Nói đến nền văn minh cổ đại Trung Quốc thì quả là rộng lớn. Biết bao nhiêu hệ
tư tưởng xuất hiện và tồn tại mãi cho đến ngày nay. Từ thuyết âm dương ngũ hành,
học thuyết của Khổng Tử, Lão tử. Thế nhưng trong các học thuyết ấy, không ai có
thể chối cãi được rằng học thuyết Nho gia là có vị trí quan trọng hơn hết trong lịch
sử phát triển của Trung Quốc nói chung và các nước Đông Nam Á nói riêng. Kể từ
lúc xuất hiện từ vài thế kỷ trước công nguyên cho đến thời nhà Hán (Hán Vũ Đế)
Nho giáo đã chính thức trở thành hệ tư tưởng độc tôn và luôn luôn giữ vị trí đó cho
đến ngày cuối cùng của chế độ phong kiến. Điều đó đã chứng minh rõ ràng: Nho
giáo hẳn phải có những giá trị tích cực đặc biệt, nếu không sao nó có thể có sức sống
mạnh mẽ đặc biệt đến vậy.
Hiện diện trong nhiều thế kỷ như một mô hình tổ chức và quản lý xã hội mang
tính chất chính thống, một phương thức hoạt động và phát triển văn hóa đóng vai trò
chủ đạo, Nho giáo đã để lại ảnh hưởng sâu đậm của nó trong lịch sử và văn hóa Việt
Nam, những ảnh hưởng vẫn tiếp tục tác động tới đời sống xã hội Việt Nam sau thế
kỷ XIX. Là một giá trị ngoại sinh được tiếp nhận và vận dụng như một học thuyết
chính trị để xây dựng và bảo vệ đất nước, một hệ thống chuẩn mực gíup tổ chức và
quản lý xã hội, Nho giáo sau thời Bắc thuộc cũng được khuôn nắn lại về nội dung và
cơ cấu rồi trên cơ sở đó trở thành một yếu tố vừa góp phần thực hiện vừa góp phần
phản ảnh tiến trình lịch sử Việt Nam. Tìm hiểu Nho giáo với con đường phát triển
và ảnh hưởng văn hóa của nó trong lịch sửViệt Nam là góp thêm dữ kiện vào việc
nghiên cứu lịch sử Việt Nam nói chung cũng như lịch sử Nho giáo nói riêng.
23 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4938 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tư tưởng triết học của nho giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Đề tài: Nho giáo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
CAO HỌC KHÓA K19
…………………... ...…..……………….
TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC
Đề tài:
TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA NHO GIÁO
VÀ SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐỜI
SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA
NGƢỜI VIỆT
GVHD : TS BÙI VĂN MƢA
SVTH : Cao Thị Xuân Tâm
LỚP : CHK19- ĐÊM 1
Tp Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2010
SVTH :Cao Thị Xuân Tâm_Lớp: Đ1K19 Trang 1
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Đề tài: Nho giáo
LỜI MỞ ĐẦU
Nói đến nền văn minh cổ đại Trung Quốc thì quả là rộng lớn. Biết bao nhiêu hệ
tư tưởng xuất hiện và tồn tại mãi cho đến ngày nay. Từ thuyết âm dương ngũ hành,
học thuyết của Khổng Tử, Lão tử... Thế nhưng trong các học thuyết ấy, không ai có
thể chối cãi được rằng học thuyết Nho gia là có vị trí quan trọng hơn hết trong lịch
sử phát triển của Trung Quốc nói chung và các nước Đông Nam Á nói riêng. Kể từ
lúc xuất hiện từ vài thế kỷ trước công nguyên cho đến thời nhà Hán (Hán Vũ Đế)
Nho giáo đã chính thức trở thành hệ tư tưởng độc tôn và luôn luôn giữ vị trí đó cho
đến ngày cuối cùng của chế độ phong kiến. Điều đó đã chứng minh rõ ràng: Nho
giáo hẳn phải có những giá trị tích cực đặc biệt, nếu không sao nó có thể có sức sống
mạnh mẽ đặc biệt đến vậy.
Hiện diện trong nhiều thế kỷ như một mô hình tổ chức và quản lý xã hội mang
tính chất chính thống, một phương thức hoạt động và phát triển văn hóa đóng vai trò
chủ đạo, Nho giáo đã để lại ảnh hưởng sâu đậm của nó trong lịch sử và văn hóa Việt
Nam, những ảnh hưởng vẫn tiếp tục tác động tới đời sống xã hội Việt Nam sau thế
kỷ XIX. Là một giá trị ngoại sinh được tiếp nhận và vận dụng như một học thuyết
chính trị để xây dựng và bảo vệ đất nước, một hệ thống chuẩn mực gíup tổ chức và
quản lý xã hội, Nho giáo sau thời Bắc thuộc cũng được khuôn nắn lại về nội dung và
cơ cấu rồi trên cơ sở đó trở thành một yếu tố vừa góp phần thực hiện vừa góp phần
phản ảnh tiến trình lịch sử Việt Nam. Tìm hiểu Nho giáo với con đường phát triển
và ảnh hưởng văn hóa của nó trong lịch sửViệt Nam là góp thêm dữ kiện vào việc
nghiên cứu lịch sử Việt Nam nói chung cũng như lịch sử Nho giáo nói riêng.
SVTH :Cao Thị Xuân Tâm_Lớp: Đ1K19 Trang 2
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Đề tài: Nho giáo
CHƢƠNG I: TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA NHO GIÁO
I. KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC NHO GIÁO
1. Khái niệm:
Nho giáo, còn được gọi là Khổng giáo, là một hệ thống đạo đức, triết lý và tôn
giáo do Khổng Tử phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị. Nho giáo rất phát
triển ở các nước châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, và Việt Nam. Những
người thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là các nhà Nho.
2. Lịch sử hình thành và phát triển:
2.1. Lịch sử hình thành:
Nho giáo là một giáo lý đạo đức cơ bản xuất xứ ở Trung Quốc vào thế kỷ 6 và
5 trước CN. Dựa trên những cơ cấu và sự tụ tập nó đã phổ biến lâu đời trong xã hội
Trung Quốc, chẳng hạn hệ thống gia tộc và sự thờ cúng ông bà tổ tiên, Nho giáo đã
trở thành hệ thống tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất ở Trung Quốc, cùng tồn tại với
Phật giáo và Lão giáo qua nhiều thế kỷ. Nho giáo do Khổng Tử sáng lập và được
mở rộng bởi hai học trò của mình là Mạnh Tử và Tuân Tử vào thế kỷ thứ 4 và 3
trước CN.
Vào năm 221 trước CN, mở đầu thời đại đế quốc, nhà Tần đàn áp những người
theo Đạo Nho không chút thương xót. Nhưng đế chế này chỉ tồn tại 15 năm, triều
đại kế tiếp, nhà Hán lại nâng cao Nho giáo hơn bất kỳ tông phái nào khác, biến nó
trở thành quốc giáo. Vào triều đại nhà Hán, đạo Nho trở thành cơ sở giáo dục của
Trung Quốc, một vị trí mà nó nắm giữ cho đến đầu thế kỷ 20.
Sự sụp đổ của nhà Hán vào cuối thế kỷ thứ 2 trước CN và thời kỳ hỗn loạn xảy
ra sau đó đem lại sự suy sụp tạm thời vận mệnh của Nho giáo. Nó cũng bị thử thách
trong những thế kỷ tiếp theo sau đó vì Phật giáo và Lão giáo đem lại khuynh hướng
tâm linh đối với đời sống của mọi người mà Nho giáo không hỗ trợ được. Tuy
nhiên, Nho giáo đáp lại bằng cách mở ra một số phong trào phục hưng ở các triều
đại Đường và Tống (thế kỷ 7-13 CN) với sự thành công vang dội, phong trào này
được người Phương Tây biết đến là “Tân Nho giáo” do Chu Hi diễn giải, được chính
quyền chấp nhận như là một học thuyết chính thống và được tồn tại lâu dài ở các
triều đại nhà Minh và nhà Thanh (thế kỷ 14–20).
Sau khi thiết lập nền Cộng Hòa Trung Quốc vào năm 1912, phong trào cộng
sản đối nghịch với Nho giáo nên nó được xem là kẻ thù của sự tiến bộ. Tuy thế,
trong những năm gần đây, chính quyền Trung Quốc trở nên thoải mái hơn, chủ yếu
do bởi mối liên kết mật thiết của Nho giáo với hệ thống gia đình và nó đặt nặng về
kỷ luật và trật tự xã hội. Mặc dù ngày nay chế độ phong kiến và đế quốc đã bị quét
sạch nhưng giáo lý của đạo Nho vẫn còn tác động vào tâm hồn của người dân Trung
Quốc.
SVTH :Cao Thị Xuân Tâm_Lớp: Đ1K19 Trang 3
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Đề tài: Nho giáo
2.2. Các giai đoạn phát triển:
Nho giáo nguyên thủy
Thời Xuân Thu, Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục kinh
gồm có Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc.
Về sau Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ kinh thường được gọi là Ngũ kinh.
Sau khi Khổng Tử mất, học trò của ông tập hợp các lời dạy để soạn ra cuốn Luận
ngữ. Học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, dựa vào
lời thầy mà soạn ra sách Đại học. Sau đó, cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, còn
gọi là Tử Tư viết ra cuốn Trung Dung. Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đưa ra các tư
tưởng mà sau này học trò của ông chép thành sách Mạnh Tử. Từ Khổng Tử đến
Mạnh Tử hình thành nên Nho giáo nguyên thủy, còn gọi là Nho giáo tiền Tần (trước
đời Tần), Khổng giáo hay "tư tưởng Khổng-Mạnh". Từ đây mới hình thành hai khái
niệm, Nho giáo và Nho gia. Nho gia mang tính học thuật, nội dung của nó còn được
gọi là Nho học; còn Nho giáo mang tính tôn giáo. Ở Nho giáo, Văn Miếu trở thành
thánh đường và Khổng Tử trở thành giáo chủ, giáo lý chính là các tín điều mà các
nhà Nho cần phải thực hành.
Hán Nho
Đến đời Hán, Đại Học và Trung Dung được gộp vào Lễ Ký. Hán Vũ Đế đưa
Nho giáo lên hàng quốc giáo và dùng nó làm công cụ thống nhất đất nước về tư
tưởng. Và từ đây, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong
kiến Trung Hoa trong suốt hai ngàn năm. Nho giáo thời kỳ này được gọi là Hán
Nho. Điểm khác biệt so với Nho giáo nguyên thủy là Hán Nho đề cao quyền lực của
giai cấp thống trị, Thiên Tử là con trời, dùng "lễ trị" để che đậy "pháp trị".
Tống Nho
Đến đời Tống, Đại Học, Trung Dung được tách ra khỏi Lễ Ký và cùng với
Luận ngữ và Mạnh Tử tạo nên bộ Tứ Thư. Lúc đó, Tứ Thư và Ngũ Kinh là sách gối
đầu giường của các nhà Nho. Nho giáo thời kỳ nay được gọi là Tống Nho, với các
tên tuổi như Chu Hy (thường gọi là Chu Tử), Trình Hạo, Trình Di. (Ở Việt Nam, thế
kỷ thứ 16, Nguyễn Bỉnh Khiêm rất giỏi Nho học nên được gọi là "Trạng Trình").
Phương Tây gọi Tống Nho là "Tân Khổng giáo". Điểm khác biệt của Tống Nho với
Nho giáo trước đó là việc bổ sung các yếu tố "tâm linh" (lấy từ Phật giáo) và các yếu
tố "siêu hình" (lấy từ Đạo giáo) phục vụ cho việc đào tạo quan lại và cai trị.
3. Các đại biểu tiêu biểu:
3.1. Khổng Tử:
Khổng Tử (còn gọi là Khổng Phu Tử (551 – 479 TCN)) là một nhà tư tưởng,
nhà triết học xã hội nổi tiếng người Trung Hoa, các bài giảng và triết lý của ông có
ảnh hưởng rộng lớn đối với đời sống và tư tưởng của các nền văn hóa Đông Á.
Triết học của ông nhấn mạnh trên cá nhân và cai trị bằng đạo đức, sự chính xác
của những mối quan hệ xã hội, sự công bằng và sự trung thực. Các giá trị đó đã có
được tầm ảnh hưởng lớn trên mọi học thuyết khác ở Trung Quốc như Pháp gia hay
SVTH :Cao Thị Xuân Tâm_Lớp: Đ1K19 Trang 4
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Đề tài: Nho giáo
Đạo gia trong suốt triều đại nhà Hán. Các tư tưởng của Khổng Tử đã được phát triển
thành một hệ thống triết học được gọi là Khổng giáo. Khổng giáo được một người
Italia là Matteo Ricci đưa vào Châu Âu, ông cũng là người đầu tiên La tinh hoá tên
Khổng Tử thành "Confucius". Tư tưởng của ông còn được xem là một tôn giáo lớn
của loài người, nhất là dân tộc Trung Hoa.
Các bài giảng của Khổng Tử được nghiên cứu chủ yếu qua cuốn Luận Ngữ,
một tập hợp những "mẩu chuyện cách ngôn ngắn", được biên soạn nhiều năm sau
khi ông qua đời. Trong gần 2.000 năm ông được cho là người biện soạn hoặc tác giả
của Ngũ Kinh, chẳng hạn như Kinh Lễ (soạn giả), và Biên niên sử Xuân Thu (tác
giả).
3.2. Mạnh Tử:
Mạnh Tử (372–289 trước công nguyên; có một số tài liệu khác ghi là: 385–
303/302 TCN) là nhà triết học Trung Quốc và là người tiếp nối Khổng Tử.
Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, sinh vào đời vua Liệt Vương, nhà
Chu, quê gốc ở đất Trâu, thuộc nước Lỗ, nay là thành phố Trâu Thành, tỉnh Sơn
Đông, Trung Quốc. Ông mồ côi cha, chịu sự nuôi dạy nghiêm túc của mẹ là Chương
thị (người đàn bà họ Chương). Chương thị sau này được biết tới với cái tên Mạnh
mẫu (mẹ của Mạnh Tử). Mạnh mẫu đã ba lần chuyển nhà để Mạnh Tử được ở trong
môi trường xã hội tốt nhất cho việc học tập, tu dưỡng. Thời niên thiếu, Mạnh Tử làm
môn sinh của Tử Tư, tức là Khổng Cấp, cháu nội của Khổng Tử. Vì vậy, ông chịu
ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Khổng giáo. Mạnh Tử là đại biểu xuất sắc của
Nho giáo thời chiến quốc, thời kỳ nở rộ các nhà tư tưởng lớn với các trường phái
như Pháp gia, Du thuyết, Nho gia, Mặc gia...(thời kỳ bách gia tranh minh) và cũng
là thời kỳ mà các tập đoàn phong kiến tranh giành, xâu xé lẫn nhau gây ra các cuộc
chiến tranh liên miên, dân tình vô cùng khổ sở . Tư tưởng của Mạnh Tử phát triển
thêm tư tưởng của Khổng Tử nhưng ông không tuyệt đối hóa vai trò của ông vua
như Khổng Tử, ông chủ trương dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh, ông cũng
là người đưa ra thuyết tính thiện của con người rằng con người sinh ra đã là thiện rồi
nhân chi sơ bản tính thiện, tư tưởng này đối lập với thuyết tính ác của Tuân Tử rằng
nhân chi sơ bản tính ác. Ông cho rằng "kẻ lao tâm trị người còn người lao lực thì bị
người trị". Học thuyết của ông gói gọi trong các chữ "Nghĩa", "Trí", "Lễ", "Tín".
Ông đem học thuyết của mình đi truyền bá đến vua chúa các nước chư hầu như Tề
Tuyên Vương (nước Tề), Đằng Văn Công (nước Đằng), Lương Huệ Vương (nước
Nguỵ)...nhưng không được áp dụng. Về cuối đời ông dạy học và viết sách, sách
Mạnh Tử của ông là một trong những cuốn sách quan trọng của Nho giáo. Ông được
xem là ông tổ thứ hai của Nho giáo và được hậu thế tôn làm "Á thánh Mạnh Tử"
(chỉ đứng sau Khổng Tử).
SVTH :Cao Thị Xuân Tâm_Lớp: Đ1K19 Trang 5
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Đề tài: Nho giáo
3.3. Tuân Tử:
Tuân Tử (313 TCN – 235 TCN) là một nhà Nho, nhà tư tưởng của Trung Hoa
vào cuối thời Chiến Quốc.
Tuân Tử tên Huống , tự Khanh, cũng tự Tôn Khanh. Đời Hán đặt tên sách của
Tuân Tử là "Tôn Khanh Tử", sang thời Đường mới đổi lại xưng hô "Tuân Tử". Tuân
Tử người nước Triệu, sanh vào năm nào không được rõ, chỉ biết "Niên giám Tuân
Tử", bắt đầu ghi chép sự tích của Người từ năm Triệu Huệ Văn Vương nguyên niên,
và mất vào năm thứ 25 Sở Khảo Liệt Vương. Đại để là, trước 40 tuổi, Tuân Tử
chuyên tâm về việc trau dồi học vấn, khoảng trước sau 50 tuổi đi du hành qua các
nước, từ 60 tuổi trở đi, những năm đầu làm huyện lệnh Lan Lăng của nước Sở,
những năm sau thì mở lớp dạy học, y như Khổng Tử, Mạnh Tử thuở trước. Đúng
vào năm 50 tuổi, Tuân Tử đến nước Tề. Tuy được người Tề hết sức kính nể, đã
trước sau ba lần cử làm "Tế tửu” , một danh hiệu vinh dự trong buổi "quốc yến",
nhưng rốt cuộc chẳng được trọng dụng. Sau khi rời Tề sang Tần, Tuân Tử được gặp
tể tướng Phạm Tuy. Lúc đó Tần là một cường quốc, thường ỷ thế mạnh đe dọa chư
hầu. Phạm Tuy hỏi cảm nghĩ của khách ra sao, đối với Tần. Đáp lại câu hỏi đó,
trước hết, Tuân Tử ca ngợi Tần là một nước có tập tục tốt, núi non đẹp, hơn nữa là
quan lại dốc lòng vì dân, triều đình làm việc mau mắn. Nhưng tiếp theo thì vuốt mặt
chẳng nể mũi, thẳng lời phê bình nước Tần hãy còn khiếm khuyết đạo Nho. Chiếu
theo tiêu chuẩn của Tuân Tử thì, thiếu đạo Nho tức là thiếu Lễ nghĩa, mà lễ nghĩa là
linh hồn của quốc gia. Tuân Tử khen điều hay, chê điều dở của Tần một cách thẳng
thắn, chẳng ngại mếch lòng ai như vậy là thái độ nhận chân nghiêm túc, phải là phải,
trái là trái của con người Nho học. Song cũng vì thế, nên Tuân Tử đã thiếu dịp may
thi thố tài đức, thực hiện lý tưởng chính trị của mình, đành phải trở về cố quốc. Ở
Triệu là nơi nước nhà, Tuân Tử từng biện luận phép dụng binh với Lâm Vũ Quân,
trước mặt Triệu Hiếu Thành Vương. Lâm Vũ Quân dựa vào nguyên tắc "xuất kỳ bất
ý, công kỳ bất bị" của Tôn Tử binh pháp, cho ràng kẻ dùng binh giỏi, bao giờ cũng
"quyền mưu thế lợi " và "công đoạt biến trá", nghĩa là không từ bỏ bất cứ thủ đoạn
gian trá nào. Ngược lại, Tuân Tử có quan điểm khác hẳn, Người nhấn mạnh kẻ giỏi
về quân sự là biết "thiện phụ dân", tức là dựa vào sức mạnh của dân một cách hiệu
quả. Tuân Tử cho rằng, được dân ủng hộ mới nắm chắc phần thắng, cho nên "thiện
phụ dân", là cái vốn quý nhất của người điều khiển chiến tranh. Tiếc thay, ngay tại
bản quốc cũng không đắc chí Tuân Tử lại tái xuất ngoại, sang nước Sở. Tại Sở,
Tuân Tử được Xuân Thân Quân bổ làm huyện lệnh huyện Lan Lăng, rồi từ đó định
cư luôn tại chỗ, không trở về cố quốc nữa. Vào những năm cuối cùng, lúc tuổi về
già, Tuân Tử mở trường tư thục dạy học và viết sách, sáng lập ra học phái Lan Lăng,
tạo dựng phong khí thư hương cho xứ này. Từ đó, học trò Lan Lăng hay lấy chữ
"Khanh" đặt tự, để kỷ niệm thầy Tuân Tử. Người đời sau hay hiểu một cách tổng
quát là, lúc về già, Khổng Tử cùng Mạnh Tử đều cáo lão về vườn, lập ngôn và trước
tác. Thật ra, bảo trọng Khổng - Mạnh lập ngôn là đúng, nhưng viết sách vị tất đã
đúng. Riêng Tuân Tử, trong thời gian ở Lan Lăng, chẳng những đã lập ngôn, mà còn
SVTH :Cao Thị Xuân Tâm_Lớp: Đ1K19 Trang 6
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Đề tài: Nho giáo
lập thư nữa. Ba mươi ba thiên trong cuốn sách mà Tuân Tử đã viết, là một bộ tác
phẩm, có hệ thống tư tưởng hoàn chỉnh nhất của phái Nho học thời Chu - Lân. (Nói
như vậy, không có nghĩa là cuốn "Tuân Tử" ngày nay, hoàn toàn do một tay Tuân
Tử viết ra, bởi cổ tịch nào cũng có phần tả thêm, hoặc ít hoặc nhiều ngôn luận của
các nhà Nho đời sau). Tuy rằng, trong triết lý tư tưởng của Tuân Tử, có một số khác
biệt với Khổng - Mạnh, nhưng về lập trường căn bản của Người đối với thế sự, nhất
là thái độ khẳng định giá trị lý tưởng chính trị của nhà Nho, thì chẳng có khác gì với
Khổng - Mạnh. Có lẽ cũng vì thế mà cuộc đời của Tuân Tử cũng chẳng khác chi
mấy, so với Khổng Tử và Mạnh Tử.
II. NHỮNG TƢ TƢỞNG CƠ BẢN TRONG TRIẾT HỌC NHO GIÁO :
1. Các tác phẩm kinh điển của Nho giáo :
Các sách kinh điển của Nho giáo đều hình thành từ thời kỳ Nho giáo nguyên
thủy. Sách kinh điển gồm 2 bộ: Tứ Thư và Ngũ Kinh. Hệ thống kinh điển đó hầu hết
viết về xã hội, về những kinh nghiệm lịch sử Trung Hoa, ít viết về tự nhiên. Điều
này cho thấy rõ xu hướng biện luận về xã hội, về chính trị, về đạo đức là những tư
tưởng cốt lõi của Nho gia.
1.1. Tứ Thƣ :
Là bốn quyển sách kinh điển của văn học Trung Hoa được Chu Hy thời nhà
Tống lựa chọn làm nền tảng cho triết học Trung Hoa và Khổng giáo. Chúng bao
gồm :
Đại học : Sách Đại học dùng để dạy cho học trò từ 15 tuổi trở lên, khi bước
vào bậc đại học, dạy cho biết cách xử sự ở đời để lớn lên ra gánh vác việc nước.
Theo các Nho gia, sách Đại Học do Tăng Tử làm ra để diễn giải các lời nói của
Khổng Tử.
Mục đích và tôn chỉ của sách này là nói về đạo quân tử, trước hết phải sửa cái
đức của mình cho sáng tỏ để mọi người noi theo, làm sao cho đến chổ chí thiện.
Muốn được vậy, phải sử dụng Bát điều mục (tám điều) : cánh vật, trí tri, thành ý,
chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Cái gốc của đạo quân tử là sự “tu
thân”. Cho nên trong sách Đại học có câu : “Tự thiên tữ dĩ chí ư thứ nhân, nhứt thị
giai dĩ tu thân vi bổn” (Nghĩa là : “từ vua cho đến thường dân, ai ai cũng đều lấy sự
sửa của mình làm gốc”).
Trung Dung : Sách Trung Dung do Tử Tư làm ra. Tử Tư, cháu nội của
Khổng Tử, là học trò của Tăng Tử, thọ được cái học tâm truyền của Tăng Tử.
Trong sách Trung Dung, Tử Tư dẫn những lời của Không Tử nói về đạo “trung
dung”, tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa,
không thái quá, không bất cập và phải cố gắng ở đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho
thành người quân tử, để cuối cùng thành thánh nhân.
SVTH :Cao Thị Xuân Tâm_Lớp: Đ1K19 Trang 7
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Đề tài: Nho giáo
Cả hai quyển sách Đại Học và Trung Dung trước đây là những thiên trong
Kinh Lễ, sau các Nho gia đời Tống tách riêng ra làm hai quyển để hợp với sách
Luận Ngữ và Mạnh Tử thành bộ Tứ Thư.
Luận Ngữ : là sách sưu tập ghi chép lại những lời dạy của Khổng Tử và
những lời nói của người đương thời. Sách Luận Ngữ gồm 20 thiên, mỗi thiên đều
lấy chữ đầu mà đặt tên, và các thiên không có liên hệ với nhau. Đọc sách này, người
ta hiểu được phẩm chất tư cách và tính tình của Khổng Tử, nhất là về giáo dục, ông
tỏ ra là người thấu hiểu tâm lý của từng học trò, khéo đem lời giảng dạy thích hợp
với từng trình độ, từng hoàn cảnh của mỗi người. Như có khi cùng một câu hỏi mà
ông trả lời cho mỗi người một cách.
Luận Ngữ dạy đạo quân tử một cách thực tiễn, miêu tả tính tình đức độ của
Khổng Tử để làm mẫu mực cho người đời sau noi theo.
Mạnh Tử : Sách Mạnh Tử là bộ sách làm ra bởi Mạnh Tử và các môn đệ của
ông như : Nhạc Chính Khắc, Công Tôn Sửu, Vạn Chương… ghi chép lại những điều
đối đáp của Mạnh Tử với các vua chư hầu, giữa Mạnh Tử và các học trò cùng với
những lời phê bình của Mạnh Tử về các học thuyết khác như : học thuyết của Mặc
Tử, Dương Chu. Sách Mạnh Tử gồm 7 thiên, chia làm 2 phần : Tâm học và Chính
trị học.
Tâm học : Mạnh Tử cho rằng mỗi người đều có tính thiện do Trời phú cho.
Sự giáo dục phải lấy tính thiện đó làm cơ bản, giữ cho nó không mờ tối, trau dồi nó
để phát triển thành người lương thiện. Tâm là cái thần minh của Trời ban cho người.
Như vậy, tâm của ta với tâm của Trời đều cùng một thể. Học là để giữ cái Tâm, nuôi
cái Tính, biết rõ lẽ Trời mà theo chính mệnh. Nhân và nghĩa vốn có sẵn trong lương
tâm của người. Chỉ vì ta đắm đuối vào vòng vật dục nên lương tâm bị mờ tối, thành
ra bỏ mất nhân nghĩa. Mạnh Tử đề cập đến khí Hạo nhiên, cho rằng nó là cái tinh
thần của người đã hợp nhất với Trời.
Chính trị học : Mạnh Tử chủ trương : Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi
khinh. Đây là một tư tưởng rất mới và rất táo bạo trong thời quân chủ chuyên chế
đang thịnh hành. Mạnh Tử nhìn nhận chế độ quân chủ, nhưng vua không có quyền
lấy dân làm của riêng cho mình. Phải duy dân và vì dân. Muốn vậy, phải có luật
pháp công bằng, dẫu vua quan cũng không được vượt ra ngoài pháp luật đó. Người
trị dân, trị nước phải chăm lo việc dân việc nước, làm cho đời sống của dân được
sung túc, phải lo giáo dục dân để hiểu rõ luật pháp mà tuân theo, lấy nhân nghĩa làm
cơ bản để thi hành. Chủ trương về chính trị của Mạnh Tử vô cùng mới mẽ và táo
bạo, nhưng rất hợp lý, làm cho những người chủ trương quân chủ thời đó không thể
nào bắt bẻ được. Có thể đây là lý thuyết khởi đầu để hình thành chế độ quân chủ lập
hiến sau này.
SVTH :Cao Thị Xuân Tâm_Lớp: Đ1K19 Trang 8
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Đề tài: Nho giáo
1.2. Ngũ Kinh :
Ngũ Kinh là năm quyển kinh điển trong văn học Trung Hoa dùng làm nền
tảng trong Nho giáo. Năm quyển này đều được Khổng Tử soạn thảo, gồm có:
Kinh Thi: sưu tập các bài thơ dân gian có từ trước Khổng Tử, nói nhiều về
tình yêu nam nữ. Khổng Tử san định thành 300 thiên nhằm giáo dục mọi người tình
cảm trong sáng lành mạnh và cách thức diễn đạt rõ ràng và trong sáng. Một lần,
Khổng Tử hỏi con trai "học Kinh Thi chưa?", người con trả lời "chưa". Khổng Tử
nói "Không học Kinh Thi thì không biết nói