Tiểu luận Tương lai quan hệ Mỹ - Trung: Xung đột là không tránh khỏi?

Bốn năm sau các vụ tấn công khủng bố vào New York và Washington ngày 11/9/2001, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) tiến triển khá vững vàng. Những người ra quyết sách của Mỹ đã hướng sự chú ý của họ đến những mối nguy cấp bách của việc phổ biến vũ khí hạt nhân và khủng bố, họ dường như ít có khuynh hướng xem Trung Quốc như là một đối thủ cạnh tranh chiến lược trên thực tế hay tiềm năng và hi vọng nhiều hơn là, trong thế giới hậu 11/9, tất cả các cường quốc sẽ gắn kết lại trước những mối nguy hiểm chung . [và] ngày càng tăng bởi các lợi ích chung. Khi Tổng thống George W. Bush bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình thì đã có dấu hiệu của sự va chạm giữa Washington và Bắc Kinh và tiếp tục gia tăng nghi ngờ, ít nhất là về phía Hoa Kỳ, rằng mối quan hệ đã là hòa dịu, và những lợi ích (vẫn còn ít giá trị) của hai bên là tương thích như đã được tuyên bố. Báo động về việc nâng cấp các lệnh cấm vận vũ khí của châu Âu đã giúp tạo ra sự chú ý đến tốc độ và phạm vi tăng cường quân sự của Trung Quốc. Thất vọng với các cuộc đàm phán bị đình trệ về chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên đã khiến cho một số nhà quan sát đặt ra câu hỏi liệu Bắc Kinh có thực sự chia sẻ các cam kết ngăn chặn phổ biến vũ khí với Mỹ. Những báo cáo ngoại giao về "cuộc tấn công bằng sức quyến rũ" của Trung Quốc ở Đông Nam Á cho thấy những lo ngại về ảnh hưởng suy yếu của Mỹ và quyền bá chủ mới của Trung Quốc trong khu vực. Trong khi đó, bằng chứng chỉ ra rằng việc Trung Quốc mở rộng sự tương tác của nó với châu Âu, châu Mỹ La tinh, Châu Phi, và Trung Đông đã làm gia tăng nỗi ám ảnh về một sự cạnh tranh về quyền lực cũng như ảnh hưởng toàn cầu mới. Thêm vào sự kết hợp dễ mâu thuẫn này là tranh cãi chính thức về cán cân thương mại và giá trị tiền tệ, cũng như những tin tức giật gân về sự tác động của lượng cầu lớn của Trung Quốc đối với giá năng lượng và nguyên vật liệu và các vụ mua bán các công ty Mỹ dự kiến bởi các đối thủ Trung Quốc mới nổi. "Cuộc cá cuợc cũ của Trung Quốc đã chấm dứt”, một nhà quan sát tuyên bố vào giữa năm 2005, trong khi một ý kiến khác (khảo sát tình hình kinh tế) lại cho rằng đó là “sự kết thúc của chuyện tình Trung Quốc”.

pdf28 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2317 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tương lai quan hệ Mỹ - Trung: Xung đột là không tránh khỏi?, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận TƯƠNG LAI QUAN HỆ MỸ - TRUNG: XUNG ĐỘT LÀ KHÔNG TRÁNH KHỎI? Bốn năm sau các vụ tấn công khủng bố vào New York và Washington ngày 11/9/2001, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) tiến triển khá vững vàng. Những người ra quyết sách của Mỹ đã hướng sự chú ý của họ đến những mối nguy cấp bách của việc phổ biến vũ khí hạt nhân và khủng bố, họ dường như ít có khuynh hướng xem Trung Quốc như là một đối thủ cạnh tranh chiến lược trên thực tế hay tiềm năng và hi vọng nhiều hơn là, trong thế giới hậu 11/9, tất cả các cường quốc sẽ gắn kết lại trước những mối nguy hiểm chung ... [và] ngày càng tăng bởi các lợi ích chung. Khi Tổng thống George W. Bush bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình thì đã có dấu hiệu của sự va chạm giữa Washington và Bắc Kinh và tiếp tục gia tăng nghi ngờ, ít nhất là về phía Hoa Kỳ, rằng mối quan hệ đã là hòa dịu, và những lợi ích (vẫn còn ít giá trị) của hai bên là tương thích như đã được tuyên bố. Báo động về việc nâng cấp các lệnh cấm vận vũ khí của châu Âu đã giúp tạo ra sự chú ý đến tốc độ và phạm vi tăng cường quân sự của Trung Quốc. Thất vọng với các cuộc đàm phán bị đình trệ về chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên đã khiến cho một số nhà quan sát đặt ra câu hỏi liệu Bắc Kinh có thực sự chia sẻ các cam kết ngăn chặn phổ biến vũ khí với Mỹ. Những báo cáo ngoại giao về "cuộc tấn công bằng sức quyến rũ" của Trung Quốc ở Đông Nam Á cho thấy những lo ngại về ảnh hưởng suy yếu của Mỹ và quyền bá chủ mới của Trung Quốc trong khu vực. Trong khi đó, bằng chứng chỉ ra rằng việc Trung Quốc mở rộng sự tương tác của nó với châu Âu, châu Mỹ La tinh, Châu Phi, và Trung Đông đã làm gia tăng nỗi ám ảnh về một sự cạnh tranh về quyền lực cũng như ảnh hưởng toàn cầu mới. Thêm vào sự kết hợp dễ mâu thuẫn này là tranh cãi chính thức về cán cân thương mại và giá trị tiền tệ, cũng như những tin tức giật gân về sự tác động của lượng cầu lớn của Trung Quốc đối với giá năng lượng và nguyên vật liệu và các vụ mua bán các công ty Mỹ dự kiến bởi các đối thủ Trung Quốc mới nổi. "Cuộc cá cuợc cũ của Trung Quốc đã chấm dứt”, một nhà quan sát tuyên bố vào giữa năm 2005, trong khi một ý kiến khác (khảo sát tình hình kinh tế) lại cho rằng đó là “sự kết thúc của chuyện tình Trung Quốc”. Những sự việc gần đây có thể chứng tỏ nhiều điều hơn là một sự lạnh nhạt thoáng qua. Cho dù ý nghĩa tối hậu của nó có thế nào thì những sự phát triển này cũng dấy lên những câu hỏi cơ bản về định hướng tương lai và những yếu tố quyết định cơ bản của quan hệ Mỹ-Trung. Điều gì có thể sẽ là nét đặc sắc của mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong hai hay ba thập kỷ tiếp theo? Nó sẽ được ghi dấu bằng sự hội tụ về các mặt tăng cường hợp tác, ổn định và hòa bình hoặc suy giảm, tiến tới sự cạnh tranh ngày càng mở rộng, và thậm chí có cả chiến tranh? Các câu trả lời cho những câu hỏi này có tầm quan trọng rất lớn. Nếu căng thẳng giữa hai cường quốc Thái Bình Dương bị trầm trọng thêm thì toàn bộ Đông Á-Âu có thể bị phân chia trong một cuộc chiến tranh lạnh mới, và triển vọng cho cuộc đối đầu và xung đột dường như chắc chắn sẽ tăng. Mặt khác, một khối đồng minh Mỹ-Trung sâu sắc có thể mang theo nó khả năng cho sự phát triển bền vững kinh tế trên toàn thế giới, giải quyết hòa bình các tranh chấp tại các khu vực điển hình, và quản lý thành công các vấn đề toàn cầu bức thiết, bao gồm phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và khủng bố. Cho dù tốt hay xấu, mối quan hệ quốc tế song phương quan trọng nhất trong quá trình vài thập kỷ tới có thể sẽ là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Vẫn có thể duy trì tầm ảnh hưởng của mình trong đời sống quan hệ quốc tế, tuy vậy, tương lại quan hệ Mỹ- Trung lại không có gì để bảo đảm. Đối với vấn đề này, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng rất khó để có thể chắc chắn về những gì ở phía trước. Hai mươi năm trước, một vài người đã dự đoán trước được sự đối đầu Xô- Mỹ sẽ trải qua một sự biến đổi lớn về chất. Nhưng rất ít người có thể tưởng tượng rằng Liên Xô tan rã và sự đối đầu 2 cực này sẽ chấm dứt. Không phải chỉ là câu trả lời cho vấn đề này là chưa được biết đến mà có thể nói, điều này là không thể biết trước được. Tại thời điểm này, không thể dự báo rằng quan hệ cấp nhà nước giữa 2 quốc gia này sẽ như thế nào trong 5 năm tới, và sẽ chẳng thể nói trước điều gì sẽ xảy đến trong 10, 20 năm nữa. Cho dù khác nhau về sự tự tin vào những dự đoán của mình hay sự sẵn sang để đưa ra những dự đoán cụ thể, rõ ràng, hầu hết những người suy ngẫm và viết về quan hệ Mỹ Trung dù vậy vẫn đều có niềm tin và kỳ vọng về những khu vực mà mối quan hệ này chi phối, hay về những yếu tố có khả năng tác động lớn tới việc xác định chiều hướng, hướng đi của mối quan hệ này. Trong phạm vi những điều mà họ có thế có được cái nhìn và quan điểm chung thống nhất và rõ ràng thì hầu hết các nhà phân tích đều đưa ra lập luận rằng cuộc tranh luận xuất phát từ 1 hay 2 trong 3 trường phái chính của quan hệ quốc tế đương đại: Chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa kiến tạo. Làm cho vấn đề có nhiều hứng thú nhưng cũng khiến nó phức tạp hơn, những người có những cơ sở phân tích cơ bản đặt chúng vào tư duy của 1 trong 3 trường phái rộng lớn trên và không nhất thiết phải có cái nhìn tương tự về tương lai của mối quan hệ Mỹ- Trung. Đối với vấn đề này, người theo chủ nghĩa tự do là những người tin chắc vào sự đối đầu và xung đột trong quan hệ gưĩa 2 quốc qua này, các nhà hiện thực thì tin tưởng mối quan hệ này cơ bản sẽ được giữu ổn định và hoà bình, những người của thuyết kiến tạo lại cho rằng, mối quan hệ này có thể đi theo cả 2 chiều hướng đó. Quan điểm có 3 trường phải trên nhìn chung là có 2 biến thể: trong đó 1 phầốnc những lạc quan nhất định về tương lai quan hệ Mỹ- Trung, phần còn lại lại khá bi quan về mối quan hệ này. Có lẽ, điều dễ thấy nhất trong các cuộc tranh luận vầ tương lai quan hệ 2 nước này, đó là sự bất đồng quan điẻm giữa những người lạc quan tự do và bi quan hệ thực. Một cuộc thăm dò về sự xác nhận được thực hiện bởi tín đồ của thuyết kiến tạo đã vượt ra ngoài phạm vi cuộc khảo sát này. Mặc dù những người được coi là thuộc trường phái này có xu hướng lạc quan về quan hệ Mỹ- Trung cũng như những yếu tố về nhận thức và quan niệm, họ đều nhấn mạnh về việc dễ dàng đi tới 1 kết cục ảm đạm hơn hiều, và 1 thực tế rằng những người của thuyết kiến tạo cũng phải thú nhận điều đó rất có thể sẽ xảy ra. Trong thế giới thực tế, một tập hợp lực lượng sẽ có những ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến nỗi có thể áp đảo phần còn lại của thế giới. Mặt khác, một trong 6 phe phái được nhận ra ở đây về cơ bản là đúng, còn những cái khác là sai. Cũng có thể nhận thức được rằng tương lai sẽ được định hình bởi sự hợp lại của các lực lượng khác nhau, một số thì củng cố lẫn nhau, một số khác thì phản đối. Thực tế, có lẽ rằng tất cả những tranh luận được xem xét ở đây đều đúng ở một khía cạnh nào đó, ít nhất là ở khía cạnh chúng xác định được cơ chế nhân quả thực sự hoạt động. Peter Katzenstein và Nobuo Okawara đã quan sát được rằng các bài diễn văn trí tuệ trong lĩnh vực QHQT đang ngày càng bị thống trị bởi “sự đụng độ mô hình”. Được thúc đẩy bởi mong muốn xây dựng những lý thuyết và thiết lập ưu thế của một trong các mô hình hoặc trường học, các học giả thường có chiều hướng chấp nhận thái độ “một mất một còn”, khẳng định tầm quan trọng áp đảo của các cơ chế nhân quả trung tâm với các mô hình ưa thích của họ trong khi hạ thấp hoặc bỏ qua tầm quan trọng có thể có của những cái khác. Katzenstein và Okawara tranh luận rằng cách tiếp cận này cuối cùng cũng sẽ gây trở ngại cho những nỗ lực để hiểu sự phức tạp của thế giới thực. Thay vào đó họ thúc đẩy một cách nhìn của “thuyết chiết trung mang tính phân tích” và sự nhận thức rằng những câu đố mang tính kinh nghiệm quan trọng trong QHQT có thể được giải thích tốt nhất bằng sự kết hợp giữa các lực lượng và các nhân tố, bao gồm những cái được nêu bật bởi những mô hình tiêu biểu thường được xem như là đối nghịch với nhau. Nếu cách tiếp cận trên là hữu ích trong việc giải quyết các sự kiện trong quá khứ và những xu hướng đang nổi lên, thì nó là hoàn toàn cần thiết cho bất cứ một nỗ lực suy nghĩ nào về tương lai dài hạn của quan hệ Mỹ - Trung. Như Robert Jervis đã chỉ ra trong bài viết của ông – Sự hòa giải trong Chiến tranh Lạnh với tương lai của chính trị thế giới: “ Rất hiếm khi một nhân tố đơn lẻ quyết định cách thức nền chính trị sẽ làm việc. Trước khi chuyển sang hiện tại và tương lai thì cần thiết phải nhìn lại quá khứ một chút. Paul Kennedy đã mô tả việc phân loại các yếu tố – bao gồm cả những QH kinh tế song phương, những thay đổi trong việc phân bổ quyền lực trên toàn cầu, sự phát triển trong kĩ thuật quân sự, các tiến trình chính trị trong nước, những xu hướng tư tưởng, những câu hỏi về chủng tộc, tôn giáo, văn hóa, tính đồng nhất trong quốc gia, hành động của các cá nhân chủ chốt, chuỗi các sự kiện quan trọng – được kết hợp với nhau như thế nào để khiến cho Anh và Đức đến bờ vực của WWI. Bất kể câu chuyện trở nên tốt hay xấu thì các nhà sử học tương lai sẽ phải làm điều gì đó tương tự nếu như họ định xây dựng những lời giải thích thỏa đáng cho sự tiến triển của QH Mỹ - Trung trong nửa sau của TK 20 và những thập kỉ đầu của TK 21. Các nhà khoa học chính trị và các nhà phân tích chính sách đối ngoại ngày nay cũng cần phải cố gắng tìm cách nắm lấy danh sách đầy đủ của các lực lượng có quan hệ nhân quả đang hoạt động, đánh giá sức mạnh tương đối của họ và suy nghĩ các cách thức mà họ có thể liên kết vs nhau. I – Những người lạc quan theo thuyết Tự do Trong chính sách đối ngoại, hầu hết người Mỹ đều là những người theo trường phái tự do. Về viễn cảnh hòa bình, hợp tác, và sự hiểu biết giữa các quốc gia, thì hầu hết những nhà Tự do người Mỹ lại rất lạc quan. Điều đó ko có gì ngạc nhiên khi những nhà Tự do lạc quan rất đông đảo, và số lượng những nhà báo, nhà hoạch định chính sách hay những nhà quan sát về Trung Quốc luôn vượt trội. Về mối quan hệ trong tương lai của hai quốc gia, hay nói chung là vấn đề nền chính trị thế giới trong tương lai, thì những nhà Tự do lạc quan luôn tin tưởng vào việc ổn định lại sức mạnh của 3 cơ chế, và củng cố thêm 3 trụ cột này, bao gồm : Trao đổi kinh tế, các thiết chế quốc tế, dân chủ. Sự phụ thuộc kinh tế Những nhà Tự do lạc quan tin tưởng rằng sự trao đổi kinh tế song phương tạo ra những lợi ích chung trong mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia. Khi khối lượng dòng thương mại và đầu tư giữa hai nước càng lớn, thì càng nhiều nhóm ở cả hai bên đều cố gắng tránh khỏi xung đột và duy trì hòa bình. Những nhà Tự do còn giải thích rắng trao đổi kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ đã tăng đột ngột từ khi Trung Quốc cải tổ vào cuối những năm 1970s. Khi TQ gia nhập WTO và ngày càng mở rộng thị trường cho hàng hóa và tư bản nước ngoài, thì tỷ trọng liên kết thương mại giữa Mỹ và TQ sẽ tăng lên. Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế sẽ giúp tạo ra một mối quan tâm chung rất lớn về an ninh giữa hai cường quốc Thái Bình Dương này. Loại trừ những vấn đề gây chia rẽ chính, thì sức mạnh kinh tế sẽ tiếp tục được tăng cường, kiềm chế và cản trở bất cứ chiều hướng nào có thể dẫn đến xung đột. Các thiết chế quốc tế Những người lạc quan theo chủ nghĩa tự do đã đánh giá cao vai trò của các hình thái đa dạng của các thiết chế quốc tế. Những thiết chế này có thể giúp tăng cường đối thoại giữa các quốc gia, giảm sự thiếu chắc chắn về những dự định, gia tăng khả năng của các chính phủ tạo ra những cam kết ràng buộc đáng tin tưởng với một chính phủ khác. Bằng cách làm như vậy, chúng có thể giúp xóa đi hoặc chống lại nhứng tác động nguy hiểm của tình trạng vô chính phủ quốc tế, mở đường cho mức độ cao hơn của sự hợp tác và sự tin tưởng. Về quan hệ Mỹ-Trung, các nhà tự do lạc quan lưu ý rằng từ sau khi kết thúc chiến tranh lạnh đã có sự phổ biến của các thiết chế khu vực ở Đông Á. Trong đó bao gồm APEC, ARF, ASEAN+3, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, mạng lưới mở rộng của đối thoại quân sự song phương, và thậm chí là một tập hợp rộng lớn hơn của các đối thoại an ninh lần 2 gồm những học giả, những nhà phân tích, và những quan chức từ các quốc gia trong khu vực Một điều nữa, vai trò thành viên chính thúc của cộng hòa nhân dân Trung Hoa trong các tổ chức quốc tế đã tăng lên hơn hai lần từ năm 1977 đến 1979 (từ 21 lên 52) trong khi vị trí thành viên trong các tổ chức phi chính phủ quốc tế đã nhảy vọt cũng trong khoảng thời gian đó, từ 71 lên 163. Sự lớn mạnh của các thiết chế ở châu Á và sự mở rộng tham gia của Mỹ cũng như Trung quốc trong các thiết chế đó sẽ thúc đấy đối thoại, mối liên hệ và theo thời gian sẽ thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau lớn hơn, và thậm chí là sự tin tưởng, hoặc ít nhất, có khả năng giảm sự nhận thức sai lầm về nhau. Bên cạnh bất kì tác động có thể ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ song phương với Mỹ, sự tăng cường tham gia vào các thiết chế quốc tế của Trung Quốc cũng có thể tạo ra cho họ quyền lợi ngày càng gia tăng về sự ổn định và tiếp tục duy trì trật tự thế giới hiện nay. Khát vọng của các lãnh đạo Trung quốc nhằm tiếp tục hưởng lợi từ tư cách thành viên trong trật tự đó có thể khiến họ ít có khả năng tiến triển hơn điều mà có thể đe dọa trật tự nguyên trạng. Ngược lại điều này sẽ giảm thiểu khả năng Trung Quốc sẽ hành xử theo cách mà có thể khiến họ xung đột với Mỹ, hơn hết điều này là một cơ chế mang tính nguyên tắc, là người bảo vệ và mang lại lợi ích cho hệ thống quốc tế hiện tại. Dân chủ Trung Quốc cần phải có dân chủ thực sự, những người lạc quan tin rằng dân chủ, dù còn rất xa mới đến đích nhưng quá trình dân chủ hóa vẫn đang được tiến hành ở Trung Quốc, nó đang được hậu thuẫn bởi nền kinh tế phát triển và chính sách mở cửa thương mai của nước này. Kinh tế càng phát triển thì nhu cầu tự do chính trị, tự do ngôn luận càng trở nên cấp thiết, mong muốn của dân chúng về dân chủ và tự do là không thể cưỡng lại được. Không tiến hành cải cách chính trị thì Trung Quốc có thể bị mất đi những gì đã giành được thông qua đổi mới cơ cấu kinh tế, và giờ đây dân chủ thực sự là nhu cầu tất yếu của Trung Hoa. Người ta cũng mong muốn quan hệ Mĩ Trung sẽ ngày càng hòa hữu, trước tiên 2 nước sẽ mở rộng tự do thương mại, và nó sẽ mở ra triển vọng về dân chủ thực sự. II – Những người bi quan theo thuyết Hiện thực: Trái ngược với những người theo chủ nghĩa tự do, hầu hết những người theo chủ nghĩa hiện thực lại khá bi quan về viễn cảnh này. Nếu những điểm mà được chủ nghĩa tự do coi là động lực phát triển thúc đẩy thế giới cùng tiến đạt lên được sự thịnh vượng và hòa bình cao hơn nữa thì lại được chủ nghĩa hiện thực coi là những quy luật không thể tránh khỏi của hấp lực tự nhiên khiến các quốc gia không ngừng đấu tranh vì quyền lực và sự sinh tồn. Lịch sử, theo chủ nghĩa tự do quan niệm, là một đường phát triển có hướng đi lên; song theo như chủ nghĩa hiện thực thì nó lại chẳng khác nào một vòng luẩn quẩn. Hầu hết các nhà hiện thực đương đại cho rằng nguyên nhân chính của vấn đề này là do sự tồn tại dai dẳng của tình trạng vô chính phủ ở cấp độ quốc tế. Do không có một cơ chế quyền lực nào ở cấp độ cao hơn để có thể giải quyết được các tranh chấp và lập lại trật tự, nên hòa bình chỉ là thoáng qua và xung đột mới là chuẩn tắc. Trong tình trạng vô chính phủ, thông thường tính chất mối quan hệ giữa các quốc gia sẽ được quyết định bằng quyền lực có tính vật chất, hay cụ thể hơn đó là sức mạnh quân sự của một số bên. Trung Quốc: Quyền lực trỗi dậy Đối với những người bi quan theo chủ nghĩa hiện thực, đặc điểm quan trọng nhất của CHND Trung Hoa ngày nay đó chính là sức mạnh trỗi dậy của quốc gia này. Tất cả những vấn đề còn lại, bao gồm cả tính chất của mối quan hệ Trung Mỹ mà chúng ta đang bàn tới đều phải căn cứ vào đặc điểm đó. Nếu như coi tổng lực nền kinh tế là đại diện cho toàn bộ sức mạnh của một quốc gia thì có thể nhận thấy Trung Quốc đang lớn mạnh một cách khó tin. Kể từ khi Trung Quốc mở cửa nền kinh tế vào năm 1978 thì Tổng giá trị quốc dân GNP ước đạt mức tăng trưởng lên đến 25%, và theo như một số dự đoán thì nó có thể tăng gấp đôi một lần nữa vào giữa thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21. Điều ấn tượng nhất về nền kinh tế Trung Quốc không dừng lại ở tốc độ phát triển lớn mạnh của nó mà còn là ở quy mô cũng như tiềm năng phát triển khổng lồ. Khi tính toán đến ưu thế về số dân đông của đất nước Trung Quốc cũng như khả năng sản xuất ngày càng tăng của người lao động ở đây thì có thể tiên đoán rằng một ngày không xa đất nước này sẽ lấy lại được vị trí lịch sử : nền kinh tế lớn nhất thế giới của mình. Mặc dù những tiên đoán này còn gặp phải không ít những khó khăn cũng như sự không chắc chắn, tuy nhiên một số chuyên gia lại tính toán được rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt được người khổng lồ Mỹ vào năm 2015. Sự kết hợp giữa tốc độ cũng như quy mô khổng lồ của sự tăng trưởng ở một nền kinh tế như Trung Quốc hiện nay là trường hợp mà lịch sử chưa từng chứng kiến. Trường hợp dễ liên tưởng nhất mà người ta có thể thấy chính là sự lớn mạnh chóng mặt của nền kinh tế số một thế giới Mỹ trong giai đoạn cuối thế kỷ 19. Tương tự như Mỹ ở giai đoạn trước, ngày nay sự lớn mạnh kinh tế của Trung Quốc ngày nay đã đem đến cho nước này triển vọng tăng cường tiềm lực quân sự trong tương lai. GNP tăng trưởng nhanh chóng sẽ giúp cho nước này đủ khả năng để duy trì một lực lượng quân sự ngày càng lớn mạnh và thực tế là trong những năm vừa qua, Trung Quốc cũng đã tăng cường đầu tư một lượng không nhỏ ngân khố để trang bị vũ khí và thiết bị phục vụ quân đội. Sự tăng sản lượng, thu nhập bình quân đầu người cũng như nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật đi kèm với sự tăng trưởng kinh tế sẽ giúp đem lại khả năng tiếp nhận những vũ khí tối tân cao cấp nhập khẩu từ nước ngoài của Trung Quốc và cuối cùng là khả năng phát triển những hệ thống tương tự tại chính nước mình. Chắc chắn những dự đoán này còn nhiều điểm chưa thể khẳng định, và cũng cần phải nhìn nhận Trung Quốc vẫn còn tụt hậu trong rất nhiều lĩnh vực, tuy nhiên chúng cũng đều dựa trên cơ sở là sự phát triển của quân đội Trung Quốc trong một vài thập kỷ vừa qua. Có lý do để trông đợi rằng Trung Quốc sẽ xây dựng và triển khai ngày càng nhiều hơn những hệ thống quân sự trong những năm sắp tới. Mục tiêu của Trung Quốc: Mở rộng Những nhà hiện thực đã ghi nhận rằng những thế lực đang lên có xu hướng trở thành những kẻ gây rối, ít nhất là cho đến khi những quốc gia phát triển hơn vẫn quan ngại. Theo như các nhà hiện thực thì điều đó là đúng đắn, nếu như rơi vào trường hợp của một nước Mỹ dân chủ hay một nước Đức chuyên quyền thì vẫn vậy. Như Samuel Huntington đã chỉ ra: “Sự mở rộng ra ngoài của Anh, Pháp, Đức, Nhật và LX trùng hợp với thời điểm diễn ra công nghiệp hóa và phát triển kinh tế mạnh mẽ.” Có rất nhiều lí do cho hiện tượng này. Khi sức mạnh của một quốc gia tăng lên, lãnh đạo của nó thường có xu hướng muốn mở rộng lợi ích và tăng cường ảnh hưởng lên những sự kiện, vấn đề quanh họ. Siêu cường đang lên không chỉ tìm kiếm sự đảm bảo về an ninh, mà còn xa hơn thế nữa. Họ muốn đảm bảo được tiếp cận những thị trường, nguyên liệu, những tuyến đường giao thông, bảo vệ cư dân của mình sống ở ngoại quốc, bảo vệ láng giềng và đồng minh, truyền bá văn hóa của mình. Nhìn chung, để đảm bảo được những điều kiện mà họ cho là chính đáng của mình, trong nội bộ và trên trường quốc tế. Sự tương quan giữa tăng cường sức mạnh và tăng cường lợi ích đã được mô tả một cách ngắn gọn bởi Robert Gilpin: “một quốc gia giàu có và hùng mạnh sẽ đạt được nhiều mục tiêu an ninh và phúc lợi hơn một quốc gia yếu hơn. Trong quá trình đòi quyền lợi cho bản thân, những quốc gia đang lên thường bị kéo vào những tình huống họ bị yếu thế. Lãnh đạo và nhân dân họ thường cảm thấy bị bỏ lại