Trong xã hội có giai cấp đối kháng, có tình trạng áp bức bóc lột người thì ước nguyện về một xã hội công bằng và sự vươn tới tư tưởng bình đẳng xã hội, khát vọng hạnh phúc cũng như những cuộc đấu tranh dưới nhiều hình thức khác nhau để thực hiện những ước vọng sẽ tất yếu nảy sinh trong đời sống tinh thần của những người nghèo khổ và của tất cả những ai đứng về phía lợi ích của họ. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa chính là những tư tưởng phản ánh ước nguyện ấy – ước nguyện về một xã hội không còn áp bức, bóc lột, không còn sự phân chia giai cấp, không có chiến tranh, mọi người được ấm no, bình đẳng và hạnh phúc. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa cũng phản ánh quan niệm về con đường, giải pháp và những điều kiện để đến xã hội tốt đẹp.
Những tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã thể hiện qua nhiều nội dung, khuynh hướng khác nhau, dưới nhiều hình thức do điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi thời kỳ quy định. Lịch sử của những tư tưởng xã hội chủ nghĩa ấy là một bộ phận của lịch sử tư tưởng nhân loại. Nó nghiên cứu chính quá trình nảy sinh, hình thành và phát triển của các tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa cũng nghiên cứu quá trình chủ nghĩa xã hội phát triển từ không tưởng trở thành khoa học.
Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học, cũng như sự phát triển của học thuyết ấy đều có quan hệ trực tiếp với sự phát triển kinh tế của xã hội, với những mâu thuẫn xã hội ngày càng tăng, với cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản. Nhưng “ cũng như mọi học thuyết mới, chủ nghĩa xã hội trước hết phải xuất phát từ những tài liệu tư tưởng đã tích lũy từ trước”. Ph.Ăngghen thừa nhận rằng, chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời như là “sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học”. Như vậy, chủ nghĩa xã hội nguyên thủy là một thứ chủ nghĩa xã hội không tưởng (V.I.Lênin: Toàn tập, tiếng việt, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tập 23, tr 56).
Theo Lênin, khái niệm “chủ nghĩa xã hội” được hiểu như là từ đồng nghĩa với những ước mơ trải qua nhiều thế kỷ của quần chúng lao động muốn xóa bỏ sự bóc lột, sự áp bức và bất công xã hội. V.I. Lênin viết “ Đã lâu rồi, đã hàng bao thế kỷ nay, thậm chí hàng ngàn năm nay, nhân loại mong ước thủ tiêu “lập tức” mọi sự bóc lột” (V.I.Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tập 12, tr 53) cũng như “muốn xỏa bỏ sự khác nhau giữa người giàu và người nghèo. Đó là nguyện vọng có tính chất xã hội chủ nghĩa” (V.I.Lênin: Toàn tập, tiếng việt, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tập 13, tr 159).
Qua những luận điểm đó của Lênin có thể thấy, tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã có chiều dài lịch sử cùng với lịch sử hình thành và phát triển của giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Ở phương Tây, những mầm mống tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã phát sinh và phổ biến rộng rãi ở Hy Lạp và La Mã cổ đại: những ước mơ quay trở lại quá khứ xa xưa, trở lại thời kỳ xã hội hoàn toàn bình đẳng, không có bóc lột trong thần thoại về “thời đại hoàn kim”, những suy nghĩ về một quốc gia lý tưởng của Platon trong các tác phẩm Nhà nước và Luật lệ, những dự án cải cách bình quân ở Spactaquyt của Aghit và Clêomen. Hệ tư tưởng Cơ Đốc giáo sơ kỳ, những thuyết giáo của đạo này trong Tân Ước về sự bình đẳng và bác ái chung của nhân loại và của chủ nghĩa cộng sản tiêu dùng, nhất là về “giang sơn ngàn năm của Chúa” đương nhiên là đầy rẫy những điều hoang tưởng, viễn vông
Thời kỳ đầu cận đại (thể kỷ XVI - XVII) có những tác phẩm không tưởng về những chế độ xã hội lý tưởng. Đầu tiên là tác phẩm Đảo Không tưởng của Tômat Morơ kể về một xã hội chưa bao giờ và chưa ở đâu có nhưng là cái xã hội được mong đợi. Sau Đảo Không tưởng một thế kỷ, một nhà tư tưởng người Italia là Campanella đã cho ra đời cuốn sách Thành phố Mặt trời – một tác phẩm lớn của chủ nghĩa xã hội không tưởng. Tiếp sau đó, tư tưởng xã hội chủ nghĩa biểu hiện dưới một hình thức xác định hơn trong thời kỳ cách mạng tư sản Anh thế kỷ XVII trong tác phẩm Luật tự do – tác phẩm lớn nhất, sáng ngời nhất của G. Uynxtenly, nhà tư tưởng và lãnh tụ của phong trào Đào đất.
Trong thế kỷ XVIII, những lý luận có tính chất cộng sản chủ nghĩa được thể hiện rõ rệt trong các tác phẩm, quan niệm của những nhà tư tưởng kiệt xuất Pháp như: G.Mêliê, Ph.Môrenly, Mably, G.Babớp. Trong đó, đáng chú ý là Di chúc mà G.Mêliê viết vào cuối đời, những ước mơ của muôn dân muốn xóa bỏ tư hữu và bóc lột hòa trộn với việc chống tôn giáo trên quan điểm duy vật, với việc kêu gọi lật đổ chế độ hiện tồn bằng cách mạng.
Chủ nghĩa xã hội không tưởng đạt đến đỉnh cao của nó vào đầu thế kỷ XIX trong các học thuyết của ba nhà không tưởng vĩ đại – Xanh Ximông, Phuriê, Ôoen. Bằng những tác phẩm của mình, ba nhà không tưởng này đã phê phán kịch liệt chế độ tư sản, đặt ra vấn đề nhất thiết phải thay thế xã hội tư bản bằng xã hội xã hội chủ nghĩa; đồng thời nêu ra một loạt những tư tưởng có giá trị về sự phát triển của xã hội tương lai – xã hội xã hội chủ nghĩa, điều mà các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học, C.Mác và Ph.Ăngghen, sau này đã tiếp thu. Tuy nhiên, ba nhà không tưởng vĩ đại đó cũng không vượt lên được những hạn chế của lịch sử, không thế thay đổi được màu sắc duy tâm và không tưởng trong học thuyết của họ.
Là sản phẩm của thời đại mình, Mác và Ăngghen đã phát huy cao độ vai trò của nhân tố chủ quan. Sự uyên bác về trí tuệ giúp hai ông có thể sớm hòa nhập vào dòng tư duy của nhân loại, tiếp thu có chọn lọc và phát triển sáng tạo những giá trị tư tưởng trước đó và đương thời.
Các Mác và Ph.Ăngghen đã tổng kết sâu sắc toàn bộ lịch sử loài người về các thành tựu của khoa học tư nhiên và khoa học xã hội, lịch sử tư tưởng nhân loại, đặc biệt là nghiên cứu, tổng kết chủ nghĩa tư bản, về thực tiễn phong trào công nhân. Trên cơ sở đó hai ông xây dựng nên các học thuyết, các hệ thống lý luận về phương pháp nhận thức và cải tạo thế giới, về giải phóng giai cấp công nhân đồng thời giải phóng xã hội loài người khỏi mọi áp bức, bóc lột và mọi sự tha hóa, về cách mạng cộng sản chủ nghĩa, về xây dựng một xã hội “trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Với Tuyên ngôn của Đảng cộng sản được xuất bản lần đầu vào tháng 3/1848 - giai cấp vô sản thế giới - lực lượng sản xuất tiên tiến của thời đại - đã chính thức khai sinh Hệ tư tưởng của riêng mình. Từ nay, hoạt động của các tổ chức cộng sản - Bộ tham mưu của giai cấp vô sản đã có sự hướng dẫn của một cương lĩnh chung. Cũng từ đây, chủ nghĩa xã hội đã không còn là những nguyện vọng chủ quan, những ước mơ trừu tượng, viển vông. Vậy là, nhờ có Tuyên ngôn, chủ nghĩa xã hội đã chuyển từ không tưởng thành khoa học.
23 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5002 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tuyên ngôn của Đảng cộng sản: Sự khẳng định những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT HỌC
( ( (
BÀI TIỂU LUẬN
TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN SỰ KHẲNG ĐỊNH NHỮNG NGUYÊN LÝ CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Trang
MSHV: 0305131024
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 2 NĂM 2011
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 1
I. Giới thiệu chung 1
1. Tóm tắt tiểu sử của C.Mác và Ph. Ăngghen 1
2. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” 1
II. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản – sự khẳng định những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học 1
1) Tuyên ngôn của Đảng cộng sản là kết quả tổng hợp tập trung tất cả những nhận thức khoa học mới mẻ, đúng đắn và đạt đến đỉnh cao của học thuyết Mác 1
2) Tuyên ngôn Đảng cộng sản làm sáng tỏ sự ra đời của giai cấp vô sản như một nấc thang quy định của lịch sử 1
3) Tuyên ngôn Đảng cộng sản phân tích một cách khoa học và sâu sắc về giai cấp vô sản 1
4) Tuyên ngôn Đảng cộng sản đã luận chứng về vai trò của Đảng Cộng sản 1
5) Tuyên ngôn Đảng cộng sản đã nêu lên những đặc điểm cơ bản của xã hội cộng sản chủ nghĩa 1
6) Khẩu hiệu “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại” 1
PHẦN KẾT LUẬN 1
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong xã hội có giai cấp đối kháng, có tình trạng áp bức bóc lột người thì ước nguyện về một xã hội công bằng và sự vươn tới tư tưởng bình đẳng xã hội, khát vọng hạnh phúc cũng như những cuộc đấu tranh dưới nhiều hình thức khác nhau để thực hiện những ước vọng sẽ tất yếu nảy sinh trong đời sống tinh thần của những người nghèo khổ và của tất cả những ai đứng về phía lợi ích của họ. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa chính là những tư tưởng phản ánh ước nguyện ấy – ước nguyện về một xã hội không còn áp bức, bóc lột, không còn sự phân chia giai cấp, không có chiến tranh, mọi người được ấm no, bình đẳng và hạnh phúc. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa cũng phản ánh quan niệm về con đường, giải pháp và những điều kiện để đến xã hội tốt đẹp.
Những tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã thể hiện qua nhiều nội dung, khuynh hướng khác nhau, dưới nhiều hình thức do điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi thời kỳ quy định. Lịch sử của những tư tưởng xã hội chủ nghĩa ấy là một bộ phận của lịch sử tư tưởng nhân loại. Nó nghiên cứu chính quá trình nảy sinh, hình thành và phát triển của các tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa cũng nghiên cứu quá trình chủ nghĩa xã hội phát triển từ không tưởng trở thành khoa học.
Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học, cũng như sự phát triển của học thuyết ấy đều có quan hệ trực tiếp với sự phát triển kinh tế của xã hội, với những mâu thuẫn xã hội ngày càng tăng, với cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản. Nhưng “ cũng như mọi học thuyết mới, chủ nghĩa xã hội trước hết phải xuất phát từ những tài liệu tư tưởng đã tích lũy từ trước”. Ph.Ăngghen thừa nhận rằng, chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời như là “sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học”. Như vậy, chủ nghĩa xã hội nguyên thủy là một thứ chủ nghĩa xã hội không tưởng (V.I.Lênin: Toàn tập, tiếng việt, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tập 23, tr 56).
Theo Lênin, khái niệm “chủ nghĩa xã hội” được hiểu như là từ đồng nghĩa với những ước mơ trải qua nhiều thế kỷ của quần chúng lao động muốn xóa bỏ sự bóc lột, sự áp bức và bất công xã hội. V.I. Lênin viết “ Đã lâu rồi, đã hàng bao thế kỷ nay, thậm chí hàng ngàn năm nay, nhân loại mong ước thủ tiêu “lập tức” mọi sự bóc lột” (V.I.Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tập 12, tr 53) cũng như “muốn xỏa bỏ sự khác nhau giữa người giàu và người nghèo. Đó là nguyện vọng có tính chất xã hội chủ nghĩa” (V.I.Lênin: Toàn tập, tiếng việt, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tập 13, tr 159).
Qua những luận điểm đó của Lênin có thể thấy, tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã có chiều dài lịch sử cùng với lịch sử hình thành và phát triển của giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Ở phương Tây, những mầm mống tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã phát sinh và phổ biến rộng rãi ở Hy Lạp và La Mã cổ đại: những ước mơ quay trở lại quá khứ xa xưa, trở lại thời kỳ xã hội hoàn toàn bình đẳng, không có bóc lột trong thần thoại về “thời đại hoàn kim”, những suy nghĩ về một quốc gia lý tưởng của Platon trong các tác phẩm Nhà nước và Luật lệ, những dự án cải cách bình quân ở Spactaquyt của Aghit và Clêomen. Hệ tư tưởng Cơ Đốc giáo sơ kỳ, những thuyết giáo của đạo này trong Tân Ước về sự bình đẳng và bác ái chung của nhân loại và của chủ nghĩa cộng sản tiêu dùng, nhất là về “giang sơn ngàn năm của Chúa” đương nhiên là đầy rẫy những điều hoang tưởng, viễn vông…
Thời kỳ đầu cận đại (thể kỷ XVI - XVII) có những tác phẩm không tưởng về những chế độ xã hội lý tưởng. Đầu tiên là tác phẩm Đảo Không tưởng của Tômat Morơ kể về một xã hội chưa bao giờ và chưa ở đâu có nhưng là cái xã hội được mong đợi. Sau Đảo Không tưởng một thế kỷ, một nhà tư tưởng người Italia là Campanella đã cho ra đời cuốn sách Thành phố Mặt trời – một tác phẩm lớn của chủ nghĩa xã hội không tưởng. Tiếp sau đó, tư tưởng xã hội chủ nghĩa biểu hiện dưới một hình thức xác định hơn trong thời kỳ cách mạng tư sản Anh thế kỷ XVII trong tác phẩm Luật tự do – tác phẩm lớn nhất, sáng ngời nhất của G. Uynxtenly, nhà tư tưởng và lãnh tụ của phong trào Đào đất.
Trong thế kỷ XVIII, những lý luận có tính chất cộng sản chủ nghĩa được thể hiện rõ rệt trong các tác phẩm, quan niệm của những nhà tư tưởng kiệt xuất Pháp như: G.Mêliê, Ph.Môrenly, Mably, G.Babớp. Trong đó, đáng chú ý là Di chúc mà G.Mêliê viết vào cuối đời, những ước mơ của muôn dân muốn xóa bỏ tư hữu và bóc lột hòa trộn với việc chống tôn giáo trên quan điểm duy vật, với việc kêu gọi lật đổ chế độ hiện tồn bằng cách mạng.
Chủ nghĩa xã hội không tưởng đạt đến đỉnh cao của nó vào đầu thế kỷ XIX trong các học thuyết của ba nhà không tưởng vĩ đại – Xanh Ximông, Phuriê, Ôoen. Bằng những tác phẩm của mình, ba nhà không tưởng này đã phê phán kịch liệt chế độ tư sản, đặt ra vấn đề nhất thiết phải thay thế xã hội tư bản bằng xã hội xã hội chủ nghĩa; đồng thời nêu ra một loạt những tư tưởng có giá trị về sự phát triển của xã hội tương lai – xã hội xã hội chủ nghĩa, điều mà các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học, C.Mác và Ph.Ăngghen, sau này đã tiếp thu. Tuy nhiên, ba nhà không tưởng vĩ đại đó cũng không vượt lên được những hạn chế của lịch sử, không thế thay đổi được màu sắc duy tâm và không tưởng trong học thuyết của họ.
Là sản phẩm của thời đại mình, Mác và Ăngghen đã phát huy cao độ vai trò của nhân tố chủ quan. Sự uyên bác về trí tuệ giúp hai ông có thể sớm hòa nhập vào dòng tư duy của nhân loại, tiếp thu có chọn lọc và phát triển sáng tạo những giá trị tư tưởng trước đó và đương thời.
Các Mác và Ph.Ăngghen đã tổng kết sâu sắc toàn bộ lịch sử loài người về các thành tựu của khoa học tư nhiên và khoa học xã hội, lịch sử tư tưởng nhân loại, đặc biệt là nghiên cứu, tổng kết chủ nghĩa tư bản, về thực tiễn phong trào công nhân. Trên cơ sở đó hai ông xây dựng nên các học thuyết, các hệ thống lý luận về phương pháp nhận thức và cải tạo thế giới, về giải phóng giai cấp công nhân đồng thời giải phóng xã hội loài người khỏi mọi áp bức, bóc lột và mọi sự tha hóa, về cách mạng cộng sản chủ nghĩa, về xây dựng một xã hội “trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Với Tuyên ngôn của Đảng cộng sản được xuất bản lần đầu vào tháng 3/1848 - giai cấp vô sản thế giới - lực lượng sản xuất tiên tiến của thời đại - đã chính thức khai sinh Hệ tư tưởng của riêng mình. Từ nay, hoạt động của các tổ chức cộng sản - Bộ tham mưu của giai cấp vô sản đã có sự hướng dẫn của một cương lĩnh chung. Cũng từ đây, chủ nghĩa xã hội đã không còn là những nguyện vọng chủ quan, những ước mơ trừu tượng, viển vông... Vậy là, nhờ có Tuyên ngôn, chủ nghĩa xã hội đã chuyển từ không tưởng thành khoa học.
PHẦN NỘI DUNG
Giới thiệu chung
Tóm tắt tiểu sử của C.Mác và Ph. Ăngghen
Các Mác:
C.Mác sinh ngày 5 tháng 5 năm 1918 trong một gia đình luật sư tại thành phố Tơria, tỉnh Ranh, nước Đức. Tuy không có khuynh hướng cách mạng nhưng bố của C.Mác là người đánh giá cao phái Khai sáng Pháp thế lỷ XVIII và chế độ dân chủ tư sản được xác lập ở Pháp. Nghề nghiệp, tư tưởng và tình cảm của ông ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc đời Mác.
Năm 1835, Mác tốt nghiệp trung học ở Tơria, vào học ngành luật tại Đại học Tổng hợp Bon. Một năm sau, năm 1836, ông chuyển đến Béc-lin tiếp tục học luật tại Đại học Tổng hợp Béc-lin. Thời gian này, cùng với việc học luật, Mác rất đam mê nghiên cứu triết học, lịch sử, học tiếng Anh, tiếng Italia và dịch những tác phẩm cổ điến sang tiếng Đức.
Năm 1837, Mác nghiên cứu triết học của Hêghen, tham gia phái “Hêghen trẻ”. Cho đến lúc này, Mác còn là con chiên ngoan đạo và chịu nhiều ảnh hưởng thế giới quan duy tâm của Hêghen.
Năm 1841, Mác tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Béc- lin, sau đó ông nhận bằng Tiến sĩ Triết học bằng luận án “Sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Đêmôcrit và triết học tự nhiên của Êpiquya”.
Mác đến Bon định làm phó giáo sư cho trường đại học này, song đây là lúc nhiều giáo sư tiến bộ bị gạt khỏi việc giảng dạy nên Mác từ bỏ ý nghĩ về giảng đường. Ông đến với báo chí, dùng báo chí làm diễn đàn tuyên truyền quan điểm dân chủ - cách mạng của mình. Thời gian này, Mác bắt đầu nghiên cứu triết học của Phoiơbắc.
Năm 1842, Mác trở thành cộng tác viên rồi biên tập viên của “Nhật báo tỉnh Ranh”. Tháng 11 năm 1842, lần đầu tiên Mác gặp Ăngghen.
Năm 1843, Mác rút khỏi ban biên tập “Nhật báo tỉnh Ranh”, tham gia xuất bản tạp chí “Niên giám Pháp – Đức” tại Pari. Trong năm này, Mác thành hôn với Gieni phôn Vextơphalen.
Năm 1844, Mác gặp gỡ các nhà hoạt động chính trị Nga như M.Bacunin, V.Bootskin… năm 1844 là năm đánh dấu bước chuyển biến hoàn toàn thế giới quan của Mác, gắn liền với sự thay đổi lập trường giai cấp của ông: từ chủ nghĩa dân chủ - cách mạng chuyển sang chủ nghĩa cộng sản. Lập trường mới của Mác được đánh dấu trong các tác phẩm: Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, Lời nói đầu “Về vấn đề Do Thái”.
Tháng 8 năm 1844, Mác gặp lại Ăngghen lần thứ hai tại Pari. Năm 1845, theo yêu cầu của chính phủ Phổ, Mác bị trục xuất khỏi Pari, phải chuyển sang sống ở Brucxen (Bỉ). Tại đây, Mác tham gia tổ chức Đồng minh những người cộng sản. Khi cách mạng 2-1848 nổ ra, Mác lại bị trục xuất khỏi Bỉ, trở về Pari. Tháng 6-1848, Mác lại bị trục xuất khỏi Pari, phải chuyển đến Luân Đôn. Mác sống ở đây đến cuối đời (14-3-1883).
Phriđrich Ăngghen:
Ăngghen sinh ngày 28 tháng 11 năm 1820 trong một gia đình chủ xưởng dệt ở thành phố Bácmen thuộc tỉnh Ranh nước Đức.
Năm 1837, Ăngghen bỏ học khi chưa học xong năm cuối cùng bậc trung học, Ông bắt đầu làm nhân viên cho hãng buôn của bố ở Bacmen.
Trong thời gian từ 1838 đến 1841 ông sống ở Bacmen và tự học. Năm 1841, Ăngghen tới Beclin làm nghĩa vụ quân sự và học dự thính ở Đại học Tổng hợp. Năm 1842, hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Ăngghen trở về Bacmen. Cùng năm, ông sang Anh để tìm hiểu về việc buôn bán tại xưởng dệt vải ở Manchesto. Trên đường đi, ông ghé thăm tòa soạn “Nhật báo tỉnh Ranh”. Tại đây ông gặp Các Mác lần đầu tiên.
Cuối tháng 8 đầu tháng 9 -1844, Ăngghen đến Pari gặp Mác. Lần gặp gỡ thứ hai này đã đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời của Mác và Ăngghen, bắt đầu quá trình cộng tác của hai người.
Tại Pari, Ăngghen và Mác cùng viết Gia đình thần thánh. Năm 1845, Ăngghen về Đức xuất bản cuốn Tình cảnh giai cấp công nhân Anh. Mùa xuân 1845, Ăngghen sang Bỉ cùng Mác viết Hệ tư tưởng Đức. Thời gian 1845 – 1847, Ăngghen ở Bỉ tham gia Đồng minh những người cộng sản và viết Những nguyên lý chủ nghĩa cộng sản. Sau đó, Ăngghen cùng Mác viết Tuyên ngôn của Đảng cộng sản năm 1848.
Tháng 2 – 1848, Ăngghen sang Pari. Đầu tháng 4 – 1848, Mác và Ăngghen cùng một số bạn chiến đấu về Đức trực tiếp tham gia đấu tranh cách mạng. Ngày 3 – 10 – 1848, cảnh sát Phổ truy bắt Ăngghen, Ăngghen buộc phải lánh sang Bỉ nhưng lại bị cảnh sát Bỉ bắt và trục xuất. Tháng 1 – 1849, Ăngghen trở về Đức. Ngày 10 – 5 – 1849, Ăngghen tham gia cuộc khởi nghĩa nhân dân ở Enbecphen. Chính phủ Đức trục xuất Mác (16 – 5 – 1849) và ra lệnh bắt giam Ăngghen. Trước tình hình căng thẳng đó, Mác và Ăngghen đều phải rời quê hương. Sau khi Mác mất, Ăngghen hoàn chỉnh và cho xuất bản quyển 2 và quyển 3 của bộ Tư bản. Từ mùa đông 1850 đến mùa thu 1870, Ăngghen đến sống tại Mancheser. Sau đó ông chuyển tới Luân đôn. Ngày 5 – 8 – 1895, Ăngghen qua đời tại đây.
Hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”
Giữa thế kỷ thứ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã đạt tới trình độ phát triển: Đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa đã phát triển ở một số nước châu Âu. Cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp, giai cấp vô sản hiện đại ra đời và sớm bước lên vũ đài đấu tranh chống lại giai cấp tư sản.
Trong những năm 30 và 40 của thế kỷ XIX, ở một số nước tư bản phát triển, giai cấp vô sản đã vùng lên đấu tranh chống lại giai cấp tư sản đòi thực hiện những yêu sách của mình cả về kinh tế lẫn chính trị. Tiêu biểu cho sự phát triển của phong trào vô sản là những cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt ở thành phố Lyông (Pháp) năm 1837; cuộc nổi dậy của công nhân dệt vùng Xilêdi (Đức) năm 1844; phong trào Hiến chương ở Anh kéo dài 10 năm (1838 - 1848). Sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản đòi hỏi một cách bức thiết phải có một hệ thống lý luận soi đường và một cương lĩnh chính trị làm kim chỉ nam cho hành động cách mạng.
Cuối tháng 11, đầu tháng 12 năm 1847, Đại hội lần thứ hai Liên đoàn những người cộng sản đã thảo luận và thông qua những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản do Mác và Ăngghen trình bày. Trên cơ sở sự nhất trí ấy, C.Mác và Ph.Ăngghen được Đại hội ủy nhiệm thảo ra bản tuyên ngôn chính thức.
Cuối tháng giêng năm 1948, Mác hoàn thành việc biên soạn. Bản thảo được gửi đi Anh. Việc công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản cũng là thông báo về sự ra đời của một học thuyết cách mạng, một thế giới quan khoa học của chủ nghĩa Mác. Lần đầu tiên trong lịch sử loài người thực hiện được cuộc cách mạng tư tưởng với đỉnh cao của trí tuệ khám phá và hệ thống hóa những quy luật vận động của giới tự nhiên, xã hội và tư duy của con người. Toàn bộ thành tựu trí tuệ của loài người được tổng kết, khái quát.
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản – sự khẳng định những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học
Tuyên Ngôn của Đảng Cộng Sản không những là cương lĩnh của một Đảng cộng sản đầu tiên, mà còn là một tác phẩm khoa học lớn, trong đó lần đầu tiên, những quan điểm chủ yếu của chủ nghĩa Mác đã được trình bày một cách chặt chẽ và có hệ thống. V.I.Lê Nin nhận xét rằng: “tác phẩm này trình bày một cách hết sức sáng sủa và rõ ràng thế giới quan mới, chủ nghĩa duy vật triệt để - chủ nghĩa duy vật này bao quát cả lĩnh vực sinh hoạt xã hội, - phép biện chứng với tư cách là học thuyết toàn diện nhất và sâu sắc nhất về sự phát triển, lý luận đấu tranh giai cấp và vai trò cách mạng – trong lịch sử toàn thế giới – của giai cấp vô sản, tức là giai cấp sáng tạo ra một xã hội mới, xã hội cộng sản” (V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát cơ va, 1980, Tập 26, Trang 57)
Lời chỉ dẫn đó của Lênin giúp chúng ta định hướng nghiên cứu nội dung Tuyên ngôn của Đảng cộng sản với tính cách là bản khai sinh của chủ nghĩa xã hội khoa học: Nội dung của nó thể hiện ở 6 vấn đề chủ yếu sau:
Tuyên ngôn của Đảng cộng sản là kết quả tổng hợp tập trung tất cả những nhận thức khoa học mới mẻ, đúng đắn và đạt đến đỉnh cao của học thuyết Mác
Lý luận của chủ nghĩa Mác với tất cả các bộ phận hợp thành của nó và các nội dung tiêu biểu nhất đã được thể hiện sâu sắc trong tác phẩm với ý nghĩa đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Thật vậy, trong Tuyên ngôn và đến Tuyên ngôn, lần đầu tiên đã trình bày một cách sáng tỏ và thuyết phục, tập trung và cô đọng, hoàn chỉnh và đầy đủ, toàn diện và có hệ thống những nguyên lý cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác: Triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kinh tế chính trị chọ mác xít và chủ nghĩa xã hội khoa học. Khái quát toàn bộ kết quả quá trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc công phu và hoạt động thực tiễn chính trị sôi động nhiệt tình của mình trong suốt những năm 40 thế kỷ XIX. Mác và Ăngghen đã chỉ rõ trong Tuyên ngôn hàng loạt vấn đề cơ bản quan trọng. Đó là việc phân tích quy luật kinh tế - xã hội cơ bản của chủ nghĩa tư bản, từ đó rút ra chiều hướng vận động, phát triển và diệt vong tất yếu của chế độ xã hội ấy; đồng thời gắn liền với điều này là thắng lợi tất yếu của cuộc cách mạng cộng sản với sự ra đời của xã hội mới cộng sản chủ nghĩa. Đó là việc luận chứng cho vai trò cách mạng mang tính lịch sử thế giới của giai cấp vô sản trong việc lật đổ chế độ tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản; để hoàn thành sứ mạng cao cả tự giải phóng, đồng thời giải phóng toàn nhân loại, giai cấp vô sản phải tự tổ chức được chính đảng cộng sản của mình làm đội tiên phong lãnh đạo cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, phải giành lấy dân chủ, trở thành giai cấp thống trị, tức là nắm chính quyền để cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới…
Ở đây, thế giới quan duy vật biện chứng và duy vật lịch sử mà Mác và Ăngghen đạt được là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt tất cả các chương trình của tác phẩm. Nhờ đó, hai ông đã phân tích sâu sắc và chính xác quá khứ, hiện tại, tương lai của xã hội loài người.
Về sau, đến 1886, Ăngghen đã khẳng định “ Những quan điểm của chúng tôi về sự khác nhau giữa một xã hội tương lai, không tư bản chủ nghĩa và xã hội hiện nay, là những kết luận chính xác rút ra từ những sự thật và quá trình phát triển của lịch sử và một khi những kết luận đó không được trình bày gắn liền với những sự thật và sự phát triển đó thì chúng sẽ không có giá trị gì về lý luận cũng như về thực tiễn” (C.Mác. Ph.Ăngghen: Toàn tập, Beclin,1973, t36, tr 429).
Tuyên ngôn của Đảng cộng sản đã thể hiện hoàn toàn đầy đủ lý luận và phương pháp luận đúng đắn đó của Mác và Ăngghen.
Tuyên ngôn Đảng cộng sản làm sáng tỏ sự ra đời của giai cấp vô sản như một nấc thang quy định của lịch sử
Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Mác và Ăngghen đã làm sáng tỏ sự ra đời của giai cấp vô sản với tính cách là một nấc thang quy định của lịch sử trong tiến trình phát triển của giai cấp và của cuộc đấu tranh giai cấp, và bắt nguồn từ trình độ phát triển của sản xuất. Dựa trên quan niệm duy vật về lịch sử, Mác và Ăngghen nhận thấy, xét đến cùng thì nhân tố kinh tế có vai trò quyết định sâu xa nhất của lịch sử. Dĩ nhiên, đây không phải là nhân tố duy nhất. Các ông đã phát hiện ra quy luật phổ quát của lịch sử là mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Chính giai cấp tư sản đã tạo nên một lực lượng sản xuất xã hội hóa cao chưa từng thấy và giai cấp vô sản chính là con đẻ của nền đại công nghiệp cơ khí lúc bấy giờ. Nó cũng là nhân tố hàng đầu trong lực lượng sản xuất xã hội hóa đó. Chế độ tư hữu tư sản và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nói chung mang bản chất tư hữu chật hẹp, nó không thể chứa đựng nổi lực lượng sản xuất xã hội hóa ngày càng rộng lớn và giai cấp vô sản cách mạng chính là nhân tố vật chất, mà rốt cuộc thì lịch sử cũng đã tìm thấy, để xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, xác lập nên một chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất, phù hợp với lực lượng sản xuất xã hội hóa đã nêu. Chính vì thế Mác và Ăngghen nói rằng, giai cấp tư sản đã tạo ra một thế lực giết chết mình ngoài ý muốn: “giai cấp tư sản không những đã rèn luyện những vũ khí sẽ giết mình; nó còn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy, chống lại nó, đó là những công nhân hiện đại, những người vô sản” (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.605); “giai cấp tư sản sinh ra những người đào huyệt chôn chính nó” (Sđd, tr.613). Sự xuất hiện giai cấp tư sản và giai cấp vô sản và mâu thuẫn không thể điều hòa của hai giai cấp đó đã được luận chứng từ sự ra đời của nền sản xuất lớn bằng máy móc và trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
Các ông chứng minh rằng, sự cải biến tất yếu toàn bộ các quan hệ xã hội để giải phóng hoàn toàn con người về mặt xã hội là sứ mệnh lịch sử cũng là lợi ích của giai cấp vô sản. Chư