Tiểu luận Ứng dụng FMEA tại nhà máy FPT ELEAD

Nhà máy sản xuất máy tính FPT ELEAD là một đơn vị chuyên sản xuất máy tính, hiện đang là một trong những thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam. Vì thế, việc duy trì sản phẩm có chất lượng cao và giá cả hợp lý là vấn đề quan trọng quyết định đến sự thành công của nhà máy trước thị trường cạnh tranh với những thương hiệu máy tính nước ngoài như HP, IBM, Acer “Ứng dụng FMEA tại nhà máy FPT ELEAD“ đã góp phần làm giảm thiểu những nguy cơ tiềm ẩn và thường xảy ra ở các công đoạn trong quy trình lắp ráp máy tính. Bài tiểu luận này, nhóm giới thiệu và phân tích về tình hình sản xuất tại nhà máy, quy trình sản xuất, quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, tình hình chất lượng qua biểu đồ xương cá, Pareto, động não nhóm Nhóm đã đánh giá mức độ nguy hiểm, rủi ro đối với các dạng lỗi thường xảy ra trong quy trình thông qua bảng đánh giá FMEA lần 1 và thực hiện các hành động khắc phục phòng ngừa theo thứ tự ưu tiên mức độ rủi ro RPN rồi sau đó đánh giá FMEA lần 2. Các chỉ số RPN của những lỗi thường xảy ra như Ram chạy không theo đúng cấu hình, gắn mainboard không đúng vị trí và ốc main khác loại đã giảm đáng kể nhờ vào các biện pháp phòng ngừa, khắc phục của nhóm FMEA.

pdf77 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 8301 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Ứng dụng FMEA tại nhà máy FPT ELEAD, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG ỨNG DỤNG FMEA TẠI NHÀ MÁY FPT ELEAD GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An Nhóm: Phan Thị Ngọc Minh Nguyễn Đức Nam Nguyễn Trường Xuân Nam Phạm Võ Thành Nhân Nguyễn Thị Hồng Nhung Tp.HCM, 12/2012 i TÓM TẮT NỘI DUNG TIỂU LUẬN Nhà máy sản xuất máy tính FPT ELEAD là một đơn vị chuyên sản xuất máy tính, hiện đang là một trong những thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam. Vì thế, việc duy trì sản phẩm có chất lượng cao và giá cả hợp lý là vấn đề quan trọng quyết định đến sự thành công của nhà máy trước thị trường cạnh tranh với những thương hiệu máy tính nước ngoài như HP, IBM, Acer… “Ứng dụng FMEA tại nhà máy FPT ELEAD“ đã góp phần làm giảm thiểu những nguy cơ tiềm ẩn và thường xảy ra ở các công đoạn trong quy trình lắp ráp máy tính. Bài tiểu luận này, nhóm giới thiệu và phân tích về tình hình sản xuất tại nhà máy, quy trình sản xuất, quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, tình hình chất lượng qua biểu đồ xương cá, Pareto, động não nhóm… Nhóm đã đánh giá mức độ nguy hiểm, rủi ro đối với các dạng lỗi thường xảy ra trong quy trình thông qua bảng đánh giá FMEA lần 1 và thực hiện các hành động khắc phục phòng ngừa theo thứ tự ưu tiên mức độ rủi ro RPN rồi sau đó đánh giá FMEA lần 2. Các chỉ số RPN của những lỗi thường xảy ra như Ram chạy không theo đúng cấu hình, gắn mainboard không đúng vị trí và ốc main khác loại… đã giảm đáng kể nhờ vào các biện pháp phòng ngừa, khắc phục của nhóm FMEA. Các chỉ số RPN qua 2 lần đánh giá FMEA đã giảm xuống chứng tỏ nhà máy có xu hướng nâng cao về mặt chất lượng theo quy trình PDCA cải tiến liên tục. ii MỤC LỤC TÓM TẮT NỘI DUNG TIỂU LUẬN ..................................................................... i MỤC LỤC ............................................................................................................ ii DANH SÁCH BẢNG BIỂU .................................................................................... v DANH SÁCH HÌNH VẼ........................................................................................ vi DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ ............................................ vii CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1 LÝ DO ÁP DỤNG FMEA TẠI NHÀ MÁY................................................ 1 1.2 MỤC TIÊU .................................................................................................. 2 1.3 PHẠM VI THỰC HIỆN .............................................................................. 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................ 3 2.1 PHÂN TÍCH CÁC DẠNG SAI LỖI & TÁC ĐỘNG FMEA ..................... 3 2.1.1 Khái niệm .............................................................................................. 3 2.1.2 Lợi ích của phương pháp FMEA ........................................................... 3 2.1.3 Những loại phương pháp FMEA ........................................................... 4 2.1.4 Những biến thể của FMEA .................................................................... 4 2.1.5 Các thành phần cơ bản của FMEA. ....................................................... 5 2.1.6 Quy trình lập công cụ quản lý chất lượng FMEA .................................. 9 2.2 CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ...........................................12 2.2.1 Các công cụ cơ bản trong quản lý chất lượng .......................................12 2.2.2 Biểu đồ Pareto ......................................................................................13 2.2.3 Biểu đồ nhân quả ..................................................................................14 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY FPT ELEAD ..................................16 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ MÁY .......................16 3.2 TÌNH HÌNH CÔNG TY .............................................................................18 iii 3.3 QUY TRÌNH SẢN XUẤT ..........................................................................19 3.4 QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM .........................23 3.4.1 Kiểm tra bán thành phẩm......................................................................23 3.4.2 Kiểm tra chất lượng thành phẩm ..........................................................24 3.5 TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ..............................................26 CHƯƠNG 4 ÁP DỤNG CÔNG CỤ FMEA TẠI NHÀ MÁY LẮP RÁP MÁY TÍNH FPT ELEAD ..........................................................................37 4.1 THÀNH LẬP NHÓM FMEA ....................................................................37 4.2 LIỆT KÊ CÁC DẠNG LỖI........................................................................39 4.3 BẢNG XẾP HẠNG .....................................................................................40 4.3.1 Bảng xếp hạng đánh giá mức độ nghiêm trọng (S) ...............................40 4.3.2 Bảng xếp hạng đánh giá mức độ xuất hiện (O) .....................................40 4.3.3 Bảng xếp hạng đánh giá mức độ phát hiện (D) .....................................41 4.3.4 Bảng xem xét hành động khắc phục, phòng ngừa .................................41 4.4 ĐÁNH GIÁ FMEA LẦN THỨ NHẤT ......................................................42 4.4.1 Nhận diện tác động của các dạng lỗi .....................................................42 4.4.2 Nhận diện các nguyên nhân của các dạng lỗi ........................................44 4.4.3 Xem xét hoạt động kiểm soát hiện tại ...................................................46 4.4.4 Thực hiện FMEA lần thứ nhất ..............................................................48 4.5 CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC, PHÒNG NGỪA..................................58 4.5.1 Dạng lỗi Ram chạy không theo đúng cấu hình (ký hiệu 5.1) .................58 4.5.2 Dạng lỗi gắn mainboard không đúng vị trí (ký hiệu 4.3) .......................60 4.5.3 Dạng lỗi ốc main khác loại (ký hiệu 4.4) ..............................................61 4.6 ĐÁNH GIÁ FMEA LẦN THỨ HAI ..........................................................65 4.7 SO SÁNH KỀT QUẢ RPN SAU 2 LẦN ĐÁNH GIÁ FMEA ...................69 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN .......................................................................................73 5.1 KẾT LUẬN .................................................................................................73 iv 5.1.1 Kết quả .................................................................................................73 5.1.2 Hạn chế ................................................................................................73 5.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................74 v DANH SÁCH BẢNG BIỂU Tên bảng Trang Bảng 4.1 Danh sách nhóm thực hiện FMEA ......................................................37 Bảng 4.2 Bảng tổng hợp các dạng lỗi tiềm ẩn và hay xảy ra ..............................39 Bảng 4.3 Bảng xem xét hành động khắc phục, phòng ngừa ...............................41 Bảng 4.4 Bảng tổng hợp các tác động của dạng lỗi ............................................43 Bảng 4.5 Bảng tổng hợp các nguyên nhân của dạng lỗi .....................................44 Bảng 4.6 Bảng tổng hợp hoạt động kiểm soát hiện tại .......................................46 Bảng 4.7 Thực hiện FMEA lần 1 .......................................................................49 Bảng 4.8 Bảng tóm tắt chỉ số rủi ro RPN1..........................................................56 Bảng 4.9 Các dạng lỗi ưu tiên khắc phục ...........................................................57 Bảng 4.10 Bảng hành động khắc phục lỗi Ram không chạy theo đúng cấu hình ..59 Bảng 4.11 Bảng hành động khắc phục lỗi gắn mainboard không đúng vị trí ........60 Bảng 4.12 Biện pháp khắc phục lỗi ốc main khác loại ........................................62 Bảng 4.13 Bảng hành động phòng ngừa đối với các dạng còn lại ........................63 vi DANH SÁCH HÌNH VẼ Tên hình ................................................................................................. Trang Hình 2.1 Quy trình lập công cụ quản lý chất lượng FMEA ...............................10 Hình 2.2 Biểu đồ Pareto minh họa ....................................................................14 Hình 3.1 Một số sản phẩm điển hình tại nhà máy FPT ELEAD.........................17 Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức nhà máy FPT ELEAD ..................................................18 Hình 3.3 Sơ đồ lắp ráp qua các tổ sản xuất trong nhà máy ELEAD ...................20 Hình 3.5 Quy trình lắp ráp máy PC ...................................................................21 Hình 3.6 Quy trình kiểm tra chất lượng thành phẩm..........................................25 Hình 3.7 Biểu đồ số lượng sản xuất năm 2010 & 2011 .....................................26 Hình 3.8 Biểu đồ lỗi linh kiện năm 2010 ...........................................................27 Hình 3.9 Biểu đồ lỗi linh kiện năm 2011 ...........................................................27 Hình 3.10 Biểu đồ xương cá lỗi thiết bị ..............................................................28 Hình 3.12 Biểu đồ lỗi tay nghề năm 20010 .........................................................29 Hình 3.13 Biểu đồ xương cá lỗi tay nghề ............................................................30 Hình 4.1 Biểu đồ xương cá lỗi Ram không chạy đúng cấu hình ........................58 Hình 4.2 Biểu đồ xương cá lỗi mainboard không gắn đúng vị trí.......................60 Hình 4.3 Biểu đồ xương cá lỗi ốc main khác loại ..............................................62 Hình 4.4 So sánh chỉ số RPN của các dạng lỗi trong công đoạn lắp ráp ............71 vii DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ BP Bộ phận. Công ty Công ty cổ phần ELEAD. KCS Bộ Phận Đảm Bảo Chất Lượng. D (Detection ) Khả phát hiện lỗi trên chuyền. FMEA (Failure Mode And Effect Analysis) Phân tích những sai hỏng và tác động của chúng lên sản phẩm hoặc công đoạn quá trình sản xuất. KPH Sự không phù hợp. NM Nhà máy FPT ELEAD. O (Occurrence) Tần suất xuất hiện lỗi. 5M + 1E Con người, Nguyên vật liệu, Máy móc, Phương thức, Cách thức đo lường, Môi trường. PDCA Lên kế hoạch (plan) – Thực hiện (do) – Kiểm tra (check) – khắc phục (act). QA (Quality Assurance) Nhân viên đảm bảo chất lượng. R & D (research anh development) Nghiên cứu và phát triển. RPN (Risk Priority Number) Chỉ số độ nguy kịch. S (Severity ) Mức độ nghiêm trọng dưới sự tác động của lỗi. SL Số lượng. Tiểu Luận Quản Trị Chất Lượng GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An Nhóm 07 Trang 1 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 LÝ DO ÁP DỤNG FMEA TẠI NHÀ MÁY Nước ta đang trong tiến trình hội nhập, tham gia tổ chức quốc tế như: APEC, AFTA, WTO, các hiệp định thương mại song phương. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp xây dựng một chiến lược kinh doanh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đối đầu với nhiều thử thách to lớn, môi trường kinh doanh biến động liên tục, cạnh tranh quốc tế ngày càng trở nên gay gắt, nhu cầu khách hàng ngày càng cao. Trong xu thế đó, chất lượng sản phẩm, sự hợp lý về giá cả và dịch vụ thuận tiện… sẽ là những yếu tố quyết định sự thành bại của công ty. Thực tiễn cho thấy rằng: để đảm bảo năng suất cao, giá thành hạ và tăng lợi nhuận, một trong những con đường mà các nhà sản xuất thường theo đuổi là ưu tiên cho chất lượng. Nhiều biện pháp, quy trình đã được các công ty triển khai và áp dụng như tiêu chuẩn ISO 9001:2008, ISO 14000…Tuy nhiên, các tiêu chuẩn này vẫn chưa đủ mạnh trong việc giúp các doanh nghiệp khắc phục phòng ngừa các dạng sai lỗi nhằm đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm của mình. Hiện nay, trên thế giới phương pháp sản xuất tinh gọn – Lean production, phương pháp 6 sigma đã được nhiều công ty áp dụng, mang lại được nhiều kết quả khả quan. Bên cạnh đó, FMEA là cũng là một công cụ để giúp các công ty duy trì và cải tiến trình độ năng lực sản xuất. Để đánh giá lại tình trạng năng lực cũng như kiểm soát được các lỗi tiềm ẩn và hay xảy ra trong quy trình sản xuất thì FMEA là một công cụ trực quan, hữu hiệu cho các phòng ban quản lý chất lượng của doanh nghiệp nhờ xác định được tần suất xuất hiện, mức độ nguy hiểm và khả năng phát hiện các lỗi tiềm ẩn hay thường xảy ra trong quy trình sản xuất. Từ đó, giúp các nhà quản lý có thể dự báo, phòng ngừa được các rủi ro có thể xảy ra trong quy trong quy trình. Nhà máy sản xuất máy tính ELEAD FPT đang trở thành một trong những nhà sản xuất máy tính và phân phối hàng đầu Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua Tiểu Luận Quản Trị Chất Lượng GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An Nhóm 07 Trang 2 theo ghi nhận của bộ phận KCS từ tháng 5 tới tháng 10 năm 2012 thì tỷ lệ lỗi tay nghề và lỗi linh kiện vượt mức cho phép (lớn hơn 1.85% và 1.55%), cụ thể như sau: Lỗi Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Lỗi tay nghề 1.87 1.85 1.89 1.92 1.88 1.9 Lỗi linh kiện 1.52 1.47 1.57 1.6 1.57 1.63 Vì thế, vấn đề đặt ra là cần phải tiến hành khắc phục – phòng ngừa nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Chính vì lý do đó, nhà máy tiến hành thực hiện dự án “ Ứng dụng công cụ FMEA”. 1.2 MỤC TIÊU  Phân tích vấn đề chất lượng tại nhà máy ELEAD FPT.  Thực hiện FMEA để phân tích, xác định các nguyên nhân gây ra sai hỏng và tác động của sai hỏng đối với quy trình sản xuất sản phẩm máy tính.  Đề ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro và thực hiện đánh giá. 1.3 PHẠM VI THỰC HIỆN  Không gian: phân xưởng lắp ráp máy tính PC hiệu ELEAD .  Thời gian: từ tháng 04/ 2012 đến 06/2012. Tiểu Luận Quản Trị Chất Lượng GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An Nhóm 07 Trang 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 PHÂN TÍCH CÁC DẠNG SAI LỖI & TÁC ĐỘNG FMEA 2.1.1 Khái niệm “Phân Tích Cách Thức Sinh Ra Sai Sót, Hậu Quả và Độ Nguy Kịch” là một cụm từ tác giả dịch từ Anh ngữ "Failure Mode, Effects and Criticity Analysis" (FMECA) và từ Pháp ngữ “Analyse des Modes de Défaillances, de leurs Effets et de leur Criticité” (AMDEC). FMEA là một công cụ quản lý chất lượng suy diễn toàn diện dùng để tìm kiếm những nguyên nhân dẫn đến sai sót tiềm tàng, những cách bố trí hiện hành để thăm dò nguyên nhân một sai sót trước khi nó sinh ra và những tác động khử nó hay ít nhất giảm hậu quả của nó. FMEA có thể áp dụng cho một sản phẩm, một bộ phận của sản phẩm, một hệ thống mẹ, một hệ thống con, một dịch vụ, một công đoạn phục dịch, một quy trình sản xuất hay một công đoạn sản xuất. “Hệ thống” để chỉ chung những hạng mục nghiên cứu đó. 2.1.2 Lợi ích của phương pháp FMEA FMEA là một công cụ giúp những kỹ sư thiết kế một hệ thống đáng tin cậy, an toàn và được người sử dụng ưa chuộng bằng cách:  Quy định những đặc tính kỹ thuật cho sản phẩm để giảm thiểu những sai sót tiềm tàng và độ nguy kịch của những sai sót tiềm tàng còn lại.  Định giá những đòi hỏi của người sử dụng và tất cả những người tham gia dự án để biết chắc rằng những đòi hỏi đó sẽ không sinh thêm sai sót tiềm tàng khác.  Nhận định những đặc tính kỹ thuật có thể sinh ra sai sót tiềm tàng để loại trừ chúng hay, ít ra, để giảm thiểu hậu quả của chúng.  Khai triển những phương pháp và trình tự thử nghiệm sản phẩm để biết chắc những sai sót tiềm tàng đã được loại trừ đi.  Theo dõi và giải quyết những sai sót tiềm tàng ở khâu thiết kế.  Biết chắc rằng những sai sót có thể phát sinh sẽ không có hậu quả nghiêm trọng quá đáng. Tiểu Luận Quản Trị Chất Lượng GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An Nhóm 07 Trang 4 Phương pháp FMEA được áp dụng có hiệu quả trong những ngành công nghiệp cơ khí, lắp ráp và chế biến thuộc những loại công nghệ khác nhau (như là điện cơ, cơ khí, thủy cơ) và những hệ thống liên kết nhiều loại công nghệ khác nhau. Đặc biệt, phương pháp FMEA rất hữu hiệu khi nghiên cứu những sai sót tiềm tàng về vật liệu và thiết bị. Phương pháp này cũng có thể được dùng để nghiên cứu rủi ro những hệ thống nhu liệu và những hệ thống có tác động của con người. 2.1.3 Những loại phương pháp FMEA 2.1.3.1 FMEA-Thiết kế FMEA - Thiết kế (Design FMEA, D-FMEA hay là FMEA-D) chủ yếu chú trọng đến việc tối ưu hóa độ khả tín của sản phẩm. Vì chú trọng đến sản phẩm sẽ được chế tạo, có người gọi loại FMEA này là FMEA - Sản phẩm (Product FMEA). Khi sản phẩm gồm bởi nhiều thành phần thì người ta gọi là FMEA - Thành phần (Part FMEA) cho mỗi thành phần cơ bản. 2.1.3.2 FMEA - Quy trình Mặc dù cũng chú trọng đến độ khả tín của sản phẩm, FMEA-Quy trình (Process FMEA, P-FMEA hay là FMEA-P) chủ yếu chú trọng đến việc cải thiện năng suất, đặc biệt đến những phương tiện sản xuất (máy móc, công cụ, dây chuyền sản xuất,…) và các chuỗi cách thức, truy cập thông tin, tiếp đón khách hàng,… làm bằng tay hay tự động. Vì thế, người ta cũng hay gọi phương pháp này là FMEA-Thiết bị (Machine FMEA) hay là FMEA -tổ chức (Organization FMEA). Đặc biệt, ở những xí nghiệp đơn thuần dịch vụ, người ta cũng gọi FMEA này là FMEA - Dịch vụ (Service FMEA). Khi tiến hành một công trình FMEA - Quy trình cho một dịch vụ thì người ta phân biệt những hoạt động hậu trường (back office), được thực hiện ngoài sự có mặt của khách hàng và những hoạt động tiền trường (front office) được thực hiện với sự chứng kiến hay sự tham gia của khách hàng. 2.1.4 Những biến thể của FMEA Năm 1997, Codex Alimentarius, một ủy ban chung của FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nations, Tổ Chức của Liên Hiệp Quốc về Thực Phẩm và Canh Nông) và WHO (World Health Organization, Tổ Chức Thế Giới về Sức Khỏe), Tiểu Luận Quản Trị Chất Lượng GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An Nhóm 07 Trang 5 phát hành tài liệu hướng dẫn nhan đề "General Principles of Food Hygiene" (Những Nguyên tắc Chung về Vệ sinh Thực phẩm) có một phụ lục tả quy trình HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point, Phân Tích Trắc Trở Ở Trạm Kiểm Tra Nguy Kịch), một biến thể của phương pháp FMEA. Năm 2006, IEC (International Electrotechnical Commission, Ủy Ban Kỹ Thuật Điện Quốc Tế) công bố tiêu chuẩn IEC 60812, phiên bản 2, hướng dẫn cách áp dụng những phương pháp phân tích tùy theo mục đích theo đuổi, trình bày những nguyên tắc cơ bản và dẫn chứng một số thí dụ. Tập hợp những phương pháp này cũng là những biến thể của phương pháp FMEA. 2.1.5 Các thành phần cơ bản của FMEA. 2.1.5.1. S (Severity): Mức độ nghiêm trọng do các sai hỏng tác động gây lỗi sản phẩm, liên quan đến các yêu cầu từ khách hàng. Chỉ số S được tính theo thang điểm từ 1 đến 10 tương ứng với từ không nghiêm trọng đến rất nghiêm trọng. Bảng 2.1: Bảng xếp hạng mức độ nghiêm trọng (S) Hậu quả Tác động đến quy trình, sản phẩm Tác động đến khách hàng Điểm Tác động cự kỳ nghiêm trọng Gây gián đoạn quy trình sản xuất. Gây tai nạn trong vận hành sản xuất. Dạng sai hỏng dẫn đến phế phẩm. Tính nghiêm trọng rất cao khi một cách thức sinh ra sai sót tiềm tàng làm mất an toàn mà người sử dụng hay công nhân vận hành không được báo trước. 10 Tác động rất nghiêm trọng Tính nghiêm trọng rất cao khi một cách thức sinh ra sai sót tiềm tàng gây gián đoạn trong quá trình sản xuất. Mất an toàn cho người sử dụng. 9 Rất cao Đối với hệ thống: gây gián đoạn quy trình. Đối với sản phẩm thì làm mất tính năng sử dụng. Người sử dụng không chấp nhận sản phẩm. 8 Cao Hệ thống dùng được nhưng hiệu suất Người sử dụng rất bất 7 Tiểu Luận Quản Trị Chất Lượng GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An Nhóm 07 Trang 6 Hậu quả Tác động đến quy trình, sản phẩm Tác động đến khách hàng Điểm giảm. Đối với sản phẩm thì làm cho sản phẩm không đạt đủ độ xử lý dữ liệu. Còn
Luận văn liên quan