Tiểu luận Vai trò của đoàn thanh niên trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức và lối sống cho học sinh ( Nghiên cứu trường hợp Trường Trung Học Phổ Thông Sào Báy - Kim Bôi – Hòa Bình)

Giáo dục đạo đức và lối sống lành mạnh cho học sinh là một trong những yêu cầu cơ bản, thiết yếu của giáo dục nói chung và giáo dục nhà trường nói riêng. Đối với thanh niên, trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu đó lại càng trở nên cấp thiết, cần có sự chung tay hành động của gia đình, nhà trường và nhiều tổ chức chính trị - xã hội, trong đó có Đoàn thanh niên. Tổ chức Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có vị trí, vai trò rất quan trọng trong định hướng, tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức cho thanh niên cụ thể là có vai trò rất quan trọng đối với trường Trung học phổ thông Sào Báy - Kim Bôi - Hòa Bình. Ðoàn là tổ chức chính trị, là lực lượng giáo dục, đảm bảo quyền lợi làm chủ tập thể của quần chúng trong mọi hoạt động của thanh niên, làm nhiệm vụ giáo dục thanh niên và là một thành viên không thể thiếu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng. Ðoàn là lực lượng giáo dục trực tiếp, lãnh đạo chính trị, tư tưởng tập thể đoàn viên thanh niên, là nhân tố cơ bản của quá trình tự giáo dục trong nhà trường với tư cách là một môi trường xã hội hóa. Hiện nay, ở vào thời kì hội nhập nhiều học sinh, sinh viên có ý chí vươn lên trong học tập, có hoài bão khát vọng lớn. Tuy nhiên, cũng dưới tác động của nền kinh tế thị trường và cơ chế mở cửa và do nhiều nguyên nhân khác, hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên có xu hướng ngày càng tăng. Một số hành vi vi phạm pháp luật của học sinh, sinh viên khiến gia đình và xã hội lo lắng như: vi phạm giao thông, đua xe trái phép, bạo lực nhà trường, quay cóp bài, mua điểm, cờ bạc, nghiện rượu, trong gia đình trẻ em thiếu kính trên nhường dưới, không vâng lời cha mẹ, người lớn .Một số hành vi lệch chuẩn khác về mặt đạo đức 5 như: sống hưởng thụ, chạy theo đồng tiền, xa hoa, lãng phí, lười lao động và học tập, thiếu ý thức rèn luyện, không dám đấu tranh với cái sai, thờ ơ vô cảm, vị kỷ, cũng ngày càng nhiều hơn ở đối tượng còn ngồi trên ghế nhà trường.

pdf34 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4113 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vai trò của đoàn thanh niên trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức và lối sống cho học sinh ( Nghiên cứu trường hợp Trường Trung Học Phổ Thông Sào Báy - Kim Bôi – Hòa Bình), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Vai trò của đoàn thanh niên trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức và lối sống cho học sinh ( Nghiên cứu trường hợp Trường Trung Học Phổ Thông Sào Báy - Kim Bôi – Hòa Bình) 1 Mục lục 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 4 2. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................ 6 . 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................... 7 3.1. Ý n ghĩa khoa học............................................................................................ 7 3.2. Ý n ghĩa thực tiễn ............................................................................................... 7 4. Mục tiêu nghiên cứu ............................... ............................................................8 5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu .........................................................8 6. Phương pháp luận và phươn g pháp nghiên cứu .................................................. 8 7. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................12 9. Khung lý thuyết .................................................................................................13 Nội dung chính Chương 1.Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài..................................................... 14 1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 14 1.1. Cơ sở triết học .................................................................................................. 14 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 19 1.2.1. Lý thuyết hành động xã hội của Max Weber ................................................ 14 1.2.2. Lý thuyết tương tác biểu trưng ...................................................................... 17 3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................................. 19 4. Một số khái niệm công cụ .....................................................................................21 Chương 2: Kết quả nghiên cứu ............................................................................ 23 Chương 3: Kết luận và khuyến nghị ....................................................................... 30 2 Danh mục tài liệu tham khảo 1. Lê Ngọc Hùng. Lịch sử và lỳ thuyết xã hội học.NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2002. 2. Ckq.edu.vn. Giáo dục thế hệ trẻ học tập và làm theo những chuẩn mực đạo đức của Hồ Chí Minh. 3. www.baobacgiang.com.vn: “Giáo dục thế hệ trẻ học tập và làm theo những chuẩn mực đạo đức của Hồ Chí Minh”. 4. www.baohoabinh.com.vn: “Bước chuyển mới để nâng cao dân trí cho nhân dân”. 5. “Ths. Phan Hồng Dương. Quan hệ giữa giáo dục pháp luật và gióa dục đạo đức trong công tác giáo dục học sinh, sinh viên”.Tạp chí giáo dục năm 2001.NXB ĐHQGHN. 6. www.tamly.com.vn 3 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục đạo đức và lối sống lành mạnh cho học sinh là một trong những yêu cầu cơ bản, thiết yếu của giáo dục nói chung và giáo dục nhà trường nói riêng. Đối với thanh niên, trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu đó lại càng trở nên cấp thiết, cần có sự chung tay hành động của gia đình, nhà trường và nhiều tổ chức chính trị - xã hội, trong đó có Đoàn thanh niên. Tổ chức Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có vị trí, vai trò rất quan trọng trong định hướng, tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức cho thanh niên cụ thể là có vai trò rất quan trọng đối với trường Trung học phổ thông Sào Báy - Kim Bôi - Hòa Bình. Ðoàn là tổ chức chính trị, là lực lượng giáo dục, đảm bảo quyền lợi làm chủ tập thể của quần chúng trong mọi hoạt động của thanh niên, làm nhiệm vụ giáo dục thanh niên và là một thành viên không thể thiếu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng. Ðoàn là lực lượng giáo dục trực tiếp, lãnh đạo chính trị, tư tưởng tập thể đoàn viên thanh niên, là nhân tố cơ bản của quá trình tự giáo dục trong nhà trường với tư cách là một môi trường xã hội hóa. Hiện nay, ở vào thời kì hội nhập nhiều học sinh, sinh viên có ý chí vươn lên trong học tập, có hoài bão khát vọng lớn. Tuy nhiên, cũng dưới tác động của nền kinh tế thị trường và cơ chế mở cửa và do nhiều nguyên nhân khác, hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên có xu hướng ngày càng tăng. Một số hành vi vi phạm pháp luật của học sinh, sinh viên khiến gia đình và xã hội lo lắng như: vi phạm giao thông, đua xe trái phép, bạo lực nhà trường, quay cóp bài, mua điểm, cờ bạc, nghiện rượu, trong gia đình trẻ em thiếu kính trên nhường dưới, không vâng lời cha mẹ, người lớn….Một số hành vi lệch chuẩn khác về mặt đạo đức 4 như: sống hưởng thụ, chạy theo đồng tiền, xa hoa, lãng phí, lười lao động và học tập, thiếu ý thức rèn luyện, không dám đấu tranh với cái sai, thờ ơ vô cảm, vị kỷ,…cũng ngày càng nhiều hơn ở đối tượng còn ngồi trên ghế nhà trường. Những phẩm chất xấu ấy là kết quả sự giáo dục không đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Việc giáo dục đạo đức trong nhà trường thường chú trọng tới nề nếp kỷ cương với nội quy, những bài học giáo huấn, không chú ý đến hành vi ứng xử thực tế. Hiện nay, số lượng học sinh phạm pháp đang gia tăng theo xu hướng trẻ hóa và mức độ tội lỗi ngày càng nghiêm trọng. Có rất nhiều nguyên nhân từ phía: Gia đình - nhà trường - xã hội đã xô đẩy các em rơi vào vòng tội lỗi. Trong đó, tình trạng tổ ấm gia đình bị tan nát, cách nuôi dạy con phản khoa học và sự thiếu gương mẫu của các bậc cha mẹ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thanh thiếu niên phạm tội. Không chỉ có bạo lực học đường, thậm chí là vi phạm pháp luật ở thanh, thiếu niên ngày càng gia tăng. Đó là vấn đề nhức nhối của mỗi gia đình, nhà trường và toàn xã hội.Hơn bao giờ hết, việc giáo dục ý thức pháp luật, đạo đức nhất là đạo đức truyền thống dân tộc cho thế hệ tương lai của đất nước trở nên vô cùng quan trọng. Thời gian gần đây, một bộ phận không nhỏ học sinh, đang nảy sinh nhiều vấn đề đáng lo ngại như những biểu hiện lệch lạc trong hưởng thụ văn hóa; lối sống thiếu lành mạnh, xa rời thuần phong mỹ tục dân tộc; hiện tượng tha hóa, lệch chuẩn mực giá trị đạo đức, căn bệnh thờ ơ, vô cảm. Theo số liệu của 38 sở giáo dục - đào tạo từ năm 2003 – 12/2009 có hơn 8000 học sinh đánh nhau bị xử lí kỷ luật số liệu của tổng cục cảnh 5 sát (bộ công an) về trật tự xã hội trong 5 năm trở lại đây có đến 47000 vụ vi phạm pháp luật do học sinh, sinh viên gây ra. 6 tháng đầu năm 2009 trên cả nước xảy ra 25.508 vụ phạm pháp hình sự trong số đó tỉ lệ học sinh, sinh viên chiếm 3,6%. Quá đó ta thấy được tình trạng đạo đức, lối sống của một bộ phận giới trẻ hiện nay có nhiều bất ổn từ thái độ học tập, ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật của nhà trường, sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào học đường. “Ths. Phan Hồng Dương. Quan hệ giữa giáo dục pháp luật và gióa dục đạo đức trong công tác giáo dục học sinh, sinh viên”.Tạp chí giáo dục năm 2001.NXB ĐHQGHN… Thực tế này không chỉ gây hoang mang cho dư luận xã hội mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về lối sống, đạo đức, nhân cách của thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước. Chính vì những lý do trên mà nhóm tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là vai trò của đoàn thanh niên trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức và lối sống cho học sinh nghiên cứu trường trung học phổ thông Sào Báy. 2. Câu hỏi nghiên cứu Đoàn thanh niên có vai trò như thế nào trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức và lối sống cho học sinh? Những hoạt động nào của Đoàn thanh niên Trường Trung Học Phổ Thông Sào Báy nhằm giáo dục tư tưởng, đạo đức và lối sống cho học sinh? Những điểm đoàn thanh niên đã làm được và những mặt hạn chế trong các hoạt động giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống cho học sinh nhà trường? 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 6 3.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu :” Vai trò của Đoàn Thanh Niên trong việc giáo duc tư tưởng, đạo đức và lối sống cho học sinh” có ý nhĩa khoa học to lớn .Thông qua đề tài có thể vận dụng một số lý thuyết, khái niệm và phương pháp nghiên cứu xã hội học vào nghiên cứu một vấn dề cụ thể của đời sống xã hội dưới góc độ của nghiên cứu xã hội học giáo dục, xã hội học thanh niên, xã hội học quản lý, …Đề tài cũng nhằm mang lại những hiểu biết chung nhất về vấn đề mà xã hội học nói chung và xã hội hoc giáo dục quan tâm tìm hiểu. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Qua nghiên cứu đề tài thấy được vai trò của Đoàn Thanh Niên Trường Trung Học Phổ Thông Sào Báy trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống lành mạnh cho học sinh với tư cách là một môi trường xã hội hóa. Những ảnh hưởng, tác động của Đoàn trường đến tính tích cực rèn luyện đạo đức và lối sống lành mạnh cho học sinh. Qua nghiên cứu đề tài không những chỉ vận dụng được lý thuyết, phương pháp, kiến thức vào một vần đề cụ thể của lĩnh vực giáo dục mà còn góp phần mang lại một vài hiểu biết chung về vai trò của Đoàn Thanh Niên trong việc giáo dục tư tưởng , đạo đức, lối sống cho học sinh. 4. Mục tiêu nghiên cứu Chỉ ra được vai trò của Đoàn Thanh Niên trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức lối sống của học sinh. 7 Chỉ ra được những hoạt động của Đoàn trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống cho học sinh. Chỉ ra được kết quả đạt được và những mặt hạn chế của đoàn trường trung học phổ thông Sào Báy trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức và lối sống cho học sinh. 5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: : Vai trò của Đoàn thanh niên trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức và lối sống cho học sinh. Khách thể nghiên cứu: Học sinh và Các cán bộ Đoàn Trường Trung Học Phổ Thông Sào Báy - Kim Bôi – Hòa Bình Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Trường Trung Học Phổ Thông sào Báy – Kim Bôi – Hòa Bình Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 5/10 – 23/10/2012. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận: Nghiên cứu về Vai trò của Đoàn Thanh Niên trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức và lối sống cho học sinh Trường Trung Học Phổ Thông Sào Báy – Kim Bôi – Hòa Bình chúng tôi lựa chọn cách tiếp cận vấn đề dưới góc độ xã hội học giáo dục là chủ yếu ngoài ra còn dưới góc độ của xã hội học thanh niên và xã hội học quản lý. Vận dụng phép duy vật biện chứng, phép duy vật lịch sử là những định hướng chủ yếu đóng vai trò chủ đạo xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu. 8 Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở nghuyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luôn xem xét sự vật hiện tượng trong quá trình phát triển và những mối liên hệ phổ biến.Một sự vật hiện tượng khi thay đổi tát yếu dẫn đến sự thay đổi của các sự vật hiện tượng khác. Cũng như vậy, hiệu quả của việc giáo dục đạo đức, tư tưởng và lối sống cho học sinh như thế nào sẽ được thể hiện qua những thauy đổi của nó. 6.2. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội học như: phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với mẫu là 60, phương pháp phỏng vấn sâu, quan sát. Phương pháp phân tích tài liệu: Là phương pháp thu thập thông tin thông qua những tài liệu sơ cấp và thứ cấp. Đây là phương pháp đầu tiên chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu, nhằm nắm bắt được những thông tin liên quan đến vấn đề và từ đó thấy được tính cấp thiết của đề tài. Nguồn tài liệu chủ yếu là sách, báo, tạp chí, mạng internet…. Trên cơ sở những thông tin thu được chúng tôi tiến hành phân tích và xử lý để đưa ra kết quả phù hợp với đề tài. Phương pháp phỏng vấn sâu: Đây là phương pháp thu thập thông tin định tính. Thông qua cuộc phỏng vấn sâu có thể thấy một cách rõ ràng hơn, tập trung hơn, sâu sắc hơn vào những khía cạnh chưa đầy đủ thông tin hoặc cần khai thác kỹ hơn về mảng thông tin đó bổ sung vấn đề nghiên cứu đã vạch ra cho đề tài. 9 Qua phỏng vấn sâu, có khả năng khẳng định hoặc đánh giá về thông tin thông qua việc quan sát thái độ và cách trả lời phỏng vấn của người được phỏng vấn. Nhóm đã tiến hành phỏng vấn sâu 6 người trong đó có 2 thầy cô nằm trong ban chấp hành chi đoàn và 4 học sinh( trong đó 2 học sinh chưa được kết nạp Đoàn và 2 học sinh đã là Đoàn viên). Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: Để thu thập thông tin cho đề tài nghiên cứu, nhóm đã tiến hành xây dựng bảng với mẫu là 60 trong đó: nam 30 (10 lớp 10,10 lớp 11, 10 lớp 12 ), nữ 30 (10 lớp 10,10 lớp 11, 10 lớps 12). Qua tỉ lệ này để nhóm xem xét xem giữa các học sinh trong mẫu có sự khác nhau như thế nào khi đánh giá vai trò của đoàn trường trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức và lối sống cho học sinh. Bảng hỏi ( trích ở phần cuối). 7. Giả thuyết nghiên cứu: Đoàn thanh niên có vai trò quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức và lối sống cho học sinh. Đoàn trường đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống cho học sinh. Những hoạt động của Đoàn trường đã góp phần giáo dục tư tưởng đạo đức và lối sống lành mạnh cho học sinh.Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế. 10 8. Khung lý thuyết Điều kiện kinh tế- xã hội Chính sách của giáo dục Chính sách của nhà trường Vai trò của Đoàn thanh niên Học sinh Kết quả Giải pháp tăng cường vai trò của đoàn thanh niên 11 Nội dung chính Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 1. Cơ sở lý luận 1.1. Cơ sở triết học: Lấy quan điểm Mácxít về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét, phân tích, nghiên cứu. Chủ nghĩa duy vật biện chứng luôn xem xét các sự vật hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng, luôn có mối quan hệ ràng buộc tương tác có quy luật nhân quả, những quy luật vận động và phát triển của xã hôi phải được xem xét một cách khách quan như nó đang tồn tại, khi nghiên cứu về vai trò của Đoàn thanh niên trong việc giáo duc tư tưởng, đạo đức và lối sống cho học sinh ta phải đặt nó trong phạm trù nhân quả, trong quy luật vận động của nó luôn có chiều hướng thay đổi cùng với việc thay đổi của xã hội. Điều đó có nghĩa là khi xem xét một vấn đề phải đặt nó trong một hoàn cảnh cụ thể và trong mối quan hệ tương tác với môi trường xung quanh. 1.2. Cơ sở thực tiễn: Đề tài được nghiên cứu thông qua cách tiếp cận xã hội học.Đó là công cụ nhận thức mà nhờ đó đối tượng của đề tài được tiếp cận một cách khách quan và khoa học. Ở đề tài này đã vận dụng một số lý thuyết của xã hội học đại cương, các môn khoa học chuyên ngành như xã hội học giáo dục, xã hội học thanh niên, xã hội học quản lý,… và các lý thuyết xã hội học hiện đại như: Lý thuyết hành động xã hội của Max Weber: 12 Max Weber nói rằng xã hội học chỉ xem xét hành động chừng nào chủ thể cấp một ý nghĩa xác định vào những hành động của mình.Như vậy khái niệm hành động xã hội xác lập bằng ý nghĩa. Hành vi được gọi là hành động chừng nào chủ thể hành động gắn cho nó một ý nghĩa chủ quan. Hành động xã hội là một trong những phạm trù phương pháp luận trung tâm của xã hộ học M. Weber. Hành động cái ý nghĩa mà các tác nhân ám chỉ có quan hệ với hành động của những người khác và diễn ra theo sự định hướng của hành động này. Như vậy hành động xã hội đòi hỏi có động cơ chủ quan của cá nhân hay nhóm và sự định hướng đến người khác. Đấy là hai điều kiện mà thiếu nó thì không thể nói đến hành động xã hội. Weber dã phác thảo hướng tiếp cận của mình từ góc độ hiểu” tính đơn nhất đặc thù” của thực tiễn mà chúng ta hoạt động trong đó vô vàn những sự kiện lần lượt hay đồng thời xuất giện và biến mất. Cái gọi là những quy luật khách quan hay các mối quan hệ giữa vô vàn yếu tố bên ngoài cấu thành một hệ thống xã hội, bản thân nó không sản sinh ý nghĩa. Weber nhấn mạnh rằng phạm trù ý nghĩa chỉ được sản sinh thông qua hành động xã hội khi chủ thể hành động gắn một ý nghĩa chủ quan cho hành vi của mình. Chúng ta hiểu hành động xã hội là cái do tác nhân tiến hành có liên hệ với những thái độ của người khác nhằm định hướng cho sự phát triển. Khái niệm hành động xã hội giả định hành vi có chủ ý bao hàm những động cơ và cảm xúc do đó xã hội học với tư cách là một khoa học văn hóa gắn với hành động có ý nghĩa chứ không phải hành vi cơ học hoặc phản ứng thuần túy. Xã hội học được định nghĩa là một khoa học cố gắng nhận thức hành động xã hội nhằm đạt đến một giải thích nhân quả về chiều hướng và các hệ quả nó. Giải thích là tìm cách hiểu ý nghĩa 13 của chủ thể hành động bằng sự cảm thấu và giải thích cũng có nghĩa là xác lập quan hệ nhân quả bằng liên hệ hành động đó với phương tiện và mục đích. Như vậy theo Max Weber nói tới hành động là nói tới việc chủ thể gắn với hành vi của mình một ỹ nghĩa chủ quan nào đó. Hành động, kể cả hành động thụ động và không hành động cũng được gọi là hành động xã hội khi ý nghĩ chủ quan của nó có tính đến hành vi của người khác trong quá khứ, hiện tại và tương lai, ý nghĩa chủ quan đó sẽ định hướng hành động. Tóm lại, hành động xã hội là hành động được nhấn mạnh tới việc chủ thể gắn cho nó một ý nghĩa chủ quan nào đó và có tính tới sự tác động đối với người khác. Max Weber phân loại hành động xã hội thành 4 dạng: Hành động duy lý công cụ: là hành động được thực hiện bởi sự cân nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả cao nhất. Hành động duy lý giá trị: là hành động được thực hiện tuân thủ những giá trị đã được hình thành trong nhân cách. Hành động duy cảm: là hành động do trạng thái xúc cảm gây ra có tính bột phát, không có sự cân nhắc, xem xét mối quan hệ công cụ, phương tiện và mục đích của hành động. Hành động duy lý truyền thống: là loại hành đông tuân thủ theo những thói quen, nghi lễ, phong tục, tập quán được truyền lại từ đời này sang đời khác. Ứng dụng vào nghiên cứu: 14 Hành động xã hội được thể hiện trong các hoạt động của Đoàn trường và quá trình tích cực tham gia các phong trào do Đoàn thanh niên tổ chức của học sinh trong nhà trường. Trong trường hợp nghiên cứu vai trò của đoàn thanh niên trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống cho học sinh có thể thấy được các hoạt động mà đoàn trường đã tổ chức cho học sinh được tham gia vào các hoạt động như: văn nghệ, thể dục thể thao, các cuộc thi viết…..nhằm thu hút sự tham gia của học sinh trong trường, đồng thời thông qua đó học sinh sẽ học hỏi được nhiều điều bổ ích, lí thú, có ý thức trong các hoạt động của tập thể, nâng cao tính chủ đông, sáng tạo và tư duy tốt cho học sinh.. Nghiên cứu vai trò của đoàn trường trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức và lối sống cho học sinh trước hết phải nghiên cứu điều kiện kinh tế xã hội của trường học cũng như là tình hình phát triển của địa phương. Lý thuyết hành động xã hội của M. Weber dung để giải thích những khía cạnh này. Ðoàn là tổ chức chính trị, là lực lượng giáo dục, đảm bảo quyền lợi làm chủ tập thể của quần chúng trong mọi hoạt động của thanh niên, làm nhiệm vụ giáo dục thanh niên và là một thành viên không thể thiếu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng. Những hoạt động của đoàn không những chỉ là xây dựng đát nước mà còn hướng tới giáo dục những thế hệ trẻ về đạo đức cũng như lối sống lành mạnh cho đoàn viên. Lý thuyết tương tác biểu trưng Theo từ điển xã hội học, tương tác là đơn vị cơ bản của sự kiện xã hội mà tại đó con người định hướng hành vi của họ vào nhau dù là ho theo đuổi các kỳ vọng lẫn nhau hay chống đối nhau. 15 Một trong những luận điểm trung tâm của lý thuyết cho rằng các cá nhân trong quá trình tương tác qua lại với nhau không phản ứng đối với các hoạt động trực tiếp của người
Luận văn liên quan