Việc phát hành tiền được quản lý bởi các hệ thống ngân hàng của Cục Dự trữ Liên
bang (Federal Reserve). Ký hiệu phổ biến nhất cho đơn vị này là dấu $
- Tiền kim loại được đúc bởi Sở đúc tiền Hoa Kỳ (United States Mint). Tiền giấy được in
bởi Cục Khắc và In (Bureau of Engraving and Printing) cho Cục Dự trữ Liên bang từ năm
1914
- Hiện nay tờ tiền mệnh giá lớn nhất đc lưu hànhlà 100 $. Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng
tờ 100 Đôla là tờ tiền Đôla có mệnh giá lớn nhất. Tuy nhiên, trong quá khứ đã từng có
những tờ tiền có mệnh giá lớn hơn rất nhiều. Vào thập kỷ 60 của thế kỷ XIX, các tờ $500,
$1.000, và $5.000 có giá trị sinh lời được phát hành, và tờ chứng nhận $10.000 vàng ra
đời năm 1865.
- Trước CT TG thứ 1: Các nước sử dụng chế độ bản vị vàng
- Sau CTTG 2: Chế độ bản vị vàng sụp đổ, CTTG kết thúc, đồng USD trở thành đồng tiền
chủ chốt của thế giới
- 1973 – 1980: các nc duy trì chế độ tỷ giá thả nổi, usd vẫn là 1 đồng tiền mạnh
- 1980 –1985: Usd liên tục tăng giá
- Sau sự kiện 11/9 và cuộc khủng hoảng toàn cầu đồng usd lien tục mất giá
Nguyên nhân đô la mỹ đc lưu hành rộng rãi:
- Sau thế chiến năm 1945, Mỹ đứng đầu thế giới về tỷ lệ dự trữ vàng (3/4 trữ lượng vàng của
thế giới được dự trữ tại các nhà băng Mỹ).
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành nước giàu mạnh nhất, nắm ưu thế hơn hẳn về
kinh tế, tài chính trên toàn thế giới. Trong những năm 1945 – 1949, sản lượng công nghiệp
Mĩ luôn luôn chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,4% năm 1948); sản
lượng nông nghiệp bằng 2 lần sản lượng của Anh, Pháp, Cộng hoà liên bang Đức, Italia, Nhật
Bản cộng lại (năm 1949); nắm trong tay gần ¾ dự trữ vàng của toàn thế giới (khoảng 25 tỉ
đôla, năm 1949); trên 50% tàu bè đi lại trên các mặt biển. Trong khoảng hai thập niên đầu sau
chiến tranh, Mĩ là trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới
19 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3950 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vai trò và xu hướng vận động của đồng USD và CNY (nhân dân tệ) trên thị trường quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Vai trò và xu hướng vận động của đồng USD và
CNY (nhân dân tệ) trên thị trường quốc tế
Đặc điểm của đồng USD và CNY
I - Đồng USD
1. Lịch sử ra đời
- Việc phát hành tiền được quản lý bởi các hệ thống ngân hàng của Cục Dự trữ Liên
bang (Federal Reserve). Ký hiệu phổ biến nhất cho đơn vị này là dấu $
- Tiền kim loại được đúc bởi Sở đúc tiền Hoa Kỳ (United States M int). Tiền giấy được in
bởi Cục Khắc và In (Bureau of Engraving and Printing) cho Cục Dự trữ Liên bang từ năm
1914
- Hiện nay tờ tiền mệnh giá lớn nhất đc lưu hànhlà 100 $. Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng
tờ 100 Đôla là tờ tiền Đôla có mệnh giá lớn nhất. Tuy nhiên, trong quá khứ đã từng có
những tờ tiền có mệnh giá lớn hơn rất nhiều. Vào thập kỷ 60 của thế kỷ XIX, các tờ $500,
$1.000, và $5.000 có giá trị sinh lời được phát hành, và tờ chứng nhận $10.000 vàng ra
đời năm 1865.
- Trước CT TG thứ 1: Các nước sử dụng chế độ bản vị vàng
- Sau CTTG 2: Chế độ bản vị vàng sụp đổ, CTTG kết thúc, đồng USD trở thành đồng tiền
chủ chốt của thế giới
- 1973 – 1980: các nc duy trì chế độ tỷ giá thả nổi, usd vẫn là 1 đồng tiền mạnh
- 1980 –1985: Usd liên tục tăng giá
- Sau sự kiện 11/9 và cuộc khủng hoảng toàn cầu đồng usd lien tục mất giá
Nguyên nhân đô la mỹ đc lưu hành rộng rãi:
- Sau thế chiến năm 1945, Mỹ đứng đầu thế giới về tỷ lệ dự trữ vàng (3/4 trữ lượng vàng của
thế giới được dự trữ tại các nhà băng Mỹ).
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành nước giàu mạnh nhất, nắm ưu thế hơn hẳn về
kinh tế, tài chính trên toàn thế giới. Trong những năm 1945 – 1949, sản lượng công nghiệp
Mĩ luôn luôn chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,4% năm 1948); sản
lượng nông nghiệp bằng 2 lần sản lượng của Anh, Pháp, Cộng hoà liên bang Đức, Italia, Nhật
Bản cộng lại (năm 1949); nắm trong tay gần ¾ dự trữ vàng của toàn thế giới (khoảng 25 tỉ
đôla, năm 1949); trên 50% tàu bè đi lại trên các mặt biển. Trong khoảng hai thập niên đầu sau
chiến tranh, Mĩ là trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.
2. Chính sách tỷ giá
- Người Mỹ thường hay dùng những từ mới như “nới lỏng định lượng” làm cho người bình
thường khó hiểu. Nói một cách đơn giản đó là việc bơm thêm tiền cho nền kinh tế. Chương
trình nới lỏng định lượng lần thứ nhất được thực hiện cuối năm 2008 khi cuộc khủng hoảng
tài chính đang ở thời điểm căng thẳng nhất, FED đã hạ lãi suất đồng USD về 0-0,25% đồng
thời chi khoảng 1.700 tỷ USD để mua trái phiếu chính phủ và trái phiếu nợ địa ốc. Ngày
3/11/2010 FED quyết định bơm thêm 600 tỷ USD cho chương trình nới lỏng định lượng lần
thứ hai gọi tắt là QE2 để mua trái phiếu chính phủ dài hạn từ 2 – 10 năm trong thời gian từ
nay đến hết tháng 6/2011. Chương trình nới lỏng định lượng của Mỹ thực chất là khởi động
cỗ máy in tiền. Lâu nay ngân sách Mỹ bị thâm hụt lớn, hàng tháng bộ Tài chính Mỹ đều có
chương trình bán đấu giá trái phiếu chính phủ để cân đối ngân sách, người mua là Cục dự trữ
liên bang Mỹ( FED ), tiền được FED chuyển cho bộ Tài chính sử dụng, bộ Tài chính gửi số
tiền này vào các ngân hàng làm cho thanh khoản của ngân hàng tăng lên. Vốn khả dụng của
ngân hàng dồi dào, trong khi đó nhu cầu vay vốn rất thấp, đó là rắc rối lớn nhất của kinh tế
Mỹ. Báo cáo về chính sách tiền tệ của FED ngày 8/10/2010 thừa nhận sở dĩ ở Mỹ có tình
trạng tỷ lệ thất nghiệp cao, tỷ lệ tiêu dùng thấp, đầu tư kém phát triển là do thiếu nhu cầu vay
vốn, kênh tín dụng bị tắc nghẽn. Do đó vấn đề của kinh tế Mỹ hiện nay không phải là thiếu
thanh khoản, mà là vấn đề các doanh nghiệp, cá nhân không có nhu cầu vay vốn, ngân hàng
cũng không có khả năng cho vay nhiều. Có thể thấy rằng hiện nay chìa khóa để thúc đẩy kinh
tế Mỹ phát triển không phải tiền tệ mà là tín dụng. Trong tình hình thiếu lạc quan về tín dụng
trong nước, các ngân hàng Mỹ không thể để tiền nằm chết trên tài khoản, tiền sẽ chảy vào các
nền kinh tế mới phát triển, các thị trường hàng hóa quốc tế lớn để đầu tư sinh lời.
- Mục đích của Mỹ khi thực hiện chương trình nới lỏng định lượng tuy không nói ra song có
thể là muốn chuyển bớt những khó khăn do khủng hoảng tiền tệ cho các nước, đây được coi
là một loại thuế Mỹ áp đặt cho các nước. Đồng USD là đồng tiền dự trữ quốc tế, đồng tiền
thanh toán quốc tế cả thế giới đều sử dụng, trên thực tế FED đã trở thành ngân hàng trung
ương của cả thế giới, các cỗ máy in tiền của Mỹ hoạt động hết công suất, làm cho đồng USD
liên tục bị mất giá, giá vàng quốc tế đạt mức cao kỷ lục. Trong khi Mỹ vẫn ung dung với
chương trình nới lỏng định lượng, chấp nhận bội chi ngân sách ở mức cao, thâm hụt thượng
mại lớn và để mặc cho đồng USD mất giá thì ngược lại các nước mới phát triển đang phải
chống đỡ vất vả với các bong bóng tài sản, với lạm phát tăng lên hàng ngày
- Mỹ tiếp tục sử dụng chính sách đồng USD yếu, lâu nay được coi là đồng tiền định giá trên
thị trường hàng hóa quốc tế, sẽ càng làm giá cả hàng hóa tăng mạnh
3. Dự trữ của các nước đối với đồng USD
- Trong năm 1995, trên 380 tỷ đô la đã được lưu hành, trong đó hai phần ba ở ngoài nước. Đến
tháng 4 năm 2004, gần 700 tỷ đô la đã được lưu hành [1], trong đó hai phần ba vẫn còn ở
nước ngoài [2].
- Nước Mỹ là một trong một số quốc gia dùng đơn vị tiền tệ gọi là đô la. Một vài quốc gia
dùng đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ chính thức, và nhiều quốc gia khác cho phép dùng nó trong
thực tế (nhưng không chính thức
- Đến cuối tháng 3/2011, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã lên đến 3.044,7 tỷ USD, tăng
24,4% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm hơn một phần ba trong tổng 9.000 tỷ USD dự trữ
ngoại hối của thế giới. Con số này cũng lớn gấp hai lần so với tổng số ngoại hối dự trữ của
các nước châu Âu, Nhật, Anh, Mỹ.
- Hiện tại, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc vẫn lớn nhất thế giới, đứng tiếp theo là Nhật Bản,
Ngày 11/5, Bộ Tài chính Nhật Bản thông báo dự trữ ngoại hối của nước này tăng 1,7% lên
mức cao kỷ lục 1.135,55 tỷ USD, Nga hết ngày 22/04/2011, dự trữ ngoại tệ của Nga tăng lên
mức 517,9 tỷ USD
II. Đồng nhân dân tệ CNY
1. Lịch sử ra đời
Nhân dân tệ do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc phát hành. Năm 1948, một năm trước
khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhân dân tệ đã được phát hành chính
thức. Tuy nhiên, đến năm 1955, loạt mới được phát hành thay cho loạt thứ nhất. Năm 1962,
loạt thứ hai lại được thay thế bằng loạt mới. Loạt thứ tư được phát hành trong thời gian từ
năm 1987 đến năm 1997. Loạt đang dùng hiện nay là loạt thứ năm phát hành từ năm 1999,
bao gồm các loại 1 phân, 2 phân, 5 phân, 1 giác, 5 giác, 1 nguyên, 5 nguyên, 10 nguyên, 20
nguyên, 50 nguyên và 100nguyên.
2. Chính sách tỷ giá
- Trung Quốc cho rằng, chính sách tiền tệ (CSTT) nới lỏng sẽ tạo thặng dư tăng trưởng cho
kinh tế toàn cầu vì nó khuyến khích nhà đầu tư đổ vốn nhiều hơn vào các nền kinh tế mới nổi
nhằm đạt lợi nhuận cao. Trong đó, biện pháp được các nước sử dụng là phong tỏa dòng vốn
vào để tăng dự trữ ngoại hối và kiềm chế lạm phát
- Nếu nâng giá NDT một cách nhanh chóng sẽ giảm đáng kể thặng dư thương mại của Trung
Quốc, và điều này giúp giảm thâm hụt mậu dịch của Mỹ, những yếu tố khác của tăng trưởng
có thể bù cho sự sụt giảm của xuất khẩu.
- Theo cách gọi của nghiên cứu này, việc giữ cho tỷ giá Nhân dân tệ thấp dưới giá trị thực một
cách có chủ ý là chính sách “biến hàng xóm thành ăn mày” (beggar thy neighbor), hiểu nôm
na là tìm cách làm lợi cho mình bằng cách gây thiệt hại cho người khác.
- Chính sách định giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc có tác động nhiều tới các nền kinh tế
đang phát triển hơn là các nước phát triển như Mỹ, bởi vì Trung Quốc cạnh tranh nhiều hơn
và trực tiếp hơn với các nước đang phát triển trong hoạt động xuất khẩu, nhất là xuất khẩu
sang thị trường Mỹ.
- Báo cáo nhận định, chính sách tỷ giá của Trung Quốc có thể nhằm mục đích cạnh tranh quyết
liệt với các nước xuất khẩu đang phát triển khác, chứ không chỉ đơn thuần để làm cho hàng
Trung Quốc có giá hấp dẫn hơn khi được nhập vào Mỹ hay hàng Mỹ đắt hơn khi được nhập
vào Trung Quốc.
- Theo số liệu mà nghiên cứu đưa ra, cứ mỗi 10% tăng thêm trong tỷ giá đồng Nhân dân tệ so
với USD, thì kim ngạch xuất khẩu một mặt hàng điển hình của các nước đang phát triển khác
vào Mỹ sẽ tăng trung bình 1,5-2%. Trong một số trường hợp, mức gia tăng kim ngạch cho
các nước đang phát triển có thể lên tới 6% cho mỗi 10% tăng thêm trong tỷ giá Nhân dân tệ
so với USD.
- Logic được rút ra từ nghiên cứu này là: Nếu Trung Quốc giữ tỷ giá đồng Nhân dân tệ thấp
hơn giá trị thực so với USD, thì hàng hóa của Trung Quốc xuất vào Mỹ sẽ có giá cạnh tranh
hơn so với giá hàng hóa đến từ các quốc gia khác cùng xuất vào Mỹ.
3. Dự trữ của các nước
Với cuộc khủng hoảng tài chính thế giới cùng với sự đi lên của Trung Quốc cũng như các
thị trường mới nổi khác và mối đe dọa hiện hữu đối với đồng euro, các nhà hoạch định chính
sách ở phương Tây đang đặt câu hỏi về việc thiết lập một trật tự tiền tệ.
Tuy nhiên, cho tới bây giờ, vẫn chưa có đồng tiền nào có thể thay thế vị trí của đồng
USD. Đồng thời, thời gian thực hiện chuyển đổi và mức độ ảnh hưởng lên các ngoại tệ khác
cũng là điều rất khó dự đoán.
Hơn nữa, trong khi Bắc Kinh cho rằng đồng nhân dân tệ được sử dụng rộng rãi bên ngoài
Trung Quốc là 1 cơ hội tốt, các nước khác cho rằng đi kèm với đó là rất nhiều rủi ro và rủi ro
ấy không chỉ bó hẹp trong phạm vi Trung Quốc.
Để nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ, 1 trong những điều kiện tiên quyết là Trung
Quốc phải nới lỏng kiểm soát vốn để người nước ngoài có thể tái đầu tư số lượng nhân dân tệ
mà họ đã tích lũy. Tuy nhiên, việc cho phép dòng tiền lưu thông tự do theo định hướng thị
trường để điều chỉnh giá và lãi suất sẽ gây ra nhiều bất ổn.
Trước tiên, đồng nhân dân tệ sẽ là đồng tiền phổ biến ở Đông Á trong lĩnh vực kinh tế và
tài chính, dần dần Bắc Kinh sẽ đối thoại với các nước trong khu vực với một giọng nói “định
hướng đồng thuận hơn” trong các vấn đề quốc tế.
Mặc dù Chính phủ Trung Quốc đã chủ động xây dựng và triển khai tiến trình quốc tế hóa
đồng NDT từ hai thập kỷ qua, tuy nhiên, các kết quả đạt được cũng còn có nhiều hạn chế.
Căn cứ vào những tiêu chí đối với đồng tiền quốc tế thì đồng NDT còn phải đi một chặng
đường dài trước khi có thể cạnh tranh hoặc thay thế đồng USD trên thị trường tiền tệ quốc tế.
Có thể nhận thấy một số vấn đề đã gây trở ngại cho tiến trình quốc tế hóa đồng NDT là:
- Tiềm lực nền kinh tế Trung Quốc: Đồng tiền hoàn toàn tự do chuyển đổi phải là đồng tiền của
các nền kinh tế mạnh, phát triển ổn định, tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện nay, kinh tế Trung
quốc chưa thể đáp ứng tiêu chí này. Dân số Trung Quốc đứng đầu trên thế giới nhưng GDP
của Trung Quốc vào thời điểm lịch sử năm 2010 (đứng thứ hai thế giới) cũng chỉ đạt mức
5.800 tỷ USD, không lớn hơn nhiều so với Nhật Bản (5.500 tỷ USD) và kém Mỹ (15.000 tỷ
USD) rất nhiều. Như vậy, dù kinh tế Trung Quốc đã duy trì tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng trong
nhiều năm qua nhưng tỷ lệ GDP trên đầu người của Trung Quốc vẫn chưa cao.
- Hàng hóa và công nghệ: Trên thực tế, nền kinh tế Trung Quốc mới chỉ phát triển mạnh từ vài
thập kỷ gần đây và mới chỉ đạt ở mức là “công xưởng chế biến của thế giới”. Hàng hóa của
Trung Quốc chủ yếu vẫn là các hàng hóa có giá trị và giá trị gia tăng thấp. Những thương
hiệu của Trung Quốc chưa được đánh giá cao, chưa thể cạnh tranh với các thương hiệu nổi
tiếng lâu đời trên thế giới. Ngược lại, những vụ bê bối về chất lượng của hàng hóa Trung
Quốc gần đây đã làm giảm uy tín đối với hàng hóa Trung Quốc và gây tác động tiêu cực tới
người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Trong năm nay, Trung Quốc đã thực hiện 18 thỏa thuận hoán đối ngoại tệ song phương với
tổng giá trị hơn 250 tỷ USD.
Theo ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBOC) – ngân hàng trung ương Trung Quốc, 6,6%
giao dịch mua bán của Trung Quốc trong năm 2011 được thực hiện bằng nhân dân tệ, tăng so
với 2% trong năm 2010. Các tài khoản tiền gửi bằng nhân dân tệ ở các ngân hàng Hong Kong
đã tăng từ 46,5 tỷ USD trong năm 2010 lên 91 tỷ USD trong năm 2011.
Một quan chức thuộc PBOC vào tháng 6 tiết lộ rằng ngân hàng này sẽ cho phép hơn 60.000
công ty trên thế giới giao dịch bằng nhân dân tệ. Chỉ tính riêng Hong Kong, khu vực này đã
giao dịch khoảng 300 tỷ nhân dân tệ vào năm 2010, gần 1/3 tổng kim ngạch thương mại của
Hong Kong.
Các công ty Trung Quốc, cũng như các công ty nước ngoài thực hiện giao dịch với Trung
Quốc thích sử dụng nhân dân tệ bởi việc sử dụng đồng tiền này sẽ giảm rủi ro nếu USD biến
động. Nếu các nhà xuất khẩu của Trung Quốc có thể thanh toán bằng nhân dân tệ thay vì
USD, họ sẽ không phải lo lắng tình trạng USD giảm giá mạnh so với nhân dân tệ làm ảnh
hưởng đến thu nhập trong tương lai.
Năm 2004, Trung Quỗc bắt đầu cho phép chuyển NDT sang Hồng Kông thông qua khoản
trợ cấp 20.000 NDT cho người dân trong khu vực, đưa tổng tài sản tính bằng NDT tại Hồng
Kông lên 80 tỉ NDT. Từ tháng 7/2009, Trung Quốc tiếp tục cho phép các công ty trong nước
sử dụng NDT để thanh toán các giao dịch thương mại quốc tế và từ đầu năm nay cho phép
các công ty đưa NDT ra đầu tư ở nước ngoài. Tháng 12/2010, Ngân hàng Thế giới đã thực
hiện đợt phát hành trái phiếu đầu tiên bằng NDT với mức vốn huy động gần 76 triệu USD
(500 triệu NDT) với lãi suất 0,95% và đáo hạn vào ngày 14/1/2013. Từ năm 2009, Trung
Quốc bắt đầu thiết lập hàng loạt cơ sở trao đổi tiền tệ song phương với một số đối tác thương
mại như Argentina, Belasus, CHLB Nga, Hồng Kông, Hàn Quốc, Ireland, Indonesia,
Malaysia, Singapore. Tính đến cuối năm 2010, tổng giá trị của các cơ sở trao đổi tiền tệ này
đạt khoảng 800 tỉ NDT (121 tỉ USD).
Nỗ lực liên tục của Trung Quốc gây nên những tranh luận gay gắt về tương lai của USD,
sự tuột dốc của USD dẫn đến lãi suất tăng ở Mỹ và đến thời điểm nào đó sẽ xảy ra một cuộc
khủng hoảng tài chính lớn, khi đó NDT có thể sẽ thay thế USD. Tuy nhiên, cơ hội đó còn xa
vời, mặc dù kinh tế Mỹ hiện nay chỉ còn chiếm ¼ GDP toàn cầu. Đồng tiền dự trữ phải có uy
tín rất lớn và phải mất một thời gian rất dài mới có thể đạt được điều kiện này và một khi đã
đạt được thì rất khó mất đi. Trong đó, yêu cầu quan trọng nhất của một đồng tiền dự trữ là độ
tin cậy về giá trị, tính thanh khoản trên các thị trường vốn quốc tế và tương đối ổn định. USD
có những điều kiện này mà nhiều đồng tiền khác không thể có được, euro là đồng tiền dự trữ
thứ hai và có lúc chiếm 31% dự trữ ngoại hối của các nước nhưng hiện đã giảm xuống còn
khoảng 25% do nghi ngờ về tương lai của nó khi khủng hoảng nợ công đang tấn công khu
vực kinh tế này. Đồng bảng Anh là dự trữ hàng đầu thế giới trong suốt thế kỷ 18 và 19, nhưng
bị USD đẩy lùi và hiện nay chỉ chiếm gần 5% dự trữ quốc tế. Từ những năm 1980, Nhật Bản
trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới và yên nhật cạnh tranh gay gắt với USD, nhưng cũng
không thể trụ vững trước sức mạnh của USD do thị trường vốn yếu kém và chỉ chiếm 3% dự
trữ quốc tế. Trái lại, NDT không có vị thế để nhanh chóng trở thành một đồng tiền dự trữ do
thị trường vốn Trung Quốc không có chiều sâu và không thể dự đoán được, tài khoản vốn bị
đóng cửa, NDT chưa phải là đồng tiền chuyển đổi và qui mô trao đổi ở nước ngoài còn thấp,
mặc dù Trung Quốc đang tăng cường các biện pháp quốc tế hóa NDT. Nhiều nước đang lo
ngại trong quan hệ kinh tế đầu tư với Trung Quốc và tỏ ra thận trọng khi sử dụng NDT trong
giao dịch thanh toán, nhất là những nước nhập siêu quá mức từ Trung Quốc. Điều này có
nghĩa là, NDT có thể được sử dụng trong giao dịch vãng lai như thanh toán thương mại song
phương, nhưng không thể đóng vai trò trong giao dịch tài khoản vốn. Một khó khăn nữa là
Trung Quốc không dễ dàng điều chỉnh hệ thống kinh tế và tài chính quốc tế vì nhiều lý do,
trong đó phải kể đến sự khác biệt về ngôn ngữ trong bối cảnh tiếng Anh ngày càng được
nhiều quốc gia coi là ngôn ngữ chính thức và bắt buộc. Theo kết quả nghiên cứu năm của chi
nhánh Fed tại New York, khoảng 60% USD nằm bên ngoài nước Mỹ, 2/3 dự trữ ngoại tệ của
các nước công nghiệp là USD, trên 80% các giao dịch ngoại tệ được sử dụng bằng USD, 39%
các khoản nợ quốc tế được tính bằng USD. Trung Quốc là nước nắm giữ lượng trái phiếu kho
bạc lớn nhất của chính phủ Mỹ nhưng vẫn phải thừa nhận, trái phiếu kho bạc Mỹ có tính
thanh khoản tốt nhất thế giới.
Trong thế giới có nhiều thay đổi nhanh chóng, nhất là trong nền kinh tế Mỹ, nhưng NDT
chưa đủ mạnh để trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế, chưa nói đến khả năng thay thế USD,
thậm chí trong vài thập kỷ tới.
II – Vai trò:
1. Vai trò của USD
1.1. Đồng USD là đồng tiền dự trữ ngoại hối toàn cầu.
Dự trữ ngoại tệ giúp giải quyết nhu cầu thanh toán của hoạt động NK, trả các khoản nợ nước
ngoài, kiếm soát lạm phát, sự mất giá của đồng tiền, ổn định tỷ giá... Dựa trên các điểm ưu việt
hơn của USD so với các đồng tiền khác về tỉ giá ổn định, thanh khoản cao, được sử dụng rộng rãi
trong thanh toán quốc tế cộng với vị thế thống trị về quân sự sẽ đảm bảo cho vai trò tiền tệ dữ trữ
quốc tế cho USD
Biểu Tổng hợp lượng dự trữ ngoại hối của 1 số nước.
1.2 Vai trò đồng USD trong thanh toán quốc tế:
- Đồng USD vẫn duy trì vị thế độc tôn trong giao dich thương mại quốc tế.
Báo cáo của Mỹ, Anh, Canada và Singapore cho thấy đồng đô la Mỹ vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn
trong các giao dịch ngoại hối. Nhìn vào thị trường ngoại hối lớn nhất thế giới, và thị trường ngoại
hối Singapore - một thị trường ngoại hối lớn ở khu vực Đông Nam Á, điều dễ nhận thấy là đồng
đô la Mỹ liên quan đến hơn 70% số giao dịch giao ngay được thực hiện. Đương nhiên, các giao
dịch giao ngay này không chỉ có giao dịch thương mại, mà còn có các giao dịch về đầu tư, đầu
cơ, hỗ trợ thanh khoản...
- Đồng đô la còn được dùng làm đơn vị tiêu chuẩn trong các thị trường quốc tế cho các mặt hàng
như vàng và dầu thô...(giá trị USD được đảm bảo bằng dự trữ vàng của Mỹ)
1.3 Đồng tiền USD là đồng tiền cơ sở xác định tỷ giá của nhiều nước.
- Đồng USD là đồng tiền được sử dụng rộng rãi trong dự trữ ngoại hối và thanh toán quốc tế,
hiện nay chưa có đồng tiền nào trên thế giới có thể thay thế vai trò của nó. Dưới đây là một số lý
giải tại sao đồng USD duy trì được vị trí độc tôn trong thương mại quốc tế như vậy.
1. Nước Mỹ là một thị trường tiêu dùng lớn của thế giới: Trong thương mại quốc tế thì thị trường
Mỹ là một thị trường tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn trên thế giới kể cả tiêu dùng trực tiếp lẫn trung
chuyển. Do vậy, khi thực hiện việc trao đổi thương mại đương nhiên người Mỹ yêu cầu phải
dùng đồng tiền của họ trong thanh toán quốc tế.
2. Nước Mỹ có nền kinh tế mạnh và có uy tín: Đồng USD được lưu hành rộng rãi được đảm bảo
bằng uy tín của một cường quốc kinh tế mạnh nhất thế giới. Nếu xảy ra những cú sốc gây ra hiện
tượng bán tháo đồng tiền USD trên thế giới thì nước Mỹ vẫn hoàn toàn có thể chịu đựng được vì
họ là nền kinh tế mạnh (dự trữ vàng lớn nhất chiêm gần ¾ TG).
- Thử tượng tượng cuộc khủng hoảng tài chính tại châu Á khi đồng bạt Thái bị giới đầu cơ bán
mạnh thì chính phủ các nước này đã điêu đứng và tạo ra những phản ứng dây chuyền tới một loạt
các quốc gia châu Á khác, mặc dù đồng tiền của các nước này vẫn chỉ sử dụng nhỏ ở quy mô nội
địa nhưng cho phép tự do tài khoản vốn, tự do tiền tệ.
- Trong giao dịch thương mại giữa các quốc gia khác nhau không phải là Mỹ thì các nước vẫn
thích đồng tiền trung gian là USD ví dụ giao dịch thương mại giữa VN và Trung Quốc, bởi vì nếu
VN dùng tiền Nhân dân tệ của Trung Quốc trong thương mại thì cũng " tránh vở dưa gặp vỏ
dừa".
3. Nước Mỹ có Ngân hàng Trung ương độc lập: Một ngân hàng Trung ương độc lập có quyền ra
những quyết định nhanh chóng để can thiệp vào thị trường tiền tệ ứng phó với những biến đ