Tiểu luận Truyền thông - Chủ đề: Internet - Báo mạng điện tử

Từ thời của những người kể chuyện và hát rong, con người đã có nhu cầu truyền bá thông tin cho cộng đồng. Sự ra đời của báo in rồi đến radio, báo truyền hình báo mạng đã minh chứng cho nhu cầu thông tin to lớn đó của con người. Ngay từ khi ra đời, báo mạng đã chứng tỏ được khả năng và ưu thế vượt trội của mình có thể đáp ứng nhu cầu to lớn đó của con người. Báo mạng điện tử là một loại hình truyền thông đại chúng có xu hướng phát triển mạnh cùng với sự bùng nổ của internet. Báo điện tử ra đời từ sự kết hợp của ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Mặc dù báo mạng được “sinh sau đẻ muộn” so với các loại hình báo khác, song nó được xem là sự hội tụ của cả 3 loại hình báo chí đi trước là báo nói, báo in và báo hình. Báo điện tử ngày nay, có thể vừa có thông tin, hình ảnh, đoạn phim minh họa và cả đoạn âm thanh được truyền trên mạng Đó là những ưu thế vượt trội của báo điện tử so với các loại hình báo khác, đồng thời cũng là cơ sở vững chắc cho tốc độ phát triển nhanh chóng của nó hiện nay. Ngay từ khi ra đời, báo mạng đã chiếm được cảm tình cũng như sự hứng thú, yêu thích của các độc giả và nó đã ngay lập tức chia sẻ số lượng độc giả khá lớn của các loại hình báo chí khác.

pdf11 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 10600 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Truyền thông - Chủ đề: Internet - Báo mạng điện tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tiểu luận Truyền thông Chủ đề: Internet - Báo mạng điện tử 2 LỜI MỞ ĐẦU Từ thời của những người kể chuyện và hát rong, con người đã có nhu cầu truyền bá thông tin cho cộng đồng. Sự ra đời của báo in rồi đến radio, báo truyền hình báo mạng đã minh chứng cho nhu cầu thông tin to lớn đó của con người. Ngay từ khi ra đời, báo mạng đã chứng tỏ được khả năng và ưu thế vượt trội của mình có thể đáp ứng nhu cầu to lớn đó của con người. Báo mạng điện tử là một loại hình truyền thông đại chúng có xu hướng phát triển mạnh cùng với sự bùng nổ của internet. Báo điện tử ra đời từ sự kết hợp của ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Mặc dù báo mạng được “sinh sau đẻ muộn” so với các loại hình báo khác, song nó được xem là sự hội tụ của cả 3 loại hình báo chí đi trước là báo nói, báo in và báo hình. Báo điện tử ngày nay, có thể vừa có thông tin, hình ảnh, đoạn phim minh họa và cả đoạn âm thanh được truyền trên mạng… Đó là những ưu thế vượt trội của báo điện tử so với các loại hình báo khác, đồng thời cũng là cơ sở vững chắc cho tốc độ phát triển nhanh chóng của nó hiện nay. Ngay từ khi ra đời, báo mạng đã chiếm được cảm tình cũng như sự hứng thú, yêu thích của các độc giả và nó đã ngay lập tức chia sẻ số lượng độc giả khá lớn của các loại hình báo chí khác. Bài tiểu luận của nhóm tập trung đi sâu nghiên cứu quá trình ra đời và những bước phát triển mạnh mẽ, đột phá của báo mạng trong hệ thống báo chí truyền thông. Từ đó, bài viết có đề cập đến vấn đề lý giải cho sự phát triển mạnh mẽ đó, đặc biệt là những ưu khuyết điểm của báo mạng cũng như đưa ra những dự tính về triển vọng của báo mạng trong tương lai. Cùng với các nghiên cứu có góc độ khái quát chung về báo mạng, bài viết cũng nhìn nhận và đánh giá báo mạng Việt Nam, những điểm khác biệt, đặc trưng của báo mạng Việt Nam trong loại hình báo mạng nói chung. 3 CHƯƠNG I - KHÁI QUÁT VỀ BÁO MẠNG(BÁO ĐIỆN TỬ) 1. Khái niệm Báo điện tử hay báo mạng là loại báo mà người ta đọc nó trên máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng ... khi có kết nối internet.(theo Wikipedia) Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí mới, có khả năng cung cấp thông tin sống động bằng chữ viết và âm thanh chỉ trong vài phút đến vài giây, với số trang không hạn chế. Báo mạng điện tử là hình thức báo chí được sinh ra từ sự kết hợp những ưu thế của báo in, báo nói, báo hình, sử dụng yếu tố công nghệ cao như một nhân tố quyết định, qui trình sản xuất và truyền tải thông tin dựa trên nền tảng mạng Internet toàn cầu.(Hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử - Nguyễn Quang Huy) 2. Sự ra đời và phát triển của báo mạng. a. Sự xuất hiện của báo mạng Khi mọi lĩnh vực của cuộc sống đều được ứng dụng khoa học công nghệ thì báo chí không tránh khỏi những tác động. Kết quả là, những tờ báo mạng điện tử ra đời theo xu thế phát triển của thời đại. Năm 1962, ý tưởng đầu tiên về mạng kết nối các máy tính với nhau của J.C.R. Licklider ra đời. Năm 1969: Mạng này được đưa vào hoạt động và là tiền thân của In- ternet.Sau bao biến cố thăng trầm, đến năm 1984, giao thức chuyển tin giao thức chuyển gởi tin TCP/IP (Transmision Control Pro- tocol và Internet Protocol) trở thành giao thức chuẩn của Internet; hệ thống các tên miền DNS (Domain Name System) ra đời để phân biệt các máy chủ. 4 Tháng 10/1993, Khoa báo chí Đại học Florida (Mỹ) tung ra cái mà họ tự tin là tờ báo Internet đầu tiên. b. Sự phát triển của báo mạng Năm 1994, phiên bản online của tạp chí Hotwired chạy những banner quảng cáo đầu tiên và hàng loạt báo khác ở Mỹ ồ ạt mở website. “Cơn sốt vàng” của thời thông tin trực tuyến bắt đầu. Chỉ sau một thời gian ngắn, báo điện tử đã vươn lên chiếm ngôi của những loại báo lúc bấy giờ như báo in, báo hình hay báo nói. Theo các số liệu thống kê, số lượng độc giả của báo mạng tăng 30%, số lượng người đọc các tờ báo online hàng tháng là 55,5 triệu lượt. Một khảo sát lần đầu tiên về độc giả Internetcuar hãng dịch vụ thống kê truy cập Nielsen/NetRatings công bố mới đây cho thấy 1/5 số người lướt web thích đọc báo mạng hơn các phiên bản phi trực tuyến. Cùng với sự phát triển chóng mặt của các công nghệ kết nối, giúp đẩy nhanh tốc độ truy tải, số lượng các tờ báo điện tử cũng nở rộ khắp nơi trên thế giới, truyền tải thông tin dưới mọi hình thức mà các loại báo truyền thống cung cấp.  Báo mạng đang vẽ lại bản đồ báo chí thế giới Thời gian qua, thế giới đang chứng kiến sự ‘công phá” mãnh liệt của báo điện tử nói riêng và các phương tiện truyền thông trực tuyến nói chung. Sự tích hợp cả xem, nghe, đọc trên báo điện tử đã khiến một lượng độc giả ngày càng lớn đang chuyển dần sang thói quen đọc báo điện tử hàng ngày, đặc biệt là độc giả trẻ, dẫn đến việc báo in, phát thanh, truyền hình mất dần độc giả. CHƯƠNG II - ĐẶC ĐIỂM CỦA BÁO ĐIỆN TỬ 5 1.Ưu điểm của báo điện tử - Tính không giới hạn: Báo mạng điện tử có ưu điểm nổi bật là khả năng truyền tải thông tin vô biên giới. Với mạng Internet World Wide Web, thông tin có thể truyền tải đi khắp toàn cầu. Đồng thời, với một biểu thông tin trên Internet, người dùng có thể tự do khám phá nó nhờ các siêu liện kết. Nó đã kích thích trí tò mò, sự ham hiểu biết cái mới của con người. - Tính thời sự: Thông tin trên Internet nói chung và báo mạng điện tử nói riêng có tính thời sự rất cao. Thông tin tức thời, gần như ngay lập tức, biết tin sớm nhất từ những khoảng cách xa nhất. Mọi thông tin từ khi thu nhập được đến khi phát hành được diễn ra trong thời gian ngắn hơn nhiều so với báo in. Chính khả năng này làm cho thông tin trên báo mạng điện tử luôn sống từng ngày, từng giờ, thậm chí có khi từng phút. Hơn nữa, báo mạng điện tử có ưu điểm là khả năng xã hội hóa các sản phẩm đơn lẻ. Việc cập nhật theo từng trang tin, chuyên mục có thể được thực hiện bất cứ lúc nào. Không như các loại hình báo chí khác phải chờ đầy đủ các tin, bài mới lên khuôn in hay lên chương trình phát sóng. - Tính tích hợp: Vì là một dịch vụ trên Internet, báo chí xuất bản trên mạng Internet hội đủ các ưu thế của một mạng máy tính. Tờ báo có thể cung cấp một ngôn ngữ truyền tải mới lạ hấp dẫn dạng thông tin đa phương tiện. Đó là khả năng kết hợp ngôn ngữ chữ viết, hỉnh ảnh, âm thanh sống động vào trang báo. Nghĩa là một sự tổng hợp về báo in, báo hình và báo nói. - Tính hệ thống: Tiếp theo và mang tính cơ bản là khả năng lưu giữ thông tin của báo mạng điện tử. Báo mạng điện tử có thê mạnh hơn báo in ở chỗ lưu giữ thông tin một cách có hệ thống. Báo mạng điện tử cho phép độc giả tìm kiếm thông tin theo chủ đề, theo thời gian rất tiện lợi so với việc phải vào thư viện tìm số báo đã ra cách đây nhiều năm về một chủ đề nào đó. Báo mạng điện tử khai thác gần như miễn phí mọi nguồn tin từ báo chí, từ 6 Internet, chọn lọc những thông tin hấp dẫn nhất tung lên mạng trong một thời gian rất nhanh, chỉ sau khi báo in phát hành. - Tính tương tác: Khả năng giao lưu, tương tác giữa độc giả và tòa soạn cũng như tác giả của chính bài báo đó cũng là ưu điểm nổi bật của báo mạng điện tử. Báo mạng điện tử cho phép sự phản hồi thông tin từ người sử dụng đến tòa soạn báo nhanh chóng, thuận tiện. Bằng các phương tiện dễ dàng như email hay chatting, cầu nối giữa bên cung cấp thông tin và bên tiếp nhận thông tin chặt chẽ. Khi làm báo truyền thống, muốn biết phản hồi từ độc giả, khán giả để cải tiến nội dung, phương thức đưa tin, cách duy nhất là phải tổ chức các cuộc điều tra dư luận. Điều này phải cần thời gian dài trong khi đó độ chính xác lại không cao. Nhưng với báo mạng điện tử câu trả lời sẽ là 100% chính xác. Báo mạng điện tử với công nghệ hiện đại, cung cấp các công cụ điều tra bạn đọc một cách khách quan, nhanh chóng, chính xác. - Tính kinh tế: Việc xuất bản báo chí trên mạng Internet rất kinh tế. Báo mạng điện tử không có trọng lượng, nó không bị phụ thuộc vào khoảng cách địa lí, nó không hạn chế số trang. Với khối lượng thông tin hết sức đồ sộ nhưng báo mạng điện tử lại không tốn chi phí cho việc in ấn, phát hành. Báo mạng điện tử chỉ có một bản duy nhất cho hàng trăm triệu độc giả. *Ưu thế của báo mạng điện tử so với các loại hình báo chí khác Xét về nội dung, báo mạng điện tử có những lợi thế vượt trội so với báo in, thậm chí cả phát thanh-truyền hình. Đó chính là dung lượng thông tin không giới hạn, là sự cập nhật liên tục. Về công nghệ, báo mạng điện tử có thể đồng thời tích hợp nhiều hình thức thông tin- từ chữ viết, âm thanh cho đến hình ảnh tĩnh và động. Vì thế báo mạng điện tử còn được gọi là loại hình báo chí truyền thông đa phương tiện. Và nếu nói đến tốc độ của thông tin thì báo mạng điện tử có ưu thế hơn hẳn so với các loại hình báo chí khác. a. Với báo in 7 Với phương thức truyền tải, các sản phẩm của báo in được in trên giấy. Độc giả của báo in sử dụng phương pháp “đọc-nhìn” để tiếp cận với sản phẩm báo in. Trong khi đó, các sản phẩm của báo mạng điện tử đến với độc giả thông qua những trang web được đưa lên mạng Internet, mỗi bài báo là một trang web khác nhau, có địa chỉ khác nhau. Ngoài khả năng “ đọc-nhìn”, các sản phẩm đa phương tiện của báo mạng điện tử cho phép công chúng có thể “nghe”, “xem” và “tham gia”. Từ so sánh vừa nêu ta dễ dàng nhận thấy ưu thế vượt trội của báo mạng điện tử so với báo in. Tuy có khá nhiều nhược điểm so với báo in như việc đòi hỏi thiết bị, đòi hỏi khả năng sử dụng cho người đọc, dễ gây mỏi mắt, hệ thống kĩ thuật còn chưa ổn định…Nhưng có thể tin rằng, với những tính năng hấp dẫn vượt trội, công nghệ ngày càng phát triển đi vào đời sống, báo mạng điện tử sẽ trở thành báo chí ưu việt lớn nhất trong tương lai. b. Với phát thanh - truyền hình Sử dụng 2 phương tiện chính là âm thanh (với báo phát thanh) và video (với báo truyền hình), báo phát thanh và truyền hình cũng không có tính đa phương tiện như báo mạng điện tử. Không thể phủ nhận sự hấp dẫn của phát thanh và truyền hình trong xã hội ngày nay, đặc biệt là truyền hình. Tuy nhiên so với báo mạng điện tử, 2 loại hình báo chí trên vẫn còn có nhược điểm, đặc biệt từ khi công nghệ cho phép báo mạng điện tử có khả năng tích hợp những thế mạnh của phát thanh, truyền hình. Những lợi thế của báo mạng điện tử so với những sản phẩm trên báo phát thanh- truyền hình có thể kể ra như: giới hạn dung lượng, thời lượng của chương trình. Các video hay file âm thanh trên mạng Internet có thể kéo dài hàng tiếng, đủ thời gian để tường thuật cả một sự kiện, chương trình có diễn biến dài. Trong khi đó với phát thanh, truyền hình, mỗi chương trình chỉ có một khoảng thời gian nhất định cho phép và luôn phải khống chế chương trình trong khoảng đó, không được xê dịch một phút, thậm chí một giây. Ngoài ra, báo mạng điện tử còn cho phép người xem lựa chọn những chương trình mình mong muốn, khi mà các chương trình phát thanh, truyền hình được phát theo một trật tự tuyến tính đã được đặt sẵn. Với những công chúng bận rộn, không có điều kiện để theo dõi những chương trình mình 8 thích vào những khoảng thời gian nhất định, thì những sản phẩm được đăng tải trên báo mạng điện tử quả là lựa chọn hoàn hảo. 2.Những nhược điểm của báo điện tử Bên cạnh một số thế mạnh chính, không thể phủ nhận một số hạn chế của báo mạng điện tử. Hạn chế đầu tiên đó là do báo mạng cập nhật nhanh. Áp lực thời gian nên các bài viết trên báo mạng chất lượng không cao, thông tin lại dễ chỉnh sửa nên không dộ chính xác và tính tin cậy, chính thống không cao bằng báo in, phát thanh, truyền hình. Hơn nữa báo in có thế mạnh phân tích sâu, bài viết sâu sắc, còn báo mạng đọc lâu, dài dòng thường mỏi mắt, hiệu quả tiếp nhận không cao, dễ quên, khó nhớ. Hạn chế thứ hai, đó là báo mạng bị phụ thuộc vào máy móc thiết bị, đòi hỏi trình độ sử dụng máy móc thiết bị của người sử dụng ( những người già hay trung niên thường gặp khó khăn khi vào báo mạng đọc thông tin vì sử dụng máy tính không thành thạo..). Bên cạnh đó đọc 1 tờ báo thì thật tiện lợi, có thể mang theo đọc khi có nhu cầu vô cùng dễ dàng, còn phát thanh truyền hình sử dụng vô cùng dễ cho mọi người, mọi lứa tuổi. Vì báo mạng không hạn chế các luồng thông tin đa chiều nên khó quản lý, khó kiểm soát( vô số trang web đen, web phản động, virus, hacker, tin tặc…). Bố cục nhiều lúc rồi làm cho người đọc rối mắt và phân tán tư tưởng Ngoài ra không thể phủ nhận báo mạng mới chỉ phổ biến ở các thanh phố lớn còn ở các vùng sâu, vùng xa báo mạng vẫn vô cùng xa lạ, mới mẻ, muốn tiếp xúc rất khó khăn… Thế nhưng mặc dù còn tồn tại những điểm yếu không thể phủ nhận, nhưng báo điện tử vẫn tiếp tục phát triển từng ngày và dự đoán tương lai sẽ càng đạt CHƯƠNG III - TƯƠNG LAI CỦA BÁO ĐIỆN TỬ 9 Trong xu thế chung của sự phát triển báo chí và đặc biệt trong thời đại mà internet đang vẽ lại bản đồ báo chí thế giới thì với những ưu điểm trên, trong tương lai báo điện tử vẫn sẽ chiếm ưu thế hơn so với các loại hình truyền thông báo chí khác như báo in, truyền thanh, truyền hình. Tương lai báo điện tử sẽ thay đổi như thế nào? Song hành cùng máy vi tính, điện thoại di động ngày nay chính là phương tiện truy cập mạng internet tiện tích. Theo thống kê của hãng nghiên cứu ComScore, số người sử dụng ĐTDĐ trên thế giới để truy cập vào các thông tin và tin tức trên internet tăng gấp hơn 2 lần tính từ 1/2008 tới 1/2009. Trong tổng số 63,2 triệu người sử dụng ĐTDĐ để truy cập vào các thông tin và tin tức trên mạng của tháng 1/2009 thì có tới 22,4 triệu người (chiếm 35%) truy cập hàng ngày. Với tất cả những ưu điểm trên, xu hướng phát triển của báo mạng điện tử chính là xu hướng phát triển của thời đại. Trong tương lai báo mạng điện tử sẽ không hề bị bó hẹp mà sẽ rộng mở chờ đón một tương lai sáng còn ở phía trước. Thách thức trong tương lai của Báo điện tử Trong tương lai, cạnh tranh mạnh mẽ nhất với báo điện tử chính là mạng xã hội. Lý do là đến một lúc nào đó, người dùng Internet quá quen với một hệ thống thông tin (báo điện tử) và có nhu cầu tìm đến những nhóm người, cộng đồng có chung mối quan tâm. “Mạng xã hội có cộng đồng của nó, chính những cộng đồng đó sẽ hút độc giả, làm giảm lượng truy cập vào báo điện tử”. - Với sự lớn mạnh như vũ bão của báo mạng điện tử, các loại hình báo chí khác đang có những thay đổi không ngừng để chiếm lại vị trí của mình trong lòng độc giả. Bên cạnh việc cải tiến nội dung, các loại báo này đang nỗ lực trong việc đổi mới cách trình bày hay giao diện. Mới đây, người ta tuyên bố sẽ gắn những con chíp điện tử lên các trang báo in, qua đó người đọc có thể thấy những hình ảnh quảng cáo vô cùng sống động như ta xem trên truyền hình . Những hình ảnh này có chế độ tự động bật-tắt khi ta giở 10 sang trang kế tiếp. Sự hứa hẹn cách tân này của báo in đã gây ra sự tò mò rất lớn đối với phần nhiều độc giả. Người ta đang chờ đợi từng ngày để có thể cầm trên tay tờ báo in công nghệ cao đầu tiên trên thế giới. Nhiều tờ báo mạng cũng đã tuyên bố sẽ thu phí đọc báo online đối với các độc giả, điều này đã gây ra hoang mang cho người đọc khi mà ưu điểm về chi phí rẻ của báo mạng giờ đây đã không còn. Vậy với sự cạnh tranh không ngừng của các loại báo chí khác, liệu báo điện tử còn có thể chiếm vị trí độc tôn nhờ các ưu thế của mình hay không? CHƯƠNG IV - BÁO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM Tại Việt Nam, năm 1997 nước ta hoà nhập siêu lộ cao tốc thông tin mạng internet từ năm 1997. Kể từ sau công cuộc Đổi mới, đất nước ta có sự chuyển biến khá rõ rệt trong phương pháp tiếp cận thông tin. Báo chí trở nên tự do hơn, đa chiều hơn và với sự phát triển nhanh chóng của Internet. Nếu như Tạp chí Quê Hương điện tử được coi là tờ báo điện tử đầu tiên của Việt Nam (khai trương ngày 3-12-1997) cùng song hành với sự ra đời của internet Việt Nam thì tính đến nay, theo số liệu của Cục Báo chí-Bộ VHTT, nước ta đã có khoảng trên 50 tờ báo điện tử được cấp phép và đi vào hoạt động. Trong số trên 50 tờ báo điện tử đang online, số lượng báo điện tử là một “phiên bản” của báo in đang chiếm đa số, nhưng mô hình báo điện tử chuyên nghiệp như VietnamNet, Tin nhanh Việt Nam (VN Express) lại có sức hút độc giả mạnh mẽ hơn. Theo thứ hạng xếp trong Web toàn cầu tháng 6-2004, top 5 website tiếng Việt nhiều độc giả nhất (tính theo cả số người truy cập cũng như lưu lượng truy cập) xếp theo thứ tự là: Tin nhanh Việt Nam, Tin tức Việt Nam, VietnamNet, Thanhnien Online, Tuổi trẻ Online. Trong 5 website này có 4 website (trừ Tin tức Việt Nam) là báo điện tử “chính hiệu”. Và cả 5 website này đều lọt vào danh sách Top 10.000 website lớn trên thế giới. 11 Tuy nhiên, các báo điện tử của nước ta còn một số hạn chế, yếu kém. Tính tư tưởng, tính định hướng chính trị, tính chiến đấu, tính khoa học, tính chuyên nghiệp ở một số tờ báo điện tử chưa cao. Một số báo thiếu cân nhắc khi đưa tin, bài về các vấn đề trong nước và thiếu chọn lọc khi khai thác tư liệu, bài viết ở bên ngoài; một số tin, bài chạy theo thị hiếu tầm thường, giật gân, câu khách. Ở một số cơ sở dịch vụ Internet, còn để xảy ra tình trạng lưu hành, phát tán các thông tin phản động, đồi trụy, vu khống, bôi nhọ danh dự cá nhân, gây bất bình trong nhân dân. Chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị ở trong và ngoài nước lợi dụng mạng Internet và báo điện tử để chống phá cách mạng nước ta.
Luận văn liên quan