Là một sinh viên chuyên ngành Quản trị Thương Mại Điện Tử - Trường
Đại học Thương Mại, được đào tạo cơ sở lý luận tại trường; được cung cấp những
kiến thức cơ bản nhất về thương mại điện tử, quản trị đã giúp em nâng cao được
khả năng tư duy cũng như trình độ hiểu biết của mình. Tuy nhiên, việc vận dụng
những kiến thức ấy vào thực tế vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, quá trình thực tập
tốt nghiệp sẽ giúp sinh viên chúng em tập làm quen với công việc thực tế, hòa
nhập với môi trường doanh nghiệp. Từ đó kết hợp lý thuyết đã học ứng dụng vào
các tình huống thực tế trong doanh nghiệp, nhận thức khách quan và đi sâu hơn
vào các kiến thức quản trị kinh doanh, các tác nghiệp thương mại điện tử.
Khi Internet ngày càng phổ biến kéo theo tốc độ phát triển nhanh chóng của
TMĐT, những cái tên như vật giá, chợ điện tử, đã trở nên quá quen thuộc không
chỉ với người mua mà còn cho những người có nhu cầu chào và bán các sản phẩm
trực tuyến. Chính vì lẽ đó, em đã chọn Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thời
Đại Mới – một trong những doanh nghiệp đi đầu về lĩnh vực Thương mại điện tử
18 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3152 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Ứng dụng thương mại điện tử tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thời Đại Mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: Vũ Thị Hải Lý 1
Tiểu luận
Ứng dụng thương mại điện tử tại công
ty cổ phần đầu tư và phát triển Thời Đại Mới
GVHD: Vũ Thị Hải Lý 2
LỜI MỞ ĐẦU
Là một sinh viên chuyên ngành Quản trị Thương Mại Điện Tử - Trường
Đại học Thương Mại, được đào tạo cơ sở lý luận tại trường; được cung cấp những
kiến thức cơ bản nhất về thương mại điện tử, quản trị đã giúp em nâng cao được
khả năng tư duy cũng như trình độ hiểu biết của mình. Tuy nhiên, việc vận dụng
những kiến thức ấy vào thực tế vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, quá trình thực tập
tốt nghiệp sẽ giúp sinh viên chúng em tập làm quen với công việc thực tế, hòa
nhập với môi trường doanh nghiệp. Từ đó kết hợp lý thuyết đã học ứng dụng vào
các tình huống thực tế trong doanh nghiệp, nhận thức khách quan và đi sâu hơn
vào các kiến thức quản trị kinh doanh, các tác nghiệp thương mại điện tử.
Khi Internet ngày càng phổ biến kéo theo tốc độ phát triển nhanh chóng của
TMĐT, những cái tên như vật giá, chợ điện tử,… đã trở nên quá quen thuộc không
chỉ với người mua mà còn cho những người có nhu cầu chào và bán các sản phẩm
trực tuyến. Chính vì lẽ đó, em đã chọn Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thời
Đại Mới – một trong những doanh nghiệp đi đầu về lĩnh vực Thương mại điện tử
với website www.megabuy.vn – làm địa điểm thực tập và học hỏi kinh nghiệm
Sử dụng những kiến thức được trang bị ở trường, cùng với sự giúp đỡ tận
tình của ban giám đốc, các anh chị quản lý, nhân viên trong công ty… em đã có
thể hiểu rõ hơn về công ty, phát hiện những điểm yếu trong kiến thức cũng như kỹ
năng của mình.
Em xin chân thành cảm ơn công ty đã tạo điều kiện thuận lợi để em thực
tập; chân thành cảm ơn cô Vũ Thị Hải Lý đã hướng dẫn và góp ý để em hoàn
thành bản báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Bài báo cáo gồm các phần:
PHẦN 1: Giới thiệu chung về công ty
PHẦN 2: Tổng hợp – đánh giá – phân tích theo phiếu điều tra
PHẦN 3: Những vấn đề cấp thiết đặt ra cần tập trung nghiên cứu
GVHD: Vũ Thị Hải Lý 3
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
1.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT DOANH NGHIỆP
Tên đầy đủ doanh nghiệp:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THỜI ĐẠI MỚI
(NEWAGE DISTRIBUTION)
Logo:
Địa chỉ: Số 17 ngõ 178 Thái Hà – Q. Đống Đa – Hà Nội
Email: support@megabuy.vn
Điện thoại: (04) 6275-7210
Ngày thành lập: 9/3/2006
Số giấy phép: 010301136
Website: www.megabuy.vn – www.thoidaimoi.vn
Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần
Ngành nghề kinh doanh:
+ Kinh doanh, phân phối, bán lẻ các sản phẩm công nghệ cao bằng cách áp
dụng hình thức bán hàng trực tuyến trên mạng Internet (kinh doanh Thương mại
điện tử). Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu:
- Máy tính thiết bị tin học
- Thiết bị mạng phần mềm
- Thiết bị, nội thất văn phòng
- Điện tử cầm tay
- Âm thanh truyền hình
- Điện gia dụng và công nghệ
- Thiết bị viễn thông
- Thiết bị an ninh
- Thiết bị siêu thị - ngân hàng
- Thiết bị chăm sóc sức khỏe
GVHD: Vũ Thị Hải Lý 4
1.2 QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
Bắt đầu kinh doanh là một phòng kinh doanh nhỏ của Công ty TNHH H&B
từ năm 2001, sau khi tách ra thành công ty CP Đầu tư Phát triển Công Nghệ Thời
Đại Mới. Cho đến nay, Công ty đã trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh
doanh, phân phối trực tuyến các sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam.
Công ty Thời Đại Mới đã mở rộng quan hệ bạn hàng với nhiều đối tác lớn
trong cũng như ngoài nước, thiết lập kênh phân phối trực tuyến hiệu quả và hệ
thống mạng lưới đại diện thương mại và công tác viên bán hàng tại nhiều khu vực
với quy mô rộng khắp trên cả nước, xây dựng một bộ máy điều hành quản lý
chuyên nghiệp biết phối hợp với nhau hiệu quả
Từ năm 2004 đến nay, Siêu thị điện tử MEGABUY (www.megabuy.vn) ra
đời là một bước đột phá trong việc ứng dụng TMĐT vào công việc cung cấp hàng
hoá, dịch vụ trực tiếp tới khách hàng. Được sự hỗ trợ và hợp tác với những nhà
sản xuất, phân phối sản phẩm đi đầu tại Việt Nam, MEGABUY mang tới cho bạn
hàng chục nghìn mặt hàng sản phẩm của nhiều nhóm ngành hàng, khách hàng sẽ
có được sự lựa chọn vô cùng phong phú đa dạng
Trong những năm qua, bên cạnh những thành công trong việc phân phối
hàng hóa cho các nhà nhập khẩu, cung cấp hàng hóa chuyên nghiệp, Công ty Thời
Đại Mới cũng phát triển mảng nhập khẩu, phân phối những hàng hóa công nghệ
cao để đáp ứng cho thị trường ngày một tăng tại Việt nam
1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC
Đội ngũ CBCNV hiện nay của Công ty 80 người, trong đó hơn 92% là hiểu
biết CNTT, trên 90 % có trình độ đai học và sau đại học, là cử nhân các ngành tài
chính, kinh tế, điện tử viễn thông, maketing. Cụ thể:
- Tổng số CBCNV: 80 người
- Số nhân lực có trình độ đại học trở lên: 60 người
- Số nhân lực tốt nghiệp khối Kinh tế và QTKD: 35 người, trong đó tốt
nghiệp Đại học Thương Mại: 9 người
GVHD: Vũ Thị Hải Lý 5
+ Sơ đồ cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
Hội đồng quản trị: Quản lý công ty, có quyền đưa ra các quyết định chiến
lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty.
Ban điều hành: Hoạch định, kiểm soát chiến lược chung của toàn doanh
nghiệp, đồng thời quản lý, giám sát, kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh
cũng như các hoạt động hàng ngày.
Phòng kinh doanh: Xây dựng và triển khai các kế hoạch phát triển đơn vị;
đưa ra ý kiến trong việc quản lý, điều hành mạng lưới kinh doanh sản phẩm, dịch
vụ. Đồng thời tư vấn bán hàng, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm
Phòng kỹ thuật dịch vụ: Duy trì bộ máy phối hợp giữa các phòng ban, hệ
thống mạng và các máy móc thiết bị của công ty; cài đặt phần mềm cho các nhân
GVHD: Vũ Thị Hải Lý 6
viên quản trị, khách hàng nếu cần thiết, khắc phục lỗi, thực hiện bảo hành, bảo trì
sản phẩm cho khách hàng
Phòng kế toán tài chính: Thực hiện công tác kế toán tài chính đối với hoạt
động kinh doanh của công ty và kế toán tài chính văn phòng công ty, chức năng
giám đốc, phân phối và tổ chức luân chuyển vốn. Tổ chức kiểm tra công tác kế
toán, kiểm tra quyết toán và kiếm tra việc sử dụng vốn và tài sản của công ty.
Phòng CNTT: Cập nhật thông tin, dữ liệu về sản phẩm, khuyến mãi mới
nhất trên website, quản trị cơ sở dữ liệu khách hàng, nhà cung ứng, sản phẩm. Tổ
chức phân quyền quản trị đến từng nhân viên. Sử dụng các phần mềm, ứng dụng
tin học để thực hiện bán hàng, quảng bá…
Ban kiếm soát nội bộ: Kiếm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty, của các nhân viên trong công ty.
Phòng hành chính nhân sự: Thực hiện công tác thống kê tài liệu, văn thư,
theo dõi đánh giá việc thực hiện các kế hoạch của các đơn vị. Đồng thời phụ trách
vấn đề nhân sự, chấm công nhân viên và tuyển dụng nhân sự mới.
1.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.4.1 Tình hình hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây
+ Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản:
STT Chỉ tiêu tài chính Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1 Doanh thu 15,182,580,966 19,145,355,191 28,130,296,908
2
LN thuần từ hoạt động
KD
52,809,737 131,230,274 272,656,823
3 Tổng LN sau thuế 38,023,011 92,324,907 167,547,195
4 Tổng tài sản 3,726,308,579 6,734,484,901 10,524,693,635
5 Tổng nguồn vốn 3,726,308,579 6,734,484,901 10,524,693,635
GVHD: Vũ Thị Hải Lý 7
Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp trung bình từ 150% đến 200%/năm.
Doanh thu năm 2007 là 15 tỉ VNĐ, doanh thu năm 2008 là 19 tỉ VNĐ, doanh thu
năm 2009 đã lên đến hơn 28 tỉ VNĐ. Lợi nhuận tăng mỗi năm tăng hơn 200%. Năm
2007 là 38 triệu VNĐ, năm 2008 là hơn 92 triệu VNĐ và đến năm 2009 đã hơn 272
triệu VNĐ.
1.4.2 Tình hình ứng dụng CNTT và TMĐT
Trang thiết bị phần cứng: Trang bị đầy đủ các máy tính cho nhân viên với
10 máy chủ và gần 80 máy trạm. Hệ thống mạng được kết nối bởi nhà mạng FPT
và VNPT. Với các trưởng phòng Kinh Doanh, phó giám đốc được công ty cung
cấp laptop để tiện làm việc cũng như thuận lợi cho việc xử lý và truyền thông tin
cho doanh nghiệp.
Các phần mềm ứng dụng: Các phầm mềm CRM (phần mềm quản lý quan
hệ khách hàng, khuyến mãi, chăm sóc khách hàng,…), phần mềm SRM ( phần
mềm quản lý quan hệ nhà cung ứng), phần mềm so sánh giá, các phần mềm kế
toán và phần mềm khác.
Giới thiệu về website của doanh nghiệp: www.megabuy.vn
Website Siêu thị điện tử MEGABUY - bán hàng trực tuyến online trực thuộc công
ty Cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Thời đại mới là một thành tựu đột phá
trong việc ứng dụng thương mại điện tử vào công việc cung cấp hàng hoá trực tiếp
qua mạng internet từ nhà nhập khẩu, phân phối các sản phẩm uy tín, chất lượng
cao tới khách hàng. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của Internet, các ứng
dụng trên Internet và môi trường kết nối tốc độ cao tại Việt nam, số lượng người
sử dụng mạng Internet cũng gia tăng nhanh chóng, sau 4 năm ra đời và hoạt động,
được sự quan tâm và ủng hộ của quý khách hàng, thời gian ngắn MEGABUY sẽ
trở thành một trang web thương mại điện tử bán hàng trực tuyến B2C, B2B (doanh
nghiệp tới tay người tiêu dùng) hàng đầu tại Việt nam, giúp ích nhiều cho khách
hàng trong việc lựa chọn, mua sắm những sản phẩm hàng hoá phù hợp, chất lượng
tốt với giá cả cạnh tranh.
GVHD: Vũ Thị Hải Lý 8
1.5 CHIẾN LƯỢC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP
Megabuy hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và trở thành một công ty
công nghệ hàng đầu của Việt Nam mang tầm cỡ quốc tế trong lĩnh vực phân phối
bán lẻ dựa vào phát triển kênh bán hàng trực tuyến và phát triển chuỗi cửa hàng
bán lẻ các sản phẩm công nghệ cao liên quan dành cho văn phòng, cơ quan, nhà
máy, xí nghiệp, trường học, đồng thời trở thành nhà thầu chuyên nghiệp cung cấp
giải pháp tổng thể cho các dự án thuộc khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, khối doanh
nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh và nước ngoài…
Doanh nghiệp phát triển theo các mảng lớn sau:
1. Xây dựng kênh bán hàng trực tuyến hàng đầu tại Việt nam để phân phối
và bán lẻ hàng hóa (B2B và B2C), sử dụng các công cụ website, phần mềm quản
lý điều hành hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp, công cụ quản trị, truyền thông,
chuyên nghiệp nhanh chóng hiệu quả để kết nối hàng trăm nhà nhập khẩu, phân
phối chuyên nghiệp, hàng nghìn đại lý, cộng tác viên bán hàng trên khắp cả nước,
khả năng cung cấp hàng chục nghìn sản phẩm công nghệ mới nhất, chất lượng tốt
nhất, giá cả cạnh tranh đi kèm dịch vụ hoàn hảo.
2. Phát triển chuỗi siêu thị cung cấp bán lẻ các sản phẩm bao gồm dành cho
văn phòng, sản phẩm tiêu dùng tại các trung tâm lớn như Hà nội, TP HCM, Đà
nẵng để bán hàng trực tiếp cho khách hàng tới mua sắm
3. Trở thành nhà thầu chuyên nghiệp cung cấp các giải pháp tổng thể về
công nghệ thông tin, viễn thông, giải pháp cho văn phòng hiện đại, thông minh,
giải pháp an ninh cho nhà máy, xí nghiệp, siêu thị, giải pháp tổng thể cho trường
học như phòng vi tính, phòng học đa năng, phòng thí nghiệm, nội thất trường học,
thư viện...Tập trung vào khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khối chính
phủ, khu vực doanh nghiệp liên doanh, nước ngoài, các khu công nghiệp trên cả
nước.
GVHD: Vũ Thị Hải Lý 9
PHẦN 2: TỔNG HỢP – ĐÁNH GIÁ – PHÂN TÍCH THEO
PHIẾU ĐIỀU TRA
2.1 THEO MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Theo kết quả tổng hợp phiếu điều tra cho thấy sinh viên tốt nghiệp chuyên
ngành Quản trị Thương mại điện tử thuộc ngành Quản trị kinh doanh có khả năng
làm rất tốt các bộ phận có liên quan đến hoạt động thương mại điện tử của doanh
nghiệp. Bên cạnh đó, còn có thể công tác tốt ở các bộ phận khác như:
- Bộ phận truyền thông kinh doanh trực tuyến
- Bộ phận quản trị quan hệ khách hàng
- Bộ phận tổ chức sự kiện
2.2 KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, PHẨM CHẤT NGHỀ NGHIỆP CẦN THIẾT
ĐỐI VỚI SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH
2.2.1 Kiến thức
STT Cơ cấu kiến thức Cần thiết Thứ tự độ
quan trọng Số phiếu Tỷ lệ %
I. Kiến thức nền kinh tế
1 Kinh tế học vĩ mô 15/15 100% 1
2 Kinh tế học vi mô 14/15 93% 6
3 Kinh tế học phát triển 14/15 93% 5
4 Kinh tế học môi trường 10/15 67% 8
5 Kinh tế và quản lý công 10/15 67% 7
6 Kinh tế thương mại 12/15 80% 3
7 Kinh tế - xã hội Việt Nam 15/15 100% 2
8 Kinh tế khu vực ASEAN và thế giới 15/15 100% 4
GVHD: Vũ Thị Hải Lý 10
II. Kiến thức cơ sở về kinh doanh
1 Môi trường vĩ mô quốc gia và quốc tế 15/15 100% 3
- Môi trường kinh tế - xã hội
- Môi trường xã hội – dân số
- Môi trường chính trị - pháp luật
- Môi trường tự nhiên – dân số
- Môi trường khoa học – công nghệ
2 Môi trường cạnh tranh ngành của doanh nghiệp 14/15 93% 6
3 Môi trường cạnh tranh trên thị trường sp của DN 14/15 93% 5
4 Môi trường nội tại của doanh nghiệp 14/15 93% 7
5 Môi trường KD hiện đại – marketing căn bản 15/15 100% 2
6 Nguyên lý quản trị học 15/15 100% 4
7 Nguyên lý kế toán 13/15 87% 10
8 Nguyên lý Tài chính – Tiền tệ 14/15 93% 8
9 Nguyên lý thống kê kinh doanh 14/15 93% 9
10 Thương mại điện tử căn bản 15/15 100% 1
11 Đại cương kinh doanh quốc tế 13/15 87% 11
III. Kiến thức chung ngành Quản trị kinh doanh
1 Quản trị chiến lược kinh doanh 15/15 100% 1
2 Quản trị nhân lực doanh nghiệp 13/15 87% 6
3 Quản trị tài chính doanh nghiệp 15/15 100% 2
4 Quản trị marketing kinh doanh 14/15 93% 3
5 Quản trị logistics kinh doanh 14/15 93% 5
6 Quản trị sản xuất và tác nghiệp 12/15 80% 9
7 Tổng quan thương mại hàng hoá 12/15 80% 10
8 Tổng quan thương mại dịch vụ 14/15 93% 8
9 Tổng quan TM hoạt động đầu tư và sở hữu trí tuệ 12/15 80% 7
10 Pháp luật về thương mại điện tử 15/15 100% 4
GVHD: Vũ Thị Hải Lý 11
IV. Kiến thức chuyên môn chuyên ngành
1 Thiết kế và phát triển hệ thống TMĐT 15/15 100% 4
2 Môi trường và chiến lược TMĐT của DN 15/15 100% 3
3 Marketing TMĐT 15/15 100% 2
4 Quản trị tác nghiệp TMĐT B2B, B2C 15/15 100% 1
5 Thiết kế và triển khai website 15/15 100% 5
6 Quản trị hệ thống thông tin TMĐT 15/15 100% 6
7 Truyền thông online và thanh toán điện tử 15/15 100% 7
8 Quản trị rủi ro trong TMĐT 15/15 100% 9
9 Quản trị dự án thương mại điện tử 15/15 100% 8
Từ việc phân tích số liệu điều tra đã tổng hợp được về những kiến thức cần
có ở một cử nhân chuyên ngành TMĐT, ta thấy:
+ Về kiến thức nền kinh tế:
Kiến thức kinh tế vĩ mô được đánh giá quan trọng nhất. Tiếp đến là kiến
thức kinh tế - xã hội Việt Nam là quan trọng thứ 2, mức quan trọng thứ 3 là về
kiến thức kinh tế thương mại. Được đánh giá thấp nhất là kinh tế quản lý công và
kinh tế học môi trường.
Do đặc điểm của kinh doanh Thương mại điện tử, việc giao lưu buôn bán
giữa các quốc gia đòi hỏi phải có sự hiểu biết, kiến thức nhất định về môi trường
vĩ mô của đất nước trước khi tính đến các yếu tố kinh tế khác. Không tham gia
trực tiếp vào công tác sản xuất sản phẩm, việc quản lý được tích hợp bằng các
phần mềm, ứng dụng thương mại điện tử có lẽ là những lý do mà vấn đề môi
trường và quản lý công ít được doanh nghiệp đề cập.
GVHD: Vũ Thị Hải Lý 12
+ Về kiến thức cơ sở kinh doanh
Nhìn vào bảng tổng hợp ta thấy, kiến thức về thương mại điện tử và
marketing căn bản được đánh giá quan trọng nhất. Tiếp đến là các kiến thức về
môi trường vĩ mô quốc gia – quốc tế và Quản trị học. Được đánh giá ít quan trọng
nhất là các kiến thức đại cương kinh doanh quốc tế và nguyên lý kế toán.
Kết quả tổng hợp này khá phù hợp đối với sinh viên nghiên cứu chuyên
ngành Thương mại điện tử. Việc nắm bắt được nhưng điều căn bản về TMĐT và
Marketing sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình sinh viên ứng dụng vào thực tiễn
tại doanh nghiệp. Sinh viên ngành quản trị kinh doanh cần nắm được những điều
chung nhất về quản trị cũng như môi trường vĩ mô để mở rộng các hoạt động kinh
doanh Các kiến thức về đại cương sẽ chỉ giúp bổ trợ và hoàn thiện hơn khả năng
tư duy của sinh viên.
+ Về kiến thức chung ngành Quản trị kinh doanh
Với khối kiến thức chung ngành quản trị TMĐT thì được cho là quan trọng
nhất là kiến thức về quản trị chiến lược kinh doanh tiếp theo là kiến thức Quản trị tài
chính và marketing kinh doanh. Pháp luật TMĐT và quản trị logistics được xếp sau
đó. Được đánh giá có mức quan trọng thấp nhất là quản trị tác nghiệp doanh nghiệp
sản xuất vì công ty thuộc lĩnh vực thương mại.
+ Về kiến thức chuyên môn chuyên ngành
Với khối kiến thức chuyên nghành thì Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử
B2C, B2B được đánh giá mức độ quan trọng nhất, tiếp theo là độ quan trọng giảm
dần với kiến thức Marketing TMĐT, môi trường và chiến lược TMĐT và Thiết kế
triển khai hệ thống thương mại điên tử. Kiến thức được đánh giá có độ quan trọng
thấp là: Quản trị rủi ro, quản trị dự án và truyền thông online.
GVHD: Vũ Thị Hải Lý 13
2.2.2 Kỹ năng
STT Tên kỹ năng Cần thiết Thứ tự độ
quan trọng Số phiếu Tỷ lệ %
I. Kỹ năng nghề nghiệp (kỹ năng chuyên môn và phương pháp công tác)
1 Hoạch định chiến lược, chính sách, kế hoạch KD 14/15 93% 2
2 Nghiên cứu phát hiện và giải quyết vấn đề KD 13/15 87% 5
3 Thực hành phổ biến các tác nghiệp B2B, B2C
theo các phần mềm chuyên dụng và phổ biến.
15/15 100% 1
4 Hoạch định website doanh nghiệp 14/15 93% 6
5 Lập dự án chuyển đổi TMĐT của doanh nghiệp 15/15 100% 3
6 Lập chương trình Marketing kinh doanh TMĐT 15/15 100% 4
7 Làm báo cáo nghiên cứu và trình diễn vấn đề 13/15 87% 10
8 Giao tiếp và truyền thông KD trực tuyến 15/15 100% 7
9 Làm việc theo nhóm (Team Work) 14/15 93% 8
10 Tự học và phát triển kiến thức 12/15 80% 9
II. Kỹ năng cộng cụ
1 Tiếng Anh (Pháp, Trung) đạt chuẩn TOEIC 13/15 87% 5
2 Đọc, dịch thành thạo các văn bản chuyên môn
tiếng Anh (Pháp, Trung)
14/15 93% 3
3 Sử dụng thành thạo máy tính phục vụ chuyên
môn tin học (tin học văn phòng, quản lý CSDL,
khai thác Internet)
15/15 100% 1
4 Truyền thông trực tuyến 15/15 100% 2
5 PR bản thân và hình ảnh thương hiệu doanh
nghiệp
14/15 93% 4
III. Những kỹ năng cần thiết khác
- Kỹ năng tổ chức sự kiện
- Kỹ năng phân tích kinh tế
GVHD: Vũ Thị Hải Lý 14
Từ việc phân tích số liệu điều tra đã tổng hợp được về những kỹ năng cần
có ở một cử nhân chuyên ngành TMĐT, ta thấy:
+ Về kỹ năng nghề nghiệp
Với kết quả phân tích kỹ năng được đánh giá quan trọng nhất trong khối kỹ
năng nghề nghiệp là Thực hành các tác nghiệp B2B, B2C theo các phần mềm chuyên
dụng và phổ biến, mức độ quan trọng tiếp theo là kỹ năng hoạch đinh chiến lược,
chính sách kế hoạch kinh doanh. Lập dự án chuyển đổi TMĐT, lập chương trình
marketing kinh doanh điện tử được xếp ở mức tiếp theo và cuối cùng là tự học và làm
báo cáo nghiên cứu được đánh giá thấp nhất.
Từ những nhận xét trên, ta thấy doanh nghiệp luôn đánh giá cao các kỹ
năng thực tiễn như sử dụng phần mềm, hoạch định chiến lược… gắn liền với
TMĐT và Marketing. Các kỹ năng mang tính chất cá nhân như tự học, làm báo
cáo thường không được trú trọng
+ Về kỹ năng công cụ
Kĩ năng sử dụng thành thạo máy tính phục vụ chuyên môn, sử dụng phần
mềm spss, quản lý cơ sở dữ liệu và kỹ năng truyền thông online được đánh giá và
quan trọng hơn cả. Tiếp theo là đến kỹ năng PR bản thân và hình ảnh thương hiệu
doanh nghiệp. Doanh nghiệp không yêu cầu quá cao việc đạt chuẩn tiếng Anh đối với
sinh viên, nhưng việc thành thạo tiếng Anh sẽ tạo nhiều cơ hội hơn đối với cả doanh
nghiệp cũng như cử nhân đại học trong thời đại hội nhập hiện nay
GVHD: Vũ Thị Hải Lý 15
2.2.3 Phẩm chất nghề nghiệp
STT Tiêu chí phẩm chất nghề nghiệp Cần thiết Thứ tự độ
quan trọng Số phiếu Tỷ lệ %
1 Tôn trọng và chấp hành pháp luật, nội quy DN 15/15 100% 1
2 Ý thức trách nhiêm, tinh thần vượt khó 14/15 93% 10
3 Khả năng hội nhập và thích nghi 15/15 100% 8
4 Khả năng làm việc trong môi trường có áp lực 15/15 100% 2
5 Khả năng làm việc trong môi trường quốc tế 13/15 87% 15
6 Yêu nghề và có ý thức vươn lên 15/15 100% 6
7 An tâm làm việc, trung thành với DN 13/15 87% 9
8 Tôn trọng, trung thực với quản lý và đồng nghiệp 13/15 87% 14
9 Có ý thức phục vụ đúng nhu cầu KH, đối tác 15/15 100% 3
10 Trách nghiệm, gương mẫu tham gia công tác 14/15 93% 7
11 Quan hệ đúng mực, ý thức xây dựng DN 13/15 87% 13
12 Tác phong hiện đại trong công việc 15/15 100% 4
13 Khả nă