Chủtịch HồChí Minh, vịlãnh tụvĩ đại, nhà chính trị, quân sự
thiên tài, người thầy của cách mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân
tộc, danh nhân văn hóa thếgiới, tưtưởng của Người đã soi đường cho
cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi từhết thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước hiện nay, tưtưởng đó vẫn là
ngọn cờhướng đạo cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. Có thểnói,
tưtưởng HồChí Minh là ánh sáng soi đường cho sựnghiệp đổi mới và
trong sựnghiệp đổi mới chúng ta hướng gần đến tưtưởng HồChí Minh
hơn.
Chính vì vậy, tìm hiểu tưtưởng HồChí Minh vềxây dựng kinh tế
trong thời k ỳquá độlên chủnghĩa xã hội có ý nghĩa to lớn. Riêng vềcơ
cấu kinh tếnhiều thành phần, Người đã đểlại cho chúng ta nhiều di sản
quý báu.
Tuy nhiên trong thực tế, có quan niệm cho rằng HồChí Minh
không phải là nhà kinh tế, nên "Tưtưởng HồChí Minh vềkinh tế"
không có gì đểnói nhiều; hay có quan niệm cho rằng: kinh tếnước ta
hiện nay đang đổi mới theo nền kinh tếthịtrường định hướng xã hội chủ
nghĩa, còn tưtưởng HồChí Minh chỉnói nhiều vềmô hình xã hội chủ
nghĩa kiểu trước đây. và một sốngộnhận, sai lầm khác nữa.
Từlý do trên, chúng ta thấy rằng cần phải tập trung nhiều hơn
nữa trí lực và sức lực đểnghiên cứu một cách toàn diện hơn, sâu sắc hơn
tưtưởng kinh tếcủa Người đểlàm sáng tỏnhững vấn đềlý luận đặt ra,
lý giải những quan niệm chưa đúng, hiểu rõ hơn và vận dụng đúng đắn
tưtưởng của Người vào công cuộc đổi mới xây dựng đất nước.
22 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 9864 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, sự vận dụng tư tưởng đó vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VIỆN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
----------------------
TIỂU LUẬN
MÔN: TƯ TƯỞNG KINH TẾ HỒ CHÍ MINH
Đề tài:
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CƠ CẤU KINH TẾ NHIỀU
THÀNH PHẦN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ. SỰ VẬN DỤNG
TƯ TƯỞNG ĐÓ VÀO
CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
HÀ NỘI, 8 - 2005
1
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại, nhà chính trị, quân sự
thiên tài, người thầy của cách mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân
tộc, danh nhân văn hóa thế giới, tư tưởng của Người đã soi đường cho
cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi từ hết thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước hiện nay, tư tưởng đó vẫn là
ngọn cờ hướng đạo cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. Có thể nói,
tư tưởng Hồ Chí Minh là ánh sáng soi đường cho sự nghiệp đổi mới và
trong sự nghiệp đổi mới chúng ta hướng gần đến tư tưởng Hồ Chí Minh
hơn.
Chính vì vậy, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng kinh tế
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có ý nghĩa to lớn. Riêng về cơ
cấu kinh tế nhiều thành phần, Người đã để lại cho chúng ta nhiều di sản
quý báu.
Tuy nhiên trong thực tế, có quan niệm cho rằng Hồ Chí Minh
không phải là nhà kinh tế, nên "Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế"
không có gì để nói nhiều; hay có quan niệm cho rằng: kinh tế nước ta
hiện nay đang đổi mới theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, còn tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ nói nhiều về mô hình xã hội chủ
nghĩa kiểu trước đây... và một số ngộ nhận, sai lầm khác nữa.
Từ lý do trên, chúng ta thấy rằng cần phải tập trung nhiều hơn
nữa trí lực và sức lực để nghiên cứu một cách toàn diện hơn, sâu sắc hơn
tư tưởng kinh tế của Người để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận đặt ra,
lý giải những quan niệm chưa đúng, hiểu rõ hơn và vận dụng đúng đắn
tư tưởng của Người vào công cuộc đổi mới xây dựng đất nước.
2
Một trong những vấn đề có ý nghĩa thiết thực đối với chúng ta
hiện nay là xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội. Chính sách kinh tế nhiều thành phần đã được
thực tế chứng minh là đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển của đất
nước. Tuy nhiên chúng ta xác định những thành phần kinh tế nào? Có cơ
chế như thế nào để các thành phần kinh tế hoạt động một cách cân đối
nhịp nhàng đúng định hướng xã hội chủ nghĩa lại là vấn đề không phải
đã có lời giải đáp trọn vẹn. Để giải quyết vấn đề đó yêu cầu chúng ta
phải luôn có sự tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận. Chính vì thế tôi
quan tâm tới vấn đề: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều
thành phần trong thời kỳ quá độ. Sự vận dụng tư tưởng đó vào công
cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay".
PHẦN II. NỘI DUNG
1. Quan niệm của Lênin về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần
trong thời kỳ đầu của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên
Xô
Cuối năm 1920, nội chiến kết thúc, nước Nga chuyển sang thời
kỳ xây dựng chế đô mới. Chính sách "kinh tế cộng sản thời chiến" đã
làm xong vai trò lịch sử bất đắc dĩ của nó. Đại hội lần thứ X, Đảng Cộng
sản Bôn sê vích Nga (3/1921) quyết định thay chính sách "kinh tế cộng
sản thời chiến" bằng "chính sách kinh tế mới" (NEP).
Thực chất, tinh thần của NEP đã được Lênin đưa ra từ năm 1918.
Với NEP, Lênin là người đầu tiên trong lịch sử lý luận Mác xít giải
quyết một cách toàn diện về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời
3
kỳ quá độ, thể hiện sự sáng tạo và bản lĩnh của một nhà chiến lược kiệt
xuất.
Theo Lênin: "Danh từ quá độ có nghĩa là gì? Vận dụng vào kinh
tế có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay, những thành phần,
những bộ phận, những mảnh của chủ nghĩa xã hội lẫn chủ nghĩa tư bản?
Bất cứ ai cũng thừa nhận là có... (1).
Như vậy, tồn tại kinh tế nhiều thành phần là một đặc điểm kinh tế
của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Đồng thời, lênin coi việc phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần, trong đó trọng tâm là chủ nghĩa tư bản nhà nước là nhịp cầu tiến
lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế tiểu nông. Đó là "một bước lùi"
về mặt "lịch sử", nhưng lại là một bước tiến lớn hợp quy luật lịch sử - tự
nhiên trong hiện thực.
Trong tác phẩm "Bàn về thuế lương thực", Lênin đã nêu ra các
thực thể kinh tế trong xã hội lúc bấy giờ. Ông viết: "Chúng ta hãy kể ra
những thành phần kinh tế ấy:
1. Kinh tế nông dân kiểu gia trưởng, nghĩa là một phần lớn có
tính chất tự nhiên.
2. Sản xuất hàng hóa nhỏ (trong đó bao gồm đại đa số nông dân
bán lúa mì).
3. Chủ nghĩa tư bản tư nhân.
4. Chủ nghĩa tư bản nhà nước.
5. Chủ nghĩa xã hội".
Như vậy Lênin nêu ra 5 thành phần kinh tế và thứ tự các thành
phần kinh tế được Lênin sắp xếp một cách có chủ đích và hàm chứa ý
nghĩa phương pháp luận. Thứ tự đó phản ánh trình độ sản xuất, các hình
4
thức vận động của chế độ sở hữu trong tiến trình lịch sử từ thấp đến cao.
Mặt khác, thứ tự đó còn thể hiện mức độ gần gũi của các thành phần
kinh tế với kinh tế xã hội chủ nghĩa. Trong một nước tiểu nông, muốn
tiến lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua một quá trình lâu dài, trải qua
nhiều nấc thang trung gian, chủ nghĩa tư bản nhà nước chính là nấc
thang trung gian đó. Tóm lại, từ kinh tế tiểu nông xuyên qua chủ nghĩa
tư bản nhà nước lên chủ nghĩa xã hội là tư tưởng nhất quán trong quan
niệm xây dựng chủ nghĩa xã hội của Lênin.
Đồng thời, Lênin cũng cho rằng, sự tồn tại và phát triển các thành
phần kinh tế khác nhau, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh dựa
trên chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, dẫn đến có sự đối lập
nhau về lợi ích là điều hiển nhiên, không thể dùng ý chí chủ quan hay
sức mạnh hành chính mà phủ nhận sự đối lập đó dẫn đến xóa bỏ các
thành phần kinh tế.
Tóm lại, tuy tư tưởng trên của Lênin chưa được hoàn thiện trong
NEP, song việc thực hiện "chính sách kinh tế mới" đã tạo điều kiện phát
triển lực lượng sản xuất, vì nó đáp ứng được yêu cầu của các quy luật
kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là nền kinh tế nhiều
thành phần. Nhờ đó, trong một thời gian ngắn, nhà nước Xô viết đã khôi
phục được nền kinh tế quốc dân bị chiến tranh tàn phá, đã tiến được một
bước dài trong việc củng cố khối liên minh công nông; một nhà nước
công nông nhiều dân tộc đầu tiên trên thế giới được thành lập, đó là Liên
bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (tháng chạp năm 1922). Tuy
nhiên, sau này do hoàn cảnh lịch sử và nhận thức, NEP đã không được
tiếp tục thực hiện.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
5
Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng của Người
về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội nói riêng chủ yếu được thể hiện trong các bài nói, bài viết của Người.
Những tư tưởng đó bao giờ cũng được Người diễn đạt một cách ngắn
gọn, súc tích dễ hiểu và dễ nhớ. Điều đó xuất phát từ mục đích của người
là nhằm tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục quần chúng nhân
dân.
Theo thống kê sơ bộ, tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế
nhiều thành phần nói chung, từng thành phần kinh tế nới riêng được thể
hiện ít nhất 36 lần trong Hồ Chí Minh toàn tập (12 tập). Cụ thể:
Tập 2 : trang 203.
Tập 4 : trang 49.
Tập 7 : trang 203, 205, 221, 222, 247-248, 361, 539.
Tập 8 : trang 147, 227, 493, 494, 577.
Tập 9 : trang 163, 175, 187, 319, 561, 584, 588, 589.
Tập 10 : trang 13, 15, 42, 312, 246, 380.
Nhưng thể hiện rõ nhất là trong hai tác phẩm: "Thường thức
chính trị" - 1953 (tập 7 trang 221-222) và "Báo cáo dự thảo Hiến pháp
năm 1959" (tập 9 - trang 588, 589).
2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu các thành phần kinh tế
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Hồ Chí Minh cho rằng: "Có nước thì đi lên chủ nghĩa xã hội (cộng
sản) như Liên Xô, có nước phải kinh qua chế độ dân chủ mới rồi tiến lên
chủ nghĩa xã hội" (2) như các nước Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam.
Có thể hiểu: "chế độ dân chủ mới" theo Hồ Chí Minh là thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tiếp đó Người lý giải: nước ta phải trải qua
6
một giai đoạn dân chủ mới vì "đặc điểm to lớn của thời kỳ quá độ là một
nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải
kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa" (3). Đây là điểm xuất
phát của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Chính điểm xuất
phát này là cơ sở khách quan quy định tính chất phức tạp của kết cấu
kinh tế - xã hội và sự tồn tại các thành phần kinh tế khác nhau. Từ đó
người xác định cơ cấu các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ ở
nước ta thể hiện ở ba khía cạnh sau:
Một là, Người xác định thành phần kinh tế ở nước ta (vùng tự do
1953) gồm:
- Kinh tế địa chủ phong kiến bóc lột địa tô. Đây là thành phần
kinh tế của chế độ xã hội phong kiến. Trong đó, giai cấp địa chủ chiếm
ruộng đất và nông cụ nhưng không cày cấy, "không nhắc chân đụng tay
mà lại cửa cao nhà rộng, phú quý phong lưu" còn nông dân phải mướn
ruộng của địa chủ phải nộp tô, phải hầu hạ "nông dân không khác gì nô
lệ" (4). Trong chế độ mới, thành phần kinh tế đó đã lỗi thời, chỉ còn là
tàn dư. Nhưng để thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, phục vụ
chiến lược giải phóng dân tộc, nhằm thu hút số địa chủ vừa và nhỏ theo
cách mạng, ủng hộ kháng chiến, Hồ Chí Minh không chủ trương xóa bỏ
thành phần kinh tế này mà chỉ thực hiện giảm tô, giảm tức, tạo điều kiện
cho thành phần kinh tế này đóng góp cho kháng chiến.
- Kinh tế quốc doanh: gồm các cơ sở sản xuất, kinh doanh của
nhà nước, là của chung nhân dân, phục vụ lợi ích của xã hội... Đây là
thành phần kinh tế ra đời trong chế độ dân chủ mới, có vai trò đáp ứng
yêu cầu to lớn và quan trọng của toàn xã hội, của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược. Theo Hồ Chí Minh, kinh tế quốc doanh
7
là "nền tảng và sức lãnh đạo của kinh tế dân chủ mới. Cho nên chúng ta
phải ra sức phát triển nó và nhân dân ta phải ủng hộ nó" (5).
- Kinh tế tư bản tư nhân: là thành phần kinh tế của giai cấp tư sản
dân tộc. Giai cấp tư sản nước ta mới ra đời, còn non yếu do bị tư bản
nước ngoài chèn ép. Tuy nhiên "về mặt sản xuất so với chế độ phong
kiến thì chế độ tư bản là một tiến bộ to" (5). Họ có nhiều kinh nghiệm
sản xuất, sử dụng vốn, khoa học kỹ thuật "cho nên, Chính phủ cần giúp
họ phát triển. Nhưng họ phải phục tùng sự lãnh đạo của kinh tế quốc gia,
phải phù hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân" (6).
- Kinh tế tư bản quốc gia: Đây là thành phần kinh tế do Nhà nước
và nhà tư bản cùng góp vốn với nhau để kinh doanh do Nhà nước lãnh
đạo. Tư bản của tư nhân là tư bản chủ nghĩa. Tư bản của Nhà nước là xã
hội chủ nghĩa. Theo Lênin, thành phần kinh tế này là nấc thang, bước
trung gian để một nước kém phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội. Và thành
phần kinh tế "nửa chủ nghĩa xã hội" này sẽ tồn tại lâu dài trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
- Ngoài ra còn có kinh tế hợp tác xã tiêu thụ và hợp tác xã cung
cấp có tính chất nửa xã hội chủ nghĩa; kinh tế cá thể của nông dân và của
thủ công nghệ.
Hai là: Ngay từ năm 1953, Hồ Chí Minh đã cho rằng: Dưới chế
độ dân chủ mới có 5 loại thành phần kinh tế khác nhau là:
- Kinh tế quốc doanh (thuộc chủ nghĩa xã hội, vì nó là của chung
nhân dân).
- Kinh tế hợp tác xã (nó là nửa chủ nghĩa xã hội và sẽ tiến lên chủ
nghĩa xã hội).
- Kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ công (có thể tiến dần vào
hợp tác xã, tức là nửa chủ nghĩa xã hội).
8
- Kinh tế tư bản tư nhân.
- Kinh tế tư bản của nhà nước (như Nhà nước hùn vốn với tư bản
tư nhân để kinh doanh).
Và, trong nền kinh tế nhiều thành phần ấy, để khỏi chệch hướng
xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng phải làm cho kinh tế
quốc doanh phát triển nhanh hơn và giữ vai trò chủ đạo.
Ba là: Hồ Chí Minh đề ra chính sách kinh tế của Đảng và Chính
phủ là:
- Công tư đều lợi.
- Chủ thợ đều lợi.
- Công nông giúp nhau.
- Lưu thông trong ngoài.
"Bốn chính sách ấy là mấu chốt để phát triển kinh tế của nước ta"
(7). Chỉ bằng những câu ngắn gọn Hồ Chí Minh đã cho chúng ta thấy
những nguyên tắc, mục tiêu cần hướng tới của nền kinh tế nhiều thành
phần là: các thành phần kinh tế phải tồn tại trong mối quan hệ bình đẳng,
hợp tác, cùng có lợi, tạo nên sự phát triển cân đối của nền kinh tế quốc
dân.
Tư tưởng trên của Người đã được đưa vào cuộc sống và đã đưa
lại những thành tựu to lớn. Công cuộc khôi phục kinh tế 1955-1957
nhanh chóng hoàn thành, công cuộc cải tạo và phát triển kinh tế 1958-
1960 giành được những thắng lợi to lớn, mở ra một thời kỳ "hoàng kim"
của kinh tế xã hội chủ nghĩa miền Bắc phát triển.
2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cải tạo và sử dụng các thành
phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
9
Trong báo cáo sửa đổi Hiến pháp trước Quốc hội, Hồ Chí Minh
đã trình bày đường lối chung tiến lên CNXH. Người nêu rõ các hình thức
sở hữu và các thành phần kinh tế ở nước ta và chính sách đối với các loại
hình đó. Người cho rằng: "trong nước ta hiện nay có những hình thức sở
hữu chính về tư liệu sản xuất như:
- Sở hữu của Nhà nước tức là của toàn dân.
- Sở hữu của hợp tác xã tức là sở hữu tập thể của nhân dân lao động.
- Sở hữu của người lao động riêng lẻ.
- Một ít tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của nhà tư bản.
Mục đích của chế độ ta là xóa bỏ các hình thức sở hữu không chủ
nghĩa xã hội, làm cho nền kinh tế gồm nhiều thành phần phức tạp trở nên
một nền kinh tế thuần nhất, dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu
tập thể" (8).
Nhìn vào thứ tự trên ta thấy rằng, Hồ Chí Minh sắp xếp các loại
hình sở hữu, căn cứ vào vai trò thực tế của chúng đối với chế độ xã hội
chủ nghĩa. Sở hữu xã hội chủ nghĩa đứng ở vị trí cao nhất. Nó là nền
tảng kinh tế của chế độ xã hội mới, chỗ dựa của Nhà nước nhân dân; quy
định bản chất các quan hệ xã hội mới đang trong quá trình manh nha và
định hình.
Theo Hồ Chí Minh, vai trò chủ đạo của kinh tế xã hội chủ nghĩa
thể hiện: đây là hình thức sở hữu chính, tồn tại trong các lĩnh vực then
chốt, ảnh hưởng đến quốc kế, dân sinh, có tác dụng hướng dẫn các loại
hình kinh tế khác đồng thời cũng là mục đích hướng tới của các quan hệ
và hoạt động kinh tế. Sở hữu xã hội chủ nghĩa cũng nằm trong quá trình
vận động theo nấc thang tương ứng với trình độ phát triển, quy mô xã
hội hóa của sản xuất xã hội. Quá trình đó là một quy luật.
10
Thành phần kinh tế quốc doanh dưạ trên cơ sở chế độ sở hữu nhà
nước, sở hữu toàn dân cho nên nó giữ vai trò chủ đạo, lãnh đạo nền kinh
tế. Nhà nước phải đảm bảo cho nó phát triển ưu tiên: "chúng ta phải phát
triển thành phần kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng vật chất cho chủ
nghĩa xã hội và thúc đẩy việc cải tạo xã hội chủ nghĩa".
Hình thức thứ hai của sở hữu xã hội chủ nghĩa là sở hữu tập thể.
Hồ Chí Minh nêu rõ "đường lối cải tạo xã hội chủ nghĩa của Đảng đối
với nông nghiệp là đưa nông dân làm ăn riêng lẻ đi từ tổ đổi công (có
mầm mống xã hội chủ nghĩa) tiến lên hợp tác xã cấp thấp (nửa xã hội
chủ nghĩa) rồi tiến lên hợp tác xã cấp cao (xã hội chủ nghĩa)" (9).
Kinh tế hợp tác xã là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao
động, Nhà nước đặc biệt khuyến khích và giúp đỡ phát triển. Hồ Chí
Minh cho rằng: "Hợp tác hóa nông nghiệp là khâu chính thúc đẩy công
cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc" (10).
Ngoài sở hữu xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh còn thừa nhận sự
tồn tại khách quan, tất yếu, lâu dài của các hình thức không xã hội chủ
nghĩa. Cụ thể như đối với người làm nghề thủ công và riêng lẻ khác,
"Nhà nước phải bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của họ, ra sức
hướng dẫn và giúp đỡ họ cải tiến cách làm ăn, khuyến khích họ tổ chức
hợp tác xã sản xuất theo nguyên tắc tự nguyện" (11).
Đối với tư sản công thương, nhà nước không xóa bỏ quyền sở
hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của họ mà ra sức hướng dẫn họ
hoạt động nhằm làm lợi cho quốc kế dân sinh, phù hợp với kế hoạch
kinh tế của nhà nước, đồng thời hướng họ vào quỹ đạo kinh tế của chủ
nghĩa xã hội bằng hình thức công tư hợp doanh và những hình thức cải
tạo khác.
11
Tư tưởng trên của Người không những cho chúng ta thấy cần
phải phát huy mọi năng lực sản xuất của mọi thành phần kinh tế mà còn
cho chúng ta thấy tinh thần đoàn kết dân tộc sâu sắc. Người nói rằng:
"Giai cấp tư sản nước ta có xu hướng chống đế quốc, có xu hướng yêu
nước... cho nên nếu ta thuyết phục khéo, lãnh đạo khéo, họ có thể hướng
theo chủ nghĩa xã hội" (12).
Bên cạnh đó Người còn rất quan tâm đến việclàm ăn của ngoại
kiều ở Việt Nam. Trong lời kêu gọi nhân ngày giải phóng thủ đô, Người
nói: "Các bạn, người buôn bán kinh doanh tiểu thương, tiểu chủ, công
nhân và trí thức đã chung sống với nhân dân Việt Nam. Các bạn đã khai
cơ lập nghiệp ở Việt Nam. Những hoạt động chính đáng về kinh tế và
văn hóa của các bạn cũng có lợi cho Việt Nam. Vì vậy tôi khuyên các
bạn: Các bạn cứ yên lòng làm ăn như thường. Nhân dân và Chính phủ
Việt Nam sẽ giúp đỡ và bảo hộ các bạn" (13).
Tóm lại, những quan điểm trên thể hiện rất rõ tư tưởng Hồ Chí
Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội. Quan điểm đó thể hiện sự mẫn cảm trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về việc nắm bắt và vận dụng các quan điểm mác xít, khắc phục
trên thực tế xu hướng tả khuynh trong đường lối xây dựng chủ nghĩa ở
nhiều Đảng Cộng sản và công nhân khi hiểu không đúng về luận điểm
của Mác và Ăngghen: "Những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của
mình thành công thức duy nhất là xóa bỏ chế độ tư hữu" (14).
Phải hiểu rằng không phải những người cộng sản thủ tiêu chế độ
tư hữu nói chung mà thủ tiêu chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa. Bởi vì khi
trả lời câu hỏi: "Liệu có thể xóa bỏ chế độ tư hữu ngay lập tức được
không?". Mác, Ăngghen đã khẳng định: "Không, không thể được, cũng y
như không thể làm cho lực lượng sản xuất hiện có tăng lên ngay lập tức
12
đến mức cần thiết để xây dựng một nền kinh tế công hữu. Cho nên cuộc
cách mạng của giai cấp vô sản đang có tất cả các triệu chứng là sắp nổ ra
sẽ chỉ có thể cải tạo xã hội hiện nay một cách dần dần và chỉ khi nào tạo
nên một khối lượng tư liệu sản xuất cần thiết cho việc cải tạo đó thì mới
thủ tiêu được chế độ tư hữu" (15).
Phảic hăng sự cải tạo một cách dần dần ấy chính là những bước
trung gian, với những chặng đường, những hình thức tổ chức kinh tế, xã
hội có tính chất quá độ, hay nói cách khác là xây dựng một nền kinh tế
có cơ cấu nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Tóm lại, sau Lênin, Hồ Chí Minh là người đầu tiên vận dụng lý
luận về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong xây dựng kinh tế thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều
thành phần vào phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa ở Việt Nam
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, từ trước Đại hội VI (1986)
Đảng ta luôn khẳng định nền kinh tế nước ta có ba thành phần kinh tế
chủ yếu là: Kinh tế xã hội chủ nghĩa; kinh tế tư bản chủ nghĩa và kinh tế
sản xuất hàng hóa nhỏ. Nhưng, trên thực tế do nhận thức còn giáo điều,
nóng vội, đốt cháy giai đoạn về bước đi trên con đường cải tạo nền kinh
tế trong bối cảnh chung của các nước xã hội chủ nghĩa và đất nước lúc
bấy giờ, chúng ta đã vấp phải những sai lầm phải trả giá. Đó là tuyệt đối
hóa vị trí, vai trò của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất dẫn đến xóa bỏ
một cách siêu hình, cực đoan đối với các hình thức sở hữu phi xã hội chủ
nghĩa, không tính đến lợi ích của nó cũng như trình độ phát triển thực tế
của lực lượng sản xuất... Những sai lầm đó đã gây sức cản trở lớn đối
với nền kinh tế, làm cho nền kinh tế nước ta lâm vào khủng hoảng, trì trệ.
13
Trước tình hình đó, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, Đại hội
VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, trong đó có nội dung
cơ bản là: Chuyển nền kinh tế bao cấp và thuần nhất với hai hình thức s