Tiểu luận Ứng dụng phương pháp nghiên cứu khoa học trong chế tạo vũ khí

Khoa học được hiểu là”hệ thống tri thức về mọi loại quy luật vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy”. Hệ thống tri thức được nói ở đây là hệ thống tri thức khoa học, khác với tri thức kinh nghiệm. Tri thức kinh nghiệm là n hững hiểu biết được tích lũy một cách ngẫu nhiên từ trong đời s ống hằng ngày. Nhờ tri thứ c k inh nghiệm, con người có được những hình dung thực tế về các sự vật, biết cách phản ứng trước tự nhiên, biết ứn g xử trong các quan hệ xã hội. Tri thức kinh nghiệm ngày càng trở nên phong phú, chứ a những đặc điểm đúng đắn, nhưng riêng biệt chư a thể đi sâu vào bản chất các sự vật , và do vậy tri thức kinh nghiệm chỉ giúp cho con người phát triển đến một khuôn khổ nhất định. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm luôn là một cơ sở q uan trọng cho sự hình thành các tri thức khoa học. Tri thức khoa học là nhữ ng hiểu biết được tích lũy một cách hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học, là loại hoạt động được vạch sẵn theo một m ục t iêu xác định và được tiến hành dự a trên những phư ơng pháp khoa học. Tri thứ c khoa học không phải là sự kế tục giản đơn các tri thức kinh nghiệm, mà là sự tổng kết những tập hợp số liệu và sự kiện ngẫu nhiên, rời rạc để khái quát hóa thành cơ sở lý thuyết về các liên hệ bản chất.

pdf36 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2770 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Ứng dụng phương pháp nghiên cứu khoa học trong chế tạo vũ khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
z BÀI TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC  ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG CHẾ TẠO VŨ KHÍ GVHD : GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Học viên : NGUYỄN BÁ QUANG LÂM Mã học viên: 1212019 MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Lời mở đầu 3 Chương I: Giới thiệu về khoa học và các quy tắc sáng tạo 4 Khoa học và nghiên cứu khoa học 4 Bản chất logic của nghiên cứu khoa học 5 Vấn đề khoa học 8 Các phương pháp giải quyết vấn đề khoa học và 40 nguy ên t ắc sáng tạo 9 Chương II: Ứng dụng phương pháp nghiên cứu khoa học trong chế tạo vũ khí 32 LỜI MỞ ĐẦU Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một hoạt động then chốt hàng đầu trong những ngành khoa học. Kết quả từ NCKH là những phát hiện mới về kiến t hức, về bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới, sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới có giá trị cao. Ngày nay khi mà với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật làm thế giới trở nên bình đẳng hơn, các biên giới quốc gia chỉ còn giá trị về địa lý thì cơ hội thành công là rất rõ rệt với t ất cả mọi người. Do đó việc nắm vững phương pháp, nguyên lý sáng tạo có thể coi như là chìa khoá để mở cánh cửa thành công. Chỉ cẩn giải quyết được một vấn đề nào đó cũng có thể làm nên cuộc cách mạng công nghệ mới. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy người đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài. Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn tiểu luận của em còn có rất nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I: GIỚ I THIỆU VỀ KHOA HỌC VÀ CÁC QUY TẮC SÁNG TẠO I.1 KHOA HỌC & NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1.Khoa học là gì? Khoa học được hiểu là”hệ thống tri thức về mọi loại quy luật vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy”. Hệ thống tri thức được nói ở đây là hệ thống tri thức khoa học, khác với tri thức kinh nghiệm. Tri thức kinh nghiệm là những hiểu biết được tích lũy một cách ngẫu nhiên từ trong đời sống hằng ngày. Nhờ tri thức k inh nghiệm, con người có được những hình dung thực t ế về các sự vật, biết cách phản ứng trước tự nhiên, biết ứng xử trong các quan hệ xã hội. Tri thức kinh nghiệm ngày càng trở nên phong phú, chứa những đặc điểm đúng đắn, nhưng riêng biệt chưa thể đi sâu vào bản chất các sự vật , và do vậy tri thức kinh nghiệm chỉ giúp cho con người phát triển đến một khuôn khổ nhất định. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm luôn là một cơ sở quan trọng cho sự hình thành các tri thức khoa học. Tri thức khoa học là những hiểu biết được tích lũy một cách hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học, là loại hoạt động được vạch sẵn theo một mục t iêu xác định và được tiến hành dựa trên những phương pháp khoa học. Tri thức khoa học không phải là sự kế tục giản đơn các tri t hức kinh nghiệm, mà là sự tổng kết những tập hợp số liệu và sự kiện ngẫu nhiên, rời rạc để khái quát hóa thành cơ sở lý thuyết về các liên hệ bản chất. 2. Nghiên cứu khoa học là gì? Nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới hoặc là sáng t ạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để cải tạo thế giới. Có nhiều cách phân loại nghiên cứu khoa học. Ở đây ta đề cập đến phân loại theo chức năng nghiên cứu và theo t ính chất của sản phẩm tri thức khoa học t hu được nhờ kết quả nghiên cứu. 3. Phân loại nghiên cứu khoa học: a) Phân loại theo chức năng nghiên cứu: - Nghiên cứu mô tả - Nghiên cứu giải thích - Nghiên cứu dự báo - Nghiên cứu sáng tạo b) Phân loại theo sản phẩm nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ bản - Nghiên cứu ứng dụng - Nghiên cứu triển khai I.2) BẢN CHẤT LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1. Các thao tác logic trong nghiên cứu khoa học: a) Tư duy khái niệm: Tư duy khái niệm là đặc điểm cơ bản của nghiên cứu khoa học. Khái niệm là một phạm trù logic học và được định nghĩa là một hình thức tư duy nhằm chỉ rõ thuộc tính bản chất vốn có của sự vật. Nhờ tư duy khái niệm mà người ta phân biệt được sự vật này với sự vật khác. Khái niệm gồm hai bộ phận hợp thành: nội hàm là tất cả các thuộc tính bản chất vốn có của sự vật ; ngoại diên là t ất cả các cá thể có chứa thuộc tính được ghi trong nội hàm. Ví dụ, khái niệm “khoa học” có nội hàm là “hệ thống tri thức về bản chất sự vật”, còn ngoại diên là các loại khoa học như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học kỹ thuật,… b) Phán đoán: Phán đoán là một thao tác logic luôn được thực hiện trong nghiên cứu khoa học. Theo logic học, phán đoán được định nghĩa là một hình thức tư duy nhằm nối liền các khái niệm lại với nhau để khẳng định rằng khái niệm này là hoặc không là khái niệm kia? Phán đoán có cấu trúc chung là “S là P”, trong đó S được gọi là chủ từ của phán đoán, còn P là vị từ (tức t huộc từ) của phán đoán. Phán đoán được sử dụng trong trường hợp cần nhận định về bản chất một sự vật, trình bày giả thuyết khoa học, trình bày luận cứ khoa học,…Một số loại phán đoán được liệt kê trong bảng dưới đây: Phán đoán theo chất Phán đoán khẳng định Phán đoán phủ định Phán đoán xác suất Phán đoán hiện t hực Phán đoán tất nhiên S là P S không là P S có lẽ là P S đang là P S chắc chắn là P Phán đoán theo lượng Phán đoán chung Phán đoán riêng Phán đoán đơn nhất Mọi S là P Một số S là P Duy có S là P Phán đoán phức hợp Phán đoán liên kết Phán đoán lựa chọn Phán đoán có điều kiện Phán đoán tương đương S vừa là P1 vừa là P2 S hoặc là P1 hoặc là P2 Nếu S t hì P S khi và chỉ khi P Phân loại các phán đoán c) Suy luận: Theo logic học, suy luận là một hình thức tư duy, từ một hay một số phán đoán đã biết (tiên đề) đưa ra một phán đoán mới (kết đề). Phán đoán mới chính là giả thuyết khoa học. Có ba hình thức suy luận: suy luận diễn dịch, suy luận quy nạp và loại suy. Suy luận diễn dịch là hình thức suy luận đi từ cái chung đến cái riêng. Suy luận quy nạp là hình thức suy luận đi từ cái riêng đến cái chung. Loại suy là hình thức suy luận đi từ cái riêng đến cái riêng. 2. Cấu trúc logic của một chuyên khảo khoa học: Bất kỳ một chuyên khảo khoa học nào, từ bài báo ngắn một vài trang đến tác phẩm khoa học hàng trăm trang, xét về cấu trúc logic, cũng đều có 3 bộ phận hợp thành: luận đề, luận cứ, luận chứng. Nắm vững cấu trúc này sẽ giúp cho người nghiên cứu đi sâu bản chất logic không chỉ của phương pháp luận nghiên cứu khoa học, mà còn có ý nghĩa với hàng loạt hoạt động khác như giảng bài, thuyết trình, tranh luận, luận tội, gỡ tội hoặc đàm phán với đối tác khác nhau. Luận đề: là điều cần chứng minh trong một chuyên khảo khoa học. Luận đề để trả lời câu hỏi: “cần chứng minh điều gì?”. Về mặt logic học, luận đề là một phán đoán mà tính chân xác cần được chứng minh. Luận cứ: là bằng chứng được đưa ra để chứng minh luận đề. Luận cứ được xây dựng từ những thông tin thu được nhờ đọc tài liệu, quan sát hoặc thực nghệm. Luận cứ trả lời câu hỏi: “Chứng minh bằng cái gì?”. Về mặt logic, luận cứ là phán đoán mà tính chân xác đã được công nhận và được sử dụng làm tiền đề để chứng minh luận đề. Luận chứng: là cách thức, quy tắc, phương pháp tổ chức một phép chứng minh, nhằm làm rõ mối liên hệ logic giữa các luận cứ và giữa toàn bộ luận cứ với luận đề. Luận chứng trả lời câu hỏi “Chứng minh bằng cách nào ?”. 3. Trình tự logic trong nghiên cứu khoa học: Trình tự logic của nghiên cứu khoa học được nêu ra như hình dưới đây, bao gồm một số bước cơ bản như sau: Bước 1: Phát triển vấn đề nghiên cứu Bước 2: Xây dựng giả thuyết khoa học Bước 3: Lập phương án thu thập thông t in Bước 4: Xây dựng cơ sở lý luận Bước 5: Thu thập dữ liệu Bước 6: Phân tích và bàn luận kết quả xử lý thông tin Bước 7: Tổng hợp kết quả, kết luận, khuyến nghị I.3) VẤN ĐỀ KHOA HỌC 1. Khái niệm: Vấn đề khoa học (Scientific Problem) cũng được gọi là vấn đề nghiên cứu (research problem) hoặc câu hỏi nghiên cứu là câu hỏi được đặt ra khi người nghiên cứu đứng trước mâu thuẫn giữa tính hạn chế của tri t hức khoa học hiện có với yêu cầu phát triển tri thức ở cấp độ cao hơn. 2. Phân loại: Nghiên cứu khoa học luôn tồn tại hai vấn đề: + Vấn đề bản chất sự vật đang tìm kiếm. + Vấn đề phương pháp nghiên cứu để làm sáng t ỏ về lý t huyết và thực tiễn như những vấn đề thuộc lớp thứ nhất. 3. Các tình huống vấn đề: Có ba tình huống: Có vấn đề, không có vấn đề, giả vấn đề được cho trong hình dưới đây: 4. Các phương pháp phát hiện vấn đề khoa học: Có sáu phương pháp cơ bản: Tìm những kẽ hở, phát hiện những vấn đề mới. Tìm những bất đồng. Nghĩ ngược lại những quan niệm thông thường. Quan sát những vướng mắc thực tế. Lắng nghe lời kêu ca phàn nàn. Cảm hứng: những câu hỏi bất chợt xuất hiện khi quan sát sự kiện nào đó. I.4) CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ KHOA HỌC & 40 NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO 1.Vepol “ Bất cứ hệ thống kỹ thuật nào cũng có ít nhất 2 thành phần vật chất tác động tương hổ và một loại trường hay năng lượng”. Từ đó có một thuật ngữ về tam giác kỹ thuật gọi là tam giác Vepol. Vepol là mô hình hệ thống kỹ thuật, vepol đưa ra cốt chỉ để phản ánh một tính chất vật chất của hệ t hống nhưng chủ yếu nhất với bài toán đã cho. Ví dụ xét bài toán nâng cao tốc độ tàu phá băng thì băng đóng vai trò vật phẩm, tàu phá băng đóng vai trò công cụ, và trường cơ lực đặc vào tàu để tác động tương hổ với băng. Việc phân loại các chuẩn để giải quy ết các bài toán sáng chế dựa vào phân tích Vepol. M ô hình Vepol gồm 3 yếu tố: M ột trường T và trong T có 2 vật chất V1,V2. Tuy nhiên, một hệ thống ban đầu chưa hẳn đã có một chuẩn Vepol đủ 3 yếu tố trên, hoặc đã đủ thì có thể phát triển gì thêm trên vepol đó. Có 5 phương pháp: + Dựng Vepol đầy đủ. + Chuyển sang Fepol. + Phá vỡ Vepol. + Xích Vepol. + Liên trường. 2.40 nguyên tắc về phát minh, sáng tạo 1.Nguyên tắc phân nhỏ Nội dung -Chia đối tượng thành các phần độc lập.-Làm đối tượng trở nên tháo lắp được. –Tăng mức độ phân nhỏ của đối tượng Nhận xét: 1- Thủ thuật này thường dùng trong những trường hợp khó làm "trọn gói", "nguyên khối", "một lần". Nói cách khác, phân nhỏ ra cho vừa sức, cho dễ thực hiện, cho phù hợp với những phương t iện hiện có.... 2- Tháo lắp làm cho đối tượng trở nên nhỏ gọn, thuận tiện cho việc chuyên chở, xếp đặt và khả năng thay thế từng bộ phận đối tượng, kể cả việc mở rộng chức năng của từng bộ phận đó.4- Nguyên tắc phân nhỏ hay dùng với các nguyên tắc 2. Tách khỏi, 3. Phẩm chất cục bộ, 5. K ết hợp, 6. Vạn năng, 15 Linh động... 2. Nguyên tắc tách khỏi đối tượng Nội dung: Tách phần gây "phiền phức" (tính chất "phiền phức") hay ngược lại, tách phần duy nhất "cần t hiết" (t ính chất "cần thiết") ra khỏi đối tượng. Nhận xét: 1 - Đối tượng, thông thường, có nhiều thành phần (tính chất, khía cạnh, chức năng…), trong khi đó, người ta chỉ thực sự cần 1 trong những số đó. Vậy không nên dùng cả đối tượng vì sẽ tốn thêm chi phí hoặc vận chuyển không thuận tiện. Phải nghĩ cách tách cái cần thiết ra để sử dụng riêng. 2 - Do tách khỏi đối tượng mà phần tách ra (hoặc phần giữ lại) có thêm những tính chất, những khả năng mới (nhiều khi, ngược với cái cũ). Do đó, cần tận dụng chúng. Những tính chất, những khả năng mới có thể là gọn hơn, linh động hơn, dễ thay thế, tăng tính điều khiển… 3 - N guyên tắc tách khỏi hay dùng với các nguyên t ắc: 1. Phân nhỏ, 3. Phẩm chất cục bộ, 5. Kết hợp, 6. Vạn năng, 15. Linh động… 3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ Nội dung a) Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu trúc đồng nhất thành không đồng nhất. b) Các phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng khác nhau. c) Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất của công việc. Nhận xét: 1- Các đối tượng đầu tiên thường có tính đồng nhất cao về vật liệu, cấu hình, chức năng, thời gian, không gian… đối với các phần trong đối tượng. Khuynh hướng phát triển tiếp theo là : các phần có các phẩm chất, chức năng… riêng của mình nhằm phục vụ tốt nhất chức năng chính hoặc mở rộng chức năng chính đó. 2- Các đối tượng đồng nhất đầu tiên còn phát triển theo khuynh hướng chuy ên dụng hóa, đa dạng hóa so với nhau, để phù hợp nhất với môi trường, điều kiện làm việc, sự thuận tiện đối với người sử dụng, thị hiếu của người t iêu dùng cụ thể… 3- Với thời gian, môi trường, tác động bên ngòai cũng bị biến đổi theo khuynh hướng thích hợp với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đối tượng và của con người sử dụng đối tượng đó. Xuất hiện các loại vi môi trường, vi khí hậu, vi tác động… 4- Nói chung, nguy ên tắc phẩm chất cục bộ phản ánh khuynh hướng phát triển: từ đơn giản sang phức tạp, từ đơn điệu sang đa dạng. 5- Tinh thần “phẩm chất cục bộ” có ý nghĩa lớn đối với việc nhận thức và xử lý thông tin: không phải tin tức nào cũng có giá trị như tin tức nào. Không thể có một cách tiếp cận, dùng chung cho mọi loại đối tượng – “chân lý là cụ thể”. 4. Nguyên tắc phản đối xứng Nội dung: Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thành không đối xứng (nói chung làm giảm bậc đối xứng). Nhận xét: 1.Khi đối tượng chuyển sang dạng ít đối xứng hơn, có thể làm xuất hiện những tính chất mới lợi hơn. Ví dụ tận dụng được những nguồn dự trữ về không gian (nói chung là các khả năng tiềm ẩn), làm đối tượng ổn định hơn, bền vững hơn,... 2. Nguyên tắc phản đối xứng, có thể nói là trường hợp riêng của 3. Nguy ên tắc phẩm chất cục bộ, có mục đích làm t ăng tính tương hợp (tương ứng và phù hợp) giữa các phần của hệ với nhau và với môi trường bên ngoài, nhằm thực hiện chức năng một cách tốt nhất. 5. Nguyên tắc kết hợp Nội dung a) Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động kế cận. b) K ết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận. Nhận xét 1- "Kết hợp" cần hiểu theo nghiã rộng, không đơn thuần cộng thêm (kiểu số học) hay gắn thêm (kiểu cơ học), mà còn được hiểu chuyển giao, đưa vào những ý tưởng, tính chất, chức năng....từ những lĩnh vực hoặc những đối tượng khác. 2- Đối tượng mới, tạo nên do sự kết hợp, ,thường có những tính chất, khả năng mà từng đối tượng riêng rẽ trước đây chưa có. điều này có nguyên nhân sâu xa là lượng đổi thì chất đổi và do t ạo được sự thống nhất mới của các mặt đối lập.. 3- N guy ên t ắc kết hợp thường hay sử dụng với 1. Nguy ên t ắc phân nhỏ, 3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ...Điều này phản ánh một khuynh hướng phát triển biện chứng: sự liên kết, hợp tác hoá thường đi kèm với sự phân công lao động và chuyên môn hoá. 6. Nguyên tắc vạn năng Nội dung:Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó không cần sự tham gia của đối tượng khác. Nhận xét: - Nguyên tắc vạn năng là trường hợp riêng của nguyên t ắc kết hợp: kết hợp về mặt chức năng trên cùng một đối tượng. - Nguyên tắc vạn năng, trước tiên và hay được dùng trong các lĩnh vực, tại đó có những sự hạn chế việc phát triển theo “chiều rộng” như khó có thể tăng thêm về trọng lượng, thể tích, diện tích… Các lĩnh vực đó là quân sự, hàng không, vũ trụ, thám hiểm, du lịch, các trang thiết bị dùng tại những nơi chật chội… - Nguyên tắc vạn năng còn được dùng với mục đích tăng mức độ t ận dụng các nguồn dự trữ có trong đối tượng, do vậy, tiết kiệm được vật liệu, không gian, thời gian, năng lượng. -Nguyên tắc vạn năng thường hay dùng với nguy ên tắc 20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích. - Nguyên tắc vạn năng đóng vai trò quan trọng trong thiết kế, chế tạo, dự báo…, vì nó phản ánh khuynh hướng phát triển, t ăng số chức năng mà đối tượng có thể thực hiện được. 7. Nguyên tắc “chứa trong” Nội dung a) Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại chứa đối tượng thứ ba ... b) Một đối tượng chuy ển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác. Nhận xét 1- "Chứa trong" chỉ ra hướng tận dụng những nguồn dự trữ có sẵn trong đối tượng, cụ thể là phần thể tích bên trong đối tượng. Nếu để ý quan sát ta sẽ thấy rất nhiều đối tượng vẫn còn chưa được khia thác "tiềm năng" này. 2- "Chứa trong" làm cho đối tượng có thêm những tính chất mới mà trước đây chưa có như : gọn hơn, tăng độ an toàn, bền vững, tiết kiệm năng lượng, linh động hơn..... 3- Nguyên tắc "chứa trong" hay dùng với các nguyên tắc 1. nguyên tắc phân nhỏ, 2. nguy ên tắc "t ách khỏi", 5. nguyên tắc kết hợp, 6. Nguyên t ắc vạn năng, 12. nguyân tắc đẳng thế, 20.nguyên tắc liên tục tác động có ích.... 8. Nguyên tắc phản trọng lượng Nội dung a) Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với các đối tượng khác, có lực nâng. b) Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng tương tác với môi trường như sử dụng các lực thủy động, khí động... Nhận xét 1- Thủ thuật này đòi hỏi sự mềm dẻo trong cách tiếp cận giải quyết vấn đề: nếu khắc phục trực tiếp nhược điểm là điều khó làm thì nên nghĩ cách bù trừ nó bằng sự kết hợp với ưu điểm nào đó. 2- "Bù trừ" một cách tiết kiệm nhất, trước hết, cần nghĩ đến việc khai thác các nguồn dự trữ có sẵn trong hệ thống, đặc biệt những nguồn dự trữ tời cho không mất tiền, có sẵn trong tự nhiên. 9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ Nội dung Gây ứng suất trước với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép hoặc không mong muốn khi đối tượng làm việc (hoặc gây ứng suất trước để khi làm việc sẽ dùng ứng suất ngược lại ). Nhận xét 1- Từ "ứng suất" cần phải hiểu theo nghiã rộng, không chỉ đơn thuần là sự nén, sự kéo căng cơ học....mà là bất ký loại ảnh hưởng, tác động nào. 2- Thông thường, sau tác động sẽ có phản tác động. Cần chú ý làm sao cho phản tác động mang lại ích lợi nhất. 3-Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ cùng với 10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ, 11. Nguyên tắc dự phòng, phản ánh sự thống nhất giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. 4-Ba nguyên tắc nói trên đòi hỏi phải có sự nhìn trước, dự báo, tưởng tượng, nghĩ trước, chuẩn bị giải pháp trước.5- Chúng giúp khắc phục thói quen xấu " nước đến chân mới nhảy". 5- Chúng đòi hỏi xem xét khả năng tận dụng các nguồn dự trữ về thời gian, do đó, sẽ tiết kiệm được thời gian trên thực tế. 6-Việc sử dụng ba nguyên tắc nói trên có thể làm đối tượng có những tính chất mới mà trước đây đối tượng chưa có và tạo sự thống nhất mới của các mặt đối lập. 10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ Nội dung a) Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần, đối với đối tượng. b) Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi nhất, không mất thời gian dịch chuyển. Nhận xét 1- Có những việc, dù thế nào, cũng cần phải thực hiện. Thủ thuật này đòi hỏi phải tính đến khả năng thực hiện trước đi một phần hoặc toàn bộ và sẽ được lợi hơn nhiều so với thực hiện ở thì hiện tại (hiểu theo nghiã tương đối). 2- Tinh thần chung của thủ thuật này là trước khi làm bất cứ việc gì, cần có sự chuẩn bị trước đó một cách toàn diện, chu đáo và thực hiện trước những gì có thể thực hiện được - "chuẩn bị trước là một nửa của thành công". 11. Nguyên tắc dự phòng. Nội dung Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các phương tiện báo động, ứng cứu, an toàn. Nhận xét 1-Có thể nói, chi phí cho dự phòng là chi phí thêm, không mong muốn. Khuynh hướng phát triển là tăng độ tin cậy của đối tượng, công việc. Để làm điều đó cần sử dụng các vật liệu mới, các hiệu ứng mới, cách tổ chức mới..... 2-Tinh thần chung của nguyên tắc này là cảnh giác và chuẩn bị biện pháp đối phó từ trước. 12. Nguyên tắc đẳng thế Nội dung Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối tượng. Nhận xét: Tinh thần chung của nguyên tắc này là phải đạt được kết quả cần thiết với năng lượng, chi phí ít nhất. Góp phần bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên năng lượng hiệu quả. 13. Nguyên tắc đảo ngược a Nội dung
Luận văn liên quan