Điện năng được tạo ra từ các dạng năng lượng khác tiềm tàng trong tự
nhiên nhờ công nghệ biến đổi năng lượng. Chẳng hạn, nhiệt năng tiềm tàng trong
các loại nhiên liệu (than đá,dầu mỏ,khí đốt, ) được giải phóng qua phản ứng
cháy, biến đổi thành cơ năng và cuối cùng thành điện năng ở các nhà máy nhiệt
điện. Cơ năng của dòng nước (sông,suối,thủy triều, ) được biến thành điện năng
ở các nhà máy thủy điện.Tại các nhà máy điện nguyên tử, năng lượng giải phóng
từ phản ứng hạt nhân (của các nguyên tố có nguyên tử lượng lớn) cũng được biến
thành điện năng qua các quá trình biến đổi nhiệt → cơ → điện từ. Ngoài các công
nghệ quan trọng nó trên những công nghệ năng lượng mới đang được nghiên cứu
áp dụng như: Năng lượng mặt trời, năng lượng đia nhiệt, năng lượng gió, năng
lượng sinh khối, sinh khí,
Vào những năm 50 của thế kỷ trước, tuyệt đại đa số điện năng được sản
xuất ra là ở các nhà máy nhiệt điện (trên 90%). Tuy nhiên theo thời gian tỉ lệ điện
năng do các nhà máy nhiệt điện phát ra có xu hướng giảm dần, thủy điện tăng dần
và có sự phát triển nhanh của phần điện năng do các nhà máy điện nguyên tử sản
xuất. Điều này có thể được giải thích bởi sự cạn dần của các loại nhiên liệu và nhu
cầu ứng dụng của nó vào lĩnh vực kinh tế khác ngày càng có giá trị hơn. Trong khi
đó kỹ thuật xây dựng và khai thác thủy năng lại có những bước thay đổi vượt bậc,
cho phép lắp đặt những tổ máy công suất lớn, đắp đập ngăn sông xây dựng những
nhà máy thủy điện khổng lồ làm cho giá thành xây dựng (tính trên một đơn vị
công suât lắp máy) ngày càng giảm
Nhìn ra thế giới, chúng ta đã thấy sự phồn vinh kinh tế toàn cầu đã làm
chuyển động mạnh mẽ tiêu thụ năng lượng ở mức kỷ lục. Tuy nhiên hậu quả đáng
kể về môi trường ở nhà máy nhiệt điện đã đặt ra nhiệm vụ quan trọng của chính
sách năng lượng bền vững là phát triển mạnh mẽ nguồn năng lượng phục hồi.
Trong đó nguồn năng lượng phục hồi lớn nhất đã được công nghệ chứng minh là
thủy điện. Đây chính là lời khẳng định to lớn về giá trị thực của thủy điện, như
nguồn năng lượng phục hồi,sạch và bền vững.
33 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5813 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vai trò của thủy năng và nhà máy thủy điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
VAI TRÒ CỦA THỦY NĂNG VÀ
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN
2
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VAI TRÒ CỦA THỦY NĂNG VÀ NHÀ
MÁY THỦY ĐIỆN ..................................................................................... 5
1.1 Vai trò của thủy năng ....................................................................... 5
1.2 Tổng quan về nhà máy thủy điện ..................................................... 6
1.2.1 Khái niệm, phân loại, chức năng, đặc điểm................................ 6
1.2.2 Cấu trúc của nhà máy thủy điện ................................................. 9
CHƯƠNG 2. SỰ PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM ....................14
2.1 Sự phát triển của thủy điện trong các thời kỳ ..................................14
2.2 Công tác quy hoạch nguồn thủy năng để phát triển thủy điện .........16
2.3 Thực trang những bất cập của sự phát triển thủy điện hiện nay .......17
2.3.1 Về quy hoạch ............................................................................17
2.3.2 Về thiết kế, thi công công trình .................................................18
2.3.3 Về quản lý vận hành hồ chứa ....................................................19
CHƯƠNG 3. BÀI TOÁN KINH TẾ - XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG CỦA
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ...........................................................................21
3.1 Sự tác động tích cực của thủy điện đến kinh tế - xã hội – môi trường
21
3.2 Sự tác động tiêu cực của thủy điện đến kinh tế - xã hội – môi trường
23
3.3 Phát triển thủy điện theo hướng bền vững .......................................30
3
LỜI NÓI ĐẦU
Điện năng được tạo ra từ các dạng năng lượng khác tiềm tàng trong tự
nhiên nhờ công nghệ biến đổi năng lượng. Chẳng hạn, nhiệt năng tiềm tàng trong
các loại nhiên liệu (than đá,dầu mỏ,khí đốt,…) được giải phóng qua phản ứng
cháy, biến đổi thành cơ năng và cuối cùng thành điện năng ở các nhà máy nhiệt
điện. Cơ năng của dòng nước (sông,suối,thủy triều,…) được biến thành điện năng
ở các nhà máy thủy điện.Tại các nhà máy điện nguyên tử, năng lượng giải phóng
từ phản ứng hạt nhân (của các nguyên tố có nguyên tử lượng lớn) cũng được biến
thành điện năng qua các quá trình biến đổi nhiệt → cơ → điện từ. Ngoài các công
nghệ quan trọng nó trên những công nghệ năng lượng mới đang được nghiên cứu
áp dụng như: Năng lượng mặt trời, năng lượng đia nhiệt, năng lượng gió, năng
lượng sinh khối, sinh khí,…
Vào những năm 50 của thế kỷ trước, tuyệt đại đa số điện năng được sản
xuất ra là ở các nhà máy nhiệt điện (trên 90%). Tuy nhiên theo thời gian tỉ lệ điện
năng do các nhà máy nhiệt điện phát ra có xu hướng giảm dần, thủy điện tăng dần
và có sự phát triển nhanh của phần điện năng do các nhà máy điện nguyên tử sản
xuất. Điều này có thể được giải thích bởi sự cạn dần của các loại nhiên liệu và nhu
cầu ứng dụng của nó vào lĩnh vực kinh tế khác ngày càng có giá trị hơn. Trong khi
đó kỹ thuật xây dựng và khai thác thủy năng lại có những bước thay đổi vượt bậc,
cho phép lắp đặt những tổ máy công suất lớn, đắp đập ngăn sông xây dựng những
nhà máy thủy điện khổng lồ làm cho giá thành xây dựng (tính trên một đơn vị
công suât lắp máy) ngày càng giảm
Nhìn ra thế giới, chúng ta đã thấy sự phồn vinh kinh tế toàn cầu đã làm
chuyển động mạnh mẽ tiêu thụ năng lượng ở mức kỷ lục. Tuy nhiên hậu quả đáng
kể về môi trường ở nhà máy nhiệt điện đã đặt ra nhiệm vụ quan trọng của chính
sách năng lượng bền vững là phát triển mạnh mẽ nguồn năng lượng phục hồi.
Trong đó nguồn năng lượng phục hồi lớn nhất đã được công nghệ chứng minh là
thủy điện. Đây chính là lời khẳng định to lớn về giá trị thực của thủy điện, như
nguồn năng lượng phục hồi,sạch và bền vững.
4
Chính vì những lí do trên, trong khuôn khổ bài tiểu luận này, nhóm sẽ tìm
hiểu sâu hơn về thủy điện và những vấn đề liên quan đến sự phát triển thủy điện
trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Tuy nhiên, vấn đề chúng em đề cập đến có nội dung lý luận rất lớn nên bài
tiểu luận không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định, vì thế chúng em
mong nhận được ý kiến đóng góp từ giảng viên và tất cả các bạn sinh viên.
Xin chân thành cảm ơn!
5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VAI TRÒ CỦA THỦY
NĂNG VÀ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN
1.1 Vai trò của thủy năng
Thủy năng hay năng lượng nước nói chung nhận được từ lực hoặc năng
lượng của dòng nước, dùng để sử dụng vào mục đích có lợi.
Thủy năng đã được sử dụng từ xa xưa thời nền văn minh Lưỡng Hà và Hy Lạp cổ
đại, nơi mà các hạng mục thủy lợi đã được sử dụng từ thiên niên kỷ thứ VI trước
Công nguyên.
Thủy năng là nguồn năng lượng tái tạo, sạch và có vai trò then chốt trong
phát triển bền vững với nhiều lý do khác nhau. Một trong những vai trò to lớn của
thủy năng đó là biến đổi thành điện năng thông qua các công trình thủy điện, có
khả năng cung cấp vận hành linh hoạt nhất, đáp ứng hầu hết các nhu cầu cấp tốc
khi dao động phụ tải điện năng. Ngày nay, khi điện năng được thương mại hóa thì
vai trò của thủy năng trong lĩnh vực thủy điện càng được nâng cao. Hội nghị
chuyên đề Liên hiệp quốc về “Thủy điện và sự phát triển bền vững”, tổ chức ở Bắc
Kinh năm 2004 đã nhấn mạnh sự quan trọng chiến lược của sự phát triển thủy điện
trong xóa đói, giảm nghèo và sự làm giảm khói thải hiệu ứng nhà kính. Các hội
nghị quốc tế khác như: “Hội nghị về năng lượng phục hồi” tổ chức ở Born năm
2004, Hội nghị bộ trưởng châu Phi về “Thủy điện và sự phát triển bền vững” tổ
chức ở Johaunesburg năm 2006, được cam kết tăng cường phát triển thủy điện như
một phương án năng lượng phục hồi chủ yếu, để thúc đẩy sự phát triển bền vững,
hội nhập khu vực, an ninh nước và lương thực và thủ tiêu đói nghèo.
Đối với Việt Nam, nhận thức được tầm quan trọng của thủy năng cũng như các
điều kiện thuận lợi của đất nước để phát triển thủy năng nên từ rất sớm nước ta đã
phát triển về thủy điện. Việt Nam nghiên cứu thủy điện theo phương châm chỉ đạo
“Khai thác thủy năng được coi là con đường cơ bản xây dựng nguồn năng lượng
quốc gia”.
6
1.2 Tổng quan về nhà máy thủy điện
1.2.1 Khái niệm, phân loại, chức năng, đặc điểm
1.2.1.1 Khái niệm
Nhà máy thủy điện là nơi chuyển đổi sức nước (thủy năng) thành điện
năng. Nước được tụ lại từ các đập nước với một thế năng lớn. Qua một hệ thống
ống dẫn, năng lượng dòng chảy của nước được truyền tới tua-bin nước, tua-bin
nước được nối với máy phát điện, nơi chúng được chuyển thành năng lượng điện.
Gần 18% năng lượng điện trên toàn thế giới được sản xuất từ các nhà máy thủy
điện. Tại Việt Nam vai trò của nhà máy thủy điện là rất quan trọng.
1.2.1.2 Phân loại
Nhà máy thủy điện kiểu đập:
Xây dựng bằng cách xây các đập chắn ngang sông làm cho mức nước trước đập
dâng cao tạo ra cột nước H có chiều cao khoảng 30 – 45m cho tới 250 – 300m.
Nhà máy được bố trí ngay sau đập. Đập càng cao thì công suất NMTĐ càng lớn.
Sơ đồ NMTĐ kiểu đập
Ưu điểm:
Có thể tạo ra những NMTĐ có công suất lớn, có khả năng tận dụng toàn
bộ lưu lượng của dòng sông.
7
Có hồ chứa nước, mà hồ chứa nước là một công cụ hết sức hiệu quả để
điều tiết nước và vận hành tối ưu NMTĐ, điều tiết lũ, phục vụ tưới tiêu
và nhiều lợi ích khác.
Nhược điểm:
Vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng lâu
Vùng ngập nước có thể ảnh hưởng đến sinh thái môi trường (di dân,
thay đổi khí hậu)
Nhà máy thủy điện kiểu kênh dẫn:
Thay vì phải xây một đập cao như với NMTĐ kiểu đập, trong NMTĐ kiểu
kênh dẫn nước sẽ được đưa xuống nhà máy bởi một hệ thống kênh, máng, ống
dẫn...
Sơ đồ NMTĐ kiểu kênh dẫn
Ưu điểm:
Vốn đầu tư nhỏ
Công suất ổn định (ít phụ thuộc vào mức nước)
Nhược điểm: không có hồ chứa nước, do đó không có khả năng điều tiết
nước và điều chỉnh công suất.
Nhà máy thủy điện kiểu hỗn hợp:
Với những địa hình thích hợp, bằng việc kết hợp xây dựng đập với kênh
dẫn có thể tạo ra NMTĐ kiểu hỗn hợp có công suất lớn mà kinh phí nhỏ. Năng
8
lượng nước được tạo nên nhờ cả đập và kênh dẫn. Tận dụng chênh lệch độ cao
phía dưới đập có thể nâng công suất lên đáng kể trong khi chỉ cần đầu tư thêm dàn
ống dẫn nước từ trên cao xuống thấp.
Nhà máy kiểu này được dùng cho các đoạn sông mà ở trên sông có độ dốc
nhỏ thì xây đập ngăn nước và hồ chứa, còn ở dưới có độ dốc lớn thì xây dựng
đường dẫn.
Sơ đồ NMTĐ kiểu tổng hợp
Trên đây là 3 loại NMTĐ phổ biến. Ngoài ra còn có NMTĐ thủy triều, NMTĐ
tích năng ...
1.2.1.3 Chức năng
NMTĐ có chức năng chính là biến đổi thủy năng thành điện năng.
1.
2.
3.
4.
Năng l ng n c Tua bin n c Máy phát Truy n t i đi n
năng Tiêu th
Kích t
9
Bên cạnh chức năng chính, NMTĐ còn có chức năng tổng hợp lợi ích của nguồn
nước. Đó là: phục vụ tưới tiêu, chống lũ lụt, cung cấp nước ngọt, phát triển thủy
sản, du lịch ...
1.2.1.4 Đặc điểm
Ưu điểm:
So với các nguồn năng lượng khác như nhiệt điện, điện hạt nhân ... thì
thủy điện là nguồn năng lượng tái sinh rẻ tiền,sự dụng nguồn năng
lượng vô tận của thiên nhiên, không phải chịu cảnh biến động giá nhiên
liệu và là nguồn năng lượng sạch, đồng thời góp phần tích cực vào việc
cung cấp điện năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất
nước.
Giá thành điện năng thấp, chỉ bằng 1/5 – 1/10 nhiệt điện.
Chi phí vận hành thấp, vận hành đơn giản, dễ dàng tự động hóa.
Tuổi thọ cao
Kết hợp được lợi ích phát điện với các lợi ích khác.
Nhược điểm:
Thời gian xây dựng lâu, vốn đầu tư ban đầu lớn.
Thường ở xa hộ tiêu thụ nên phải xây dựng hệ thống truyền tải tốn kém.
Nguồn nước cung cấp cho NMTĐ từ các dòng chảy tự nhiên thay đổi
theo thời gian, phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết.
Có nhiều ảnh hưởng tới sinh thái, môi trường.
Khó khăn trong việc tái định cư dân cư trong vùng hồ chứa. Gây ảnh
hưởng đến vấn đề lịch sử, văn hóa của bộ phân dân cư này.
1.2.2 Cấu trúc của nhà máy thủy điện
Nhà máy thủy điện bao gồm 3 hạng mục công trình lớn sau:
10
Công trình chính
- Các công trình dâng nước và tháo nước: đập dâng,
đập tràn, giếng tháo lũ ... Nhằm tạo cột nước phát điện,
phân phối lại lượng nước theo yêu cầu và đảm bảo tháo
lượng nước thừa về hạ lưu khi lũ về, tháo rác rưởi...
- Công trình năng lượng: công trình nhận nước, dẫn
nước vào tua – bin, tháo nước về hạ lưu, nhà máy thủy điện
(chứa tua – bin, máy phát điện, máy biến áp, trang thiết bị
điều khiển, phân phối ...), nhằm sản xuất phân phối điện.
- Công trình vận chuyển tàu thuyền: âu thuyền, thiết
bị nâng tàu thuyền ... Nhằm thông thương tàu thuyền giữa
thượng và hạ lưu đập.
- Công trình nuôi trồng thủy sản.
- Công trình tưới tiêu: lấy nước, bể lắng cát, trạm bơm
... Nhằm đảm bảo cung cấp lượng nước cần thiết.
- Công trình giao thông vận tải: cầu, đường bộ, đường
sắt, đường cáp ...
Công trình phục vụ
Nhà ở, nhà văn hóa, nhà hành chính, đường xá, công trình
cấp nước ... Nhằm đảm bảo vận hành bình thường công
trình và đảm bảo nhu cầu cuộc sống của công nhân viên.
Công trình tạm thời
- Công trình dẫn dòng: đê, kênh ...
- Các phân xướng sản xuất
Tất cả là các công trình phục vụ giai đoạn thi công, sau khi
thi công được tận dụng để đảm bảo lợi ích kinh tế.
Cấu trúc của công trình chính gồm 3 tuyến chính:
Tuyến áp lực
Tuyến năng lượng
Tuyến hạ lưu
11
Sơ đồ tuyến năng lượng chính trong NMTĐ
Trong đó, tua – bin là một trong những bộ phận quan trọng nhất của nhà máy thủy
điện, trong khuôn khổ bài tiểu luận này, chúng em không thể đi sâu tất cả các công
trình trong nhà máy thủy điện mà chỉ tập trung tìm hiểu kỹ về tua – bin.
Tua – bin thủy lực
Định nghĩa tua – bin thủy lực
Tua – bin thủy lực là một thiết bị động lực chạy bắng sức nước biến đổi
năng lượng của dòng chảy (thủy năng) thành cơ năng kéo máy roto máy phát điện
quay theo tạo ra dòng điện. Tổ hợp tua – bin thủy lực và máy phát điện gọi là “tổ
máy phát điện thủy lực”.
Ứng dụng của tua – bin nước
Tua – bin kéo trực tiếp máy phát
Tua – bin kéo máy phát qua bộ tuyến: vòng qua của tua – bin
thường nhỏ hơn vòng quay của máy phát.
Tua – bin kéo bơm: dùng để phục vụ cung cấp nước sinh hoạt,
tưới tiêu cho vùng sâu vùng xa nơi có nguồn thủy năng nhỏ.
Các thông số của tua – bin
Cột nước làm việc của tua bin: H (m) là hiệu năng lượng đơn vị
của dòng nước đi qua tua bin tại mặt cắt vào và tại mặt cắt ra của
tua bin.
Lưu lượng tua bin (hay lưu lượng nước qua tua bin): Q(m³/s) là
lưu lượng dòng chảy đi qua tua bin.
12
Công suất của tua – bin
Công suất lý thuyết: xác định thông qua cột áp và lưu lượng
của tua – bin bằng công thức: N୪୲ = γ୕ୌଵଶ (kW); trong đó ߛ =
1000 kG/mଷ
Công suất thực tế: N = N୪୲ - N; trong đó N là tổn thất
sinh ra trong quá trình biến đổi năng lượng trong tua – bin
gồm: tổn thất cống suất thủy lực, tổn thất công suất lưu lượng
do rò rỉ, tổn thất cơ khí.
Hiệu suất tua bin: η (%) =
ౢ౪
Phân loại tua – bin thủy lực của trạm thủy điện
Viết phương trình Becnully cho cửa vào (chỉ số1) cửa ra (chỉ số2) của turbine, ta
có năng lượng viết cho một đơn vị trọng lượng nước như sau:
A = (Zଵ − Zଶ) + ୮భି ୮మγ + αభ୴భమି αమ୴మమଶ
Zଵ − Zଶ: vị năng – thành phần năng lượng do chênh lệch vị trí tạo ra
୮భି ୮మ
γ
: áp năng, gộp vị năng và áp năng là thế năng
αభ୴భ
మି αమ୴మమ
ଶ
: động năng
Từ những thành phần trên ta có các loại tua – bin thủy lực sau:
13
Tua – bin xung lực Tua – bin phản lực
Là hệ tua – bin trong đó bánh công tác
quay được là do xung lực (động năng)
của dòng chảy. Trong quá trình làm
việc chỉ có phần động năng của dòng
chảy thay đổi còn phần thế năng
không thay đổi, áp suất ở cửa vào và
cửa ra của bánh công tác lá áp suất khí
trời.
Là hệ tua – bin trong đó bánh công tác
quay được là do tác dụng phản lực của
dòng chảy. Trong quá trình làm việc
của tua – bin cả hai thành phần thế
năng và động năng của dòng chảy đều
biến đổi nhưng chủ yếu là thế năng. Ở
của vào của tua – bin áp suất luôn
luôn lớn hơn ở cửa ra và dòng chảy
qua tua – bin tăng dần, áp suất giảm
dần. Máng dẫn bánh công tác có dạng
hình côn. Dòng chảy liên tục điền đầy
nước trong toàn bộ máng cánh do vậy
áp suất dòng chảy phía trên lá cánh
cao hơn phía dưới tạo ra lực tác dụng
lên cánh làm quay bánh công tác của
tua – bin.
Các hệ của tua – bin xung lực:
- Tua – bin xung lực gáo
- Tua – bin xung lực kiểu phun
xiên
- Tua – bin xung lực hai lần
Các hệ của tua – bin phản lực:
- Tua – bin xuyên tâm hướng
trục
- Tua – bin hướng trục
- Tua – bin hướng chéo
- Tua – bin dòng
- Tua – bin thuận nghịch
Dùng cho trạm có cột nước cao, lưu
lượng nhỏ.
Dùng cho trạm có cột nước thấp, lưu
lượng lớn.
14
CHƯƠNG 2. SỰ PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Ở VIỆT
NAM
2.1 Sự phát triển của thủy điện trong các thời kỳ
Phát triển điện lực nói chung và phát triển của thủy điện nói riêng là căn cứ vào
sự phát triển kinh tế xã hội đất nước.
Năm 1913, Lable, một kỹ sư người Pháp nghiên cứu khai thác nguồn nước
tự nhiên thác Trị An khoảng 3000kw nhưng không được xét duyệt.
Năm 1943, đưa vào vận hành thủy điện Auhroet (suối vàng) – nhà máy
thủy điện đầu tiên của Việt Nam với công suất 500kw cung cấp điện cho thành
phố Đà Lạt (Lâm Đồng)
Năm 1944, hoàn thành nhà máy thủy điện Ankroet (xã Lát, huyện Lạc
Dương, Lâm Đồng) với công suất 2300kw
Từ đó đến trước năm 1954, Việt Nam xuất hiện các thủy điện nhỏ: Ta Sa
(250kw), Nà Ngầu (300kw)
Từ 1954 – 1975: thời kỳ đầu nghiên cứu toàn diện về khai thác thủy năng,
cả 2 miền nam bắc đều xuất hiện thêm nhiều nhà máy thủy điện có công suất lớn
hơn Đaricha 160kw, Suối Vàng nâng cấp lên 3900kw, Thác Bà 108kw, Cấm Sơn
3900kw, Bản Thạch 960kw.
Từ 1975 – 1980: giai đoạn sau khi thống nhất đất nước, là thời kỳ khôi
phục kinh tế. Nhà máy thủy điện Hòa Bình được chính thức đưa vào thi công (năm
1979) dưới sự giúp đỡ của Liên Xô, mặc dù được chuẩn bị từ đầu những năm
1970. Đến năm 1994, nhà máy thủy điện Hòa Bình được khánh thành với công
suất 1920MW, gồm 8 tổ máy, đây là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam tính
đến thời điểm đó.
Từ 1981 – 1985: thủy điện Hòa Bình – Trị An vẫn trong giai đoạn xây
dựng nên nguồn cung cấp điện năng chủ yếu vẫn là thủy điện Thác Bà – Đa Nhim.
Từ 1986 – 1990: 2 tổ máy Hòa Bình (480MW) và Trị An (400MW) được
đưa vào hoạt động, làm nâng sản lượng điện của thủy điện lên 5368,7 GWh chiếm
61.86% tổng sản lượng điện cả nước. Đây quả là con số không nhỏ.
15
Từ 1991 – 1994: hàng loạt các nhà máy thủy điện được đưa vào hoạt động
như: Hòa Bình với đủ 8 tổ máy (1920MW), Trị An (400MW), Thác Mơ
(150MW), Vĩnh Sơn (66MW), An Điểm (5,4MW), Dray Linh (12MW), làm nâng
sản lượng điện năng từ thủy điện lên 10581,8 GWh, chiếm 72.29% tổng sản lượng
điện cả nước.
Từ 1995 – 2000: có sự tham gia thêm của 2 thủy điện Yaly với 2 tổ máy
(360MW), Sông Ninh (70MW) làm nâng cao sản lượng điện năng từ thủy điện,
tuy nhiên do sự phát triển của các lĩnh vực sản xuất điện khác mà tỷ lệ điện năng
từ thủy điện chỉ chiếm 58. 35% tổng điện năng sản xuất.
Từ 2001 – 2005: một chương trình phát triển thủy điện “đại qui mô” được
phát động. Từ 2001 các thủy điện được đưa vào vận hành thêm là Hàm Thuận –
Đa Mi (475 MW), Yaly vận hành bốn tổ máy (720 MW). Do năm 2005 là năm ít
nước, thủy điện Đa Nhim sửa chữa nâng cấp, nên điện lượng sản xuất thủy điện
giảm sút so với các năm trước.
2001 2002 2003 2004 2005
Điện sản xuất 28,433 32,680 39,244 40,243 41,185
Thủy điện 18,169 18,205 19,005 17,713 16,173
Phần trăm 63.90 54.05 48.43 44.01 39.27
Từ 2006 đến nay: nhiều nhà máy thủy điện đã được đưa vào vận hành như:
Đại Ninh (300MW), Tuyên Quang (342MW), Se San (260MW), ...
Theo dự kiến năng lượng phát của thủy điện trong những năm 2010 – 2015
- 2020 - 2025 như sau : 40,083Gwh – 61,912Gwh – 65,921Gwh – 66,480Gwh.
Đây thực là con số rất ấn tượng. Để đưa ra được các con số rất ấn tượng này là
công lao rất lớn của các công ty tư vấn phát triển điện, những người tiên phong
khám phá ra tiềm năng thủy điện, ở những dòng sông, con suối của đất nước. Và
cũng từ khám phá ấy, các nhà tư vấn thủy điện đã dày công nghiên cứu, tìm ra các
phương án tối ưu để khai thác các dòng sông, con suối đó. Đó là công tác qui
hoạch thủy năng nguồn nước.
16
2.2 Công tác quy hoạch nguồn thủy năng để phát triển thủy
điện
Qui hoạch nguồn thủy năng có thể là qui hoạch lưu vực sông hay qui hoạch
liên lưu vực sông, khi có nhu cầu chuyển nước lưu vực.
Như đã thực hiện ở qui hoạch sông Đồng Nai và vùng phụ cận khi có nhu cầu
chuyển nước từ sông Đồng Nai sang Ninh Thuận và Bình Thuận. Công tác qui
hoạch nguồn thủy năng quan trọng như vậy, nên ngay từ 1954, kể từ khi Nam Bắc
tạm thời chia cắt, cho đến khi thống nhất đất nước và thực sự phát triển từ 1975
đến nay.Từ 1975, qui mô phát triển thủy điện ngày càng lớn nên công tác qui
hoạch nguồn thủy năng ngày càng đẩy mạnh.
Cho đến nay, tất cả các dòng sông của Việt Nam đều có qui hoạch nguồn
thủy năng, các dòng sông lớn được các cơ quan tư vấn trong nước thực hiện và tùy
từng thời gian theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan tư vấn nước
ngoài tham gia nghiên cứu các qui hoạch nguồn thủy năng. Đã có tám qui hoạch
nguồn thủy năng do cơ quan nước ngoài thực hiện, từ qui hoạch về sử dụng tổng
hợp nguồn nước sông Đà, do Phân viện Bacu (Liên Xô cũ) thực hiện khi đề xuất
thủy điện Hòa Bình là công trình đợt đầu của bậc thang sông Đà; đến các qui
hoạch tổng thể sông Đồng Nai về dự án thủy điện, do EPDC (Nhật Bản) thực hiện
năm 1993 phục vụ đề xuất dự án thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi – Đại Ninh;
rồi qui hoạch tổng thể phát triển nguồn nước sông Đồng Nai và phụ cận, do Jica –
Nippon Koci lập năm 1996 phục vụ đề xuất Đồng Nai 3&4, Srok Phu Miêng; qui
hoạch tổng thể phát triển điện năng nước CHXHCN Việt Nam do EPDC – IEE
(Nhật Bản) lập năm 1994; qui hoạch tổng thể phát triển thủy điện Việt Nam dưới
tên các dự án thủy điệ