Tiểu luận Tỷ giá hối đoái và vai trò của ngân hàng Trung ương trong việc điều hành chính sách tỷ giá

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, các mối quan hệ kinh tế trên mọi lĩnh vực của một quốc gia ngày càng được mở rộng ra các nước, do đó vấn đề thanh toán, định giá, so sánh, phân tích, đánh giá về mặt giá trị và hiệu quả trở nên phức tạp hơn nhiều. Đơn vị thanh toán không chỉ còn bó hẹp tiền tệ trong nước mà còn phải sử dụng các loại ngoại tệ khác nhau liên quan đến việc trao đổi tiền tệ của nước khác. Tiền của mỗi nước được quy định theo pháp luật của nước đó và đặc điểm riêng của nó, vì vậy phát sinh nhu cầu tất yếu là phải so sánh giá trị, sức mua của đồng tiền trong nước với ngoại tệ và giữa các ngoại tệ với nhau. Hoạt động chuyển đổi đồng tiền này thành đồng tiền khác trong quá trình quan hệ giữa các nước nhóm nước với nhau đã làm nảy sinh phạm trù tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế nhạy cảm và rất phức tạp. Kinh tế thị trường thường xuyên vận động thì tỷ giá hối đoái cũng như những hiện tượng kinh tế khác biến động là lẽ tất nhiên, là hợp với quy luật vận động của sự vật, của hiện tượng. Tuy nhiên những diễn biến có tính bất thường, khác lạ của hiện tượng kinh tế tất phải do những nguyên nhân, hoặc do những trục trặc nào đó làm cho hiện tượng kinh tế đó diễn ra “chệch hướng” theo logic bình thường. Điều đó làm chúng ta phải thận trọng xem xét các nguyên nhân từ mọi phía, một cách toàn diện để có nhận thức, quan điểm đúng đắn, làm cơ sở tin cậy cho việc điều chỉnh các hoạt động thực tiễn Nghiên cứu sự vận động của tỷ giá hối đoái là một vấn đề phức tạp nhưng cũng đầy mới mẻ và hấp dẫn, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và vận động không ngừng. Do đó, để lựa chọn đề tài nghiên cứu trong đề án môn học Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ, tôi đã lựa chọn việc tìm hiểu về "Tỷ giá hối đoái và vai trò của ngân hàng Trung ương trong việc điều hành chính sách tỷ giá " Cơ cấu bài viết gồm 3 chương : Chương I. Tổng quan về tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái; Chương II. Vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc điều chỉnh chính sách tỷ giá; Chương III. Giải pháp nâng cao hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước trong việc điều hành chính sách tỷ giá. Do thời gian hạn chế nên tiểu luận còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được góp ý của thầy cô và các bạn học viên

pdf21 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3605 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tỷ giá hối đoái và vai trò của ngân hàng Trung ương trong việc điều hành chính sách tỷ giá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Tỷ giá hối đoái và vai trò của ngân hàng Trung ương trong việc điều hành chính sách tỷ giá 1 MỞ ĐẦU Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, các mối quan hệ kinh tế trên mọi lĩnh vực của một quốc gia ngày càng được mở rộng ra các nước, do đó vấn đề thanh toán, định giá, so sánh, phân tích, đánh giá về mặt giá trị và hiệu quả trở nên phức tạp hơn nhiều. Đơn vị thanh toán không chỉ còn bó hẹp tiền tệ trong nước mà còn phải sử dụng các loại ngoại tệ khác nhau liên quan đến việc trao đổi tiền tệ của nước khác. Tiền của mỗi nước được quy định theo pháp luật của nước đó và đặc điểm riêng của nó, vì vậy phát sinh nhu cầu tất yếu là phải so sánh giá trị, sức mua của đồng tiền trong nước với ngoại tệ và giữa các ngoại tệ với nhau. Hoạt động chuyển đổi đồng tiền này thành đồng tiền khác trong quá trình quan hệ giữa các nước nhóm nước với nhau đã làm nảy sinh phạm trù tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế nhạy cảm và rất phức tạp. Kinh tế thị trường thường xuyên vận động thì tỷ giá hối đoái cũng như những hiện tượng kinh tế khác biến động là lẽ tất nhiên, là hợp với quy luật vận động của sự vật, của hiện tượng. Tuy nhiên những diễn biến có tính bất thường, khác lạ của hiện tượng kinh tế tất phải do những nguyên nhân, hoặc do những trục trặc nào đó làm cho hiện tượng kinh tế đó diễn ra “chệch hướng” theo logic bình thường. Điều đó làm chúng ta phải thận trọng xem xét các nguyên nhân từ mọi phía, một cách toàn diện để có nhận thức, quan điểm đúng đắn, làm cơ sở tin cậy cho việc điều chỉnh các hoạt động thực tiễn … Nghiên cứu sự vận động của tỷ giá hối đoái là một vấn đề phức tạp nhưng cũng đầy mới mẻ và hấp dẫn, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và vận động không ngừng. Do đó, để lựa chọn đề tài nghiên cứu trong đề án môn học Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ, tôi đã lựa chọn việc tìm hiểu về "Tỷ giá hối đoái và vai trò của ngân hàng Trung ương trong việc điều hành chính sách tỷ giá " Cơ cấu bài viết gồm 3 chương : Chương I. Tổng quan về tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái; Chương II. Vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc điều chỉnh chính sách tỷ giá; Chương III. Giải pháp nâng cao hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước trong việc điều hành chính sách tỷ giá. Do thời gian hạn chế nên tiểu luận còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được góp ý của thầy cô và các bạn học viên. Xin chân thành cảm ơn! 2 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1. Tỷ giá hối đoái 1.1. Khái niệm: Tỷ giá là giá cả của một đơn vị tiền tệ một được biểu hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ của nước khác hay là bằng số lượng ngoại tệ nhận được khi đổi một đơn vị nội tệ hoặc bằng số lượng nội tệ nhận được khi đổi một đơn vị ngoại tệ. Các nước có giá trị đồng nội tệ thấp hơn giá trị ngoại tệ thường sử dụng cách thứ hai. Chẳng hạn ở Việt Nam người ta thường nói đến số lượng đồng Việt Nam nhận được khi đổi một đồng USD, DEM hay một FFR … Có hai loại giá: giá trong nước (giá quốc gia) phản ánh những điều kiện cụ thể của sản xuất trong một nước riêng biệt, và giá ngoại thương (giá quốc tế) phản ánh những điều kịên sản xuất trên phạm vi thế giới. Tiền tệ là vật ngang giá chung của toàn bộ khối lượng hàng hoá và dịch vụ trong nước. Tỷ giá thể hiện sự tương quan giữa mặt bằng giá trong nước và giá thế giới. Tỷ giá dùng để tính toán và thanh toán xuất, nhập khẩu (không dùng để ổn định giá hàng hoá sản xuất trong nước). Tỷ giá hàng xuất khẩu là lượng tiền trong nước cần thiết để mua một lượng hàng xuất khẩu tương đưong với một đơn vị ngoại tệ. Tỷ giá hàng nhập khẩu là số lượng tiền trong nước thu được khi bán một lượng vàng nhập khẩu có giá trị một đơn vị ngoại tệ. 1.2. Các loại tỷ giá thông dụng trên thị trường - Dựa trên tiêu thức là đối tượng quản lý: + Tỷ giá chính thức: là tỷ giá do ngân hàng công bố chính thức trên thị trường để làm cơ sở tham chiếu cho các hoạt động giao dịch, kinh doanh, thống kê… + Tỷ giá thị trường: tỷ giá được hình thành thông qua các giao dịch cụ thể của các thành viên thị trường . + Tỷ giá danh nghĩa : là tỷ lệ giữa giá trị của các đồng tiền so với nhau, đồng này đổi được bao nhiêu đồng kia . + Tỷ giá thực: là tỷ giá phản ánh tương quan giá cả hàng hoá của hai nước được tính theo một trong hai loại tiền của hai nước đó hoặc là giá trị tính bằng cùng một đồng tiền của hàng xuất khẩu so với giá hàng nhập khẩu. - Dựa trên kỹ thuật giao dịch: + Tỷ giá mua/bán trao ngay, kéo theo việc thay đổi ngay các khoản tiền + Tỷ giá mua/bán kỳ hạn ,kéo theo việc trao đổi các khoản tiền vào một ngày tương lai xác định. 1.3. Vai trò của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế mở - Thứ nhất, Tỷ giá hối đoái (TGHĐ) và ngoại thương: Tỷ giá giữa đồng nội tệ và ngoại tệ là quan trọng đối với mỗi quốc gia vì trước tiên nó tác động trực tiếp tới giá cả hàng 3 hoá xuất nhập khẩu của chính quốc gia đó. Khi đồng tiền của một quốc gia tăng giá (tăng trị giá so với đồng tiền khác) thì hàng hoá nước đó ở nước ngoài trở thành đắt hơn và hàng hoá nước ngoài tại nước đó trở nên rẻ hơn. Ngược lại khi đồng tiền một nước sụt giá, hàng hoá của nước đó tại nước ngoài trở nên rẻ hởn trong khi hàng hoá nước ngoài tại nước đó trở nên đắt hơn (các yếu tố khác không đổi). Tỷ giá tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu vì vậy nó tác động tới cán cân thanh toán quốc tế,gây ra thâm hụt hoặc thặng dư cán cân. - Thứ hai, TGHĐ và sản lượng, công ăn việc làm, lạm phát: Tỷ giá hối đoái không chỉ quan trọng là vì tác động đến ngoại thương ,mà thông qua đó tỷ giá sẽ có tác động đến các khía cạnh khác của nền kinh tế như mặt bằng giá cả trong nước, lạm phát khả năng sản xuất, công ăn việc làm hay thất nghiệp… 1.4. Những nhân tố tác động tới tỷ giá - Năng suất lao động (NSLĐ) trong nước tăng lên tương đối so với nước ngoài, đồng nghĩa với việc các nhà kinh doanh có thể hạ giá thành sản phẩm, dich vụ của mình tương đối so với hàng ngoại nhập, dẫn đến sự gia tăng mức cầu của hàng nội dịa so với hàng ngoại nhập, làm cho hàng nội địa vẫn bán tốt khi giá đồng nội tệ tăng lên giảm xuống và ngược lại. Một nền kinh tế phát triển có NSLĐ cao trong thời kì nào đó thường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng giá của đồng tiền nước đó. - Mức giá tương đối ở thị trường trong: Theo thuyết mức giá cả tương đối, khi mức giá cả hàng nội địa tăng tương đối so với hàng ngoại nhập thì cầu của hàng nội địa sẽ giảm xuống và đồng nội địa có xu hướng giảm giá để cho hàng nội bán được tốt hơn và ngược lại. - Thuế quan và hạn mức nhập khẩu là những công cụ kinh tế mà Chính phủ dùng để điều tiết và hạn chế nhập khẩu. Chính công cụ này đã tác động và làm tăng giả cả của hàng ngoại nhập, làm giảm tương đối nhu cầu với hàng nhập khẩu, góp phần bảo hộ và khuyến khích tiêu dùng hàng sản xuất trong nước. Những công cụ mà nhà nước dùng để hạn chế nhập khẩu sẽ ảnh hưởng và làm cho tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ có xu hướng giảm. - Ưa thích hàng nội so với hàng ngoại: Nếu sự ham thích của người nước ngoài về mặt hàng trong nước tăng lên thì cầu về hàng nội sẽ tăng lên làm đồng nội tệ tăng giá, bởi hàng nội địa vẫn bán được nhiều ngay cả với giá cao hơn của đồng nội tệ. Cầu đối với hàng xuất của một nước tăng lên làm cho đồng tiền nước đó giảm giá. 2. Chính sách tỷ giá hối đoái và những tiền đề, mục tiêu cho việc hoạch định chính sách tỷ giá hối đoái. 2.1. Chính sách tỷ giá hối đoái . 2.1.1. Khái niệm: Chính sách TGHĐ là một hệ thống các công cụ dùng để tác động tới cung cầu ngoại tệ trên thị trường từ đó giúp điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm đạt tới những mục tiêu cần thiết. Về cơ bản, chính sách tỷ giá hối đoái tập trung 4 chú trọng vào hai vấn đề lớn là : vấn đề lựa chọn chế độ (hệ thống) tỷ giá hối đoái (cơ chế vận động của tỷ giá hối đoái) và vấn đề điều chỉnh tỷ giá hối đoái . 2.1.2. Mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái Trong nền kinh tế mở, động cơ hoạch định chính sách là những mục tiêu cân đối bên trong và bên ngoài. Trên đây là hai nhóm mục tiêu cơ bản mà chính sách tỷ giá cuối cùng phải hướng đến .Tuy nhiên trong giai đoạn nhất định nào đó, chính sách tỷ giá cũng có thêm những mục tiêu cụ thể như: thường xuyên xác lập và duy trì mức tỷ giá cân bằng, duy trì và bảo vệ giá trị đồng nội tệ, tiến tới thực hiện đầy đủ chức năng của đồng tiền (bao gồm việc thực hiện khả năng chuyển đổi của đồng tiền), gia tăng dự trữ ngoại tệ. * Mục tiêu cân bằng nội: Là trạng thái ở đó các nguồn lực của một quốc gia được sử dụng đầy đủ, thể hiện ở sự toàn dụng nhân công và mức giá cả ổn định. Mức giá biến động bất ngờ có tác động xấu đến các khoản tín dụng và đầu tư. Chính phủ cần ngăn chặn các đợt lên hay xuống phát triển đột ngột của tổng cầu để duy trì một mức giá cả ổn định có thể dự kiến trước được. Vì vậy, tỷ giá hối đoái được xem như là một công cụ đắc lực, hỗ trợ hiệu quả cho Chính phủ trong việc điều chỉnh giá cả, đặc biệt là trong nền kinh tế, xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay. * Mục tiêu cân bằng ngoại: Khái niệm "cân bằng ngoại" khó xác định hơn nhiều so với "cân bằng nội", nó chủ yếu là sự cân đối trong "tài khoản vãng lai". Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị xã hội của một quốc gia mà Chính phủ phải có cách để điều chỉnh tỷ giá hối đoái của họ cho phù hợp, hiệu quả, chủ yếu tác động vào các hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư xuyên quốc gia. 2.1.3. Các công cụ của chính sách tỷ giá hối đoái - Phương pháp lãi suất chiết khấu: Lãi suất chiết khấu tăng nên lãi suất trên thị trường cũng tăng lên. Kết quả là vốn vay ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ dồn vào để thu lãi suất cao hơn. Nhờ thế mà sự căng thẳng về nhu cầu về ngoại tệ sẽ bớt đi, làm cho tỷ giá không có cơ hội tăng nữa. Tuy nhiên, những yếu tố để hình thành tỷ giá và lãi suất là không giống nhau, do vậy mà biến động của lãi suất không nhất thiết kéo theo sự biến động của tỷ giá. - Các nghiệp vụ của thị trường hối đoái: Việc mua bán ngoại tệ được thực hiện trên nguyên tắc diễn biến giá cả ngoại tệ trên thị trường và ý đồ can thiệp mang tính chất chủ quan của nhà nước. Việc can thiệp này phải là hành động có cân nhắc những nhân tố thực tại cũng như chiều hướng phát triển trong tương lai của kinh tế, thị trường tiền tệ và giá cả. - Quỹ dự trữ bình ổn hối đoái: Nguồn vốn để hình thành quỹ dự trữ bình ổn hối đoái thường là: phát hành trái khoán kho bạc bằng tiền quốc gia. Khi ngoại tệ vào nhiều, thì sử dụng quỹ này để mua nhằm hạn chế mức độ mất giá của đồng ngoại tệ. Ngược lại, trong trường hợp vốn vay chạy ra nước ngoài quỹ bình ổn hối đoái tung ngoại tệ ra bán và tiếp tục mua các trái khoán đã phát hành để ngăn chặn giá ngoại tệ tăng. Theo phương pháp này, khi cán cân thanh toán quốc tế bị 5 thâm hụt, quỹ bình ổn hối đoái sẽ đưa vàng ra bán thu ngoại tệ về để cân bằng cán cân thanh toán, khi ngoại tệ và nhiều, quỹ sẽ tung vàng ra bán thu về đồng tiền quốc gia để thu ngoại tệ nhằm duy trì sự ổn định tỷ giá hối đoái. 2.2. Lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái 2.2.1. Các chế độ tỷ giá hối đoái - Chế độ tỷ giá hối đoái cố định: Chế độ đồng giá vàng (1880 - 1932): Vàng đóng vai trò là vật ngang giá chung, chỉ có tiền đúc bằng vàng hoặc dấu hiệu của nó mới có thể đổi lấy nó. Theo đó, đồng tiền của các nước được đổi trực tiếp ra vàng, tỷ giá hối đoái được hình thành trên cơ sở so sánh hàm lượng vàng của các đồng tiền, sự so sánh đó được gọi là ngang giá vàng (gold parity). Trong chế độ bản vị vàng, khi việc đúc tiền vàng, đổi tiền ra vàng và xuất nhập khẩu vàng được thực hiện tự do thì tỷ giá hối đoái tách khỏi ngang giá vàng là rất ít vì nó bị giới hạn bởi các điểm vàng. Thực hiện xuất nhập khẩu vàng sẽ quay quanh "điểm vàng". Giới hạn lên xuống của tỷ giá hối đoái là ngang giá vàng cộng (hoặc trừ) chi phí vận chuyển vàng giữa các nước hữu quan. Điểm cao nhất của tỷ giá hối đoái gọi là "điểm xuất vàng" vì vượt quá giới hạn này, vàng bắt đầu "chảy ra khỏi nước". Điểm thấp nhất của tỷ giá hối đoái là "điểm nhập vàng" vì xuống dưới giới hạn này, vàng bắt đầu "chảy vào trong nước". Chế độ bản vị vàng có tính ổn định cao, tiền tệ không bị mất giá, tỷ giá ít biến động, cán cân thương mại tự động cân bằng. Chế độ này có khả năng tự điều tiết khối lượng tiền tệ trong lưu thông mà không cần đến sự can thiệp của Nhà nước, do đó nó có tác động tích cực đối với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn đầu phát triển. Tuy nhiên chế độ bản vị vàng tồn tại không lâu, đến 1914 nó sụp đổ do nhiều nguyên nhân Chế độ tỷ giá cố định theo thoả ước Bretton Woods (1946 - 1971) Nhằm ổn định lại sự phát triển thương mại quốc tế và thiết lập một trật tự thế giới mới sau thế chiến thứ hai, Mỹ, Anh và 42 nước đồng minh đã họp hội nghị tại Bretton Woods (Mỹ) tháng 7/1944 để bàn bạc xây dựng hệ thống tiền tệ và thanh toán chung. Tại đây 56 nước ký tên hiệp định chấp nhận thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và một chế độ tỷ giá hối đoái mới. Theo chế độ này, các nước cam kết duy trì giá trị đồng tiền của mình theo đồng USD hoặc theo nội dung vàng trong phạm vi biến động không quá  1% tỷ giá đăng ký chính thức tại quỹ. Nếu các nước tự thay đổi tỷ giá mà không được sự đồng ý của IMF thì sẽ bị phạt cấm vận. NHTW các nước phải can thiệp vào thị trường tiền tệ nước mình để giữ cho tỷ giá nước mình không thay đổi bằng cách mua bán đồng USD. Trong 25 năm độc quyền phát hành tiền tệ, Mỹ đã lợi dụng đồng USD để thu hút của cải các nơi trên thế giới về tay mình. Hàng trăm tỷ USD được thả lang thang đi khắp các nước mà không có gì bảo đảm, gây ra lạm phát USD. Chế độ Bretton Woods ngày càng bộc lộ những hạn chế mà bản thân nó không tự khắc phục được. 6 Vào những năm 60, bối cảnh kinh tế xã hội có nhiều thay đổi, khoa học kỹ thuật phát triển làm cho các nước phục hồi kinh tế. Các nước đã xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ và Mỹ trở thành nước nhập siêu. Về phía mình, hàng hoá Mỹ không còn sức hấp dẫn như trước làm cho cán cân thương mại Mỹ thường xuyên thâm hụt, dự trữ vàng ngày càng giảm, nợ nước ngoài tăng, USD mất giá nghiêm trọng. Các nước khủng hoảng lòng tin với USD, đã chuyển đổi USD dự trữ ra vàng, làm cho dự trữ vàng của Mỹ giảm sút nhanh chóng. Trước những diễn biến phức tạp của tình hình trong nước và thế giới, tổng thống Mỹ Nixon sau 2 lần tuyên bố phá giá: Lần 1(tháng8/1971) 1USD = 0,81gram vàng ròng và 42 USD = 1ounce vàng, lần 2 (tháng 3/1973) 1USD = 0,7369 gram vàng ròng và 45 USD = 1 ounce vàng. Đồng USD bị phá giá (-10%) thì chế độ tỷ giá hối đoái cố định Bretton Woods hoàn toàn sụp đổ. - Chế độ tỷ giá thả nổi (từ năm 1973 đến nay): Sau thất bại của hệ thống tỷ giá hối đoái Bretton Woods, vào tháng 7/1976, tại hội nghị Jamaica, các thành viên của IMF đã thống nhất đưa ra những quy định mới cho hệ thống tiền tệ quốc tế là "tỷ giá linh hoạt" hay "tỷ giá thả nổi" . Theo chế độ mới, tỷ giá được xác định và vận động một cách tự do theo quy luật thị trường mà cụ thể là quy luật cung - cầu ngoại tệ. NHTW các nước không có bất kỳ một tuyên bố hay cam kết nào về chỉ đạo, điều hành tỷ giá.  Ưu điểm + Giúp cán cân thanh toán cân bằng: Giả sử một nước nào đó có cán cân vãng lai thâm hụt khiến nội tệ giảm giá. Điều đó thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu cho đến khi cán cân thanh toán trở nên cân bằng. + Đảm bảo tính độc lập của chính sách tiền tệ. + Góp phần ổn định kinh tế, tránh được những cú sốc bất lợi từ bên ngoài, vì khi giá cả nước ngoài tăng sẽ làm cho tỷ giá tự điều chỉnh theo cơ chế PPP để ngăn ngừa các tác động ngoại lai.  Nhược điểm: + Là nguyên nhân gây nên sự bất ổn do các hoạt động đầu cơ làm méo mó, sai lệch thị trường, có khả năng gây nên lạm phát cao và tăng nợ nước ngoài. + Hạn chế các hoạt động đầu tư và tín dụng do tâm lý lo sợ sự biến động theo hướng bất lợi của tỷ giá. - Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý (bán thả nổi): Đây là chế độ tỷ giá hối đoái có sự can thiệp của hai chế độ cố định và thả nổi. Ở đó, tỷ giá được xác định và hoạt động theo quy luật thị trường, chính phủ chỉ can thiệp khi có những biến động mạnh vượt quá mức độ cho phép. Có 3 kiểu can thiệp của chính phủ: + Kiểu can thiệp vùng mục tiêu: Chính phủ quy định tỷ giá tối đa, tối thiểu và sẽ can thiệp nếu tỷ giá vượt quá các giới hạn đó. + Kiểu can thiệp tỷ giá chính thức kết hợp với biên độ dao động: Tỷ giá chính thức có vai trò dẫn đường, chính phủ sẽ thay đổi biên độ dao động cho phù hợp với từng thời kỳ. 7 + Kiểu tỷ giá đeo bám: Chính phủ lấy tỷ giá đóng cửa ngày hôm trước làm tỷ giá mở cửa ngày hôm sau và cho phép tỷ giá dao động với biên độ hẹp. 2.2.2 Cơ sở lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái Việc lựa chọn chế độ tỷ giá xoay quanh 2 vấn đề chính : Mối quan hệ giữa các nền kinh tế quốc gia với cả hệ thống toàn cầu và mức độ linh hoạt của các chính sách kinh tế trong nước. Thứ nhất, lựa chọn chế độ tỷ giá là lựa chọn hệ thống mở của hay đóng cửa.Các phương án lựa chọn hệ thống tỷ giá thiên về hoặc tỷ giá cố định hoặc tỷ giá linh hoạt.Một quốc gia lựa chọn tỷ giá cố định tức là chấp nhận sự ràng buộc đối với các chính sách kinh tế quốc gia.Các chính sách kinh tế của quốc gia phải phù hợp với duy trì tỷ giá hối đoái cố định,vì vậy việc hoạch định chính sách đối nội trở thành ngoại sinh và tuân thủ theo thoả ước tỷ giá.Từ đó có thể thấy rằng sự lựa chọn này ngang với việc áp đặt các ràng buộc quốc tế vào các chính sách kinh tế quốc gia.Nói rộng hơn, lựa chọn cơ chế tỷ giá cố định tương đương với lựa chọn một hệ thống mở cửa,trong đó luôn có sự tương tác giữa các nhân tố quốc gia và cả hệ thống thế giới.Ngược lại,phương án tỷ giá linh hoạt, về nguyên tắc không chấp nhận một sự ràng buộc nào vào các chính sách kinh tế đối nội.Các chính sách có tác động gì đi nữa thì sự giao động tỷ giá sẽ giữ chúng chỉ gây ảnh hưởng trong phạm vi quốc gia.Và tương ứng với điều đó,kết quả của các chính sách kinh tế nước ngoài dù thế nào đi chăng nữa thì điều chỉnh tỷ giá sẽ giữ chúng ngoài phạm vi quốc gia.Thực tế, lựa chọn này giữ cho chính sách quốc gia không bị ràng buộc quốc tế.Nói rộng hơn,lựa chọn cơ chế hối đoái linh hoạt sẽ tach rời nền kinh tế quốc gia khỏi môi trường quốc tế. Thứ hai, chúng ta cần quan tâm đến mức độ linh hoạt của các chính sách kinh tế đối nội.Mức độ này khác nhau rõ ràng giữa việc lựa chọn nột trong hai loại chế độ tỷ giá.Vì tỷ giá cố định thể hiện sự cam kết áp đặt các ràng buộc đối với các chính sách kinh tế quốc gia, có nghĩa rằng không thể theo đuổi các chính sách kinh tế đối nội một cách độc lập.Ngược lại,tỷ giá linh hoạt là một công cụ có thể sử dụng để giữ cho các hoạt động kinh tế của hệ thống quốc tế không ảnh hưởng tới các chính sách quốc gia.Vì vậy có thể theo đuổi các chính sách quốc gia mà không cần quan tâm đến thế giới bên ngoài và như vậy đặc thù của chúng là hệ thống đóng. 8 CHƯƠNG II. VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ 1. Sự hình thành và vận động của tỷ giá cùng chính sách tỷ giá hối đoái trong giai đoạn trước tháng 3/1989 thời kế hoạch hoá, tập trung kinh tế Năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô và các nước chủ nghĩa xã hội Đông Âu thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, đặt nền móng đầu tiên cho việc hình thành các quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và các nước. Từ ngày 25/11/1955, tỷ giá chính thức được quy định giữa đồng Việt Nam(VND) và nhân dân tệ Trung Quốc (CNY) là 1 CNY= 1.470 VND, giữa đồng Việt Nam và Rup của Liên Xô là 1 SUR = 735VND. Năm 1977, các nước xã hội chủ nghĩa thoả thuận thanh toán với nhau bằng tiền Rup chuyển nhượng có hàm lượng vàng quy định là 0,98712 gam trên mỗi đồng Rup chuyển nhượng. Bên cạnh tỷ giá Nhà nước còn sử dụng tỷ giá kết toán nội bộ 1SUR=5,64VND được hình thành từ năm 1958 và được xác định trên cơ sở so sánh giá cả hàng hoá xuất khẩu của
Luận văn liên quan