Tiểu luận Vấn đề đạo văn trong sinh viên trường đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và hướng giải pháp

Với tỉ lệ sinh viên Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh nhận thức và hiểu đúng về đạo văn còn hạn chế, nhận thức sai lệch; và thưc tế khách quan cho thấy tỉ lệ sinh viên đạo văn cao khi làm các bài luận, nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, sinh viên cũng biết được những hệ quả không tốt của đạo văn đối với tư duy, đạo đức và có nhu cầu, mong muốn tìm hiểu phương cách phòng tránh đạo văn (đặc biệt là đạo văn không chủ đích do không hiểu đạo văn). Hiểu được vấn đề đó, nhóm QT789 quyết định chọn làm đề tài: “Vấn đề đạo văn trong sinh viên Trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và hướng giải pháp”. Qua việc khảo sát thực tế, nhóm đã tổng hợp, phân tích, nghiên cứu, đánh giá kết hợp với kiến thức tìm hiểu được qua giảng viên, sách báo, internet; từ đó, nhóm QT789 làm đề tài này với mong muốn, mục tiêu giúp cho sinh viên nhà trường hiểu đúng về vấn đề đạo văn đang tồn tại trong giới sinh viên nhà trường, đồng thời đưa ra phương pháp, kiến nghị đối với nhà trường và đặc biệt đưa ra cách để sinh viên kinh tế tự đánh thức tư duy, suy nghĩ, sự sáng tạo của mình trong các bài luận, nghiên cứu khoa học và hiểu biết cách phòng tránh đạo văn. Để giúp cho sinh viên hiểu được rõ vấn đề đạo văn, nhóm QT789 đã thực hiện vấn đề này theo theo trình tự sau: Thế nào là đạo văn? Hình thức của nó ra sao?. Tại sao giới sinh viên lại đạo văn?. Thực trạng đạo văn trong sinh viên trường Đại học kinh tế Hồ Chí Minh, những hậu quả do đạo văn gây ra. Từ đó, nhóm QT789 cũng gợi mở, đề xuất các giải pháp hữu ích và có tính khả thi cao (theo đánh giá của sinh viên), để nhà trường chấn chỉnh, hạn chế vấn đề đạo văn, đồng thời mở ra phương cách để sinh viên tự giúp mình không đạo văn, và cách tránh đạo văn.

doc26 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6895 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vấn đề đạo văn trong sinh viên trường đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và hướng giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI NÓI ĐẦU 2 I. KHÁI NIỆM ĐẠO VĂN 4 II. CÁC HÌNH THỨC ĐẠO VĂN 5 Không trích dẫn nguồn 7 Trích dẫn nguồn tài liệu (nhưng vẫn là ăn cắp ý tưởng) 7 III. NGUYÊN NHÂN ĐẠO VĂN 8 1. Về mặt văn hóa 8 2. Về mặt đạo đức 10 3. Lý do khác 10 IV. MỤC ĐÍCH ĐẠO VĂN 11 Khảo sát mục đích đạo văn trong sinh viên Kinh tế 13 V. THỰC TRẠNG ĐẠO VĂN TRONG SINH VIÊN KINH TẾ 13 Từ kết quả khảo sát mà nhóm đã khảo sát 15 VI. HẬU QUẢ ĐẠO VĂN 17 VII. GIẢI PHÁP 18 1. Kiến nghị 19 1.1 Xây dựng một hệ thống pháp luật, nhà trường xây dựng hệ thống quy định chặt chẽ, rõ ràng về phòng chống Đạo văn. 19 1.2 Thành lập Hội đồng đạo đức khoa học,thẩm định tác phẩm 19 1.3 Cải cách nền giáo dục 19 1.3.1 Tổ chức các hội thảo,cuộc thi,buổi thuyết trinh 19 1.3.2 Giáo viên là người noi gương về đạo văn 20 1.3.3 Sử dụng phần mềm chống đạo văn 20 2. Góc độ sinh viên 20 2.1 Đánh vô tiềm thức khát vọng của sinh viên 20 2.1.1 Khơi dậy lòng tự hào của những sản phẩm chính mình 21 2.1.2 Phản ánh năng lực thật sự 21 2.1.3 Mong muốn xây dựng môi trường giáo dục công bằng,văn minh 21 2.2 Làm thế nào để tránh đạo văn 21 Sử dụng dấu ngoặc kép 21 Ghi chép 22 Diễn giải theo cách khác 22 Nên trích nguồn tài liệu tham khảo khi nào? 22 Quan điểm của giảng viên 23 Sách giáo trình 23 Thông đồng 23 Sao chép từ Internet hoặc mua bài luận 24 2.3 Một số phương pháp trích dẫn khi làm bài luận,nghiên cứu khoa học 24 2.3.1 Trích dẫn trực tiếp 24 2.3.2 Trích dẫn gián tiếp 24 2.3.3 Trích dẫn nguồn trích dẫn 25 2.3.4 Trích dẫn từ Internet 25 2.3.5 Cách ghi nguồn tài liệu tham khảo 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26 LỜI NÓI ĐẦU Với tỉ lệ sinh viên Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh nhận thức và hiểu đúng về đạo văn còn hạn chế, nhận thức sai lệch; và thưc tế khách quan cho thấy tỉ lệ sinh viên đạo văn cao khi làm các bài luận, nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, sinh viên cũng biết được những hệ quả không tốt của đạo văn đối với tư duy, đạo đức và có nhu cầu, mong muốn tìm hiểu phương cách phòng tránh đạo văn (đặc biệt là đạo văn không chủ đích do không hiểu đạo văn). Hiểu được vấn đề đó, nhóm QT789 quyết định chọn làm đề tài: “Vấn đề đạo văn trong sinh viên Trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và hướng giải pháp”. Qua việc khảo sát thực tế, nhóm đã tổng hợp, phân tích, nghiên cứu, đánh giá kết hợp với kiến thức tìm hiểu được qua giảng viên, sách báo, internet; từ đó, nhóm QT789 làm đề tài này với mong muốn, mục tiêu giúp cho sinh viên nhà trường hiểu đúng về vấn đề đạo văn đang tồn tại trong giới sinh viên nhà trường, đồng thời đưa ra phương pháp, kiến nghị đối với nhà trường và đặc biệt đưa ra cách để sinh viên kinh tế tự đánh thức tư duy, suy nghĩ, sự sáng tạo của mình trong các bài luận, nghiên cứu khoa học và hiểu biết cách phòng tránh đạo văn. Để giúp cho sinh viên hiểu được rõ vấn đề đạo văn, nhóm QT789 đã thực hiện vấn đề này theo theo trình tự sau: Thế nào là đạo văn? Hình thức của nó ra sao?. Tại sao giới sinh viên lại đạo văn?. Thực trạng đạo văn trong sinh viên trường Đại học kinh tế Hồ Chí Minh, những hậu quả do đạo văn gây ra. Từ đó, nhóm QT789 cũng gợi mở, đề xuất các giải pháp hữu ích và có tính khả thi cao (theo đánh giá của sinh viên), để nhà trường chấn chỉnh, hạn chế vấn đề đạo văn, đồng thời mở ra phương cách để sinh viên tự giúp mình không đạo văn, và cách tránh đạo văn. Với nền kinh tế Việt Nam đi lên, đề cao tính sáng tạo, hiệu quả, khác biệt hóa trong từng “sản phẩm trên thị trường”, thì với đề tài này nhóm QT789 hi vọng: “Ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường sinh viên có thể tối đa hóa năng lực tư duy, khả năng sáng tạo, tinh thần tự lực, tạo dấu ấn riêng của mình trong các bài luận, tác phẩm nghiên cứu khoa học; từ đó khi rời ghế nhà trường sinh viên kinh tế có thể phát huy năng lực thực sự của mình trong việc phát triển kinh tế sự nghiệp, và để được điều đó một trong những cách đó là hiểu đúng, hiểu đủ về đạo văn ngay khi còn là sinh viên Trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh”. KHÁI NIỆM ĐẠO VĂN Khái niệm Trong giới khoa học quốc tế, hành vi “đạo văn” trong khoa học thường được gọi là plagiarism (danh từ) hay plagiarise (động từ). Trong tiếng Anh, động từ plagiarise có nghĩa là sao chép ý tưởng, ngôn từ hay thành quả của người khác và làm như đó là của mình. Trong tiếng Việt, khái niệm “đạo văn” được định nghĩa là: Lấy, hoặc căn bản lấy sáng tác văn học của người khác làm của mình. Mở rộng ra trong nghiên cứu khoa học, có thể gọi là “đạo văn khoa học” đối với hành động lấy hoặc căn bản lấy thành quả khoa học của người khác làm của mình. Từ đó có thể định nghĩa đạo văn là sử dụng ý tưởng hay câu văn của người khác một cách không thích hợp (không ghi rõ nguồn gốc), đặc biệt là việc trình bày những ý tưởng và từ ngữ của người khác trước các diễn đàn khoa học và công chúng bên ngoài như là ý tưởng và từ ngữ của chính mình. Ở đây, “Ý tưởng và từ ngữ của người khác” có nghĩa là: sử dụng công trình hay tác phẩm của người khác, lấy ý tưởng của người khác, sao chép nguyên bản từ ngữ của người khác mà không ghi nguồn, sử dụng cấu trúc và cách lí giải của người khác mà không ghi nhận họ, và lấy những thông tin chuyên ngành mà không đề rõ nguồn gốc. Trong vài thập niên gần đây, một hình thức đạo văn khác xuất hiện được giới khoa học đặt tên là tự đạo văn (self plagiarism).  Tự đạo văn có nghĩa là tác giả công bố một bài báo khoa học như là một công trình nghiên cứu mới, nhưng thực chất là dùng chính những ý tưởng, dữ liệu mà họ đã nghiên cứu, từng công bố đem vào công trình nghiên cứu mới. Theo bộ luật của Mĩ thì những hành vi sau đây được gọi là đạo văn: Lấy công trình nghiên cứu của người khác như là của riêng mình Sao chép từ hoặc ý tưởng của người khác Không ghi nguồn của thông tin đã sử dụng cho bài của mình. Thay đổi từ ngữ nhưng lại sao chép cấu trúc câu của nguồn. Sao chép phần lớn từ ngữ hay ý tưởng từ một nguồn nào đó để tạo nên tác phẩm của mình, cho dù có trích dẫn. Trong thực tế thì có rất nhiều khái niệm về đạo văn nhưng nhìn chung bao gồm những ý sau: Chép không dẫn nguồn: đơn giản đó là chép của người khác mà không chích dẫn nguồn gốc. Sao những ý tưởng câu văn từ một nguồn hay nhiều nguồn khác nhau mà không hề đề cập tới nguồn gốc, xem đó là ý tường hoàn toàn do chính mình làm ra. Diễn đạt lại hoặc dịch lại ý tưởng của người khác: từ những ý tưởng của người trong nước cũng như người nước ngoài đã có, đã được công nhận, đã thành công. Sao chép lại dịch ra và dùng từ ngữ của mình diễn đạt lại vấn đề đó, công bố cho mọi người đó là bài nghiên cứu mới của chính mình.Điều đó còn được gọi là nhái văn . Chép hoàn toàn hay một phần ý tưởng của người khác: lấy bài nghiên cứu của người khác chép lại làm bài của mình.Cũng có trường hợp tự chép ý tưởng cùa chính mình đã thành công trước đáo xào nấu thành ý tưởng mới. Cố ý đạo hay vô tình đạo văn cũng được coi là đạo văn vì có vô tình hay cố ý thì ý tưởng đó vẫn là của người khác. CÁC HÌNH THỨC ĐẠO VĂN Trong thực tế, đạo văn có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức.  Giáo sư Brian Martin (Đại học Wollongong, Úc), trong bài viết “Plagiarism Struggles”, ông liệt kê một loạt hình thức đạo văn, được tác giả Nguyễn Văn Tuấn hiện đang làm việc ở Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan-một trong những viện nghiên cứu y hàng đầu nước Úc và thế giới đã trích dịch: - Bureaucratic plagiarism (đạo văn quan chức) là loại đạo văn thường hay thấy trong giới chính trị gia và những người có quyền cao chức trọng, những người này có người soạn diễn văn cho mình, rồi lấy đó như là tác phẩm của mình. - Competitive plagiarism (đạo văn cạnh tranh) thường hay thấy trong giới sinh viên hay những người không có quyền thế, những người này lấy ý tưởng người khác nhằm vào mục tiêu thăng tiến trong sự nghiệp. Ví dụ như một sinh viên chuẩn bị làm luận văn tốt nghiệp khi ra trường. - Cryptomnesia (đạo văn kí ức) là loại đạo văn mà người nghiên cứu nhớ đến câu văn hay ý tưởng của người khác nhưng không nhớ người đó là ai, rồi dùng những dữ liệu đó như là tác phẩm của chính mình.  Đây là hình thức đạo văn không cố ý (unintentional plagiarism). - Ghostwriting (tác phẩm ma).  “Tác giả ma” ở đây là một thuật ngữ dùng để chỉ những người không đứng tên tác giả của các tác phẩm do chính họ tạo ra; thay vào đó, đứng tên tác giả là những người khác. Do đó, tác phẩm ma là tác phẩm của tác giả ma. Nói cách khác, người đứng tên tác giả không phải là người viết ra tác phẩm đó. - Gift authorship hay honorary authorship:  Hiện tượng gift author là trong đó các nhà khoa học cho tên của đồng nghiệp hay cấp trên của mình vào danh sách tác giả dù người này chẳng biết hay chẳng dính dáng gì đến công trình nghiên cứu. Hiện tượng gift author khá phổ biến trong khoa học, nhất là ở Việt Nam. - Patchwriting là cách copy một văn bản từ nguồn khác, cắt bỏ và thêm vài chữ, thay đổi cấu trúc câu văn. - Self-plagiarism (tự đạo văn) là cách trình bày nghiên cứu trước của mình như là một nghiên cứu mới. Nói cách khác, tác giả trích câu văn và dữ liệu trước của chính mình đã công bố mà không ghi nguồn, làm như là dữ liệu mới!  - Supervisory ghostwriting là những trường hợp mà người hướng dẫn nghiên cứu sử dụng dữ liệu và câu chữ của nghiên cứu sinh dưới quyền của mình mà không ghi nguồn. Đạo văn không phải lúc nào cũng dễ dàng phân biệt đen trắng rõ ràng. Ranh giới giữa đạo văn và nghiên cứu thường không rành mạch. Học để sinh viên nhận ra các hình thức đạo văn, đặc biệt là những gì mình chưa tỏ, là bước quan trọng hướng tới phòng ngừa nó một cách hiệu quả. Nhiều người nghĩ đạo văn như là sao chép tác phẩm của người khác hoặc vay mượn ý tưởng gốc của người ta. Nhưng thuật ngữ như “sao chép” và “vay mượn” có thể che giấu mức độ nghiêm trọng của hành vi. Không trích dẫn nguồn The Ghost Writer (Ý nói người viết chuyên nghiệp): Người viết lấy tác phẩm của người khác, thậm chí từng từ một, coi như là của riêng mình. Sao chép nguyên bản: Người viết sao chép hầu hết nội dung từ một nguồn nào đó. Bài làm kiểu xào nấu: Người viết sẽ cố gắng ngụy trang việc đạo văn bằng cách sao chép từ nhiều nguồn khác nhau, tinh chỉnh các câu cú để làm cho chúng ăn khớp với nhau trong khi giữ lại hầu hết các ý tưởng gốc. Những người nghèo cải trang: Người viết giữ lại nội dung chính của tác phẩm và thay đổi một chút sự xuất hiện của bài mới bằng cách thay đổi các từ khóa và cụm từ. Những kẻ lười biếng: Người viết bỏ nhiều thời gian để diễn giải nhiều trích dẫn từ các nguồn khác và làm cho tất cả cùng hòa nhịp ăn khớp, thay vì cố gắng theo đuổi ý tưởng nguyên bản của tác giả (cố ý làm sai tư tưởng của tác giả). Biến mình thành kẻ cắp: Người viết vay mượn tài liệu từ những công trình của mình trước đó. (Tác phẩm trước đã trích rồi, lần này lấy nguyên lại như là của mình sản sinh ra). Trích dẫn nguồn tài liệu (nhưng vẫn là ăn cắp ý tưởng) Quên trích dẫn: Người viết đề cập đến tên của tác giả ở một nguồn, nhưng lại bỏ qua việc liệt kê những thông tin cụ thể của các dữ liệu tham chiếu. Mặt nạ này thường được các người đạo văn dùng để che khuất các thông tin về nguồn tài liệu. Người viết cung cấp thông tin không chính xác về nguồn tài liệu và không ai tìm ra được. Người viết trích dẫn một nguồn hợp lệ, nhưng lại bỏ qua việc đặt trong dấu ngoặc kép văn bản đã được sao chép một cách chính xác. Người viết trích dẫn đúng tất cả các nguồn, diễn giải và sử dụng nguồn một cách thích hợp. Tuy nhiên, bài viết này đầy dẫy những trích dẫn mà hầu như không có tác phẩm gốc! Đôi khi rất khó để phát hiện hình thức đạo văn này bởi vì nó trông giống như bất kỳ tài liệu được nghiên cứu khác. Trong trường hợp này, người viết trích dẫn (quote) và trích nguồn (cite) ở một vài chỗ, nhưng tiếp tục diễn giải một số lập luận từ nguồn trên và không trích dẫn. Với thủ thuật này, người viết cố gắng chứng minh là các diễn giải đó chính là của mình chứ không xuất phát từ nguồn trích dẫn. NGUYÊN NHÂN ĐẠO VĂN Đạo văn không chỉ có trong sinh viên, học sinh mà ngay cả trong giới nghiên cứu hay cả những vị Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ… cũng không phải là chưa bao giờ từng đạo văn, chủ yếu là họ có biết và có thừa nhận điều đó hay không mà thôi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đạo văn ,khách quan có ,chủ quan có : Về mặt văn hóa Nguyên nhân sâu xa của tình trạng đạo văn là truyền thống giáo dục áp đặt và giáo điều mà cho đến tận ngày hôm nay vẫn chưa cải thiện được bao nhiêu .Cơ sở của nền giáo dục này là sự thần thánh hoá tư tưởng của một số tác giả, biến những tư tưởng ấy thành chân lý phổ quát mà mọi người đều phải học và làm theo. Với lối học như thế, trí thức ngày xưa không phải là những người sáng tạo, mà là những người biết nhiều chữ, thuộc nhiều sách, để lúc nào cũng có thể nói ra những câu na ná những câu của các bậc Thánh hiền.Phương pháp giáo dục của chúng ta hiện nay vẫn vậy. Các thầy cô giáo đọc sách rồi truyền đạt cho học sinh và đòi hỏi các em phải nhớ. Em nào thuộc lòng và chép lại chính xác bài giảng của thầy sẽ được điểm cao. Những bài viết không hoàn toàn giống với bài giảng của thầy sẽ được điểm thấp hơn. Về bản chất, dạy học như vậy chính là dạy đạo văn, và việc chấm bài cũng đề cao trình độ đạo văn. Lối dạy này khiến cho các em nhầm tưởng rằng các kiến thức trong sách hay trên mạng đều là vô chủ, hoặc là sở hữu chung, ai cũng có thể sử dụng mà không cần phải quan tâm đến tác giả của chúng. ( Với lối học thuộc lòng sẽ làm cho học sinh khó mà sáng tạo đươc. Bởi vậy sự sáng tạo của học sinh, sinh viên VN ko bằng với sinh viên nước ngoài. Học sinh ở Việt Nam từ hồi còn bé tí đã hình thành một ý thức về sự ganh đua, về "cái tôi" cực kỳ to lớn trong môi trường lớp học. Ý thức này phát triển từ cấp 1, ăn sâu lên cấp 2, và bùng phát dữ dội ở cấp 3.Đa số các em học sinh,ngay bản thân tôi trước đây cũng thế,dĩ nhiên là ý thức được quay bài là xấu, là gian lận, là giải pháp không tốt nhưng không quay bài thì sẽ như thế nào? Lúc đó chỉ có một suy nghĩ là sẽ phải chết nhăn răng nếu nhận điểm kém vì sức ép từ phía gia đình, sợ bị bạn bè che dốt, vì quá nhiều áp lực bài vở và căn bản nhất là trong đầu không đủ kiến thức để làm bài. Giữa cái xấu và cái chết thì đương nhiên trong con người ta sẽ bùng nổ một cuộc chiến nội tâm dữ dội: người ta thà sống vinh còn hơn chết nhục hay là chết vinh còn hơn sống nhục đây? Một người bình thường hẳn sẽ phải từ chối cái chết vì thiếu hiểu biết, cho nên suy qua tính lại trong một nghìn lẻ một kế thì quay bài chính là thượng sách,là lối thoát tuyệt hảo, là nấc thang lên thiên đường và cũng là bước nhanh nhất xuống địa ngục cho những đứa nào non tay bị thầy cô phát hiện. Khi học sinh – sinh viên trả bài hoặc làm bài thi mà không viết đúng ý thầy hoặc nguyên văn lời thầy giảng, thì bài thi xem như không đạt. Điều này cũng cho thấy nhiều Giáo viên vẫn còn cho cho rằng mình luôn luôn đúng,suy nghĩ còn chưa thoáng, còn quá cứng nhắc, quá bảo thủ. Thực trạng hiện nay nhiều bạn sinh viên khi mới bước chân vào giảng đường Đại học vẫn quen với phương pháp học tập ở cấp phổ thông ( nôm na gọi là phương pháp đọc chép ) ,thầy cô thao thao bất tuyệt trên bục giảng và đọc kiến thức cho học sinh cặm cụi ghi chép nên họ vẫn thích lối giảng dạy đọc, chép hơn là thảo luận, tranh cãi về một vấn đề nào đó được giảng viên đưa ra. Về mặt đạo đức Đạo văn chính là sự ăn cắp, nhưng là thứ ăn cắp tồi tệ hơn ăn cắp thông thường. Bởi ăn cắp thông thường chỉ là chiếm đoạt một cách vụng trộm tài sản của người khác. Còn đạo văn là ăn cắp cộng với đạo đức giả. Những người đạo văn nói chung đều là trí thức, ít nhất là trong con mắt xã hội. Lý do của việc đạo văn chắc chắn là lòng tham, nhưng sâu xa mà nói, đạo văn phản ánh sự tự ti. Vì không dám tin là mình có thể làm một điều gì đó có giá trị, không dám dấn than, trong khi lại muốn nổi tiếng, muốn thăng quan tiến chức. Vậy là làm liều. Lý do khác Không biết thế nào là đạo văn : một thực trạng đáng buồn ngày nay là đa số các bạn sinh viên không biết như thế nào là khái niệm đạo văn.Một số bạn không biết hành động của mình là đạo văn của người khác. Và có nhiều bạn vẫn nghĩ đó là bình thường. Điều đó dường như trở thành thói quen đối với mỗi sinh viên. Trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo kém : Như đã nói, phương pháp giáo dục của nước ta hiện nay vẫn không khác mấy về bản chất. Phổ biến trong các trường học của chúng ta, ở mọi cấp, vẫn là lối dạy và học mang tính giáo điều và áp đặt. Điều các thầy cô giáo truyền đạt cho học sinh những kiến thức và thông tin cụ thể rồi đòi hỏi học sinh phải ghi nhớ. Ở các kỳ thi thường có xu hướng buộc sinh viên chép lại và áp dụng những gì mà thầy cô đã dạy. Ai thuộc lòng và chép lại chính xác bài giảng của thầy sẽ được điểm cao và ngược lại những bài viết không hoàn toàn giống với bài giảng của thầy sẽ được điểm thấp hơn . Rõ ràng, về bản chất, lối dạy như vậy chính là dạy đạo văn, và việc chấm bài của các thầy cô cũng đề cao trình độ đạo văn, những bài đạo văn hoàn hảo sẽ được điểm cao nhất. Chính lối dạy này khiến cho học sinh, sinh viên không có cơ hội thể hiện suy nghĩ của bản thân ,đã không giúp mà còn hạn chế trí tưởng tượng, sáng tạo của họ thêm vào đó còn khiến họ nhầm tưởng rằng các kiến thức trong sách hay trên mạng đều là vô chủ, hoặc là sở hữu chung, và vì thế ai cũng có thể sử dụng mà không cần phải quan tâm đến tác giả của chúng.  Không có khả năng đánh giá nguồn tài liệu từ Internet : nguồn tài liệu trên Internet là vô tận,nhưng đa số các bạn sinh viên đã lạm dụng quá mức nguồn tài nguyên trên. Đa số các sinh viên đều nghĩ là các bài trên mạng là đúng, nên nhiều bạn đã tin hoàn toàn vào chúng mà không có một sự kiểm chứng lại. Điều đó rất nguy hiểm vì chưa chắc các nguồn tài tiệu trên internet là đã chính xác và những kiến thức sai lệch sẽ đi vào trong suy nghĩ sinh viên. đã là thứ tài liệu có sẵn mà xài miễn phí chất lượng cao thì cần chi phải dầu tư tự nghiên cứu và dần trở thành thành thói quen xấu trong ý thức của sinh viên. Lẫn lộn giữa đạo văn và diễn giải : Xuất phát từ nguyên nhân kém hiểu biết về như thế nào là đạo văn nên các bạn sinh viên đã hiểu sai và không phân biệt đúng như thế nào là đạo văn và diễn giải.Bên cạnh đó, khi gặp phải những thuật ngữ hoặc khái niệm chuyên ngành quá khó, sinh viên không đủ khả năng để tự diễn giải và vô tình đạo văn. Lười biếng,dễ giải trong quan điểm học tập: “ Làm cho có ,cho qua” đó là suy nghĩ của không ít bạn sinh viên,các bạn không hiểu rõ được việc học hay vấn đề mình đang nghiên cứu này đang phục vụ cho mình mà chỉ nghĩ đó chỉ là những việc làm vô bổ,mất thời gian nên không càn quan tâm đầu tư nhiều. Áp lực học tập,điểm số,cạnh tranh :Trong nền giáo dục hiện nay của nước ta áp lực thành tích đã trở thành vấn đề khá là nổi cượm,sinh viên đã chạy theo căn bệnh đó nên nghĩ rằng mình không “đạo văn” thì người khác cũng đạo văn nếu mình không là vậy thì sẽ thua thiệt về thành tích. Ghi chú không cẩn thận: Trong quá trình ghi chú, sự ghi chép không rõ ràng dẫn đến khi làm tiểu luận nghiên cứu, họ sẽ không phân biệt được đâu là trích dẫn, đâu là diễn giải, ghi chú do chúng bị ghi chép lẫn lộn với nhau. Ngoài ra, ghi chép không đầy đủ sẽ khiến họ không thể xác định nguồn trích dẫn để đảm bảo mình không ăn cắp ý tưởng. Lý do tài chính : Một số bạn vì muốn đoạt giải thưởng để kiếm tiên mà đã sử dụng công trình nghiên cứu của người khác để đi dự thi mà không nghĩ đến hậu quả. MỤC ĐÍCH ĐẠO VĂN Người ta đạo văn vì nhiều mục đích khác nhau, có người vì mục đích học tập nhưng nghèo ý tưởng, lười biếng, không chịu khó suy nghĩ mà dưới sức ép của thầy cô, bạn bè nên buộc phải đạo văn. Cũng có người vì trình độ yếu kém mà lại muốn thăng tiến trong công việc nên đạo văn để được chứng nhận bằng cấp học hàm học vị. Chúng ta không loại trừ những người ăn cắp công sức mồ hôi của người khác chỉ vì mục đích tiền bạc và thời gian. Lại có kẻ “vô đức vô tài” mà muốn nổi danh nên đạo văn để được công chúng biết đến nhưng thực tế không ai ngồi không mà ăn bát vàng cả, những kẻ như vậy không sớm thì muộn cũng bị phát giác hoặc đánh bậc lại phía sau của sự tiến bộ xã hội
Luận văn liên quan