Theo thống kê mới nhất, tính đến giữa năm 2005, Việt Nam đã có khoảng 10
triệu người truy cập Internet, chiếm gần 12,5% dân số cả nước. Tỷ lệ này cũng ngang
bằng với tỷ lệ chung của toàn cầu năm 2004.
Ngân hàng được xem là một trong những ngành ứng dụng CNTT tốt nhất, các
ứng dụng CNTT trong hoạt động nghiệp vụ cũng đã có nhiều bước tiến như có hệ
thống thanh toán quốc gia, thanh toán quốc tế, Sự phát triển của CNTT đã kéo theo
sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử. Nhờ có thương mại điện tử, các giao
dịch thương mại trên toàn cầu đã trở nên dễ dàng và tiết kiệm hơn. Thương mại điện
tử là xu hướng của thời đại, vai trò của nó là không thể phủ nhận trong thời đại kinh tế
toàn cầu hiện nay.
19 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2455 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Ứng dụng thương mại điện tử trong Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thương Mại Điện tử GVHD: Đoàn Ngọc Duy Linh
Nhóm 2
3
TIỂU LUẬN
Ứng dụng thương mại điện tử trong Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Quân đội (MB)
Thương Mại Điện tử GVHD: Đoàn Ngọc Duy Linh
Nhóm 2
4
LỜI MỞ ĐẦU
Theo thống kê mới nhất, tính đến giữa năm 2005, Việt Nam đã có khoảng 10
triệu người truy cập Internet, chiếm gần 12,5% dân số cả nước. Tỷ lệ này cũng ngang
bằng với tỷ lệ chung của toàn cầu năm 2004.
Ngân hàng được xem là một trong những ngành ứng dụng CNTT tốt nhất, các
ứng dụng CNTT trong hoạt động nghiệp vụ cũng đã có nhiều bước tiến như có hệ
thống thanh toán quốc gia, thanh toán quốc tế,…Sự phát triển của CNTT đã kéo theo
sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử. Nhờ có thương mại điện tử, các giao
dịch thương mại trên toàn cầu đã trở nên dễ dàng và tiết kiệm hơn. Thương mại điện
tử là xu hướng của thời đại, vai trò của nó là không thể phủ nhận trong thời đại kinh tế
toàn cầu hiện nay.
Nhóm sinh viên thực hiện
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
Thương Mại Điện tử GVHD: Đoàn Ngọc Duy Linh
Nhóm 2
5
1.1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế, công nghệ thông tin là một
lĩnh vực không thể thiếu trong mọi hoạt động kinh doanh của tất cả các tổ chức trên
thế giới.
Sự phát triển công nghệ thông tin đã kéo theo sự phát triển của thương mại
điện tử và thương mại điện tử đang là phương tiện chủ yếu của thương mại hiện nay.
Nhóm đã chọn đề tài này nhằm hiểu rõ hơn về những ứng dụng thương mại điện thủ
vào lĩnh vực Ngân hàng, và những tiện ích mà thương mại điện tử đã mang lại.
1.2. Mục đích, yêu cầu
Mục đích
Làm rõ một số vấn đề về lý luận cũng như thực tiễn về các hoạt động dịch vụ và
các sản phẩm khác của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB). Phân tích đi
sâu và nghiên cứu đồng thời đưa ra một số giải pháp phù hợp tình hình của Ngân hàng
MB trong tình hình hiện nay cũng như sắp tới.
Yêu cầu:
Khi tham gia vào quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về Ngân hàng phải đi sâu vào
nghiên cứu một cách trung thực và dựa vào các số liệu cụ thể.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các sản phẩm và hoạt động dịch vụ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân
đội (MB)
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội và một số Ngân
hàng khác.
1.5. Phương pháp nghiên cứu: tổng hơp, phân tích, liệt kê..
1.6. Kết quả nghiên cứu
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nhóm sinh viên thưc hiện đã hiểu rõ quá
trình và cách thức ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động của Ngân hàng cũng
Thương Mại Điện tử GVHD: Đoàn Ngọc Duy Linh
Nhóm 2
6
như đánh giá được tầm quan trọng của thương mại điện tử không chỉ trong ngành
Ngân hàng mà trong nhiều lĩnh vực hiện nay.
Thương Mại Điện tử GVHD: Đoàn Ngọc Duy Linh
Nhóm 2
7
CHƯƠNG 2 ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO DỊCH VỤ
INTERNET BANKING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
QUÂN ĐỘI (MB)
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Quân đội ( Military Bank (MB))
Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) chính thức được thành lập và đi vào hoạt
động ngày 4/11/1994. Trụ sở chính của MB tọa lạc tại Số 3 Đường Liễu Giai, Quận
Ba Đình, thành phố Hà Nội. 14 năm qua MB liên tục giữ vững vị thế là một trong
những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam.
2.2. Dịch vụ Ngân hàng điện tử (E Banking) của Ngân hàng TMCP Quân
đội (eMB)
2.2.1. Giới thiệu về eMB
MB đã cung cấp dịch vụ internet banking từ năm 2007 với các dịch vụ cơ bản.
Ngày 6/10/2009, MB đã chính thức triển khai dịch vụ mới EMB, gồm hai gói dịch vụ
EMB và EMB PLUS cho mọi đối tượng khách hàng.
Dịch vụ eMB là kênh giao dịch tài chính – ngân hàng thông qua Internet của
Ngân hàng Quân Đội (MB Bank). eMB cung cấp cho Quý khách những tiện ích để có
thể tự mình thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng thông qua máy tính có kết nối Internet.
Dịch vụ Internet Banking của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội
(eMB) áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có tài khoản tiền gửi thanh toán và/hoặc tài
khoản tiền gửi tiết kiệm và/hoặc tài khoản tiền vay tại Ngân hàng MB và đã đăng ký
sử dụng dịch vụ eMB.
Dịch vụ eMB là dịch vụ do Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội cung
cấp cho khách hàng mà theo đó khách hàng có thể truy cập vào trang Ngân hàng trực
tuyến bằng tên đăng nhập và mật khẩu (có thể là mật khẩu tĩnh hay mật khẩu động) để
thực hiện các giao dịch đã đăng ký với Ngân hàng TMCP Quân đội.
Thương Mại Điện tử GVHD: Đoàn Ngọc Duy Linh
Nhóm 2
8
2.2.2. Các quy định về gói dịch vụ
2.2.2.1. Gói eMB
Bao gồm các tính năng:
- Quản lý thông tin chung
Truy vấn nhật ký truy cập
Thay đổi mật khẩu
Thay đổi thông tin cá nhân
Liên hệ MB bằng email
Tải thông tin về lịch sử hoạt động và giao dịch tài khoản tại trang Ngân hàng
trực tuyến
- Hoạt động tài khoản
Truy vấn thông tin số dư tài khoản
Truy vấn các giao dịch trong ngày
Tìm kiếm giao dịch theo các điều kiện: loại giao dịch, số bút toán, giá trị giao
dịch.
Quản lý tài khoản
- Sao kê tiết kiệm
- Sao kê giao dịch ứng dụng
- Dịch vụ MB 247
Biện pháp bảo mật:
- Tên đăng nhập
- Mật khẩu
2.2.2.2. Gói MB Plus
Bao gồm các tính năng:
- Các tính năng của gói MB
- Thanh toán:
Chuyển tiền giữa các tài khoản của khách hàng
Chuyển tiền trong cùng hệ thống MB
Thương Mại Điện tử GVHD: Đoàn Ngọc Duy Linh
Nhóm 2
9
Chuyển tiền ngoài hệ thống MB và có tham gia hệ thống thanh toán điện tử
liên ngân hàng Citad
Biện pháp bảo mật:
- Tên đăng nhập
- Mật khẩu
- Mã bảo mật
2.3 Điều kiện sử dụng
2.3.1 Hồ sơ đăng ký đối với khách hàng cá nhân
- Trường hợp khách hàng đã có tài khoản tại MB
Đăng ký sử dụng dịch vụ eMB (theo mẫu BM/Qđ/PTSPDN/MB/07/01)
Hợp đồng cung cấp dịch vụ eMB (Đối với khách hàng cá nhân sử dụng gói
eMB Plus) (theo mẫu BM/Qđ/PTSPDN/MB/07/03)
- Trường hợp khách hàng chưa có tài khoản tại MB, hồ sơ bao gồm:
Hồ sơ mở tài khoản tiền gửi thanh toán đối với khách hàng cá nhân. Theo quy
định số 74/QĐ/NHQĐ/HĐQT ngày 24/12/2002 về quy chế mở và sử dụng tài
khoản tiền gửi tại MB.
Đăng ký sử dụng dịch eMB (theo mẫu BM/Qđ/PTSPDN/MB/07/01)
Hợp đồng cung cấp dịch vụ eMB (Đối với khách hàng cá nhân sử dụng eMB
Plus) (theo mẫu BM/Qđ/PTSPDN/MB/07/03)
2.3.2 Hồ sơ đăng ký đối với khách hàng tổ chức
- Trường hợp khách hàng đã có tài khoản tại MB
Đăng ký sử dụng dịch vụ eMB (theo mẫu BM/Qđ/PTSPDN/MB/07/02)
Hợp đồng cung cấp dịch vụ eMB (Đối với khách hàng tổ chức sử dụng gói
eMB Plus) (theo mẫu BM/Qđ/PTSPDN/MB/07/04)
- Trường hợp khách hàng chưa có tài khoản tại MB, hồ sơ bao gồm:
Hồ sơ mở tài khoản tiền gửi thanh toán đối với khách hàng tổ chức. Theo quy
định số 74/QĐ/NHQĐ/HĐQT ngày 24/12/2002 về quy chế mở và sử dụng tài
khoản tiền gửi tại MB.
Đăng ký sử dụng dịch eMB (theo mẫu BM/Qđ/PTSPDN/MB/07/02)
Thương Mại Điện tử GVHD: Đoàn Ngọc Duy Linh
Nhóm 2
10
Hợp đồng cung cấp dịch vụ eMB (Đối với khách hàng tổ chức sử dụng eMB
Plus) (theo mẫu BM/Qđ/PTSPDN/MB/07/04)
2.4 Hạn mức chuyển tiền trên eMB
Hạn mức chuyển tiền trong một giao dịch là tổng số tiền tối đa khách hàng được
phép chuyển trong một giao dịch do MB quy định. Cụ thể:
- Chuyển tiền trong MB: Tối thiểu 50.000 VND/giao dịch, tối đa là 500.000.000
VND/ giao dịch.
- Liên ngân hàng: Tối thiểu 50.000 VND/ giao dịch, tối đa 200.000.000 VND/
giao dịch.
Hạn mức chuyển tiền trong ngày là tổng số tiền tối đa khách hàng được phép
chuyển trong ngày. Cụ thể là 500.000.000 VND/ giao dịch/ ngày.
Số lần giao dịch tối đa trong ngày là 20 lần.
2.5 Sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của Ngân hàng TMCP Quân đội
(eMB)
2.5.1 Đăng nhập vào trang Ngân hàng trực tuyến
Bước 1: Truy cập địa chỉ sau bằng trình duyệt Internet Explorer
https://ebanking.mbbank.com.vn
Bước 2: Nhập tên đăng nhập và Mật khẩu của bạn
Bước 3: Enter hoặc nhấp vào nút Đăng nhập.
Thương Mại Điện tử GVHD: Đoàn Ngọc Duy Linh
Nhóm 2
11
2.5.2 Thay đổi mật khẩu (Change Password)
Cho phép bạn thay đổi Mật khẩu ghi nhớ
Bước 1: Truy cập như sau:
Thông tin chung > Thay đổi mật khẩu
Trang Thay đổi mật khẩu sẽ hiện lên như sau:
Bước 2: Nhập thông tin vào các trường:
Mật khẩu hiện tại
Mật khẩu mới
Thương Mại Điện tử GVHD: Đoàn Ngọc Duy Linh
Nhóm 2
12
Nhắc lại mật khẩu
Bước 3: Chọn nút Cập nhật để thực hiện thay đổi mật khẩu.
Hệ thống này sẽ yêu cầu bạn đăng nhập lại. Từ lần này trở đi bạn sử dụng mật khẩu
mới vừa thay đổi để đăng nhập vào hệ thống.
2.5.3 Thay đổi thông tin cá nhân (Change Profile)
Cho phép bạn thực hiện thay đổi các thông tin liên quan đến dịch vụ eMB. MB sẽ gửi
những thay đổi này tới khách hàng thông qua email.
Bước 1: Truy cập Thông tin chung > Thay đổi thông tin cá nhân
Bước 2: Chọn thông tin cần thay đổi
Địa chỉ E-mail: Địa chỉ thư điện tử của bạn
Ngôn ngữ: sử dụng trong eMB bao gồm Tiếng Việt và Tiếng Anh.
Bước 3: Nhấn nút Cập nhật để cập nhật thay đổi.
2.5.4 Liên hệ với nhóm quản trị hệ thống qua email (Contact Us)
Bạn có thể gửi phản hồi về dịch vụ eMB tới các bộ phận có trách nhiệm như Trung
tâm công nghệ thông tin, MB 247…
Bước 1: Truy cập: Thông tin chung > Liên hệ
Thương Mại Điện tử GVHD: Đoàn Ngọc Duy Linh
Nhóm 2
13
Bước 2: Chọn đơn vị nhận thông tin, nhập tiêu đề, nội dung thư
Bước 3: Nhấn nút Gửi
2.5.5 Tải thông tin (Download)
Cho phép bạn tải xuống các thông tin liệt kê các lần đăng nhập, thay đổi mật
khẩu, tải thông tin từ trang Ngân hàng trực tuyến.
Bước 1: Truy cập Thông tin chung > Tải thông tin
Thương Mại Điện tử GVHD: Đoàn Ngọc Duy Linh
Nhóm 2
14
Bước 2: Chọn thông tin:
- Kiểu dữ liệu: Loại dữ liệu, mặc định là Activity Log (Liệt kê các lần đăng
nhập, thay đổi mật khẩu, tải thông tin từ trang Ngân hàng trực tuyến).
- Định dạng: Định dạng kiểu dữ liệu lấy về. Mặc định CSV (mở bằng Microsoft
Office Excel)
- Chu kỳ: Khoảng thời gian muốn lấy dữ liệu.
Bước 3: Nhấn nút Tải để tải thông tin về máy vi tính của bạn, màn hình hiện lên cửa
sổ.
2.5.6 Xem số dư tài khoản
Cho phép khách hàng xem thông tin về tất cả các tài khoản của mình tại MB
như tài khoản thanh toán, tài khoản tiết kiệm, các khoản vay.
Thương Mại Điện tử GVHD: Đoàn Ngọc Duy Linh
Nhóm 2
15
2.5.7 Xem giao dịch trong ngày
Hiển thị tất cả các giao dịch trong ngày của khách hàng
2.5.8 Tìm kiếm giao dịch
Cho phép khách hàng xem các giao dịch theo điều kiện tìm kiếm
2.5.9 Quản lý tài khoản
Cho phép cập nhật hay loại bỏ các tài khoản có thể truy cập qua eMB.
Thương Mại Điện tử GVHD: Đoàn Ngọc Duy Linh
Nhóm 2
16
2.5.10 Tạo danh sách người thụ hưởng
Người thụ hưởng là người hoặc tổ chức mà khách hàng có quan hệ thanh toán.
Khai báo tên người thụ hưởng giúp khách hàng chỉ cần chọn tên có sẵn trong chương
trình mà không cần khai báo lại số tài khoản.
Tiết kiệm thời gian và giảm bớt nhầm lẫn cho các giao dịch thanh toán sau này của
khách hàng.
2.5.11 Chuyển khoản giữa các tài khoản của ngân hàng MB
Cho phép khách hàng thực hiện chuyển tiền giữa các tài khoản của mình tại MB.
Thương Mại Điện tử GVHD: Đoàn Ngọc Duy Linh
Nhóm 2
17
2.5.12 Chuyển khoản ngoài hệ thống MB
Thương Mại Điện tử GVHD: Đoàn Ngọc Duy Linh
Nhóm 2
18
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Thực trang sử dụng Internet Banking ở Việt Nam
Các ngân hàng trong nước đang đua nhau giới thiệu về dịch vụ Internet
Banking . Bên cạnh những hứa hẹn về sự tiện lợi, vấn đề an toàn, bảo mật đang là
điều thu hút khá lớn sự quan tâm của khách hàng thường xuyên online.
Hiện tại, hầu hết ngân hàng đều có website và một số cung cấp dịch vụ online
để khách hàng gửi thắc mắc, góp ý cũng như xem tỷ giá, lãi suất tiền gửi tiết kiệm, số
dư tài khoản, liệt kê giao dịch phát sinh và hướng tới thực hiện chuyển khoản, thanh
toán hoá đơn... chỉ với động tác click chuột hoặc enter.
Ngoài Internet Banking, một số dịch vụ khác như Phone Banking, SMS
Banking, Mobile Banking và Home Banking cũng được các ngân hàng giới thiệu khá
rầm rộ.
Tuy nhiên, đấy chỉ là bề nổi, truy cập vào dịch vụ ngân hàng trực tuyến của
một số website ngân hàng như Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), TMCP Phương
Nam, Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, Công thương Việt Nam, Sài Gòn
Công thương... khách hàng chỉ nhận được thông báo website đang được xây dựng
hoặc khi click chuột kích hoạt thì chẳng thấy tác dụng gì.
Theo phản ánh của nhiều chủ thẻ, các tiện ích từ dịch vụ này còn nhiều hạn
chế. "Mở tài khoản trong Internet Banking chỉ xem được số tiền hiện có, riêng thanh
toán chi phí điện, nước, điện thoại... thì không thực hiện được mặc dù ngân hàng giới
thiệu rất đầy đủ về các tiện ích này"
Nhu cầu sử dụng Internet Banking là có thật và cần thiết. Trong khi 90% sinh
viên bỏ qua dịch vụ này cũng như các thông báo giao dịch qua e-mail thì giới nhân
viên văn phòng thường xuyên online rất quan tâm đến tính năng tiện lợi, mọi lúc mọi
nơi.
Thương Mại Điện tử GVHD: Đoàn Ngọc Duy Linh
Nhóm 2
19
Ngân hàng trực tuyến đòi hỏi tính an toàn và bảo mật rất cao. Tại Việt Nam,
Luật thương mại điện tử vẫn chưa chính thức được ban hành, vì thế những tiện ích
của dịch vụ này còn nhiều hạn chế, chỉ cho phép xem số dư tài khoản và thông tin
giao dịch, chưa thể thanh toán hoá đơn trên web. Nhiều chủ thẻ có giá trị tài khoản
lớn đã tỏ ra lo ngại. Ông Nguyễn Thế Nhân, chuyên viên lập trình, nói: "Vẫn biết khi
cung cấp dịch vụ, các ngân hàng đã triển khai bảo mật nghiêm ngặt, nhưng chẳng có
dịch vụ nào là an toàn tuyệt đối, đặc biệt là giao dịch qua mạng. Lỡ khi có rủi ro xảy
ra ai sẽ là người chịu trách nhiệm?".
3.2 Giải pháp và kiến nghị
Xây dựng cơ sở hạ tầng, điểm chấp nhận thanh toán một cách đồng bộ và
thống nhất, tạo điều kiện cho người tiêu dùng làm quen với việc sử dụng thanh toán
điện tử thay cho thói quen sử dụng tiền mặt.
Tăng cường đầu tư công nghệ để đảm bảo sự an toàn trong giao dịch, tránh sự
lo ngại về mất an toàn dẫn đến việc không tiếp cận do vậy không thấy lợi ích của
thanh toán điện tử.
Áp dụng các phương pháp bảo mật như thiết bị sinh trắc học, các thiết bị đồng
bộ thời gian sử dụng thuật toán để sinh ra mật mã chỉ dùng một lần (one time
password), các phương thức mã hóa công cộng. Ngoài ra, các thiết bị phần cứng
chống đột nhập, các phần mềm thông minh cũng sẽ giúp cho các doanh nghiệp và tổ
chứ kiểm soát và ngăn chặn những giao dịch bất hợp pháp.
Nâng cao nhận thức về việc bảo quản các mật mã, thiết bị mật, thẻ…Đồng thời
không tham gia giao dịch với những tổ chức, cá nhân không rõ danh tính.
Đào tạo kỹ càng nhân viên Ngân hàng, nắm bắt được quy trình đăng ký và sử
dụng dịch vụ Internet Banking để hướng dẫn cho khách hàng sử dụng một cách dễ
hiểu, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận nhanh chóng công nghệ mới và nhận thức
được lợi ích của công nghệ mới này.
Thương Mại Điện tử GVHD: Đoàn Ngọc Duy Linh
Nhóm 2
20
KẾT LUẬN
Nhìn chung, việc phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam hiện còn mang
tính tự phát, chưa được định hướng bởi chính phủ và các cơ quan chuyên môn nhà
nước. Do đó, sự đầu tư cho Thương Mại điện tử phụ thuộc vào tầm nhìn, quan điểm
của lãnh đạo doanh nghiệp. Cũng có nhiều cá nhân, doanh nghiệp thành lập những
website Thương mại điện tử (sàn giao dịch, website phục vụ việc cung cấp thông tin,
website rao vặt, siêu thị điện tử...) để giành vị thế tiên phong, tuy nhiên, tình hình
chung là các website này chưa thực sự được marketing tốt và phát triển tốt để mang
lại lợi nhuận kinh tế đáng kể.
Những lợi ích mà thanh toán điện tử mang lại là xu thế tất yếu. Vì vậy, cùng
với thương mại điện tử, thanh toán điện tử góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp để thu được nhiều lợi ích nhất. Điều này quan trọng trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế, khi các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh một cách bình
đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài.
Thương Mại Điện tử GVHD: Đoàn Ngọc Duy Linh
Nhóm 2
21
Tài liệu tham khảo
Tài liệu hướng dẫn sử dụng Internet Banking của Ngân hàng TMCP Quân đội.
Website:
www.ebanking.mbbank..com..vn
www.bicweb.vn
www.diendantmdt.com
www.taichinhdientu.vn