Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại, nhà chính trị, quân sự thiên tài, người thầy của cách mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, tư tưởng của Người đã soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi từ hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước hiện nay, tư tưởng đó vẫn là ngọn cờ dẫn đường cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh là ánh sáng soi đường cho sự nghiệp đổi mới của chúng ta.
Một trong những di sản lý luận mà Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta là những nhận thức của Người về vai trò của công nghiệp, của khoa học công nghệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
Cũng như những lý luận khác, những nhận thức của Hồ Chí Minh về công nghiệp, khoa học công nghệ gắn liền với những sự chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ cách mạng mà Người đảm trách trong từng giai đoạn lịch sử. Do đó chỉ có thể tìm hiểu tư tưởng của Người về công nghiệp, công nghiệp hóa qua các tác phẩm của Người từ khi Người đi tìm đường cứu nước.
15 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7575 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. LỜI NÓI ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại, nhà chính trị, quân sự thiên tài, người thầy của cách mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, tư tưởng của Người đã soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi từ hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước hiện nay, tư tưởng đó vẫn là ngọn cờ dẫn đường cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh là ánh sáng soi đường cho sự nghiệp đổi mới của chúng ta.
Một trong những di sản lý luận mà Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta là những nhận thức của Người về vai trò của công nghiệp, của khoa học công nghệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
Cũng như những lý luận khác, những nhận thức của Hồ Chí Minh về công nghiệp, khoa học công nghệ gắn liền với những sự chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ cách mạng mà Người đảm trách trong từng giai đoạn lịch sử. Do đó chỉ có thể tìm hiểu tư tưởng của Người về công nghiệp, công nghiệp hóa qua các tác phẩm của Người từ khi Người đi tìm đường cứu nước.
Khi nghiên cứu tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh phải gắn chặt với hoàn cảnh lịch sử khi Người nêu ra những quan điểm, tư tưởng đó, đồng thời phải xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước để thấy rõ sự vĩ đại của những tư tưởng của Người. Quán triệt và vận dụng đúng đắn tư tưởng của Người về công nghiệp và công nghiệp hóa vào thực tiễn là thực hiện nghiêm chỉnh di huấn của Người.
II. NỘI DUNG
A. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG NGHIỆP, CÔNG NGHIỆP HÓA.
Cũng như các quan điểm lý luận khác quan điểm của Hồ Chí Minh về công nghiệp và công nghiệp hóa được hình thành trong từng giai đoạn, gắn chặt với hoàn cảnh lịch sử của đất nước và quá trình họat động cách mạng sôi nổi của Người và có thể chia thành ba thời kỳ hình thành và phát triển như sau:
1. Thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Đây là thời kỳ hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của công nghiệp và công nghiệp hóa. Ra đi tìm đường cứu nước với mục đích cứu nước và giải phóng dân tộc nên cái thu hút sự quan tâm thường nhật đối với Người chưa phải là vấn đề công nghiệp hóa canh tân đất nước, mà là học cách làm cách mạng để về cứu giúp quốc dân, đồng bào. Vì thế trong các bài viết của Người đề cập nhiều đến vai trò của công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội ở các nước thuộc địa, đến trình độ bóc lột nhân dân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc cũng như sự phát triển của chủ nghĩa tư bản như thế nào.
Thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến vai trò của công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa trong việc nâng cao trình độ bóc lột của chủ nghĩa tư bản đối với các nước thuộc địa và phụ thuộc. Người đã nêu những con số về tích lũy tư bản của tư bản Pháp ở Đông Dương, về công nghiệp hóa và về lợi nhuận mà bọn tư bản Pháp thu được ở xứ này. Người nêu rõ quá trình công nghiệp hóa thuộc địa nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản Pháp ở Đông Dương là nhằm tạo ra các điều kiện để tư bản Pháp bóc lột Đông Dương nhiều hơn.
Người nêu rõ, sở dĩ lợi nhuận của các công ty tư bản tăng lên nhanh chóng là vì chúng cướp bóc tài nguyên và bóc lột người lao động bản xứ. Chứng minh cho điều này Người đã nêu ra một loạt các công ty, nhờ bóc lột thuộc địa mà thu được những khoản lợi nhuận kếch sù. Nhờ lợi nhuận bóc lột được, các doanh nghiệp công nghiệp của chủ nghĩa tư bản đẩy mạnh tích lũy khiến cho vô số tư bản tăng lên nhanh chóng.
Thứ hai, Người cho rằng công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa tạo ra phương tiện để bọn tư bản có khả năng cạnh tranh kinh tế với nhau. Người đề cập đến khả năng cạnh tranh kinh tế mạnh mẽ của đế quốc Nhật khi vào Đông Dương do nước Nhật đã có một nên công nghiệp mạnh đây chính là việc nước Nhật đã thực hiện công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa nền kinh tế.
Qua nghiên cứu khả năng cạnh tranh kinh tế của Nhật đối với Pháp ở Đông Dương Người kết luận rằng: “Xét về nguyên tắc tiến bộ chung phụ thuộc vào việc phát triển chủ nghĩa quốc tế; và văn minh chỉ có lợi khi các quan hệ quốc tế được mở rộng và tăng cường”. Tuy nhiên Người cũng khuyến cáo, muốn có lợi thế trong cạnh tranh kinh tế với nước ngoài khi mở cửa, phải có nội lực mạnh. Vì thế, Người đòi chính phủ Pháp “vì lợi ích chung, phải giải phóng dân bản xứ và giúp đỡ họ bằng tất cả các phương tiện mình có trong tay, để họ tự chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh gay go mà họ sẽ đảm đương đối với người Nhật và những người nước ngoài khác”.
Thứ ba, theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa phát triển đã tăng cường số lượng và chất lượng giai cấp công nhân, làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc giữa chủ nghĩa tư bản Pháp với giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước thuộc địa, tất yếu dẫn đến phong trào cách mạng giải phóng ở các nước này.
Người đã viết: “Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thực dân ở Đông Dương đã tạo ra ở xứ đó hai giai cấp vô sản, giai cấp vô sản công nghiệp và giai cấp vô sản nông nghiệp”. Bằng việc đưa ra số liệu chính xác số công nhân ở Việt Nam và một số nước như ấn Độ, Trung Quốc Người cho rằng số công nhân này bì bóc lột nặng nề, bị lao động khổ sai sẽ là mãnh đất tốt cho sự ra đời của tổ chức cách mạng cộng sản. Theo Người việc tạo ra một giai cấp vô sản và dạy người An Nam biết sử dụng súng ống là một bằng cớ chứng tỏ chủ nghĩa đế quốc tự mình đào hố để chôn mình. Điều này được Người chứng minh bằng bằng các phong trào đấu tranh của công nhân ở ấn Độ.
Từ thực tiễn đó, Người đưa ra kết luận: “Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi”
2. Thời kỳ mới giành chính quyền và tiến hành chống thực dân Pháp (1945-1954).
Trong bối cảnh mới giành được chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám 1945, bên cạnh việc xây dựng, củng cố chính quyền còn non trẻ, Hồ Chí Minh đã nghĩ đến việc xây dựng đất nước vững mạnh bằng việc xây dựng công nghiệp, nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên, từ một nước nông nghiệp lạc hậu, để vươn lên kịp các nước tiên tiến chúng ta thiếu thốn nhiều thứ, nhưng cái thiếu nhất là những người có hiểu biết sâu sắc về khoa học - kỹ thuật tiên tiến. Người đã nhận ra được điều này và tiến hành thực hiện bằng hành động cụ thể qua việc đề nghị gửi 50 thanh niên Việt Nam sang Mỹ “với ý định một mặt thiết lập những mối quan hệ văn hóa thân thiết với thanh niên Mỹ, và mặt khác để xúc tiến việc tiếp tục nghiên cứu về kỹ thuật, nông nghiệp cũng như các lĩnh vực chuyên môn khác” vì theo Người “những thành tựu kỹ thuật hiện đại của họ có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với giới trí thức Việt Nam”.
Đặt trong bối cảnh sau Chiến tranh Thế giới thứ hai và trong điều kiện bộn bề công việc của một đất nước mới giành độc lập, chúng ta mới thấy hết nguyện vọng bức xúc của Người trong việc muốn nhanh chóng xóa bỏ tình trạng lạc hậu của nước ta, cũng như mới thấy tầm nhìn của Hồ Chí Minh đối với vai trò của khoa học - kỹ thuật, vai trò của tri thức đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Cũng qua cách đặt vấn đề của Người, chúng ta mới thấy hết tư duy thiên tài của Người trong việc tận dụng mối quan hệ mở rộng quốc tế để khai thác sức mạnh của thời đại trong sự phát triển kinh tế, văn hóa của nước nhà. Tiếc rằng những tư duy và ý tưởng thiên tài đó của Hồ Chí Minh không thực hiện được do Cuộc chiến tranh lạnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai và sự xâm lược của bọn thực dân Pháp đối với nước ta.
Mặc dù Hồ Chí Minh và Nhà nước ta đã cố gắng nhân nhượng để giữ hòa bình, tranh thủ thời gian xây dựng đất nước, nhưng với dã tâm xâm lược đất nước ta một lần nữa, bọn thực dân Pháp đã gây ra chiến tranh hòng lật đổ chính quyền còn trứng nước của ta. Nhiệm vụ trọng tâm lúc này là động viên mọi nguồn lực, vật lực, tài lực để chống ngoại xâm, giữ vững nền độc lập. Để có vật lực, tài lực phải đẩy mạnh sản xuất ở địa phương và việc đầu tiên là sản xuất công nghiệp. Hồ Chí Minh đã nêu “Động viên công nghệ - mở nhiều những công nghệ sản xuất những nhu cầu cho cuộc kháng chiến. Giúp cho công nghệ ấy của tư nhân được phát triển dễ dàng. Thiên di những xưởng công nghệ cần thiết về các vùng hẻo lánh. Chú ý nhất về việc cung cấp nguyên liệu
”. Để có nhân công cho hoạt động công nghiệp, phục vụ quốc phòng Hồ Chí Minh còn nhắc: “phải trưng mộ và phân phối nhân công trong các ngành sinh sản cho thích hợp, nhất là trong những ngành vận tải, ngành chế tạo quân nhu và ngành thông tin”.
Với tư tưởng chỉ đạo như vậy, trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, quân và dân ta đã kịp thời tháo dỡ một số máy móc đưa lên chiến khu. Nhiều xưởng quân giới đã ra đời ở vùng căn cứ và đã sản xuất, sửa chữa vũ khí, sản xuất quân nhu phục vụ cho yêu cầu của quân đội taq. Nhiều xưởng luyện gang, xưởng cơ khí nhỏ trong nhân dân cũng đẩy mạnh sản xuất phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến, và phục vụ cho nhu cầu đời sống của nhân dân vùng tự do; hình thành những cơ sở công nghiệp lớn đầu tiên trong vùng căn cứ của cách mạng.
Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã giành những thắng lợi lớn, hậu phương mở rộng, nhiệm vụ hàng đầu là chúng ta phải sản xuất ra nhiều của cải và tiêu dùng của cải hợp lý nhất cho quân đội đánh thắng kẻ thù, cho việc nâng cao đời sống nhân dân. Để phát triển sản xuất, làm ra nhiều của cải thì vai trò của công nghệ rất to lớn. Hồ Chí Minh nhấn mạnh rất nhiều đến vai trò của công nghệ đối với sự phát triển nền kinh tế để nhắc nhở các ngành, các cấp thực hiện. Hồ Chí Minh cho rằng chỉ có thể liên hệ chặt chẽ với nông nghiệp, không rời xa sức tiết kiệm và ăn khớp với vốn liếng và sức hậu bị của ta - thì công nghệ mới làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của nó, là lãnh đạo và cải tạo kinh tế của quốc dân
Công nghệ mà xa rời toàn bộ kinh tế của quốc dân, mất liên hệ với nó, thì công nghệ không lãnh đạo được kinh tế của quốc dân”. Rõ ràng ở đây Hồ Chí Minh đã rất coi trọng vai trò của công nghiệp. Người đã đồng tình với Xtalin là: “công nghiệp có vai trò lãnh đạo và cải tạo nền kinh tế”.
Hồ Chí Minh coi trọng đặc biệt vai trò của công nghệ, người cho rằng chỉ có một nền công nghệ vững mạnh mới có thể xây dựng được nền kinh tế độc lập tự chủ.
Từ nhận thức vai trò của công nghiệp như vậy nên Người rất coi trọng xây dựng kế hoạch công nghệ, coi kế hoạch công nghệ đúng đắn và hợp lý là điều kiện then chốt của chiến lược đầu tư. Người viết: “đặt kế hoạch công nghệ cho đúng đắn và hợp lý - là một điều kiện chủ chốt trong việc tiêu dùng tiền của”.
Những nhận thức của Hồ Chí Minh về vai trò của công nghiệp, của khoa học công nghệ nêu ra trên đây được Hồ Chí Minh viết từ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, xuất phát từ yêu cầu giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ đảng viên khi xây dựng kinh tế hậu phương, phục vụ sự ngiệp kháng chiến. Những tư tưởng trên của Người vẫn giữ nguyên giá trị cho đến ngày nay.
3. Thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
Miền Bắc được giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân thực hiện nhiệm vụ này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có điều kiện nghiên cứu à chỉ đạo thực tiễn công nghiệp hóa. Do đó có thể nói, đây là thời kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hoá được phát triển toàn diện trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Có thể tìm hiểm tư tưởng của Người về vai trò của công nghiệp, khoa học, kỹ thuật và công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trên những phương diện sau đây:
Thứ nhất, khẳng định tất yếu phải thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
Muốn xây dựng xã hội chủ nghĩa xã hội, theo Người, phải trải qua một thời kỳ quá độ để biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hâu thành một nước công nghiệp. Người nhấn mạnh: “Nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội”.
Từ đó, Người kết luận: muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội tất yếu phải công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. “Muốn đảm bảo đời sống sung sướng mãi mãi, phải công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa”. Sở dĩ Người khẳng định như vậy là vì các lý do:
- Một là, “nước ta vốn là một nước công nghiệp lạc hậu. Đó là chỗ bắt đầu đi của chúng ta” .
- Hai là, “đời sống nhân dân chỉ có thể thật dồi dào khi chúng ta dùng máy móc để sản xuất một cách thật rộng rãi”.
- Ba là, “công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế… Công nghiệp phát triển thì nông nghiệp mới phát triển… như hai chân đi khoẻ và đi đều thì tiến bước sẽ nhanh và nhanh chóng đi đến mục đích”.
Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định vai trò của nông nghiệp, coi nông nghiệp là gốc, là chính nhưng Người vẫn nhấn mạnh công nghiệp hóa mới là con đường cơ bản để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống: “Hiện nay chúng ta lấy sản xuất nông nghiệp là chính. Vì muốn mở mang công nghiệp thì phải có đủ lương thực, nguyên liệu, Nhưng công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa vẫn là mục tiêu phấn đấu chung, là con đường no ấm thật sự của nhân dân ta”.
Thứ hai, Người nói về những nội dung chủ yếu của công nghiệp hóa ở Việt Nam:
- Một là, nhấn mạnh vai trò và sự cần thiết phải phát triển công nghiệp nặng.
Hồ Chí Minh định nghĩa công nghiệp nặng một cách đơn giản và đầy đủ: Các ngành công nghiệp làm ra máy móc, gang, thép, than, hoá chất… gọi chung là công nghiệp nặng.
Mỗi khi nói về công nghiệp hóa Hồ Chí Minh đều nhấn mạnh vai trò của công nghiệp nặng. Người nói về vai trò của công nghiệp nặng như sau: “Công nghiệp nặng là đầu mối để mở mang các ngành công nghiệp khác và cung cấp máy móc cho nông nghiệp. Cho nên, chưa có công nghiệp nặng thì chưa thể có một nền kinh tế tự chủ và giàu mạnh được”. “Nhiệm vụ của công nghiệp nặng rất nặng nề nhưng rất vẻ vang. Để nâng cao không ngừng đời sống của nhân dân, để xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải quyết tâm phát triển tốt công nghiệp nặng”.
Hồ Chí Minh coi trọng công nghiệp nặng đến mức Người đã đặt cụm từ công nghiệp nặng bên cạnh cụm từ công nghiệp hóa như khái niệm đồng nhất. Chúng ta có thể nêu ví dụ: “Muốn đảm bảo đời sống sung sướng mãi mãi, phải công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, phải xây dựng công nghiệp nặng”. “Muốn có nhiều máy, thì phải mở mang các ngành công nghiệp làm ra máy, ra gang, thép, than, dầu… Đó là con đường phải đi của chúng ta, con đường công nghiệp hóa nước nhà”.
Sở dĩ Hồ Chí Minh coi trọng công nghiệp nặng như vậy vì Người ch rằng công nghiệp nặng cung cấp máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu cho nông nghiệp. “Công nghiệp nặng cũng phải cung cấp đủ máy móc các loại cho công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp”. Khái quát hơn, Người cho rằng: công nghiệp nặng làm cơ sở cho nền kinh tế độc lập.
- Hai là, trong nội dung công nghiệp hóa, Người cũng rất chú ý đến công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò của công nghiệp nhẹ: “Mọi chính sách của Đảng và Chính phủ ta đều nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội và không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Ngành công nghiệp nhẹ quan hệ rất khăng khít với đời sống hàng ngày của nhân dân. Vì vậy, nhiệm vụ của công nghiệp nhẹ là rất quan trọng”.
Hồ Chí Minh cũng rất coi trọng tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp địa phương. Người đã nói về cách thức phát triển công nghiệp địa phương: “Đối với công nghiệp địa phương còn mới, các xí nghiệp quốc doanh phải chú ý giúp đỡ làm cho công nghiệp địa phương ngày một phát triển. Nhưng các địa phương không nên ỷ lại vào Trung ương mà phải chú ý làm cho đúng phương châm: vốn, nguyên liệu, vật liệu, người của địa phương là chính; sản xuất hàng ra chủ yếu bán ở địa phương”. “Công nghiệp và thủ công nghiệp phải sản xuất nhiều công cụ làm đất, tưới tát, vận chuyển v.v. phải cung cấp nhiều hàng tiêu dùng tốt và rẻ cho nhân dân”.
- Ba là, Người rất chú ý xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý khi thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Khi trả lời phỏng vấn một tờ báo, Người đã nói: “Từ ngày được giải phóng, sau khi hoàn thành cải cách ruộng đất và cải tạo xã hội chủ nghĩa, chúng tôi đã ra sức phát triển nông nghiệp, giải quyết được vấn đề lương thực, phát triển công nghiệp nhẹ, tự cung cấp được phần lớn hàng tiêu dùng và bước đầu xây dựng công nghiệp nặng làm cơ sở cho nền kinh tế độc lập của chúng tôi”. Như vậy, theo Người, một nền kinh tế lành mạnh phải bao gồm nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng. Người cũng đã phác thảo mô hình nền kinh tế ở nước ta là: nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến.
- Bốn là, Người đã nhắc đến công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.
Trong quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế của đất nước, Hồ Chí Minh rất chú ý đến công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn. Người đã nói: “Công nghiệp phải phát triển mạnh để cung cấp đủ hàng tiêu dùng cần thiết cho nhân dân, trước hết là nông dân; cung cấp máy bơm nước, phân hóa học, thuốc trừ sâu… để đẩy mạnh công nghiệp; và cung cấp dần dần máy cấy, máy bừa cho các hợp tác xã nông nghiệp”. Như vậy trong tư duy của Người, vấn đề công nghiệp hóa nông nghiệp luôn được Người suy nghĩ, trăn trở.
Người cũng đề cập đến kinh tế gia đình và nghề phụ của người nông dân. Người nói: “Miếng vườn của mỗi gia đình xã viên và các loại nghề phụ là nguồn lợi để tăng thu nhập”, Người nhắc nhở phát triển thích đáng kinh tế phụ gia đình xã viên. Nghề phụ mà Người nhắc nhở có thể hiểu là các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thông.
Thứ ba, trong khi nói về công nghiệp hóa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Hồ Chí Minh thường gắn liền với vấn đề thực hiện cách mạng kỹ thuật. Người đã nhắc nhở kỹ thuật của thế giới ngày càng tiến bộ. Do đó, Người luôn nhắc cán bộ, công nhân, nông dân thường xuyên phải chú ý cải tiến kỹ thuật. Trong thư chúc tết đồng bào Hải Phòng Người viết: “Trong công nghiệp, phải ra sức đẩy mạnh việc hợp lý hóa sản xuất, cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng, nâng cao năng suất lao động… Ở trong nông nghiệp, phải ra sức cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật…”.
Có một điều đáng lưu ý là, với một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội như nước ta, Người nhắc nhở việc triển khai cách mạng kỹ thuật phải được triển khai lâu dài. Người gọi đó là con đường muôn dặm của cách mạng kỹ thuật.
Khi bàn về thực hiện đổi mới kỹ thuật, trang bị công nghệ mới Hồ Chí Minh luôn chú trọng mối quan hệ giữa trang bị mới với tận dụng, cải tiến công nghệ hiện có và sử dụng những công cụ cải tiến. Tư tưởng này được Người đề cập khi nói về đổi mới trang bị trong nông nghiệp. Người nói: “Muốn cơ giới hóa nông nghiệp cũng mất hàng 15, 20 năm chú không làm ngay một lúc được. Cho nên cần phải cải tiến nông cụ hiện có, phải làm những loại máy mới giản đơn, thợ mộc cũng đóng được, nông dân cũng làm được”.
Với quan điểm trên, Hồ Chí Minh rất chú ý động viên công nhân, nông dân, quân đội cải tiến kỹ thuật. Cuộc vận động cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật được triển khai rất mạnh mẽ trong các xí nghiệp, các hợp tác xã vào đầu những năm 60 thế kỷ XX thể hiện tư tưởng này của Người.
Thứ tư, khi nói về công nghiệp hóa, Hồ Chí Minh cũng gắn liền với nhấn mạnh vấn đề khoa học kỹ thuật. Người rất coi trọng kỹ thuật và việc phổ biến khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất. Người cho rằng: “Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống nhân dân… Nhiệm vụ của khoa học, kỹ thuật là cực kỳ quan trọng, cho nên mọi ngành, mọi người đều phải tham gia công tác khoa học, kỹ thuật”.
Khi bàn về phát triển khoa học kỹ thuật, Người nhắc nhở rằng:
- Đối với cán bộ khoa học kỹ thuật: “Phải ra sức đem hiểu biết khoa học, kỹ thuật của mình truyền bá rộng rãi trong nhân dân lao động, để nhân dân đẩy mạnh thi đua sản xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ”.
- Phải biết thông qua hoạt động thực tiễn, học tập những kinh nghiệm của quần chúng để tổng kết rút ra những vấn đề khoa học vì, theo Người: “trí tuệ và sáng kiến của quần chúng là vô cùng tận”, “nhân dân ta rất cần cù, thông minh và khéo léo. Trong sản xuất và sinh hoạt, họ có rất nhiều kinh nghiệm quý báu”.
- Để phát triển khoa học kỹ thuật cần chú ý nâng cao trình độ văn hóa cho ng