Tiểu luận Tư tưởng triết học của phơrăngxít bêcơn và sự ảnh hưởng của nó đến nền văn minh phương tây hiện đại

“Triết học chân chính chỉlà triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của bản thân thếgiới và được viết dưới những sựchỉdẫn của thếgiới” (Ph.Bêcơn) Từtrước đến nay, có rất nhiều khái niệm vềtriết học. Nhưng dù hiểu theo nghĩa nào thì từthời cổxưa, triết học đã là một bộmôn tổng hợp bao gồm các lĩnh vực tri thức khác nhưcơhọc, lý học, toán học, . Nhưng do sựphát triển của xã hội, đối tượng nghiên cứu của triết học dần thu hẹp lại và cho đến ngày nay, triết học được định nghĩa là một hình thái ý thức xã hội, là học thuyết vềnhững nguyên tắc chung của tồn tại và nhận thức, là thái độcon người đối với thếgiới, là khoa học vềnhững quy luật chung nhất cuảa tựnhiên, xã hội và tưduy. Triết học nghiên cứu hai vấn đềcơbản, đó là quan hệgiữa vật chất và ý thức và khảnăng nhận thức của con người vềthếgiới. Với tính cách là một hệthống tưduy lý luận, một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, một hình thức nhận thức tổng quát cho phép con người hiểu được thếgiới và biết cách ứng xửtrong thếgiới, triết học mang lại những giá trịlớn như: triết học vừa là cơsởthếgiới quan đểcon người tìm hiểu bản chất thếgiới, và vừa là cơsởphương pháp luận phổbiến hướng dẫn hành vi con người trong hoạt động thực tiễn và nhận thức. Quá trình hình thành và phát triển triết học luôn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển xã hội loài người. Vì vậy, triết học cũng trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau, cụthểcó thểchia ra các thời kỳnhư sau: - Triết học Ấn Độcổ đại - Triết học Trung Hoa cổ đại 4 - Triết học Hi Lạp cổ đại - Triết học Phương Tây trung đại - Triết học phương Tây thời Phục hưng – cận đại - Triết học phương Tây hiện đại Trong phạm vi nghiên cứu của đềtài này, chúng ta chỉdừng lại xem xét những quan điểm triết học phương Tây trong thời Phục hưng – cận đại, đồng thời đi sâu vào nghiên cứu những tưtưởng triết học của triết gia Phơrăngxít Bêcơn và những ảnh hưởng của nó đến xã hội thời đó và ngày nay. Nội dung đềtài được chia làm hai phần chính: 1. Những tưtưởng triết học của Ph. Bêcơn 2. Những ảnh hưởng của nó đến xã hội thời đó và ngày nay.

pdf35 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3033 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tư tưởng triết học của phơrăngxít bêcơn và sự ảnh hưởng của nó đến nền văn minh phương tây hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ -------------------------------- TIỂU BAN TRIẾT HỌC Đề tài tiểu luận: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA PHƠRĂNGXÍT BÊCƠN VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN NỀN VĂN MINH PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH : Huỳnh Thị Nguyên Bình Lớp: CH K19 , đêm 1 TP. Hồ Chí Minh, 2010 1  MỤC LỤC Lời nói đầu 1 Phần 1: Sơ lược về triết học phương Tây thời Phục hưng – cận đại 2 1. Hoàn cảnh ra đời và phát triển 2 1.1 Thời kỳ Phục Hưng 2 - Về kinh tế 3 - Về xã hội 4 - Về văn hoá, tư tưởng 4 1.2. Thời kỳ cận đại 6 2. Những đặc điểm cơ bản của triết học phương Tây thời Phục hưng – cận đại 7 Phần 2: Tư tưởng triết học của Phơrăngxít Bêcơn 10 1. Các tư tưởng triết học thời Phục hưng 10 2. Các tư tưởng triết học thời cận đại 11 3. Phơrăngxít Bêcơn 11 a. Quan niệm của Ph.Bêcơn về bản chất, nhiệm vụ của khoa học và triết học 12 b. Quan niệm về thế giới 15 c. Nhận thức luận và phương pháp luận 17 d. Quan niệm về chính trị - xã hội 25 e. Nhân bản học và quan niệm về tôn giáo 25 Phần 3: Những ảnh hưởng của tư tưởng Triết học Ph. Bêcơn 27 1. Thời bấy giờ 27 2. Ngày nay 29 Tài liệu tham khảo 2  LỜI NÓI ĐẦU “Triết học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới” (Ph.Bêcơn) Từ trước đến nay, có rất nhiều khái niệm về triết học. Nhưng dù hiểu theo nghĩa nào thì từ thời cổ xưa, triết học đã là một bộ môn tổng hợp bao gồm các lĩnh vực tri thức khác như cơ học, lý học, toán học,…. Nhưng do sự phát triển của xã hội, đối tượng nghiên cứu của triết học dần thu hẹp lại và cho đến ngày nay, triết học được định nghĩa là một hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những nguyên tắc chung của tồn tại và nhận thức, là thái độ con người đối với thế giới, là khoa học về những quy luật chung nhất cuảa tự nhiên, xã hội và tư duy. Triết học nghiên cứu hai vấn đề cơ bản, đó là quan hệ giữa vật chất và ý thức và khả năng nhận thức của con người về thế giới. Với tính cách là một hệ thống tư duy lý luận, một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, một hình thức nhận thức tổng quát cho phép con người hiểu được thế giới và biết cách ứng xử trong thế giới, triết học mang lại những giá trị lớn như: triết học vừa là cơ sở thế giới quan để con người tìm hiểu bản chất thế giới, và vừa là cơ sở phương pháp luận phổ biến hướng dẫn hành vi con người trong hoạt động thực tiễn và nhận thức. Quá trình hình thành và phát triển triết học luôn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển xã hội loài người. Vì vậy, triết học cũng trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau, cụ thể có thể chia ra các thời kỳ như sau: - Triết học Ấn Độ cổ đại - Triết học Trung Hoa cổ đại 3  - Triết học Hi Lạp cổ đại - Triết học Phương Tây trung đại - Triết học phương Tây thời Phục hưng – cận đại - Triết học phương Tây hiện đại Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng ta chỉ dừng lại xem xét những quan điểm triết học phương Tây trong thời Phục hưng – cận đại, đồng thời đi sâu vào nghiên cứu những tư tưởng triết học của triết gia Phơrăngxít Bêcơn và những ảnh hưởng của nó đến xã hội thời đó và ngày nay. Nội dung đề tài được chia làm hai phần chính: 1. Những tư tưởng triết học của Ph. Bêcơn 2. Những ảnh hưởng của nó đến xã hội thời đó và ngày nay. PHẦN 1 : SƠ LƯỢC VỀ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY THỜI PHỤC HƯNG – CẬN ĐẠI 3. Hoàn cảnh ra đời và phát triển 3.1. Thời kỳ Phục Hưng Khi bóng đêm của đêm trường Trung cổ bị những ánh sáng bình minh của nền văn minh công nghiệp chiếu rọi thì Tây Âu đã có những bước chuyển dữ dội, chuyển sang thời kỳ phục hưng, thời đại phục sinh những giá trị của nền văn hoá cổ đại Hy La đã bị lãng quên trong nền chuyên chế phong kiến kéo dài hàng nghìn năm ở Châu Âu. Thời kì Phục hưng của các nước Tây Âu là giai đoạn lịch sử quá độ từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản (thế kỷ XV - XVI). Tính chất quá độ 4  đó biểu hiện trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế, chính trị - xã hội, văn hoá tư tưởng thời kì này. Về kinh tế: Bắt đầu từ thế kỉ XV, ở Tây Âu, chế độ phong kiến với nền sản xuất nhỏ và các đạo luật hà khắc Trung cổ đã bước vào thời kì tan rã. Nhiều công trường thủ công xuất hiện, ban đầu ở Italia, sau đó lan sang Anh, Pháp và các nước khác, thay thế cho nền kinh tế tự nhiên kém phát triển. Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa thúc đẩy sự phát triển của khoa học, kĩ thuật. Nhiều công cụ lao động được cải tiến và hoàn thiện. Với việc sáng chế ra máy kéo sợi và máy in đã làm cho công nghiệp dệt, công nghệ ấn loát đặc biệt phát triển, nhất là ở Anh. Sự khám phá và chế tạo hàng loạt đồng hồ cơ học đã giúp cho con người có thể sản xuất có kế hoạch, tiết kiệm thời gian và tăng năng suất lao động. Những phát kiến về đường biển, tìm ra những miền đất mới, phát hiện ra châu Mỹ... càng tạo điều kiện phát triển cho nền sản xuất theo hướng tư bản chủ nghĩa. Thương mại, thị trường trao đổi hàng hoá giữa các nước được mở rộng; giao lưu quốc tế được tăng cường, nhờ đó mà các nước phát triển sớm như Anh, Pháp, Tây Ban Nha... thi nhau xâm chiếm thuộc địa để mở rộng việc khai thác thiên nhiên và thị trường tiêu thụ hàng hoá. Xét về bản chất kinh tế, thời kỳ phục hưng là giai đoạn quá độ của phương thức sản xuất TBCN. Đây là thời kỳ tích luỹ tư bản đầu tiên được mở rộng. Người nông dân bị đuổi ra khỏi ruộng đất của họ, bạo lực của kẻ cường quyền đã tách người lao động ra khỏi tư liệu sản xuất. Các công trường thủ công dần dần át cách làm ăn kiểu phường hội phong kiến. Các chủ thủ công nghiệp ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng trong nền kinh tế, họ trở thành giai tầng mới nắm giữ sức mạnh kinh tế - giai cấp tư sản; trong khi người nông dân do không còn ruộng đất phải ra thành phố kiếm kế sinh nhai bằng cách làm thuê cho các công trường, xưởng thợ. Họ là tiền thân của giai cấp vô sản sau này. 5  Phong trào chống phong kiến của nông dân, thợ thủ công trào dâng khắp Châu Âu. Giai cấp tư sản trở thành kẻ đồng minh. Người ta không chỉ đòi xoá bỏ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp phong kiến, những chướng ngại trên con đường phát triển theo xu hướng TBCN mà còn chĩa mũi nhọn vào giáo hội La Mã, thành luỹ tinh thần của chế độ phong kiến. Đặc điểm của phong trào đã ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc đấu tranh tư tưởng lúc bấy giờ, bao gồm cả sự phát triển của triết học. Thế giới quan của giai cấp tư sản thể hiện dưới hình thức duy vật và vô thần ngày càng rõ nét. Do đòi hỏi của thực tiễn sản xuất vật chất, các ngành khoa học tự nhiên bắt đầu phát triển và đây cũng là thời kỳ gặt hái bội thu về các thành tựu khoa học kỹ thuật như sử dụng năng lượng nước, dệt, khai mỏ, luyện kim, chế tạo vũ khí, in ấn, hàng hải… Chẳng hạn với việc sử dụng năng lượng nước đã cho phép thay thế dần sức người và sức súc vật trong sản xuất. Chính sự phát triển của khoa học tự nhiên và kỹ thuật đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống thần học và chủ nghĩa duy tâm. Về xã hội: Đồng thời với sự phát triển của sản xuất và thương nghiệp, trong xã hội Tây Âu thời kì này, sự phân hoá giai cấp ngày càng rõ rệt. Tầng lớp tư sản xuất hiện gồm các chủ xưởng công trường thủ công, xưởng thợ, thuyền buôn... Vai trò và vị trí của họ trong kinh tế và xã hội ngày càng lớn. Hàng loạt nông dân từ nông thôn di cư ra thành thị, trở thành người làm thuê cho các công trường, xưởng thợ. Họ tham gia vào lực lượng lao động xã hội mới, làm hình thành giai cấp công nhân. Các tầng lớp xã hội trên đại diện cho một nền sản xuất mới, cùng với nông dân đấu tranh chống chế độ phong kiến đang suy tàn. Về văn hoá, tư tưởng: Cùng với sự phát triển về kinh tế và xã hội, khoa học kĩ thuật và tư tưởng thời kì Phục hưng cũng đạt được sự phát triển mạnh mẽ. Các nhà tư tưởng thời Phục hưng đã phê phán mạnh mẽ các giáo lý Trung cổ. Mở đầu là nhà triết học người phía Nam nước Đức, Nicôlai   6  Kuzan (1401-1464). Tiếp đó là các nhà khoa học - triết học như Nicôlai Côpecnich (1475-1543) người Ba Lan; Lêôna đơ Vanhxi (1452-1519) - nhà danh hoạ, nhà toán học, cơ học, kĩ sư người Italia; Gioocđanô Brunô (1548- 1600) người Italia; Galilêô Galilê (1564-1642) người Italia. Trong số những thành tựu khoa học tự nhiên có ảnh hưởng to lớn đến nhận thức duy vật về thế giới, nổi trội hơn cả là thuyết nhật tâm của Nicôlai Côpecnich (1475- 1543), nhà bác học vĩ đại người Ba Lan. Nicôlai Côpecnich đã đứng trên lập trường của triết học duy vật để bác bỏ thuyết địa tâm do Ptôlêmê (người Hy Lạp) đề xuất từ thế kỷ thứ II, một giả thuyết sai lầm coi quả đất là trung tâm của hệ mặt trời và vũ trụ. Thuyết nhật tâm của Nicôlai Côpecnich đã giáng một đòn nặng nề vào thế giới quan tôn giáo, thần học. Giả thuyết của ông là một cuộc cách mạng trên trời, báo trước một cuộc cách mạng trong lĩnh vực các quan hệ xã hội sắp xảy ra. Về mặt văn hoá, những tư tưởng triết học, những phát kiến khoa học của thời cổ đại được khôi phục và phát triển. Các nhà tư tưởng tiên tiến của thời đại phục hưng đặc biệt dương cao ngọn cờ nhân văn. Họ xem con người là đối tượng nghiên cứu của triết học, những tư tưởng tốt đẹp về con người của Protagore, Xocrate…trở thành tiền đề lý luận cho ước mơ giải phóng con người. Các giá trị toán học của Talet, hình học của Euclide, những yếu tố duy vật trong triết học của Epicure,..cũng dược xem xét và ghi nhận thoả đáng. Trong thời đại Phục hưng, các nhà tư tưởng tư sản đã bênh vực triết học duy vật, vận dụng nó để chống lại chủ nghĩa kinh viện và thần học Trung cổ. Cuộc đấu tranh của chủ nghĩa duy vật chống chủ nghĩa duy tâm thường được biểu hiện dưới hình thức đặc thù là khoa học chống tôn giáo, tri thức thực nghiệm đối lập với những lập luận kinh viện. Cuối cùng, sự chuyên chính của giáo hội và sự thống trị của chủ nghĩa kinh viện Trung cổ đã không ngăn được sự phát triển bước đầu của khoa học thực nghiệm và triết học duy vật - tiền đề cho những thành tựu mới và những đặc điểm mới của triết học trong các thế kỷ tiếp theo. 7  Triết học thời phục hưng có những đặc diểm chính sau đây: Thứ nhất, triết học thời kỳ này là vũ khí lý luận của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống phong kiến và giáo hội. Thứ hai, tư tưởng của các nhà triết học phục hưng có tính hai mặt: vừa có những tiến bộ nhưng còn chứa nhiều yếu tố duy tâm, luẩn quẩn với hình thức “phiếm thần luận” hay “tự nhiên thần luận”. Thứ ba, triết học thời kỳ này gắn liền với vấn đề nâng cao giá trị khát vọng giải phóng con người. Thứ tư, triết học thời kỳ này là những tư tưởng xã hội học thấm nhuần chủ nghĩa nhân văn. 1.2. Thời kỳ cận đại Thời kì cận đại là thời kì phát triển rực rỡ của Tây Âu trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Đó là sự phát triển tiếp tục của chủ nghĩa tư bản, của khoa học và tư tưởng, trong đó có chủ nghĩa duy vật triết học, nhưng với những đặc điểm mới. Khác với thời kì Phục hưng, thời cận đại (thế kỷ XVII-XVIII) ở các nước Tây Âu là thời kì giai cấp tư sản đã giành được thắng lợi về chính trị trước giai cấp phong kiến. Ba cuộc cách mạng tư sản lớn đã nổ ra và thành công: Cách mạng tư sản Hà Lan cuối thế kỷ XVI ; Cách mạng tư sản Anh (1642-1648); Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794). Đây cũng là thời kì phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập và trở thành phương thức sản xuất thống trị Tây Âu. Nó tạo đã tạo ra những vận hội mới cho khoa học, kĩ thuật phát triển mà trước hết là khoa học tự nhiên, trong đó cơ học đã đạt tới trình độ là cơ sở cổ điển. Đặc điểm của khoa học tự nhiên thời kì này là khoa học tự nhiên - thực nghiệm. Đặc trưng ấy tất yếu dẫn đến thói quen nhìn nhận đối tượng nhận thức trong sự trừu tượng tách rời, cô lập, không vận động, không phát triển, nếu có nói đến vận động thì chủ yếu là vận động cơ giới, máy móc. Đó là nguyên 8  nhân chủ yếu làm cho triết học duy vật thời kỳ này mang nặng tính máy móc siêu hình. Chính những điều kiện kinh tế - chính trị và khoa học tự nhiên thời cận đại đã quy định những đặc trưng về mặt triết học thời kì này: Thứ nhất, đây là thời kì thắng lợi của chủ nghĩa duy vật đối với chủ nghĩa duy tâm, của những tư tưởng vô thần đối với hữu thần luận. Thứ hai, chủ nghĩa duy vật thời kì này mang hình thức của chủ nghĩa duy vật siêu hình, máy móc. Phương pháp siêu hình thống trị, phổ biến trong lĩnh vực tư duy triết học và khoa học. Thứ ba, đây là thời kì xuất hiện những quan điểm triết học tiến bộ về lĩnh vực xã hội, nhưng nhìn chung vẫn chưa thoát khỏi quan điểm duy tâm trong việc giải thích xã hội và lịch sử. Những đặc điểm ấy thể hiện rõ nét trong quan niệm của một số triết gia, điển hình như B.Xpinôda, Ph.Bêcơn. T.Hôpxơ, R.Đêcactơ, G.Lamettri, Đ.Điđơrô, P.Hônbách, G.G.Rutxô. Thứ tư, trước sự phát triển mạnh mẽ của tư tưởng duy vật vô thần của thời cận đại, chủ nghĩa duy tâm và thần học buộc phải có những cải cách nhất định. Nhu cầu ấy được phản ánh đặc biệt trong triết học duy tâm chủ quan của nhà triết học thần học người Anh G.Beccơli. 4. Những đặc điểm cơ bản của triết học phương Tây thời Phục hưng – cận đại Trong điều kiện thay đổi sâu sắc đời sống kinh tế - chính trị- xã hội và gắn liền với những thành tựu khoa học kỹ thuật lúc bấy giờ là sự hình thành và phát triển một nền triết học mới – triết học Tây Âu thời Phục hưng – cận đại. Mặc dù, nền triết học này được chia thành hai giai đoạn: triết học Tây Âu thời Phục hưng( thế kỷ XV-XVI) và triết học Tây Âu thời cận đại ( thế kỷ XVII –đầu XIX), ứng với hai giai đoạn hình thành và khẳng định của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhưng chúng thống nhất với nhau. 9  Triết học Tây Âu thời cận đại tiếp nối triết học Tây Âu thời Phục hưng, phản ánh sự thay đổi lớn trong đời sống kinh tế - chính trị - tư tưởng của xã hội Tây Âu thời bấy giờ. Dù tồn tại trong sự phát triển đan xen giữa các tư tưởng, trường phái triết học khác nhau, nhưng nhìn chung, nó có những đặc điểm sau: Thứ nhất, về mặt thế giới quan, triết học thời phục hưng – cận đại thể hiện rõ thế giới quan máy móc bên cạnh quan điểm tự nhiên thần luận của giai cấp tư sản- giai cấp đang vươn lên lãnh đạo xã hội. Sự xung đột giữa chủ nghĩa duy vật và khoa học với chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo rất quyết liệt. Chủ nghĩa duy vật đã trở thành thế giới quan của giai cấp tư sản tiến bộ và cách mạng; còn khoa học đã trở thành sức mạnh của họ trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp phong kiến và Nhà thờ nhằm xác lập một trật tự xgiai cấp phong kiến và Nhà thờ nhằm xác lập một trật tự xã hội mới. Các quan điểm duy vật đã tìm được cơ sở khoa học cụ thể cho chính mình. Còn quan niệm khoa học, mà trước hết là cơ học, đã được mở rộng thành chủ nghĩa cơ giới ( máy móc ). Mặc dù các thành tựu khoa học tự nhiên, đặc biệt là cơ học, được áp dụng rộng rãi trong tthực tiễn cuộc sống và trong nhận thức; nhưng những niềm tin tôn giáo vẫn chưa bị đẩy lùi. Những giá trị của Thượng đế được thừa nhận trước đây, bây giờ được coi là những giá trị của giới tự nhiên. Giới tự nhiên được gán ghép cho nhữg tính siêu nhiên thần thánh. Do đó, màu sắc tự nhiên thần luận là một nét đặc sắc của chủ nghĩa duy vật máy móc lúc bấy giờ. Thứ hai, về mặt nhận thức – phương pháp luận, triết học thời phục hưng – cận đại chủ yếu đi tìm phương pháp nhận thức mới để khắc phục triệt để phương pháp kinh viện giáo điều, nhằm xây dựng một triết học và một khoa học mới có liên hệ mật thiết với nhau, hướng đến xây dựng tri thức. Tuy nhiên, sự đối lập giữa cảm tính và lý tính rất gay gắt kéo theo sự đối lập giữa phương pháp quy nạp và phương pháp diễn dịch, giữa tư duy tổng hợp và tư duy phân tích đã sản sinh ra sự đối lập của chủ nghĩa kinh nghiệm – duy giác và chủ nghĩa duy lý – tự biện. Sự đối lập này đã sản sinh ra hai 10  phương pháp tư duy siêu hình trong nhận thức khoa học: phương pháp kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học tự nhiên thực nghiệm và phương pháp tư duy tự biện trong nghiên cứu khoa học tự nhiên lý thuyết. Do khoa học thực nghiệm chiếm ưu thế nên phương pháp siêu hình kinh nghiệm được đề cao. Và do cơ học vươn lên vai trò hàng đầu trong các ngành khoa học tự nhiên nên chủ nghĩa cơ giới (máy móc) xuất hiện và xâm nhập trở lại các ngành khoa học đó. Vì vậy, trào lưu triết học thống trị trong giai đoạn này là chủ nghĩa duy vật siêu hình- máy móc lại bộc lộ những nhược điểm yếu kém của mình trong quá trình phát triển tư duy lý luận, vì vậy, phép biện chứng duy âm đã ra đời thay thế. Thứ ba, về mặt nhân sinh quan – ý thức hệ, nền triết học thời Phục hưng – cận đại thể hiện rõ tinh thần khai sang và chủ nghĩa nhân đạo tư sản. Nó là ngọn cờ lý luận của giai cấp tư sảnđể tập hợp, giác ngộ, hướng dẫn quần chúng thực hiện những hành động cách mạng nhằm cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới – chủ nghĩa tư bản. Khát vọng giải phóng con người ra khỏi sự thống trị của giai cấp phong kiến – giáo hội nhà thờ, ra khỏi sự ngu dốt, ra khỏi chi phối âm thầmcủa các lực lượng tự nhiên nhằm hướng đến một cuộc sống tự do, hạnh phúc, công bằng, bác ái, sung túc cho con người trên trần gian được đặt ra. Khát vọng này có sức cuốn hút mạnh mẽ quần chúngđi đến một hành động cách mạng cụ thể để giái phóng mình và giải phóng xã hội. Lịch sử triết học Tây Âu thời Phục hưng – cận đại là một cuộc đấu tranh của các trào lưu, khuynh hướng, trường phái triết học khác nhau trong bối cảnh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và tự khẳng định mình, trong sự hiện thực hóa vai trò thống trị của giai cấp tư sản. Thế giới quan duy vật máy móc, nhân sinh quan nhân đạo tư sản, và phương pháp luận siêu hình thể hiện rất rõ trong các trường phái, trào lưu, khuynh hướng triết học xung đột nhau lúc bấy giờ. 11  PHẦN 2 : TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA PHƠRĂNGXÍT BÊCƠN 4. Các tư tưởng triết học thời Phục hưng: Nếu triết học Tây Âu trung đại bị chi phối bởi chủ nghĩa duy tâm, coi trọng lòng tin tôn giáo, đề cao vai trò của Thượng đế, coi thường lý trí khoa học, hạ thấp vai trò của con người và giới tự nhiên…, là công cụ tinh thần của nhà thờ và nhà nước phong kiến thống trị con người; thì triết học Tây Âu thời Phục hưng đã bắt đầu coi trọng lý trí, đề cao con người và giới tự nhiên. Thời kỳ này, sự phát triển của triết học gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của khoa học tự nhiên mà trước hết là thiên văn học. Triết học và khoa học tự nhiên thống nhất chặt chẽ với nhau; các nhà khoa học tự nhiên thường là các nhà triết học.Về cơ bản, triết học Tây Âu thời Phục hưng là ngọn cờ lý luận của các lực lượng xã hội tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống ý thức hệ phong kiến lỗi thời, nhằm thiết lập ý thức hệ mới – ý thức hệ tư sản. Trải qua một quá trình xung đột gay gắt giữa các tư tưởng duy vật và khoa học của các lực lượng tiến bộ trong xã hội với các tư tưởng duy tâm và thần học thể hiện lợi ích của giai cấp phong kiến và nhà thờ, chủ nghĩa duy vật từng bước được khôi phục lại. Tuy nhiên, do sự ảnh hưởng rất lớn của thần học nên chủ nghĩa duy vật thời kỳ này không triệt để, nó mang tính tự nhiên thần luận; nó chỉ chống lại nhà thờ nếu nhà thờ xuyên tạc những lý tưởng xã hội cao đẹp, những quan niệm khoa học đúng đắn; thậm chí, nó còn dựa vào thượng đế để chống lại những biểu hiện phi nhân tính trong đời sống, phi khoa học trong nghiên cứu. Các tư tưởng cơ bản của triết học thời phục hưng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tiếp theo của triết học Phương Tây là quan niệm mới về   12  con người và tự nhiên, - tư
Luận văn liên quan