tế, nhu cầu thụ hưởng và mức sống còn hạn chế, trừ một số ít người có điều kiện về kinh tế và tiếp xúc nhiều bên ngoài, đại đa số người dân tích cóp tài chính suốt thời gian dài làm việc, mong mỏi xây dựng được căn nhà làm nơi ăn chốn ở, do vậy việc xây dựng hoàn tất thường chỉ dừng lại ở mức xây dựng cơ bản với các vật liệu phủ, ốp lát đơn thuần. Rất nhiều công trình người dân tự mò mẫm sao chép, cóp nhặt về hình thức mà không cần sự tham gia của các kiến trúc sư, nhà thiết kế, dẫn đến sự hỗn loạn về hình thức kiến trúc, không gian ở bên trong không được phân chia chức năng sử dụng hợp lý cũng như những đầu tư cần thiết về trang thiết bị nội thất. Các công trình công cộng cũng trong trình trạng tương tự, chỉ những công trình có nguồn vốn đầu tư liên doanh với nước ngoài thì được thiết kế xây dựng hoàn thiện bởi những công nghệ và vật liệu hiện đại, còn lại phần lớn công trình chỉ hoàn thiện phần xây dựng cơ bản sau đó lắp ghép các thiết bị đồ đạc cho mục đích sử dụng thực tế. Một thời gian dài quanh quẩn với với phương thức xây dựng lạc hậu, việc tiếp cận và ứng dụng trang trí nội thất công trình kém phát triển rất nhiều so với với các nước trong khu vực.       Hiện nay, kinh tế phát triển trình độ nhận thức và nhu cầu cải thiện điều kiện sống ngày một bức thiết. Trong kiến trúc xây dựng, những quy chuẩn nhà nước buộc các công trình phải có thiết kế từ các kiến trúc sư và các đơn vị có chức năng. Hội nhập kinh tế giúp tiếp nhận nhiều tiến bộ khoa học, công nghệ xây dựng mới cũng như đón nhận nguồn vật liệu xây dựng từ nước ngoài vào làm nóng thị trường vật liệu xây dựng rất phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã đáp ứng tối đa nhu cầu của các nhà thiết kế và chủ đầu tư. Các lý do trên đã thúc đẩy làm thay đổi quan điểm để xây dựng công trình kiến trúc phải đạt tiêu chuẩn tiện nghi tối đa, đáp ứng mọi nhu cầu về công năng thẩm mỹ và công năng tinh thần của người sử dụng. Đầu tư chi phí cho phần trang trí nội thất dần chiếm phần quan trọng trong xây dựng cơ bản. Trong tương lai, việc thiết kế trang trí nội ngoại thất công trình là bắt buộc, như vậy nhu cầu trang trí nội thất là rất lớn và cấp thiết, liệu ngành thiết kế trang trí nội thất có thể lớn mạnh, phát triển và đáp ứng kịp thời nhu cầu này của xã hội?       Xu thế hội nhập toàn cầu và việc nước ta vừa ra nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), mở ra nhiều vận hội và thách thức mới. Trong quá trình hội nhập, chúng ta sẽ tiếp nhận nhiều công nghệ xây dựng và sản xuật vật liệu tân tiến hiện đại, nguồn vật liệu phong phú với giá thành cạnh tranh, do vậy người tiêu dùng càng có nhiều cơ hội tiếp cận sử dụng để nâng cao chất lượng không gian sống của mình, càng khẳng định tính cấp thiết, vai trò và nhu cầu to lớn của trang trí nội thất trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng để chúng ta không bị tụt hậu mà có thể lớn mạnh, tạo dựng được phong cách, khẳng định vị thế nước ta trên trường quốc tế, người dân được hưởng môi trường, điều kiện sống tiện nghi hiện đại, phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Nhu cầu về trang trí nội thất: Ngày nay, cuộc sống vật chất và tinh thần trên mặt bằng chung xã hội ngày một tiến bộ, không chỉ đáp ứng những nhu cầu cơ bản, con người còn muốn được hưởng thụ chất lượng nhiều và cao hơn từ cuộc sống, nghệ thuật và mỹ thuật trở nên không thể thiếu bên cạnh các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người như ăn, ở, mặc, đi lại, văn hóa, giải trí, sức khỏe, học tập, phát triển... do vậy, tất yếu vai trò của nghệ thuật và mỹ thuật ngày một quan trọng, có nhu cầu rất lớn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, nhất là trong kiến tạo môi trường sống cho con người. Mặt khác, khi môi trường sống xuất hiện nhiều bóng dáng của mỹ thuật thì đồng thời cũng có tác dụng giáo dục làm tăng thị hiếu và khả năng cảm thụ nghệ thuật, thẩm mỹ của đông đảo quần chúng, đẩy mức sống tinh thần con người ngày một cao hơn, đó cũng làm mục tiêu phát triển của mọi chế độ xã hội.       Công nghệ tin học phát triển, con người với nền khoa học kỹ thuật biến đổi nhanh chóng, vật liệu và chất liệu phong phú đa dạng sẽ là mảnh đất màu mỡ cho nghệ thuật phát triển. Nghệ thuật – mỹ thuật ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nhu cầu cuộc sống của con người. Ngày càng có nhiều hình thức mới được con người sáng tạo để đáp ứng những nhu cầu ấy. Các vật liệu phong phú, đa dạng sẽ là những chất liệu để con người khai thác, tạo ra những sản phẩm, những không gian sống tươi đẹp.       Mỹ thuật cổ truyền dân tộc đã để lại cho chúng ta những hợp thể kiến trúc, nghệ thuật trang trí và tạo hình. Kiến trúc mà không có mỹ thuật cũng như mỹ thuật không có cuộc sống thì không thể tồn tại, vươn lên và phát triển. Cái đẹp của nghệ thuật tạo hình và mỹ thuật trang trí thông qua kiến trúc – trang trí nội thất, nghệ thuật điêu khắc, hội họa và trang trí phát huy tiếng nói của mình, hòa hợp trong hợp thể chung, qua đó thể hiện những giá trị nội dung và nghệ thuật với tư tưởng nhân văn thời đại, được khai thác và kế thừa trong tương lai. Mỹ thuật truyền thống, nghệ thuật tạo hình, trang trí tham gia rất chặt chẽ vào quá trình kiến tạo môi trường, không gian sống của con người, nghệ thuật điêu khắc, tượng đài, chạm khắc, phù điêu, tranh trang trí, tranh