Tiểu luận Vai trò của các phương tiện truyền thông trong kinh doanh thời đại hiện nay

Công nghệ thông tin ngày nay ngày càng phát triển và hội nhập với thế giới, cùng với sự vươn lên của thế hệ thông minh (Smart) các phương tiện truyền thông cũng ngày càng nâng cao và hiện đại hơn trên tất cả mọi lĩnh vực. Đặc biệt nó đóng góp một phần vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hiện đại ngày nay nhất là trong lĩnh vực kinh doanh. Do các nước trên thế giới phát triển hội nhập, giao lưu, mở cửa , buôn bán hợp tác với nhau từ đó kéo theo sự cạnh tranh mạnh mẽ và gay gắt, người tiêu dùng cũng có nhu cầu đòi hỏi ngày càng mong muốn hoàn hảo và linh hoạt hơn tạo áp lực cạnh tranh cho các các nhà doanh nghiệp nếu muốn duy trì được lợi thế cạnh tranh trong thị trường hiện nay (đặc biệt là việc cạnh tranh kinh tế). Vì thế việc phát triển mạnh mẽ truyền thông cùng với tầm ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông rất quan trọng trong đời sống của con người trên mọi mặt, mọi phương diện và mọi hình thức. Nó giữ vị trí chủ đạo, là công cụ, phương tiện không thể thiếu đối với các doanh nghiệp trong việc phát triển và thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Nhưng không hẳn cứ sử dụng các phương tiện truyền thông vào kinh doanh thì sẽ mang lại hiệu quả, bởi vì không có nguyên tắc thành văn chính thức nào cho thấy đâu là các phương tiện truyền thông xã hội sẽ mang lại thành công cho doanh nghiệp, mà chính doanh nghiệp tự xác định yếu tố nào sẽ phục vụ cho công ty mình. Do các phương tiện truyền thông xã hội rất đa dạng nên chúng ta có thể sử dụng nó theo bất cứ cách nào phù hợp nhất với những điều doanh nghiệp quan tâm cũng như nhu cầu của họ, để đạt được hiệu quả cao nhất có thể. Hơn nữa các phương tiện truyền thông xã hội bản thân nó sở hữu rất nhiều các giá trị nhưng vấn đề ở đây là làm cách nào mà các nhà tiếp thị có thể phát huy được hết các vai trò của nó để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp? Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận và tìm hiểu về vai trò của các phương tiện truyền thông trong kinh doanh thời đại hiện nay.

docx20 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8741 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vai trò của các phương tiện truyền thông trong kinh doanh thời đại hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lý do chọn đề tài Công nghệ thông tin ngày nay ngày càng phát triển và hội nhập với thế giới, cùng với sự vươn lên của thế hệ thông minh (Smart) các phương tiện truyền thông cũng ngày càng nâng cao và hiện đại hơn trên tất cả mọi lĩnh vực. Đặc biệt nó đóng góp một phần vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hiện đại ngày nay nhất là trong lĩnh vực kinh doanh. Do các nước trên thế giới phát triển hội nhập, giao lưu, mở cửa , buôn bán hợp tác với nhau từ đó kéo theo sự cạnh tranh mạnh mẽ và gay gắt, người tiêu dùng cũng có nhu cầu đòi hỏi ngày càng mong muốn hoàn hảo và linh hoạt hơn tạo áp lực cạnh tranh cho các các nhà doanh nghiệp nếu muốn duy trì được lợi thế cạnh tranh trong thị trường hiện nay (đặc biệt là việc cạnh tranh kinh tế). Vì thế việc phát triển mạnh mẽ truyền thông cùng với tầm ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông rất quan trọng trong đời sống của con người trên mọi mặt, mọi phương diện và mọi hình thức. Nó giữ vị trí chủ đạo, là công cụ, phương tiện không thể thiếu đối với các doanh nghiệp trong việc phát triển và thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Nhưng không hẳn cứ sử dụng các phương tiện truyền thông vào kinh doanh thì sẽ mang lại hiệu quả, bởi vì không có nguyên tắc thành văn chính thức nào cho thấy đâu là các phương tiện truyền thông xã hội sẽ mang lại thành công cho doanh nghiệp, mà chính doanh nghiệp tự xác định yếu tố nào sẽ phục vụ cho công ty mình. Do các phương tiện truyền thông xã hội rất đa dạng nên chúng ta có thể sử dụng nó theo bất cứ cách nào phù hợp nhất với những điều doanh nghiệp quan tâm cũng như nhu cầu của họ, để đạt được hiệu quả cao nhất có thể. Hơn nữa các phương tiện truyền thông xã hội bản thân nó sở hữu rất nhiều các giá trị nhưng vấn đề ở đây là làm cách nào mà các nhà tiếp thị có thể phát huy được hết các vai trò của nó để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp? Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận và tìm hiểu về vai trò của các phương tiện truyền thông trong kinh doanh thời đại hiện nay. Định nghĩa liên quan Truyền thông Là sự luân chuyển thông tin và hiểu biết từ người này sang người khác thông qua các ký tự, tín hiệu có ý nghĩa. Truyền thông không chỉ là quá trình chia sẻ thông tin. Các quá trình truyền thông phần lớn các trường hợp là các tương tác bằng dấu hiệu được trung gian hoà giải. Ba mức độ quy tắc tín hiệu học thống trị các quá trình truyền thông là: cú pháp, thực dụng và ngữ nghĩa. Thế nên, truyền thông là phần nào một loại tương tác xã giao có ít nhất hai tác nhân làm việc tương tác cùng chia sẻ chung một bộ các ký hiệu và chung một quy tắc tín hiệu học. Phương tiện truyền thông Là những công cụ được sử dụng như một kênh giao tiếp để truyền đạt thông tin, giúp cho nhà doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận, tương tác được với các khách hàng quan tâm đến các sản phẩm Khái niệm các phương tiện truyền thông đại chúng trong kinh doanh Gồm có : + Truyền hình, hay còn được gọi là TV (Tivi) hay vô tuyến truyền hình (truyền hình không dây), máy thu hình, máy phát hình là hệ thống điện tử viễn thông có khả năng thu nhận tín hiệu sóng và tín hiệu qua đường cáp để chuyển thành hình ảnh và âm thanh (truyền thanh truyền hình) và là một loại máy phát hình truyền tải nội dung chủ yếu bằng hình ảnh sống động và âm thanh kèm theo. Máy truyền hình là máy nhận những tín hiệu đó (qua ăng-ten) và phát bằng hình ảnh. + Radio, hay vô tuyến truyền thanh là thiết bị kỹ thuật ứng dụng sự chuyển giao thông tin không dây dùng cách biến điệu sóng điện từcó tần số thấp hơn tần số của ánh sáng, đó là sóng radio. Sóng dùng trong radio có tần số trong khoảng từ 3Hz (dải tần ELF) đến 300GHz (dải tần EHF). Tuy nhiên, từ dải tần SHF đến EHF, tức là từ tần số 3GHZ đến 300GHz, bức xạ điện từ này thường gọi là sóng vi ba. Từ radio còn được dùng để chỉ máy thu thanh - một thiết bị điện tử dùng để nhận về các sóng âm đã được biến điệu qua ăng ten để khuếch đại, phục hồi lại dạng âm thanh ban đầu, và cho phát ra ở loa. + Báo (sách, tạp chí, phim ảnh và các ấn phẩm) Báo, hay gọi đầy đủ là báo chí (xuất phát từ 2 từ "báo" - thông báo - và "chí" - giấy), nói một cách khái quát là những xuất bản phẩm định kỳ, như nhật báo hay tạp chí. Nhưng cũng để chỉ cả các loại hình truyền thông khác như đài phát thanh, đài truyền hình. Định nghĩa này cũng áp dụng được cho một tạp chí liên tục xuất bản trên web (báo điện tử). Ấn phẩm: là các sản phẩm của ngành in ấn.Theo tính chất phát hành Ấn phẩm là xuất bản phẩm bao gồm các loại như sách, báo, tạp chí (xuất bản định kì, nhiều kì, không định kì); ấn phẩm tờ rời như bản nhạc, bản đồ, tranh ảnh... Ấn phẩm không phải là xuất bản phẩm bao gồm các loại như nhãn hiệu, bao bì, mẫu biểu, tài liệu thống kê, thiếp mời, danh thiếp... Xuất bản phẩm là tên gọi chung của những sản phẩm xuất bản được in thành nhiều bản để phát hành: sách, báo, tranh ảnh, băng nhạc, băng hình, đĩa hình... Điều 4, Luật xuất bản năm 2004 quy định: "Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài và được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh trên các vật liệu, phương tiện kĩ thuật khác nhau. Trong các loại hình Xuất bản phẩm, sách là bộ phận cơ bản nhất, phổ biến nhất và ra đời sớm nhất. Hiện nay, Xuất bản phẩm còn tồn tại ở nhiều dạng khác: băng, đĩa, sách, báo điện tử..." Tạp chí: Xuất bản phẩm định kì, có tính chất chuyên ngành, đăng nhiều bài do nhiều người viết, đóng thành tập, thường có khổ nhỏ hơn báo. Sách: Là một sản phẩm của xã hội, là một công cụ để tích lũy, truyền bá tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách chứa đựng các giá trị văn hóa tinh thần (các tác phẩm sáng tác hoặc tài liệu biên soạn) thuộc các hình thái ý thức xã hội và nghệ thuật khác nhau, được ghi lại dưới các dạng ngôn ngữ khác nhau (chữ viết, hình ảnh, âm thanh, ký hiệu,...) của các dân tộc khác nhau nhằm để lưu trữ, tích lũy, truyền bá trong xã hội. Là một khái niệm mở, hình thức sách còn được thay đổi và cấu thành các dạng khác nhau theo các phương thức chế tác và nhân bản khác nhau, tùy thuộc vào môi trường sống và sự phát triển của khoa học công nghệ ở mỗi thời đại. Điện ảnh: Là một khái niệm lớn bao gồm các bộ phim tạo bởi những khung hình chuyển động (phim); kỹ thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh và ánh sáng để tạo thành một bộ phim (kỹ thuật điện ảnh); hình thức nghệ thuật liên quan đến việc tạo ra các bộ phim và cuối cùng ngành công nghiệp và thương mại liên quan đến các công đoạn làm, quảng bá và phân phối phim ảnh (công nghiệp điện ảnh). Trong tiếng Việt, điện ảnh đôi khi còn được gọi là Xi-nê, xuất phát từ "cinéma" (điện ảnh trong tiếng Pháp) vốn là từ rút gọn của "cinématographe". "Cinématographe" (xuất phát từ tiếng Hy Lạp κίνημα - kínēma có nghĩa là chuyển động, còn γράφειν - gráphein có nghĩa là ghi lại) là cái tên được Léon Bouly đặt cho chiếc máy ghi lại hình ảnh của ông trong đăng ký bằng sáng chế số 219 350 năm 1892, một trong những mốc sự kiện khai sinh ra ngành điện ảnh. Khi mới được phát minh, điện ảnh chỉ được coi là các bộ phim ghi lại cảnh sinh hoạt đời thường, nhưng chỉ ít lâu sau, các bộ phim đã được tạo ra với những ý đồ văn hóa nhất định và nhanh chóng trở thành một loại hình nghệ thuật quan trọng. Điện ảnh cũng trở thành một hình thức giải trí không thể thiếu trong đời sống thường nhật, đôi khi còn phát triển thành những hiện tượng văn hóa hoặc được sử dụng như các phương tiện tuyên truyền. Xét trên phương diện nghệ thuật, điện ảnh thường được gọi là nghệ thuật thứ bảy. Sáu nghệ thuật trước đó theo phân loại của Hegel là kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, múa và thi ca. Điện ảnh được dùng để nói đến những bộ phim trình chiếu ở rạp, khác với những phim truyền hình. Vì lý do đó, từ "màn bạc" hay "màn ảnh lớn" cũng được dùng để chỉ điện ảnh (màn ảnh rạp chiếu phim có màu trắng), phân biệt với truyền hình, được gọi là màn ảnh nhỏ. Trong tiếng Việt, các phim điện ảnh được gọi là "phim nhựa", phân biệt với phim video. Nhưng thực tế, phim nhựa không phải là chất liệu duy nhất của điện ảnh. Có những phim dùng chất liệu video đã được làm lại để trình chiếu ở rạp và ngược lại, một số phim truyền hình cũng sử dụng chất liệu phim nhựa. Đặc biệt với sự phát triển của kỹ thuật số, có cả những phim điện ảnh và phim truyền hình đều dùng công nghệ này. + Internet (thường được đọc theo khẩu âm tiếng Việt là "in-tơ-nét") là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân, và các chính phủ trên toàn cầu. Khái niệm kinh doanh, hoạt động kinh doanh Kinh doanh (tiếng Anh: Business) là hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức nhằm mục đính đạt lợi nhuận qua một loạt các hoạt động như: Quản trị Tiếp thị Tài chính Kế toán Sản xuất Kinh doanh là một trong những hoạt động phong phú nhất của loài người. Hoạt động kinh doanh thường được thông qua các thể chế kinh doanh như công ty, tập đoàn, tư nhân... nhưng cũng có thể là hoạt động tự thân của các cá nhân. Để đánh giá các hoạt động kinh doanh, người ta có nhiều chỉ tiêu khác nhau như doanh thu, tăng trưởng, lợi nhuận biên, lợi nhuận ròng... Tại Việt Nam, nhiều người còn nhầm lẫn giữa kinh doanh (business) và kinh tế (economic). Kinh doanh là phương thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền kinh tế hàng hoá, gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và phương tiện mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình (bao gồm quá trình đầu tư, sản xuất, vận tải, thương mại, dịch vụ...) trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị cùng với các quy luật khác, nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời cao nhất. Hoạt động kinh doanh: Là hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữu các doanh nghiệp với nhau hoặc giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng với mục đích là thu được lợi nhuận nhằm mục đích mở rộng sản xuất kinh doanh.Ngoài ra nó được hiểu là một quá trình liên tục từ nghiên cứu thị trường và tìm cách đáp ứng nhu cầu đó thông qua việc thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng để đạt được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp Đặc điểm cơ bản cùng hoạt động kinh doanh là: - Hoạt động kinh doanh luôn chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế, hệ thống chính sách  và luật pháp của nhà nước cũng như các yếu tố môi trường kinh doanh khác. - Phải nghiên cứu phân tích để xác định được nhu cầu của thị trường - Xây dựng được chiến lược kinh doanh trên cơ sở huy động và sử dụng hợp lý của nguồn lực của doanh nghiệp 5) Khái niệm vai trò: Vai trò thường là tính từ tính chất của sự vật, sự viêc hiện tượng, dùng để nói về vị trí chức năng, nhiệm vụ mục đích của sự vật, sự việc, hiện tượng trong một hoàn cảnh, bối cảnh và mối quan hệ nào đó mà một bộ phận phải thực hiện chức năng đó. III. VAI TRÒ CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG TRONG KINH DOANH: 1. Báo chí và các ấn phẩm: Ngày nay, báo chí và các ấn phẩm là một hiện tượng đặc biệt phổ biến, tác động từng ngày từng giờ vào xã hội, vào từng tổ chức và từng thành viên trong xã hội. Dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ, đời sống vật chất, tinh thần của xã hội có những bước phát tiển nhanh chóng và to lớn. Trong điều kiện ấy, quy mô phạm vi và hình thức hoạt động của nó ngày càng mở rộng thu hút sự quan tâm chú ý của đại bộ phận xã hội, trở thành một phương tiện có sức mạnh, được sử dụng vào các mục đích khác nhau : kinh doanh, kinh tế, chính trị, quân sự,.. Đặc biệt đối với lĩnh vực kinh doanh luôn cần đến Báo chí và ấn phẩm để quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình. Có thể nói rằng với nhiệm vụ, chức năng và vai trò của mình, Báo chí và ấn phẩm đã trực tiếp, gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững. a) Vai trò gián tiếp: Trong thời gian vừa qua, báo chí, ấn phẩm và các phương tiện truyền thông đại chúng của chúng ta đã có những đóng góp đáng kể trong công cuộc đổi mới doanh nghiệp nói chung và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng, điển hình là 1 số vấn đề nổi bật sau: Thứ nhất là: Báo chí, ấn phẩm là diễn đàn để doanh nghiệp bày tỏ ý kiến quan điểm của mình với Đảng, Nhà nước từ đó nhận được những điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Báo chí, ấn phẩm là nơi tập hợp các ý kiến, nguyện vọng của cộng đồng doanh nghiệp để đạt với cơ quan nhà nước, góp phần làm cho thể chế kinh tế sát với thực tế hoạt động của doanh nghiệp và tạo điều kiện tốt cho việc tổ chức thực hiện. Thứ hai là: Báo chí, ấn phẩm là phương tiện quan trọng nhằm chuyển tải các thông tin về các vấn đề kinh tế trong và ngoài nước. Nhìn chung thông tin kinh tế trên báo chí và các ấn phẩm trong những năm gần đây đã ngày càng đa dạng, phong phú và đa diện hơn trong các lựa chọn, nhìn nhận và phân tích, từ đó phần nào đáp ứng nhu cầu này cho các doanh nghiệp trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam. Thứ ba là: Báo chí, ấn phẩm là cầu nối quan trọng cho việc tăng cường các mối liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp cùng ngành, cùng nghề, giữa các doanh nghiệp có khả năng bổ sung lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau trong sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao sức cạnh tranh của họ trên thương trường. Báo chí, ấn phẩm thực sự là một môi trường thông tin đáng tin cậy cho các nhà quản lý các doanh nghiệp trước các quyết định trong hoạt động kinh tế của mình nhằm tăng khả năng cạnh tranh của họ trong và ngoài nước. b) Vai trò trực tiếp: - Trong tình hình xã hội phát triển, Báo chí, ấn phẩm đang tham gia vào một bộ phận trong quá trình sản xuất. Ở nhiều khâu, nhiều công đoạn của quá trình sản xuất, sự tham gia của Báo chí, ấn phẩm ngày càng rõ rệt; đặc biệt là khâu kinh doanh, dịch vụ. - Mặt khác nhờ Báo chí, ấn phẩm nâng cao nhận thức mà con người có khả năng đẩy mạnh tốc độ trong sản xuất kinh doanh; đó là nhân tố quan trọng để tạo ra nguồn nhân lực mới cho nền sản xuất kinh doanh phát triển. - Các doanh nghiệp nắm Báo chí, ấn phẩm như một “át chủ bài” trong các chiến thuật kinh doanh, trong quảng bá sản phẩm, bảo mật kinh doanh và là vũ khí để tiêu diệt đối tác khi cần thiết. Có thể nói rằng Báo chí, ấn phẩm là một công cụ kinh doanh, cạnh tranh hữu hiệu của các nhà sản xuất. - Bên cạnh những yếu tố nói trên thì tự thân Báo chí, các ấn phẩm cũng làm nhiệm vụ kinh doanh thông qua các dịch vụ như: Bán báo, tạp chí, quảng cáo, bán thông tin tổ chức các chương trình liên doanh liên kết, làm từ thiện và mở ra các trung tâm tư vấn… Nhờ sự tác động tích cực như đã nêu trên mà ngày nay xu thế đan xen hội nhập giữa báo chí và ấn phẩm với các nhà sản xuất, công ty, tập đoàn ngày càng mạnh. Vì lẽ đó mà các tập đoàn truyền thông lớn trên thế giới đều có các công ty tham gia quản lý, chứng tỏ rằng sức mạnh của báo chí, ấn phẩm đã trở thành một trong những vũ khí lợi hại của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng cạnh tranh, tồn tại và phát triển. Quảng cáo trên báo, tạp chí có lẽ là hình thức rẻ nhất để đến được với rộng rãi công chúng, chi phí rẻ . Tuy nhiên số lượng các mẩu quảng cáo lại quá nhiều nên dễ làm người đọc rối mắt. Thông thường, độc giả sẽ đọc lướt qua tờ báo, tạp chí. Nếu có ghé mắt qua một mẩu quảng cáo nào đó, họ cũng sẽ chỉ liếc sơ phần tiêu đề (headline) và bỏ qua phần chữ bên dưới. 2. Truyền thanh – Radio: Ngay từ thời gian đầu, đài phát thanh đã trở thành một phần không thể tách rời của cuộc sống. Trong một chừng mực nào đó, đài phát thanh có tác động hàng ngày đến cuộc sống của hầu hết mọi người, nó là công cụ giải trí thu hút người nghe trong lúc họ đang làm việc, đang đi đường, nghỉ ngơi và hầu như trong mọi công việc. Một người nông dân có thể nghe đài khi đang ăn sang hoặc đang cầy ruộng, những người lái xe đi làm thường nghe đài trên đường đi…Đài phát thanh thường cung cấp những thông tin như tin ức, dự báo thời tiết, tình trạng giao thông, quảng cáo và ca nhạc. Một số ưu điểm của đài phát thanh Đài phát thanh là một cách tương đối không tốn kém để tiếp cận được với mọi người. Đài phát thanh thường được gọi là “rạp hát của tư duy” vì các giọng nói hoặc âm thanh có thể được sử dụng để tạo ra các trạng thái và hình ảnh mà, nếu như được minh họa them bằng các hiệu ứng hình ảnh, thì bạn sẽ không đủ tiền để chi trả. Bạn cũng có thể thương lượng về mức giá các nội dung quảng cáo thương mại, hoặc thậm chí trao đổi. Các ưu điểm của việc quảng cáo qua đài phát thanh bao gồm: Đài phát thanh có khả năng dễ dàng thay đổi và cập nhật nội dung quảng cáo, do các nội dung tin tức có khả năng và thường xuyên được phát đi trực tiếp. Đài phát thanh là một phương tiện quảng cáo mang tính chất cá nhân, các phát thanh viên thường có quan hệ tốt với thính giả. Nếu một phát thanh viên công bố nội dung quảng cáo của công ty bạn, gần như việc đó đã bao hàm sự công nhận đối với sản phẩm. Đài phát thanh cũng là một cách hỗ trợ cho những quảng cáo trên báo và tạp chí của doanh nghiệp. Bạn có thể nói trong đoạn quảng cáo trên đài phát thanh: “Hãy đọc quảng cáo của chúng tôi trên tờ Thời báo Kinh tế”, việc đó sẽ khiến cho thông điệp quảng cáo của bạn có hiệu quả gấp đôi. Một số nhược điểm của quảng cáo qua đài phát thanh Việc quảng cáo qua đài phát thanh cũng không phải là không có những nhược điểm ví dụ như: Bạn không thể xem lại nội dung một đoạn quảng cáo trên đài phát thanh, khi đã phát đi, nội dung quảng cáo đó không quay trở lại. Nếu bạn không nắm bắt được nội dung thông điệp quảng cáo bạn không thể quay lại để nghe them một lần nữa. Do có nhiều đài phát thanh, tổng số thính giả đối với bất kỳ một đài phát thanh nào cũng chỉ chiếm một phần trong tổng số thính giả của cả nước. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là cần biết được những đài phát thanh nào khách hang và khách hàng tiềm năng của bạn có thể nghe. Hơn thế nữa, gần như bạn sẽ cần mua thời lượng quảng cáo trên vài đài phát thanh để tiếp cận với thị trường bạn đang tìm kiếm. Mọi người không phải lúc nào cũng nghe đài, họ chỉ nghe đài vào những thời gian nhất định trong ngày. Do đó, điều quan trọng là cần biết được khi nào khách hàng tiềm năng của bạn nghe đài. Ví dụ như nếu bạn muốn tiếp cận với số đông thính giả qua quảng cáo trong thời gian phát bản tin giao thông buổi sang, bạn cần có yêu cầu cụ thể về thời gian đối với đài phát thanh khi đặt mua thời lượng quảng cáo. Một trong những thời điểm phổ biến nhất để tiếp cận với những thính giả trong khoảng thời gian “lái xe” (từ 6 giờ sang đến 10 giờ sang, và từ 3 giờ chiều đến 7 giờ chiều). Sở dĩ nói như vậy là do hầu hết mọi người sẽ lái xe đến chỗ làm hoặc từ chỗ làm về nhà trong những khoảng thời gian này, và bởi vì hầu hết mọi người nghe đài trong khi lái xe. Điều không may là các đài phát thanh biết đây là khoảng thời gian được ưa thích nhất của quảng cáo, do đó chi phí quảng cáo sẽ cao hơn nhiều trong khoảng thời gian này. Đài phát thanh là một phương tiện truyền thông có thể quảng bá hiệu quả một hình ảnh, hoặc nhiều nhất là một vài ý tưởng. Song đài phát thanh không phải là phương tiện quảng cáo chi tiết…và là một phương tiện không hữu hiệu trong việc quảng cáo về giá cả và số điện thoại. Số lượng các thính giả tăng lên trong mùa xuân và mùa hè, ngược với số lượng khán giả xem truyền hình tăng lên vào mùa thu và mùa đông. Đây là một khía cạnh quan trọng cần phải xem xét khi bạn chọn các phương tiện truyền thông để quảng cáo. 3. Truyền hình – TV: Cùng với sự tiến bộ của công nghệ thông tin, phương tiện truyền thông cũng đã đạt được những bước tiến nhảy vọt. Trong đó truyền hình đã dần thế chỗ của báo chí và trở thành “ông vua” trong lĩnh vực truyền thông đại chúng. Đặc biệt là ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho thấy tivi là đồ dùng gia đình phổ biến nhất (xe máy chỉ đứng thứ hai), chiếm tỷ lệ 83% hộ gia đình có tivi, trong đó 27% hộ gia đình có từ 2 tivi trở lên. Đa số người dân Việt Nam đều
Luận văn liên quan