Với đặc điểm 80 % dân số nước ta ở nông thôn và trên 70 % lực lượng lao động làm viêci trong lĩnh vực nông nghiệp, việc phát triển toàn diện nông thôn có một ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Kinh nghiệp trên thế giới đã chỉ ra rằng nếu không phát triển nông thôn thì không một nước nào có thể phát triển ổn định, bền vững với tốc độ cao một cách lâu dài.
Nhận thức đúng đắn được tầm quan trọng này, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu là đến năm 2020 đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng đến vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn. Điều này được thể hiện rất rõ trong một số chỉ thị, nghị quyết của một số Đại hội VI, VII, VIII. Đặc biệt trong đại hội IX, nghị quyết TW 5 về “ Đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 – 2010” đã nhấn mạnh “ Ra sức bồi dưỡng sức dân ở nông thôn và phát huy vai trò của giai cấp nông dân trong sự nghiệp đổi mới, tập trung sự chỉ đạo và tạo các nguồn lực cần thiết cho Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển nông thông toàn diện, tiêu thụ nông sản háng hóa, bảo hiểm sản xuất và bảo hiểm xã hội, phát huy lợi thế từng vùng, giúp đỡ vùng khó khăn, phân bố dân cư theo quy hoạch, phát triển ngành nghề, giải quyết công ăn, việc làm, xóa đôi, giảm nghèo, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, xây dựng nông thông mới”, Nghị quyết 7 khoá X về “ nông nghiệp, nông dân, nông thôn” nhằm giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn. Có thể khẳng định: Thiếu sự tham gia của nông dân thì quá trình công nghiệp hóa, hiện đạt hóa đất nước không bao giờ thành công.
Tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn ở nước ta cho tới nay đã đạt được rất nhiều các thành tựu, tuy nhiên cũng này sinh rất nhiều vấn đề bất cập và hạn chế như vấn đề đất đai cho sản xuất nông nghiệp, vấn đề ứng dụng các kỹ thuật hiện đại cho sản xuất, vấn đề về bao tiêu sản phẩm Và minh chứng rõ rệt nhất là mức sống và thu nhập. Thu nhập bình quân của những người thuần túy sản xuất nông nghiệp rất thấp (tỷ lệ hộ nghèo theo số liệu năm 2005 là 3,9 triệu hộ chiếm 22% số hộ cả nước). Kéo theo đó là sự chênh lệch vô cùng rõ rệt mức sống giữa thành thị và nông thôn, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng cao (mức chênh lệch giữa nhóm hộ giàu nhất và nhóm hộ nghèo nhất năm 2006 là 8.5 lần trong khi năm 2004 chi ở mức 7.1 lần).
Để có thực hiện tốt dược tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhất thiết phải tìm nguyên nhân cùng các biện pháp phát huy những ưu điểm và khắc phục cho những hạn chế và bất cập trên. Ngoài những nguyên nhân khách quan, một trong những nguyên nhân chủ quan mà theo chúng tôi là hết sức quan trọng xuất phát từ bản thân người nông dân, đó chính là vấn đề về tư tưởng
Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại nông nghiệp và phát triển nông thôn vai trò của người nông dân càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết vì đây chính là lực lượng lao động cơ bản – một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của tiến trình. Mặt khác,do truyền thống lâu đời, tư tưởng người nông dân với những biểu hiện của thế giới tinh thần bên trong như phẩm chất, thái độ, lý tưởng, động cơ, mục đích, giá trị, năng lực, nhu cầu và những phong tục tập quán, lối sống, nếp nghĩ đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Vì vậy việc hiểu, nắm bát được tư tưởng người nông dân chính là cách thức quan trọng để tìm ra được những giái pháp phù hợp, sáng tạo, năng động cho việc phát huy vai trò của người nông dân trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn. Điều này cũng hoàn toán phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong vấn đề chăm lo phát triển nguồn lực con người phục vụ cho sự phát triển toàn diện của đất nước.
30 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5449 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tư tưởng của nông dân trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và giải pháp khắc phục ở huyện Ninh Hoà hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với đặc điểm 80 % dân số nước ta ở nông thôn và trên 70 % lực lượng lao động làm viêci trong lĩnh vực nông nghiệp, việc phát triển toàn diện nông thôn có một ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Kinh nghiệp trên thế giới đã chỉ ra rằng nếu không phát triển nông thôn thì không một nước nào có thể phát triển ổn định, bền vững với tốc độ cao một cách lâu dài.
Nhận thức đúng đắn được tầm quan trọng này, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu là đến năm 2020 đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng đến vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn. Điều này được thể hiện rất rõ trong một số chỉ thị, nghị quyết của một số Đại hội VI, VII, VIII. Đặc biệt trong đại hội IX, nghị quyết TW 5 về “ Đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 – 2010” đã nhấn mạnh “…Ra sức bồi dưỡng sức dân ở nông thôn và phát huy vai trò của giai cấp nông dân trong sự nghiệp đổi mới, tập trung sự chỉ đạo và tạo các nguồn lực cần thiết cho Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển nông thông toàn diện, tiêu thụ nông sản háng hóa, bảo hiểm sản xuất và bảo hiểm xã hội, phát huy lợi thế từng vùng, giúp đỡ vùng khó khăn, phân bố dân cư theo quy hoạch, phát triển ngành nghề, giải quyết công ăn, việc làm, xóa đôi, giảm nghèo, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, xây dựng nông thông mới”, Nghị quyết 7 khoá X về “ nông nghiệp, nông dân, nông thôn” nhằm giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn. Có thể khẳng định: Thiếu sự tham gia của nông dân thì quá trình công nghiệp hóa, hiện đạt hóa đất nước không bao giờ thành công.
Tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn ở nước ta cho tới nay đã đạt được rất nhiều các thành tựu, tuy nhiên cũng này sinh rất nhiều vấn đề bất cập và hạn chế như vấn đề đất đai cho sản xuất nông nghiệp, vấn đề ứng dụng các kỹ thuật hiện đại cho sản xuất, vấn đề về bao tiêu sản phẩm…Và minh chứng rõ rệt nhất là mức sống và thu nhập. Thu nhập bình quân của những người thuần túy sản xuất nông nghiệp rất thấp (tỷ lệ hộ nghèo theo số liệu năm 2005 là 3,9 triệu hộ chiếm 22% số hộ cả nước). Kéo theo đó là sự chênh lệch vô cùng rõ rệt mức sống giữa thành thị và nông thôn, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng cao (mức chênh lệch giữa nhóm hộ giàu nhất và nhóm hộ nghèo nhất năm 2006 là 8.5 lần trong khi năm 2004 chi ở mức 7.1 lần)...
Để có thực hiện tốt dược tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhất thiết phải tìm nguyên nhân cùng các biện pháp phát huy những ưu điểm và khắc phục cho những hạn chế và bất cập trên. Ngoài những nguyên nhân khách quan, một trong những nguyên nhân chủ quan mà theo chúng tôi là hết sức quan trọng xuất phát từ bản thân người nông dân, đó chính là vấn đề về tư tưởng
Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại nông nghiệp và phát triển nông thôn vai trò của người nông dân càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết vì đây chính là lực lượng lao động cơ bản – một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của tiến trình. Mặt khác,do truyền thống lâu đời, tư tưởng người nông dân với những biểu hiện của thế giới tinh thần bên trong như phẩm chất, thái độ, lý tưởng, động cơ, mục đích, giá trị, năng lực, nhu cầu và những phong tục tập quán, lối sống, nếp nghĩ đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Vì vậy việc hiểu, nắm bát được tư tưởng người nông dân chính là cách thức quan trọng để tìm ra được những giái pháp phù hợp, sáng tạo, năng động cho việc phát huy vai trò của người nông dân trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn. Điều này cũng hoàn toán phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong vấn đề chăm lo phát triển nguồn lực con người phục vụ cho sự phát triển toàn diện của đất nước.
Nhận thức được tính cấp thiết của những vấn đề trên tôi lựa chọn đề tài : “Tư tưởng của nông dân trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và giải pháp khắc phục ở huyện Ninh Hoà hiện nay”. Với đề tài này, tôi mong muốn sẽ nghiên cứu, tìm hiểu rõ hơn về vai trò của người nông dân, về sự kế thừa, phát triển và biến đổi của tư tưởng người nông dân trong từng thời kỳ. Từ việc ý thức được biẻu hiện cũng như ảnh hưởng về tư tưởng của người nông dân trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn hiện nay đề tìm ra các biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, nâng cao hơn nữa vai trò của người nông dân trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Nêu rõ và phân tích vai trò của giai cấp nông dân trong lịch sử.
- Phân tích tư tưởng nông dân Việt Nam: Quá trình hình thành, phát triển và tồn tại.
- Lý giải tại sao cần phải đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
- Đề xuất các giải pháp khắc phục những mặt hạn chế, phát huy mặt tích cực của nông dân trong công cuộc công nghiệp hoá́, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
3. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, tôi sử dụng những phương pháp như sau:
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp lô gíc.
- Phương pháp lịch sử
Khi nghiên cứu vấn đề này, tôi phải kết hợp giữa phân tích và tổng hợp, đánh giá tình hình cụ thể. Đánh giá khái quát chung vấn đề, kết hợp lý luận và thực tế.
Căn cứ vào những kết quả của nghiên cứu, sưu tầm từ thực tiễn để chứng minh làm sáng tỏ lý luận đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng và Nhà nước ta.
Bên cạnh đó, phải biết kết hợp chặt chẽ phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử, coi trọng những vấn đề lịch sử cụ thể, trên cơ sở đó luận giải vấn đề một cách khoa học, lôgic, chính xác.
4. Yêu cầu
Nắm vững các vấn đề lý thuyết, lý luận về tư tưởng, về giai cấp nông dân, về quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bên cạnh đó tư duy một cách linh hoạt, sáng tạo để liên hệ thực tế địa phương.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm ba chương chính:
CHƯƠNG I: Giai cấp nông dân Việt Nam, sự hình thành tư tưởng nông dân và ảnh hưởng của tư tưởng nông dân trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
CHƯƠNG II: Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc khắc phục những yếu tố không tích cực của tư tưởng người nông dân ở huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà hiện nay.
CHƯƠNG III : Một số giải pháp cơ bản nhằm khắc phục những biểu hiện không tích cực của người nông dân thời kỳ CNH-HĐH nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
GIAI CẤP NÔNG DÂN VIỆT NAM, SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG NÔNG DÂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG NÔNG DÂN TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ – HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
1. Khái niệm giai cấp nông dân và vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong lịch sử
1.1. Khái niệm giai cấp nông dân
- Khái niệm về nông dân: Nông dân là người lao động cư trúc ở nông thôn sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng, sau đó bằng các ngành, nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai tùy theo từng thời kỳ lịch sử ở từng nước, có quyền sở hữu khác nhau vè ruộng đất. Những người này hình thành nên giai cấp nông dân.
- Khái niệm giai cấp nông dân:
+ Theo Bách khoa toàn thư: Giai cấp nông dân là bao gồm những tập đoàn người sản xuất nhỏ hoặc làm thuê cho địa chủ và cho phú nông trong nông nghiệp dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về ruộng đất
+ Vậy giai cấp nông dân là những người sống lâu đời ở nông thôn (làng, bản, ấp) lấy sản xuất nông nghiệp làm nguồn sống chính dưới hình thức tư hữu nhỏ. Nông dân là lực lượng cách mạng trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Có thể thấy giai cấp nông dân ở nước ta là lực lượng quan trọng, là lực lượng cơ bản cùng giai cấp công nhân hợp thành đội quân chủ lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đưa nông dân đi theo con đường cách mạng xã hội hủ nghĩa là tạo ra một lực lượng chủ yếu trong cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
1.2. Vai trò của giai câp nông dân Việt Nam trong lịch sử
Chủ nghĩa Mác –Lê Nin đã từng khẳng định vai trò của quần chúng nông dân lao động là người quyết định, là người sáng tạo chân chính ra lịch sử xã hội. Ở nước ta , nông dân chiếm hơn 70% số dân cả nước – họ là một bộ phận của dân cư, là lực lượng đông đảo trong quần chúng nhân dân lao động, là động lực cách mạng xã hội chủ nghĩa và chính họ là người trực tiếp sản xuất ra của cải nuôi sống xã hội.
Trong chế độ phong kiến, người nông dân là lực lượng sản xuất chính và cũng là giai cấp cơ bản bị áp bức trong xã hội. Vốn là những người sản xuất nhỏ và bị hạn chế trong tầm nhìn hẹp của làng xã, họ thường thụ động trước các vấn đề xã hội và trước các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, song trước sau họ vẫn không thay đổi được phương thức sản xuất để hình thành một mô hình xã hội tiến bộ hơn. Vì vậy, họ không trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng mà chỉ có thể liên minh với giai cấp công nhân, tầng lớp trí thức và các giai tầng xã hội khác cùng giai cấp công nhân thực hiện cuộc cách mạng giải phóng mình, giải phóng dân dộc do giai cấp công nhân lãnh đạo.
Ănghen viết: “Các Đảng tư sản và phản động đều cự kỳ ngạc nhiên khi thấy, ngày nay, đột nhiên những nước xã hội chủ nghĩa khắp nơi đều dặt vấn đề nông dân vào chương trình nghị sự, đáng lẽ họ phải ngạc nhiên vì sao vấn đề đó lại không được đặt ra từ lâu” (Mác-Ăngen tuyển tập, tập VI, trang 169).
Chủ nghĩa Mác-LêNin cho rằng: “Giai cấp nông dân muốn giành thắng lợi trong cách mạng thì phải tập hợp được giai cấp nông dân, tranh thủ họ, đoàn kết họ trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản và các thế lực áp bức, bóc lột khác.”
Vận dụng quan điểm trên của chủ nghĩa Mác-LêNin vào hoàn cảnh cụ thể nước ta, Đảng và Bác Hồ sớm nhận thấy: Nông dân là lực lượng cách mạng to lớn, một người bạn đồng minh tự nhiên, tin cậy, trung thành của giai cấp công nhân. Nông dân và công nhân là đội quân chủ lực của cách mạng “là gốc cách mệnh”. Sau này, Bác tiếp tục khẳng định: “Nông dân là một lực lượng to lớn của dân tộc, một đồng minh rất trung thành của giai cấp công nhân.”
Trong quá trình tổng kết lãnh đạo cách mạng, Bác lại một lần nữa khẳng định: “Trải qua các thời kỳ, Đảng ta đã nắm vững và quyết định đúng đắn vấn đề nông dân, củng cố được liên minh công, nông. Đảng ta đấu tranh chống xu hướng “hữu khuynh” và “tả khuynh” đánh giá thấp vai trò của nông dân là quân chủ lực của cách mạng, là bạn đồng minhchur yếu và tin cậy của giai cấp công nhân, là lực lượng cơ bản cùng với giai cấp công nhân xây dựng xã hội chủ nghĩa.”
Trên cơ sở đánh giá dúng vai trò của giai cấp nông dân, Đảng và Bác Hồ luôn coi trọng công tác vận động nông dân đã sớm xây dựng được khối liên minh công nông vững chắc và có những chủ trương chính sách thích hợp để tạo nên những thành quả to lớn trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ xây dựng dất nước.
Nhờ có sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp nông dân đã phát huy được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đã sớm hình thành những phẩm chất mới của người nông dân trong cuộc cách mạng to lớn của dân tộc, thể hiện rất rõ nét ở các anh hùng, chiến sĩ thi đua trên mắt trận nông nghiệp, đã được tuyên dương qua từng chặng đường của đất nước.
Và ngày nay, trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung; công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng, giai cấp nông dân ngày càng có vai trò quan trọng hơn để góp phần vào việc thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng một nước Việt Nam ngày một phát triển và giàu mạnh hơn.
2. Lịch sử hình thành tư tưởng nông dân Việt Nam
2.1. Khái niệm tư tưởng
Khái niệm tư tưởng: Tư tưởng với tư cách là sản phẩm tinh thần của con người, luôn tồn tại. Nó xuất hiện một cách tự nhiên do nhu cầu nhận thức của con người, phục vụ cho sự phát triển. Có thể nói tư tưởng là một trong những sản phẩm quan trọng nhất của đời sống mà con người hoàn toàn có quyền tự hào, thứ sản phẩm còn cao hơn và tinh xảo hơn mọi thứ sản phẩm công nghiệphay công nghệ tinh xảo nhất.”
2.2.Tư tưởng nông dân Việt Nam, sự hình thành, phát triển và tồn tại
Một trong những điều kiện chi phối lớn nhất sự hình thành tư tưởng nông dân Việt Nam là điều kiện kinh tế, xã hội.
Từ bao đời nay với nền sản xuất nhỏ tự cấp, tự túc đã tạo lập cho người nông dân Việt Nam tư tưởng làm ăn nhỏ lẻ manh mún, trì trệ. Nền kinh tế tiểu nông, độc canh nghèo nàn, lạc hậu lại không ổn định, chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên đã tạo cho người nông dân tư tưởng “khép mình” trong một khuôn khổ có sẵn.
Mặt khác, nước ta lại bị đô hộ thống trị trong một thời gian rất dài nên cuộc đời của người nông dân từ thế hệ này sang thế hệ khác luôn bị các thế lực thống trị đè nén, bóc lột. Cuộc sống của họ vô cùng cực khổ, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, thiếu thốn đủ thứ và nạn đói thường xuyên xảy ra, đe dọa họ. Đã có rất nhiều cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ phong kiến và thực dân nhưng tất cả đều thất bại. Vì vậy tâm lý bất lực, cam chịu, nhẫn nhục càng ăn sâu vào suy nghĩ của người nông dân.
Bên cạnh đó, cần phải kể đến những tư tưởng cổ hủ phong kiến, ảnh hưởng của tôn giáo nhằm duy trì ý thức hệ phong kiến đã thâm nhập vào nông dân, kết hợp với tư tưởng hẹp hòi, bè phái cục bộ, chủ nghĩa bình quân, chủ nghĩa kinh nghiệm, tự do, tùy tiện, chủ nghĩa cá nhân... đã làm cho nhận thức của nông dân có sự phân hóa.
Do quan hệ làng xóm có tính chất khép kín đã ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển ý thức tâm lý của người nông dân Việt Nam. Họ quen tự lực, tự cung, tự cấp, làm được bao nhiêu thì ăn bấy nhiêu với một tâm lý tự ty, tư duy lạc hậu, không có thói quen chấp hành pháp luật, có xu hướng chống lại những tổ chức, thể chế, những quy phạm được thiết lập qua nhiều thế hệ... Bên cạnh đó, tư tưởng “bám đất, bám làng” càng tạo cho họ nếp sống bảo thủ, chật hẹp, không muốn đi xa, ngại tiếp xúc với cái mới... Chính những đặc tính này đã tác động không nhỏ tới tư tưởng và hành động của người nông dân.
Vào thời kỳ những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhà nước đã duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp làm cho một bộ phận nông dân có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, hạn chế sự sáng tạo, năng động của nông dân, kìm hãm sự phát triển của đất nước.
Trên đây chỉ là một số những đặc điểm nhưng nó đã chi phối không nhỏ đến tư tưởng của người nông dân nước ta. Hiện nay, cơ chế thị trường đã tác động đến mọi mặt đời sống của người nông dân. Bên cạnh những mặt tích cực, ta không thể không nhắc đến mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, chính cơ chế thị trường đã làm nảy sinh những thói quen, tật xấu trong đời sống người nông dân. Mặt khác, hệ thống pháp luật của nhà nước chậm đổi mới và còn nhiều bất cập, trình độ dân trí bảo thủ, tư duy sản xuất nhỏ, manh mún, tư tưởng nông dân chậm đổi mới… Điều này cho thấy, lịch sử phát triển của giai cấp nông dân từ chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã cho đến nay chưa bao giờ có tư tưởng riêng. Trong các thời kỳ khác nhau hoặc họ đi theo hệ tư tưởng giai cấp này, hoặc đi theo tư tưởng giai cấp khác. Chính những hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
2.3. Những phẩm chất tốt đẹp, đáng tự hào của con người nông dân Việt Nam
Trong lịch sử nước ta với hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, hình ảnh người nông dân luôn hiện lên với đầy đủ những phẩm chất truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam. Hiện nay, với đặc điểm nước ta có hơn 70% dân số là nông dân cho thấy rằng: Nông dân luôn là một bộ phận quan trọng của dân cư, lịch sử hình thành và phát triển của giai cấp nông dân luôn gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam. Vì vậy trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cụ thể người nông dân luôn thể hiện được truyền thống cần cù trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu, tình làng nghĩa xóm sâu nặng và lòng nhân nghĩa thủy chung...
Ngay từ xưa, người nông dân Việt Nam đã có bản chất cần cù trong lao động, chăm chỉ hăng hái tham gia sản xuất. Đức tính này một phần do con người và do hoàn cảnh địa lý, thiên nhiên tạo nên. Từ ngàn xưa, dưới chế đố xã hội phong kiến, người nông dân chủ yếu làm ăn riêng lẻ, công cụ lao động sản xuất hết sức thô sơ. Vì vậy, để kiếm miếng cơm, manh áo, để duy trì sự sống của mình, những người nông dân không còn con đường nào khác là phải chống chọi với thiên nhiên. Thiên nhiên càng khắc nghiệt càng hình thành nên đức tính cần cù, dũng cảm, hăng say lao động, dẻo dai chịu thương chịu khó của họ.
Ngày nay, người nông dân Việt Nam đã có sự chuyển biến trên nhiều phương diện do quá trình tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, lấy giá trị sản xuất làm thước đo hiệu quả lao động, những thói quen, nếp nghĩ cũ dần dần đã được thay đổi, thay vào đó là những tư tưởng đạo đức mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính sách của nông nghiệp nông dân Việt Nam ngày càng có những thay đổi tích cực trong suy nghĩ, đáp ứng nhịp độ phát triển chung của đất nước. Có thể nói người nông dân ngày nay rất tiến bộ, họ coi lao động cho mình và cho xã hội vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mình.
Trong tác phẩm “Giai cấp công nhân và vấn đề nông dân”, Nguyên Tổng Bí thư Lê Duẩn đã viết “Nông dân Việt Nam đã có một truyền thống anh hùng, chiến thắng ngoại xâm để xây dựng nhà nước, nông dân Việt Nam cũng đã ghi lại những trang sử oai hùng chống phong kiến, địa chủ…”
Lịch sử đã ghi lại những trang sử hào hung của nông dân việt Nam cho thấy họ có một lòng yêu nước nồng nàn, lòng yêu nước đó được bắt nguồn từ truyền thống yêu nước của dân tộc, được nuôi dưỡng qua hàng ngàn năm lịch sử và ngày càng phát huy trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống pháp và chống Mĩ lòng yêu nước đó ngày càng được khẳng định. Người nông dâṇ không chỉ phát huy truyền thống anh hùng, bất khuất của những thế hệ, lớp người đi trước mà dần dần tiếp thu những tinh hoa mới, tinh thần yêu nước của họ được kết hợp với giác ngộ giai cấp, tình thương yêu đồng bào gắn với tình đồng chí, tình làng nghĩa xóm. Tình yêu nước của họ chính là cơ sở thuận lợi để̉ tiếp cận với tư tưởng của giai cấp công nhân, từ yêu làng xóm, quê hương, đất nước tiến lên một bước cao hơn là yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội.
Nông dân việt nam đã hàng ngàn năm sống dưới chế độ phong kiến và hàng trăm năm bị thực dân đô hộ, đời sống của họ vô cùng cực khổ, họ chỉ biết trông vào đồng ruộng, tư tưởng “con trâu đi trước, cái cày theo sau’’ luôn bám rễ trong tư duy lao động. Mặt khác do đặc điểm của làng xã Việt Nam đã tạo cho người nông dân một tình yêu quê hương, làng xóm, yêu đất nước. Lối sống giản dị, chất phác, chân thực, trong sáng đã củng cố, bồi đắp thêm tinh thần dân tộc, tinh thần yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong mỗi người dân. Họ sống tình cảm yêu thương đùm bọc những người cùng cảnh ngộ với tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” với đạo lý “bán anh em xa mua láng giềng gần” chính những tình cảm đó đã hình thành nên tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái tạo nên sức mạnh lớn cùng cả dân tộc ta vượt qua bao thử thách, khó khăn “nhấn chìm lũ bán nước và cướp nước”. Những giá trị đạo đức ấy là truyền thống tốt đẹp của người nông dân Việt Nam