Việt Nam đang tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà
nước. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải tăng cường các hoạt động nhằm phục
vụ cho nhu cầu của người dân, đồng thời phải cạnh tranh với nhau giữa các doanh
nghiệp trong nước và nước ngoài. Việc bình ổn giá trong xu thế thị trường hiện nay là
một vấn đề rất quan trọng trong việc ổn định và phát triển nền kinh tế, kìm chế lạm phát
cao của nền kinh tế. Nhu cầu tiêu dùng cũng như sản xuất tiêu dùng ngày càng tăng,
nhiều ngành nghề phải chịu sự tác động của sự biến động giá cả. Mặt hàng xăng dầu là
một nhân tố mà mỗi quốc gia đều phải sử dụng cho nhu cầu tiêu dùng cũng như sản
xuất, nó cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế, đất nước muốn phát triển thì phải có nguồn
năng lượng. Hiện nay xăng dầu vẫn là nguồn năng lượng chủ yếu. Giá cả của xăng dầu
trong thời gian qua tăng rất cao liên tục phá vở những kỷ lục về giá cả gây ảnh hưởng
không nhỏ đến nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng.
Mặc dù, chính phủ đã có những kế hoạch dài hạn để tránh việc phụ thuộc quá
nhiều vào lượng nhập khẩu bằng biện pháp tự sản xuất các sản phẩm hóa dầu thay cho
việc hiện nay chỉ là sơ chế. Nhưng để thực hiện được điều này, lo rằng cần phải có một
khoảng thời gian khá dài, trong khi đó xăng dầu luôn là mặt hàng thiết yếu của nền kinh
tế. Việc giá xăng dầu cao và ngày càng tăng làm giảm mức sống của dân cư xuống dưới
mức lẽ ra đã có thể đạt được do tổng tiêu dùng cho sản phẩm xăng dầu tăng lên tương
đối so với thu nhập. Do xăng dầu là yếu tố đầu vào của hầu như tất cả các ngành kinh tế
khác, nên giá đầu vào tăng, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, sẽ kéo theo
giá đầu ra sản phẩm tăng lên dẫn đến chỉ số giá cả nói chung gia tăng, ảnh hưởng đến
sức mua của xã hội và gây ra áp lực lạm phát.
Một thị trường tài chính phái sinh còn ít được biết tới ở Việt Nam. Doanh nghiệp
dường như còn quá xa lạ với những công cụ để phòng tránh rủi ro cho hoạt động kinh
doanh trước những biến động của thị trường. Các ngân hàng thương mại về việc áp
dụng các công cụ phái sinh còn rất hạn chế, đặc biệt ở các ngân hàng thương mại quốc
doanh, trong khi khối ngân hàng này có lợi thế hơn vì quy mô hoạt động và vốn. Trong
khoảng thời gian 2005 đến tháng 9/2007 mới chỉ có hơn 40 hợp đồng hoán đổi lãi suất
và một số ít hợp đồng phái sinh không chuẩn khác được phép thực hiện. Hiện nay, các
nước trên thế giới đã sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro biến động giá
của nhiều mặt hàng trong đó có xăng dầu. Nhưng các công cụ này rất ít các doanh
nghiệp Việt Nam sử dụng và với mặt hàng xăng dầu các công cụ phái sinh chưa được
2
sử dụng.
Đề tài này nghiên cứu về thị trường quyền chọn, giao sau và cách thức sử dụng
quyền chọn và giao sau để phòng ngừa biến động giá nhập khẩu xăng dầu tại Việt Nam.
Phân tích ảnh hưởng biến động giá xăng dầu của Việt Nam trong thời gian qua, phân
tích tác dụng của việc sử dụng quyền chọn và giao sau trong phòng ngừa rủi ro biến
động giá nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam, xác định nguyên nhân và đề xuất một số giải
pháp ứng dụng thị trường quyền chọn và giao sau xăng dầu ở Việt Nam
57 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2617 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Ứng dụng các công cụ phái sinh trong việc quản trị rủi ro giá xăng dầu hiện nay tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
QUẢN TRỊ RỦI RO
Tiểu luận
ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRO NG VIỆC Q UẢN TRỊ RỦI RO GIÁ XĂNG DẦU
HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: TS.Mai Thu Hiền
Nhóm thực hiện: Nhóm 5
72. Nguyễn Huy Thành
33.Nguyễn Thị Mai Hương
52. Đinh Văn Nghị
76. Nguyễn Thị Minh Thu
88. Đỗ Quang Tùng
Lớp: TCNH 19A
Hà Nội - Năm 2013
PHẦN MỞ ĐẦU
Việt Nam đang tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà
nước. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải tăng cường các hoạt động nhằm phục
vụ cho nhu cầu của người dân, đồng thời phải cạnh tranh với nhau giữa các doanh
nghiệp trong nước và nước ngoài. Việc bình ổn giá trong xu thế thị trường hiện nay là
một vấn đề rất quan trọng trong việc ổn định và phát triển nền kinh tế, kìm chế lạm phát
cao của nền kinh tế. Nhu cầu tiêu dùng cũng như sản xuất tiêu dùng ngày càng tăng,
nhiều ngành nghề phải chịu sự tác động của sự biến động giá cả. Mặt hàng xăng dầu là
một nhân tố mà mỗi quốc gia đều phải sử dụng cho nhu cầu tiêu dùng cũng như sản
xuất, nó cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế, đất nước muốn phát triển thì phải có nguồn
năng lượng. Hiện nay xăng dầu vẫn là nguồn năng lượng chủ yếu. Giá cả của xăng dầu
trong thời gian qua tăng rất cao liên tục phá vở những kỷ lục về giá cả gây ảnh hưởng
không nhỏ đến nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng.
Mặc dù, chính phủ đã có những kế hoạch dài hạn để tránh việc phụ thuộc quá
nhiều vào lượng nhập khẩu bằng biện pháp tự sản xuất các sản phẩm hóa dầu thay cho
việc hiện nay chỉ là sơ chế. Nhưng để thực hiện được điều này, lo rằng cần phải có một
khoảng thời gian khá dài, trong khi đó xăng dầu luôn là mặt hàng thiết yếu của nền kinh
tế. Việc giá xăng dầu cao và ngày càng tăng làm giảm mức sống của dân cư xuống dưới
mức lẽ ra đã có thể đạt được do tổng tiêu dùng cho sản phẩm xăng dầu tăng lên tương
đối so với thu nhập. Do xăng dầu là yếu tố đầu vào của hầu như tất cả các ngành kinh tế
khác, nên giá đầu vào tăng, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, sẽ kéo theo
giá đầu ra sản phẩm tăng lên dẫn đến chỉ số giá cả nói chung gia tăng, ảnh hưởng đến
sức mua của xã hội và gây ra áp lực lạm phát.
Một thị trường tài chính phái sinh còn ít được biết tới ở Việt Nam. Doanh nghiệp
dường như còn quá xa lạ với những công cụ để phòng tránh rủi ro cho hoạt động kinh
doanh trước những biến động của thị trường. Các ngân hàng thương mại về việc áp
dụng các công cụ phái sinh còn rất hạn chế, đặc biệt ở các ngân hàng thương mại quốc
doanh, trong khi khối ngân hàng này có lợi thế hơn vì quy mô hoạt động và vốn. Trong
khoảng thời gian 2005 đến tháng 9/2007 mới chỉ có hơn 40 hợp đồng hoán đổi lãi suất
và một số ít hợp đồng phái sinh không chuẩn khác được phép thực hiện. Hiện nay, các
nước trên thế giới đã sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro biến động giá
của nhiều mặt hàng trong đó có xăng dầu. Nhưng các công cụ này rất ít các doanh
nghiệp Việt Nam sử dụng và với mặt hàng xăng dầu các công cụ phái sinh chưa được
1
sử dụng.
Đề tài này nghiên cứu về thị trường quyền chọn, giao sau và cách thức sử dụng
quyền chọn và giao sau để phòng ngừa biến động giá nhập khẩu xăng dầu tại Việt Nam.
Phân tích ảnh hưởng biến động giá xăng dầu của Việt Nam trong thời gian qua, phân
tích tác dụng của việc sử dụng quyền chọn và giao sau trong phòng ngừa rủi ro biến
động giá nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam, xác định nguyên nhân và đề xuất một số giải
pháp ứng dụng thị trường quyền chọn và giao sau xăng dầu ở Việt Nam.
1. Mục tiêu đề tài.
2.1 Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu, đánh giá hoạt động liên quan đến các công cụ phái sinh .
Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thị trường các công cụ phái sinh.
Những vấn đề xăng dầu trên thế giới và ở Việt Nam.
Sử dụng các công cụ phái sinh vào việc bình ổn giá xăng dầu.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
Đánh giá các vấn đề liên quan đến thị trường các công cụ phái sinh..
Đánh giá hoạt động thị trường các công cụ phái sinh ở Việt Nam.
Xác định vai trò của việc nghiên cứu các công cụ phái sinh đối với nền kinh tế
thế giới và ở Việt Nam.
Nêu ra một số biện pháp cụ thể cũng như việc thu thập thông tin để ứng dụng các
công cụ phái sinh vào thị trường.
2. Kết quả mong đạt được.
Giới thiệu cho nhiều người hiểu biết về thị trường các công cụ phái sinh.
Giới thiệu cho các tổ chức cá nhân cũng như đơn vị có hướng nghiên cứu ứng
dụng công cụ phái sinh về vai trò của thị trường các công cụ phái sinh vào các mặt hàng
xăng dầu cũng như các sản phẩm khác giúp xác định được mục tiêu cũng như ổn định
thị trường.
Các hoạt động của thị trường các sản phẩm phái sinh đi vào nề nếp trở thành một
thói quen của các doanh nghiệp và cá nhân. Nâng cao vị thế của doanh nghiệp, cá nhân
trong nền kinh tế.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu về thị trường sản phẩm phái sinh trên thế giới và tình hình phát triển
ở Việt Nam.
Tình hình biến động xăng dầu trên thế giới và ở Việt Nam trong thời gian qua.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu tại văn phòng:
Thông qua sách, báo chí, tài liệu, internet…
2
Nghiên cứu thực tế:
Xem xét việc sử dụng các công cụ phái sinh tại các Ngân hàng.
Theo dõi những hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam.
3
MỤC LỤC
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1 Thuật ngữ và khái niệm................................................................................ 6
1.1.1 Phòng ngừa rủi ro bằng công cụ phái sinh ............................. 6
1.1.2 Vai trò của các công cụ tài chính phái sinh............................ 6
1.1.3 Các khái niệm giao sau và quyền chọn.................................. 7
1.1.3.1 Hợp đồng giao sau ..................................................................... 7
1.1.3.2 Hợp đồng quyền chọn ................................................................ 11
1.2 Đặc điểm ...................................................................................................... 12
1.2.1 Đặc điểm của hợp đồng giao sau ......................................... 13
1.2.2 Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn.................................... 14
1.2.2.1 Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn bán ................................... 15
1.2.2.2 Đặc điểm cuả hợp đồng quyền chọn mua ................................. 15
1.3 Những kinh nghiệm của thế giới và trong khu vực trong việc sử dụng các
công cụ phái sinh............................................................................................... 15
Chương 2: Thực trạng của tình hình xăng dầu trên thế giới và việc sử dụng
các công cụ phái sinh để bình ổn giá xăng dầu.
2.1 Nhận định chung về tình hình xăng dầu ở các nước xuất khẩu dầu lớn trên thế
giới ............................................................................................................... 17
2.2 Ảnh hưởng của tình hình xăng dầu trên thế giới đến Việt Nam ................ 29
2.3 Tại sao giá xăng tăng đột biến trong những năm gần đây ......................... 32
Chương 3: Ứng dụng các công cụ phái sinh trong các hoạt động xăng dầu
hiện nay
3.1 Ứng dụng các công cụ phái sinh trong các hoạt động xăng dầu hiện nay trên
thế giới .......................................................................................................... 35
3.1.1 Thị trường phi tập trung ...................................................... 35
3.1.1.1 Thị trường giao sau phi tập trung................................................. 35
3.1.1.2 Thị trường quyền chọn phi tập trung ........................................... 35
3.1.2 Thị trường tập trung............................................................. 37
3.1.2.1 Thị trường giao sau tập trung ....................................................... 38
3.1.2.2 Thị trường quyền chọn tập trung.................................................. 38
3.1.3 Cơ chế yết giá giao sau và quyền chọn ................................ 39
4
3.1.3.1 Hợp đồng giao sau .............................................................. 39
3.1.3.2 Hợp đồng quyền chọn......................................................... 41
3.2 Ứng dụng cho thị trường Việt Nam............................................................. 44
3.2.1 Những bất cập trong việc ứng dụng các công cụ phái sinh ở thị trường
Việt Nam ............................................................................................... 44
3.2.2 Tại sao các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam cần phòng
ngừa rủi ro cho mặt hàng này là cần thiết?........................................... 48
3.3 Các giải pháp giảm ảnh hưởng biến động giá xăng dầu đến đời sống kinh tế
- xã hội Việt Nam......................................................................................... 49
3.3.1 Nhà nước cần tăng lượng dự trữ xăng dầu............................................ 49
3.3.2 Khuyến khích tiết kiệm năng lượng ...................................................... 50
3.3.3 Các DN tự tích lũy tài chính và xây dựng chiến lược kinh doanh phù
hợp, giảm tối đa chi phí để tăng sức cạnh tranh ................................... 51
3.4 Giải pháp ứng dụng quyền chọn và giao sau xăng dầu ở Việt Nam ........... 51
3.4.1 Xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh về công cụ tài chính phái sinh. 51
3.4.2 Sử dụng chính sách giá và thuế để thực hiện giá xăng dầu theo cơ chế
thị trường, cần chống độc quyền ngành ................................................ 52
3.4.3 Xây dựng thị trường hiệu quả ............................................................... 52
3.4.4 Nhận thức đầy đủ vai trò quan trọng của các công cụ phái sinh trong
phòng ngừa rủi ro về giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam .............. 53
3.4.5 Tái phòng ngừa rủi ro và mua bảo hiểm giá trên thị trường quốc tế. . 53
3.4.6 Tăng cường hợp tác quốc tế .................................................................. 53
Kết luận
5
Chương 1: Cơ sở lý luận.
1.4 Thuật ngữ và khái niệm.
1.4.1 Phòng ngừa rủi ro bằng công cụ phái sinh.
Rủi ro (theo quan điểm hiện đại) là sự bất ổn về tỷ suất sinh lợi của một chứng khoán
hay một danh mục, hơn nữa rủi ro phản ánh một sự không chắc chắn trong tương lai.
Rủi ro (theo quan điểm truyền thống) là những kết quả nhận ít hơn mong đợi trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Một vấn đề nữa cần quan tâm nhất trong xu thế hiện nay đó là thế giới ngày càng trở
nên nhiều rủi ro hơn, những biến động không thể dự đoán trước của tỷ giá, lãi suất và giá cả
hàng hoá không những ảnh hưởng đến các khoản lợi nhuận, sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp cũng như nó ảnh hưởng đến khả năng phát triển của một quốc gia khi phải chịu tác
động của những biến động. Một doanh nghiệp hiện nay muốn phát triển không chỉ có công
nghệ sản xuất tiên tiến, nguồn cung cấp lao động rẻ hoặc phải có chiến lược tiếp thị tốt nhất,
những biến động giá đột ngột có thể đẩy một doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn, những
thay đổi trong tỷ giá có thể tạo ra nhiều đối thủ cạnh tranh mới, những biến động trong lãi suất
tạo ra áp lực làm tăng chi phí của doanh nghiệp và có thể dẫn tới tình trạng kiệt quệ tài chính.
Bất ổn của giá cả hàng hoá, giá cả trong thời gian qua chịu nhiều biến động của thị
trường, cụ thể bất ổn trong giá của loại dầu thô: Trước những năm 1973 không có một sự biến
động đáng kể nào trong giá dầu thế giới. Tính bất ổn của giá tăng trong giai đoạn giữa thập
niên 1980 chịu tác động của việc cấm vận dầu mỏ, bất ổn của chiến tranh Iran – Iraq và việc
bãi bỏ các quy định quản lý giá dầu ở Mỹ. Kể từ khi Mỹ phát động cuộc chiến tranh Iraq lần
thứ hai giá dầu thế giới đã liên tục phá vỡ các mức kỷ lục và đã vượt ngưỡng đến mức mà
không còn ai có thể tưởng tượng được, làm cho cả thế giới chịu biến động lớn như giá cả hàng
hóa tăng liên tục, lạm phát nhiều quốc gia tăng lên.
Thị trường các công cụ phái sinh là các thị trường dành cho các công cụ mang tính hợp
đồng mà thành quả của chúng được xác định trên một công cụ hoặc một tài sản khác. Các công
cụ phái sinh khác nhau bao gồm các hợp đồng quyền chọn, kỳ hạn, giao sau, quyền chọn,
quyền chọn trên hợp đồng giao sau, hoán đổi. Chúng ta sẽ đi sâu hơn vào phần hợp đồng kỳ
hạn, quyền chọn và giao sau cho sản phẩm là xăng dầu.
1.4.2 Vai trò của các công cụ tài chính phái sinh.
Thứ nhất, quản trị rủi ro: Thị trường sản phẩm phái sinh cho phép những người muốn
làm giảm rủi ro của mình chuyển giao rủi ro cho những người sẵn sàng chấp nhận nó, đó là các
nhà đầu tư. Vì thị trường này rất hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tư,
không có ai cần phải chấp nhận một mức rủi ro không phù hợp với bản thân mình. Công cụ
phái sinh chính là một loại hình bảo hiểm rủi ro tài chính khi thực hiện các hợp đồng kinh tế
6
mà bản chất là phân tán rủi ro tiềm ẩn và đương nhiên, lợi nhuận của các giao dịch cùng được
chia sẻ cho các bên. Công cụ phái sinh gồm các công cụ giao dịch kỳ hạn (Forward), hoán đổi
(Swaps), quyền chọn (Options) và tương lai (Futures).
Thứ hai, thông tin hiệu quả hình thành giá: Các thị trường kỳ hạn và tương lai là nguồn
thông tin quan trọng đối với giá cả. Đặc biệt, thị trường tương lai được xem là một công cụ chủ
yếu để xác định giá giao ngay của tài sản. Điều này không hề bất bình thường, bởi có rất nhiều
hàng hoá được giao dịch trên thị trường tương lai nhưng thị trường giao ngay của nó rất rộng
lớn và phân tán nên rất khó có thể xác định được giá giao ngay của chúng. Ở đây, thường giá
tương lai của những giao dịch sớm nhất sẽ được xác định là giá giao ngay. Thêm nữa, thị
trường giao sau, trên thế giới thường nhộn nhịp hơn nên các thông tin do nó cung cấp có tính
tin cậy cao hơn. Những thông tin được cung cấp trên thị trường phái sinh dù trực tiếp hay gián
tiếp đều góp phần hình thành giá giao ngay trong tương lai một cách có hiệu quả mà những
người tham gia thị trường có thể chốt lại trong giới hạn chấp nhận của mình.
Thứ ba, các lợi thế về hoạt động và tính hiệu quả: Chi phí giao dịch thấp hơn, điều này
làm cho việc chuyển hướng từ các giao dịch giao ngay sang phái sinh ngày càng dễ dàng và
hấp dẫn hơn. Tính thanh khoản cao hơn hẳn so với thị trường giao ngay. Thêm nữa, tỷ suất
sinh lời và rủi ro có thể được điều chỉnh ở bất cứ mức độ nào như mong muốn. Các nhà đầu tư
có thể tìm kiếm được những khoản lợi nhuận đáng kể từ chênh lệch giá, chênh lệch lãi suất.
Tất cả các chủ thể tham gia thị trường đều có thể tìm thấy lợi nhuận. Thị trường phái sinh giúp
các tín hiệu thị trường khó bị bóp méo. Vì thế, các nhà đầu cơ với ý định thao túng thị trường
cũng có những khó khăn nhất định. Chính vì thế, đặt bên cạnh thị trường giao ngay, sự hiệu
quả của thị trường phái sinh giúp nâng cao tính lành mạnh cho thị trường đó. Như vậy công cụ
tài chính phái sinh là sản phẩm của nền kinh tế hiện đại. Kỹ thuật tài chính này đòi hỏi một
trình độ hiểu hiết và phát triển nhất định của bất kỳ nền kinh tế nào. Việt Nam đã gia nhập
WTO, hoà chung vào hơi thở chung của nền kinh tế toàn cầu, tuy nhiên, mức độ và điều kiện
áp dụng ở Việt Nam còn có những hạn chế nhất định. Điều đó đòi hỏi chúng ta cần có một hệ
thống giải pháp tích cực để triển khai thành công kỹ thuật này trên thị trường tài chính.
1.4.3 Các khái niệm giao sau và quyền chọn.
1.4.3.1 Hợp đồng giao sau.
Quá trình hình thành và phát triển của thị trường giao sau:
Vào những năm 1840, Chicago nhanh chóng trở thành trung tâm phân phối và vận
chuyển của vùng Trung Tây nước Mỹ. Nông dân chở ngũ cốc từ các nông trại vành đai đến
Chicago để bán và sau đó phân phối về hướng Tây dọc theo đường ray và hồ lớn. Giá cả giảm
đáng kể vào thời kỳ thu hoạch khi cung tăng nhưng sau đó giá lại tăng đều đặn.
Vào năm 1848, một nhóm thương gia đã thực hiện bước đầu làm nhẹ bớt vấn đề này
7
bằng cách thành CBOT (hội đường thương mại Chicago), CBOT ban đầu được tổ chức vì mục
đích chuẩn hoá số lượng và chất lượng ngũ cốc. Một vài năm sau đó, hợp đồng kỳ hạn đầu tiên
được triển khai gọi là hợp đồng đến trước (to – arrive contract), cho phép công nhân có thể
đồng ý giao ngũ cốc vào một ngày trong tương lai với một giá xác định trước. Thoả thuận này
làm cho nông dân không phải chờ ngũ cốc đến Chicago vào thời kỳ thu hoạch nữa nhưng lại có
thể cố định được mức giá và ngày mà sau đó ngũ cốc sẽ được bán.
Vào năm 1874, Chicago Product Exchange được thành lập và sau đó trở thành Chicago
Butter and Egg Board. Vào năm 1898, tổ chức này được sắp xếp lại thành Sàn Giao Dịch Hàng
Hoá Chicago (Chicago Mercantile Exchange – CME). Hiện nay đây là sàn giao dịch hợp đồng
giao sau lớn thứ hai thế giới. Nhiều năm trôi qua, nhiều sàn giao dịch đã được thành lập bao
gồm sàn giao dịch giao sau New York (1979).
Vào năm 1976, thị trường tiền tệ quốc tế đã giới thiệu hợp đồng giao sau đầu tiên trên
trái phiếu chính phủ và các công cụ tài chính ngắn hạn là trái phiếu kho bạc T-Bill Mỹ loại 90
ngày. Hợp đồng này đã được giao dịch rất năng động trong nhiều năm liền nhưng sau đó đã
giảm dần do những thành công mang lại từ các hợp đồng giao sau Eurodollar, đây là dạng giao
dịch đã được phát triển mạnh mẽ trong những năm thập niên 1980.
Vào năm 1977, CBOT bắt đầu cho giao dịch sau trái phiếu kho bạc T-Bond Mỹ, đây là
loại hợp đồng giao sau thành công nhất trong các thời kỳ. Chỉ trong vòng một vài năm, công cụ
này đã trở thành hợp đồng giao dịch năng động nhất và vượt qua cả hợp đồng giao sau ngũ cốc,
vốn đã tồn tại hơn một thế kỷ trước đây.
Vào thập niên 1980, hợp đồng giao sau chỉ số chứng khoán đã đạt được những thành
công cao độ. Công cụ này là chiếc cầu nối giữa các nhà giao dịch cổ phiếu tại New York và các
nhà giao dịch giao sau tại Chicago. Tuy nhiên, có một điều thú vị là hợp đồng giao sau chỉ số
chứng khoán lại không phải xuất hiện ở New York hoặc Chicago mà là tại thành phố Kansas.
Hội đồng thương mại thành phố Kansas đã hoàn thành quá trình đăng ký với bên đối tác New
York và Chicago và vào ngày 16 tháng 2 năm 1982 đã cho khai trương các hợp đồng giao sau
chỉ số Value Line. Thị trường quyền chọn và chỉ số, một bộ phận của CME, đã hình thành vào
21 tháng 4 với các hợp đồng giao sau S&P 500. Sàn giao dịch giao sau New York cũng đã
tham gia vào cuộc chơi này vào ngày 6 tháng 5, với các hợp đồng giao sau chỉ số sàn giao dịch
giao sau New York. Mặc dù vậy, hợp đồng giao sau chỉ số Value Line và NYSE hiện nay có
khối lượng giao dịch không lớn lắm.
Có một điều thú vị là tại Mỹ, chỉ sau một vài năm đã có hợp đồng giao sau chỉ số trung
bình công nghiệp Dow Jones, một chỉ số tên tuổi trên thị trường chứng khoán. Hầu hết các
nước phát triển đều có sàn giao dịch giao sau riêng cho hợp đồng chỉ số chứng khoán hoạt
động thành công, nước có hợp đồng giao sau chỉ số chứng khoán cực kỳ phổ biến gồm Anh,
8
Pháp, Nhật, Đức, Tây Ban Nha và HồngKông .
Mục đích, vai trò của hợp đồng giao sau:
Hợp đồng giao sau đóng vai trò như một công cụ đầu tư:
Đây là một vai trò hết sức quan trọng của thị trường giao sau. Các nhà đầu tư sử dụng
hợp đồng giao sau như một công cụ đầu cơ để kiếm lời, nhờ đó thị trường giao sau mới hoạt
động liên tục, nhộn nhịp và hiệu quả được. Sở dĩ người đầu cơ mạo hiểm chấp nhận rủi ro để
tham gia thị trường giao sau là vì công cụ đòn bẩy tài chính của thị trường giao sau. Khi người
đầu cơ tham gia vào thị trường giao sau, họ không phải bỏ ra đầy đủ số tiền như mình đã ký kết
trong hợp đồng để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình, thay vào đó là đóng tiền bảo
chứng cho mỗi lần giao dịch. Các sở giao dịch trên thế giới đều buộc những người tham gia
đóng tiền bảo chứng (margin) và quy định cụ thể mức duy trì tài khoản bảo chứng (maintenant
margin) là mức tiền bảo chứng thấp nhất cho