Tiểu luận Vài nét về nghi thức tang lễ và thờ cúng của người Tày ở Trùng Khánh - Cao Bằng

Người Tày ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước, bên cạnh đó trồng thêm hoa màu. Do không có nghề phụ nên đời sống của cư dân ở đây còn nhiều khó khăn. Họ sống trên nhà sàn làm bằng gỗ, bao gồm 3 tầng, tầng thứ nhất dùng để nhốt trâu, bò, lợn, gà, vịt, ; tầng thứ hai dành cho người ở; còn tầng thứ ba dùng để chứa thóc, ngô, khoai, sắn sau mỗi vụ thu hoạch. Ngôi nhà của người Tày ở đây thường rất rộng, gồm nhiều gian, gian bếp thường được đặt ở gần cửa sau, còn bàn thờ thì đặt ở gian chính giữa thẳng với cửa trước, bước vào nhà qua cửa trước đầu tiên sẽ nhìn thấy bàn thờ. Người ta quan niệm rằng để bàn thờ như thế sẽ đuổi được những hồn ma xấu xa không cho chúng vào nhà làm hại mọi người.

doc9 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3339 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vài nét về nghi thức tang lễ và thờ cúng của người Tày ở Trùng Khánh - Cao Bằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LỊCH SỬ ---------------  TIỂU LUẬN GIỮA KỲ MÔN: DÂN TỘC HỌC VÀI NÉT VỀ NGHI THỨC TANG LỄ VÀ THỜ CÚNG CỦA NGƯỜI TÀY Ở TRÙNG KHÁNH - CAO BẰNG Người Tày ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước, bên cạnh đó trồng thêm hoa màu. Do không có nghề phụ nên đời sống của cư dân ở đây còn nhiều khó khăn. Họ sống trên nhà sàn làm bằng gỗ, bao gồm 3 tầng, tầng thứ nhất dùng để nhốt trâu, bò, lợn, gà, vịt,…; tầng thứ hai dành cho người ở; còn tầng thứ ba dùng để chứa thóc, ngô, khoai, sắn… sau mỗi vụ thu hoạch. Ngôi nhà của người Tày ở đây thường rất rộng, gồm nhiều gian, gian bếp thường được đặt ở gần cửa sau, còn bàn thờ thì đặt ở gian chính giữa thẳng với cửa trước, bước vào nhà qua cửa trước đầu tiên sẽ nhìn thấy bàn thờ. Người ta quan niệm rằng để bàn thờ như thế sẽ đuổi được những hồn ma xấu xa không cho chúng vào nhà làm hại mọi người. 1. Trình tự nghi thức tang lễ. a. Đối với người chết là người già, người đã có gia đình: Sau khi người chết tắt thở thì mọi người thân trong gia đình sẽ khóc thật to để dân làng biết nhà mình có tang. Sau đó họ mang quần áo mới ra mặc cho người chết, thường mặc 2 quần và 3 áo, sau đó những con cháu trong nhà sẽ tháo hết những đồ trang sức đang đeo trên người. Vì người ta quan niệm rằng các hồn ma sợ kim loại, nếu đeo đồ trang sức kim loại hồn ma sẽ không dám về để nhận những đồ thờ cúng của những người thân. Đối với người chết tắt thở ở trong nhà thì thi thể của người chết sẽ được mang ra trước bàn thờ, chân quay ra phía cửa chính, thể hiện tư thế ra đi của người chết. Thi thể của người chết sẽ được phủ kín bằng vải trắng. Sau đó sẽ nhờ một người trong làng đi mời thầy mo. Khi thầy mo đến, thầy sẽ dựa vào ngày giờ mà người chết tắt thở để xem lúc nào có thể phát tang. Nếu thầy mo nói có thể phát tang ngay, thì tang lễ sẽ diễn ra ngay trong ngày hôm đó, còn nếu không phát tang được ngay thì thầy sẽ nói lúc nào có thể. Nhiều khi tang lễ phải để đến 20, 25 ngày sau mới có thể tiến hành. Trong trường hợp này thì thi thể của người chết sẽ được đem vào quan tài và phải mang đi chôn ngay sau đó, nhưng phải chôn một cách lặng lẽ vào ban đêm và không được tiến hành bất kì một nghi thức gì. Vì người ta quan niệm người chết mà chưa được làm tang lễ thì linh hồn người chết sẽ không thể siêu thoát được, sang thế giới bên kia sẽ không được họ hàng, tổ tiên tiếp nhận. Do đó, họ không tiến hành nghi lễ vì sợ những oan hồn đang lưu lạc sẽ đến bắt nạt người chết, vì lúc này linh hồn người chết đang phải lang thang không có nơi ở cụ thể. Sau khi chôn cất người chết một cách bí mật như vậy, tất cả con cháu trong gia đình sẽ trở về nhà và ngồi trước bàn thờ suốt đợi cho đến ngày được phát tang. Nghi thức tang lễ được bắt đầu bằng việc tất cả những người thân trong gia đình sẽ nhìn mặt người chết lần cuối và sau đó các con đẻ của người chế sẽ lần lượt từng người rửa mặt, chân, tay cho người chết bằng nước lá bưởi, rồi đưa thi thể người chết vào quan tài theo lệnh của thày mo. Quan tài thường được làm to, trước khi đưa thi thể người chết vào quan tài, người ta dải một lớp tro bếp, đặt mấy tấm ngói xuống để làm gối cho người chết, đặt thi thể người chết vào cùng với quần áo, chăn màn, đồ dùng cá nhân sau đó đậy lại. Tang lễ sẽ được diễn ra ít nhất là 3 ngày, tùy thuộc vào việc chọn ngày chôn cất của thầy mo. Trong ngày đầu tiên tất cả con cháu sẽ không được ăn uống, bước sang ngày thứ 2 sẽ được ăn nhưng chỉ được ăn chay. Trong những ngày diễn ra tang lễ, tất cả con cái của người chết sẽ phải ngồi bên cạnh quan tài cả ngày lẫn đêm, họ sẽ khóc trong khi khóc họ kể lể về công lao của người chết, nỗi đau đớn của mình… Trong ngày đầu tiên này thầy mo sẽ viết những lá bùa treo xung quanh quan tài để bảo vệ linh hồn người chết. Đến đêm bước sang ngày thứ hai người con trưởng sẽ cùng thầy mo ra bến sông để lấy một bát nước mang về, nước đó sẽ được thầy mo dùng để làm lễ rửa sạch mọi tội lỗi trước đây để người chết được ra đi thanh thản. Trong khi những người thân phải túc trực bên quan tài thì những người dân trong làng sẽ làm một cái nhà dài bằng khung cây vàu dán giấy kín để khi mang quan tài người chết đi chôn thì sẽ đặt lên quan tài tượng trưng cho hình ảnh ngôi nhà che nắng che mưa cho người chết khi sang thế giới bên kia. Trong mấy ngày diễn ra tang lễ, thầy mo sẽ làm việc liên tục, họ vừa khấn, vừa đọc những lời cầu nguyện để người chết khi xuống cõi âm thì sẽ gặp được những điều tốt lành và cầu xin linh hòn tổ tiên hay bảo vệ linh hồn người chết. Một ngày trước khi chôn cất, người con trưởng sẽ cùng thầy mo đi đến địa điểm chôn cất để chọn nơi đào huyệt. Nơi chôn chất thường là bãi đất rộng, cao, có hướng thông thoáng, mỗi dòng họ có một bãi đất riêng và những người cùng hàng trong một họ sẽ được chôn chất ngang hàng nhau. Ngày và giờ được phép mang đi chôn cất sẽ do thầy mo định, nhưng thường là vào buổi sáng sớm. Trước khi đưa quan tài đến nơi chôn cất, tất cả mọi người thân sẽ ra đứng quay lưng về phía quan tài, cầm một bát rượu hất qua trên vai. Việc làm này có nghĩa là thể hiện sự li biệt mãi mãi giữa người chết đối với những người thân. Quan tài sẽ do những người dân trong làng khiêng. Khi quan tài được nhấc lên thì con cái của người chết sẽ quỳ xuống sát đất để mọi người khiêng quan tài đi qua, sau đó lại đứng dậy chay ra đoạn tiếp theo để quỳ, cứ như vậy cho đến hết đoạn đường trước nhà. Mỗi một người con quỳ càng được nhiều lần sẽ càng nhận được nhiều phúc đức do người chết để lại. Con trai trưởng sẽ cõng một tảng đá to trên lưng dùng để đặt ở đầu mộ, con trai thứ cũng cõng một bó đuốc cầm theo từ nhà đến nơi chôn cất, con gái thứ sẽ mang theo những đồ dùng hàng ngày của người chết và cả những túi đựng tiền âm vừa đi vừa dải suốt dọc đường đến nơi chôn cất. Còn một người trong gia đình sẽ mang theo một con gà trống và một chai rượu. Đến nơi chôn cất, người ta dùng bó đuốc để khua chung quanh huyệt chôn để xua đuổi những hồn ma lưu lạc đi, không cho những hồn ma đó làm hại người chết. Vì người ta quan niệm rằng lửa có thể đuổi được tà ma. Sau đó thầy mo sẽ cho con gà trống uống rượu và ném con gà xuống huyệt chôn. Nếu con gà không gáy tức là người chết đã ra đi thanh thản, nếu con gà gáy thì người chết vẫn còn nhiều điều oan khuất và trăn trở. Tiếp đó đưa quan tài xuống huyệt và đắp đất lên thành mộ. Người ta dùng bó đuốc để đốt một đống lửa mang tất cả những đồ dùng của người chết ra đốt, cả vòng hoa của những người đến viếng và cả ngôi nhà làm bằng cây vầu. Người ta quan niệm đốt những thứ này đi thì sang thế giới bên kia người chết sẽ nhận được những đồ dùng đó. Sau đó mọi người sẽ cởi quần áo tang ra hơ qua đống lửa rồi đi về. Đối với người chết ngoài đồng ruộng hay trên mương thì sẽ không được mang thi thể vào nhà mà sẽ dựng một cái lán ở trước nhà và mọi nghi thức tang lễ sẽ được diễn ra ở đó. Vì người ta cho rằng, người chết đã bị những hồn ma xấu xa làm hại, nếu đem xác người chết vào nhà thì những hồn ma xấu đó sẽ theo linh hồn người chết vào nhà làm hại mọi người. Đối với những người này, nghi thức tang lễ vẫn diễn ra theo trình tự bình thường. Còn đối với người chết bị giết hại hoặc bị nước cuốn thì người ta cho rằng đây là những cái chết oan khuất và phải tiến hành giải oan. Mọi tang lễ vẫn diễn ra bình thường, nhưng đến buổi tối trước hôm mang đi chôn cất thì sẽ làm lễ giải oan. Người ta đem dải một đống than hồng ra trước quan tài, con cháu trong nhà sẽ lần lượt từng người dâm chân lên đống than hồng đó. Làm như vậy có nghĩa là những người còn sống đã chịu thay người chết những đau đớn, oan khuất, và người chết sẽ được ra đi thanh thản. b. Đối với người chết là trẻ em, thanh niên chưa có gia đình. Đối với trẻ em sơ sinh người ta không chôn mà đặt đứa trẻ vào một chiếc sọt và sẽ đem vào rừng treo lên một cái cây to nào đó. Vì người ta cho rằng linh hồn trẻ em thường rất yếu ớt, cần phải dấu đi để tránh bị những linh hồn xấu bắt nạt, làm hại. Đối với người chết là thanh niên chưa lập gia đình thì không được tiến hành tang lễ, mà người ta cho người chết vào quan tài sau đó những người thân sẽ đeo tang đến thắp hương rồi mang đi chôn cất ngay trong ngày hôm đó. Những người này sẽ không được chôn cất cùng khu mộ của dòng họ mà mang đi chôn ở một nơi khác và sau đó cũng không được thờ cúng những ngày này. Vì người ta cho rằng những người này chưa sống lâu được ở cõi âm mà đã phải chết, do đó linh hồn không thể thoát khỏi xác được. Qua đây ta thấy những nghi thức tang lễ của người Tày ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, nhìn chung rất phức tạp, thường kéo dài nhiều ngày gây tốn kém tiền bạc và thời gian, thậm chí những hoạt động phục vụ cho tang lễ như giết mổ gia súc còn gây ô nhiễm môi trường, và việc không chôn trẻ em chết cũng vậy. 2. Những thay đổi trong nghi thức tang lễ hiện nay: Hiện nay, trong tang lễ ở đây đã có một số thay đổi tiến bộ hơn như: tất cả mọi người chết đều được mang vào quan tài rồi đem chôn cất, kể cả trẻ em, và tang lễ hiện nay thường diễn ra nhiều nhất là 3 ngày, đỡ tốn kém hơn so với phong tục cũ. 3. Việc thờ cúng đối với người chết. Sau khi chôn cất xong, người ta sẽ lập một bàn thờ nhỏ bên cạnh bàn thờ tổ tiên để thờ người chết. Trên bàn thờ để một bát hương, một tấm bài vị do thầy mo viết và một chiếc đèn dầu được thắp sáng cả ngày lẫn đêm. Sau khi chôn cất người chết được 3 ngày thì những người trong gia đình sẽ đến Mộ để rào xung quanh mộ, mộ được rào cẩn thẩn bằng cây vầu và phủ một tấm cót lên, trong như ngôi nhà mồ. Từ đó mọi người thân trong gia đình sẽ để tang suốt ba năm, ban đầu để tang trắng, sau khi được 100 ngày thì chuyển sang tang đen. Trong vòng 3 năm đó, mỗi ngày trước khi ăn cơm một người trong gia đình sẽ mang một phần cơm lên bàn thờ người chết và thắp hương. Người ta quan niệm rằng mặc dù thể xác không còn, nhưng linh hồn người chết vẫn lưu luyến những người trong gia đình và trong thời gian đầu này người chết không được những người họ hàng ở cõi âm cho ăn chung, vì vậy phải cúng cơm. Sau khi được một tháng tính từ ngày người chết ra đi thì sẽ làm một lễ cúng nhỏ. Những người trong gia đình, họ hàng sẽ mang bánh trưng, bánh dày và thịt gà đến đặt trước bàn thờ. Làm như vậy là để bày tỏ sự tưởng nhớ đối với người đã khuất. Và khi được 100 ngày thì sẽ làm một lễ cúng to hơn. Lần cúng này sẽ mời thầy cúng đến. Thầy cúng sẽ mời linh hồn người chết về để nói ra những gì mà người chết còn trăn trở và những điều mà người chết chưa hài lòng với việc thờ cúng của những người thân, hay những thứ đồ dùng còn thiếu ở cõi âm… Trong tang lễ này người ta thường làm trong khoảng hai ngày một đêm, và thường đốt rất nhiều tiền âm cho người chết. Từ sau lễ này trở đi mọi người sẽ chuyển sang đeo tang đen và sẽ tắt chiếc đèn ở trên bàn thờ đi, chỉ đến lúc mang cơm lên cúng thì mới thắp đèn lên. Sau lễ cũng 100 ngày, người thân trong gia đình vẫn tiếp tục cúng cơm hàng ngày. Cho đến khi được tròn 3 năm thì làm lễ bỏ tang, trong lễ này lại mời thầy cúng đến làm lễ. Sau khi xong lễ thầy cúng sẽ đốt bài vị cùng với bàn thờ riêng của người chết, chỉ còn để lại bát hương thì đổ dồn vào bát hương của bàn thờ tổ tiên và không còn thờ cúng riêng nữa, mà thờ cúng chung với bàn thờ tổ tiên. Từ sau lễ này những người trong tang gia cũng không đeo tang nữa. Sau khi chết và được thờ cúng 3 năm thì linh hồn người chết đã chuyển sang cõi âm thực sự và không còn trở về nữa. Trên đây là một vài nét sơ lược về những nghi thức tang lễ và việc thờ cúng người chết của người dân tộc Tày ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Mặc dù còn nhiều điều cần phải nghiên cứu thêm nhưng qua đó ta thấy được đời sống tâm linh phong phú của người dân nơi đây. MỤC LỤC 1. Trình tự nghi thức tang lễ. 1 a. Đối với người chết là người già, người đã có gia đình: 1 b. Đối với người chết là trẻ em, thanh niên chưa có gia đình. 5 2. Những thay đổi trong nghi thức tang lễ hiện nay: 6 3. Việc thờ cúng đối với người chết. 6
Luận văn liên quan