Nền kinh tế nước ta đang giai đoạn mở cửa để phát triển kinh tế. Để nền kinh tế tăng trưởng thì bên cạnh các nguồn lực trong nước, chúng ta cần huy động nguồn lực bên ngoài, trong đó có vấn đề vay nợ nước ngoài để phát triển kinh tế. Vay nước ngoài nhằm bổ sung các nguồn lực cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nhưng nó cũng có cái giá phải trả khi nợ nước ngoài tăng nhanh, việc sử dụng nợ vay kém hiệu quả, thất thoát lãng phí, dịch vụ trả nợ tăng nhanh trong khi nền kinh tế tăng trưởng chậm, tốc độ xuất khẩu gặp khó khăn sẽ dẫn đến khủng hoảng nợ. Sự tồn đọng của nợ nước ngoài là một hiện tượng phổ biến của các nước Thế giới Thứ ba vào giai đoạn phát triển kinh tế khi tiền tiết kiệm trong nước có ít, những thâm hụt trong tài khoản vãng lai cao, và nhập khẩu vốn là cần thiết để tăng các nguồn lực nội địa. Đối với nước ta việc vay vốn nước ngoài là cần thiết, nhưng việc quản lý, sử dụng nợ có hiệu quả đảm bảo nợ bền vững và trả được nợ là vấn đề cần quan tâm.
Xuất phát từ những lý do trên, sau khi được học tập và nghiên cứu Môn kinh tế phát triển tại Trường Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh và qua quá trình công tác thực tế, tôi chọn tiểu luận “Vấn đề nợ và cơ cấu nợ nước ngoài của Việt Nam”. Với nội dung của tiểu luận nhằm rút ra được tình hình nợ của Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị về quản lý nợ vay nước ngoài đảm bảo bền vững.
20 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2958 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vấn đề nợ và cơ cấu nợ nước ngoài của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
PHẦN MỞ ĐẦU 2
MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT 3
PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI 4
I. Một số thuật ngữ: 4
I.1. Các khái niệm: 4
I.2. Về cơ cấu: 5
I.3. Loại hình nợ: 5
II. Nguồn gốc hình thành nợ: 5
III. Các chỉ tiêu đo lường nợ 6
PHẦN II: TÌNH HÌNH NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM 9
I. Các chỉ tiêu về nợ nước ngoài của Việt Nam 9
II. Nhận định về nợ nước ngoài của Việt Nam 12
PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ QUẢN LÝ, GIẢM NỢ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 14
I. Siết chặt quản lý để sử dụng hiệu quả hơn 14
II. Chiến lược quốc gia về vay và trả nợ nước ngoài 14
III. Một vài kiến nghị góp phần quản lý nợ, giảm vay, giảm nợ nước ngoài 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
PHẦN MỞ ĐẦU
Nền kinh tế nước ta đang giai đoạn mở cửa để phát triển kinh tế. Để nền kinh tế tăng trưởng thì bên cạnh các nguồn lực trong nước, chúng ta cần huy động nguồn lực bên ngoài, trong đó có vấn đề vay nợ nước ngoài để phát triển kinh tế. Vay nước ngoài nhằm bổ sung các nguồn lực cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nhưng nó cũng có cái giá phải trả khi nợ nước ngoài tăng nhanh, việc sử dụng nợ vay kém hiệu quả, thất thoát lãng phí, dịch vụ trả nợ tăng nhanh trong khi nền kinh tế tăng trưởng chậm, tốc độ xuất khẩu gặp khó khăn sẽ dẫn đến khủng hoảng nợ. Sự tồn đọng của nợ nước ngoài là một hiện tượng phổ biến của các nước Thế giới Thứ ba vào giai đoạn phát triển kinh tế khi tiền tiết kiệm trong nước có ít, những thâm hụt trong tài khoản vãng lai cao, và nhập khẩu vốn là cần thiết để tăng các nguồn lực nội địa. Đối với nước ta việc vay vốn nước ngoài là cần thiết, nhưng việc quản lý, sử dụng nợ có hiệu quả đảm bảo nợ bền vững và trả được nợ là vấn đề cần quan tâm.
Xuất phát từ những lý do trên, sau khi được học tập và nghiên cứu Môn kinh tế phát triển tại Trường Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh và qua quá trình công tác thực tế, tôi chọn tiểu luận “Vấn đề nợ và cơ cấu nợ nước ngoài của Việt Nam”. Với nội dung của tiểu luận nhằm rút ra được tình hình nợ của Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị về quản lý nợ vay nước ngoài đảm bảo bền vững.
Nội dung nghiên cứu của tiểu luận chưa đề cập đầy đủ về nợ nước ngoài và khủng hoảng nợ nước ngoài của các nước thuộc Thế giới Thứ ba. Tiểu luận chỉ đưa ra một số lý thuyêt chính về khái niệm nợ nước ngoài, nguồn gốc nợ, các chỉ tiêu đo lường nợ và tỉ lệ nợ đảm bảo an toàn bền vững phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam. Những đánh giá về nợ nước ngoài và cơ cấu nợ nước ngoài của Việt Nam, những khuyến nghị đề xuất chưa đầy đủ nhưng phần nào đã góp phần nâng cao trình độ lý luận của bản thân. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Đinh Phi Hổ đã hướng dẫn cho tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu môn Kinh tế Phát triển tại Trường Đại học Ngân hàng TPHCM.
MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT
GDP: Gross Domestic Product
GNP: Gross National Product
GNI: Gross National Income
WB: The World Bank: Ngân hàng Thế giới
IMF: International Monetary Fund: Quỹ Tiền tệ Quốc tế;
NH: Ngân hàng
ODA: Official Development Assistance: Hỗ trợ phát triển chính thức
ADB: Asian Development Bank: Ngân hàng Phát triển Châu Á
PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI
Một số thuật ngữ:
Các khái niệm:
Nợ nước ngoài của quốc gia là số dư của mọi nghĩa vụ nợ hiện hành (không bao gồm nghĩa vụ nợ dự phòng) về trả gốc và lãi tại một thời điểm của các khoản vay nước ngoài của quốc gia. Nợ nước ngoài còn có thể định nghĩa là khoản vay của quốc gia đối với những chủ nợ cư trú ngoài phạm vi quốc gia (bao gồm cả những khoản nợ trong nước do người không cư trú tại quốc gia đó nắm giữ).
Theo Từ điển thuật ngữ về ngân hàng và tài chính của Nhà xuất bản Peter Collin, tái bản năm 1997, thì nợ nước ngoài là khoản vay nợ của một quốc gia từ một quốc gia khác, nói cách khác, chủ nợ thường trú ở nước ngoài và con nợ thường trú trong nước. Như vậy, nợ nước ngoài bao gồm cả các khoản nợ trên thị trường nợ nội địa nhưng chủ nợ là những người không cư trú ở nội địa.
Đối với khoản nợ mà Chính phủ, các tổ chức trong nước vay Chính phủ, vay các tổ chức và cá nhân nước ngoài có thể được xác định khá chính xác. Đối với khoản nợ của các chủ nợ không cư trú ở nội địa thì rất khó tổng hợp đầy đủ và chính xác. Bởi vì các khoản nợ này có thể được thực hiện bằng đồng nội tệ hoặc ngoại tệ ngay trên thị trường nội địa, tiêu thức để xác định đó là khoản nợ nước ngoài dựa trên cơ sở chủ nợ là người cư trú ở nước ngoài. Ví dụ: đối với Việt Nam, Chính phủ hoặc các doanh nghiệp phát hành công cụ nợ bằng nội tệ hoặc ngoại tệ trên thị trường Việt Nam, theo thông lệ quốc tế, tổng giá trị của các công cụ nợ mà những người không cư trú ở Việt Nam mua sẽ được tính vào tổng nợ nước ngoài của quốc gia. Vấn đề này thương được biết đến dưới một tên gọi khác là đầu tư gián tiếp của nước ngoài qua con đường phổ biến nhất là thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư nước ngoài mua trái phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam thì được tổng hợp vào khoản nợ nước ngoài của Việt Nam.
Nợ quốc gia là số dư của mọi nghĩa vụ về trả nợ gốc và trả nợ lãi tại một thời điểm về các khoản vay nước ngoài của Việt Nam.
Nợ quốc gia bao gồm nợ nước ngoài của khu vực công và nợ nước ngoài của khu vực tư nhân. Trong đó, nợ nước ngoài của khu vực công bao gồm nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ nước ngoài của chính quyền cấp tỉnh, thành phố (nếu có) và nợ nước ngoài của các tổ chức kinh tế nhà nước.
Về cơ cấu:
Về cơ cấu, nợ nước ngoài bao gồm nợ nước ngoài của khu vực công và nợ nước ngoài của khu vực tư.
Nợ nước ngoài của khu vực công bao gồm: nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ nước ngoài của chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu có), nợ nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức tài chính, tín dụng nhà nước và các tổ chức kinh tế nhà nước trực tiếp vay nước ngoài và nợ nước ngoài của khu vực tư nhân có bảo lãnh của Chính phủ.
Nợ nước ngoài của khu vực tư nhân: là nợ nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc khu vực tư nhân (không bao gồm nợ của các cá nhân).
Loại hình nợ:
Nợ song phương là nợ các chủ nợ chính thức, tức là nợ của chính phủ với chính phủ, với các cơ quan của nhà nước (kể cả các ngân hàng trung ương), nợ của các chủ thể tự quản, và nợ trực tiếp của các cơ quan tín dụng xuất khẩu.
Nợ đa phương là nợ của các tổ chức đa phương như WB, các ngân hàng phát triển khu vực, các cơ quan đa phương và liên chính phủ khác.
Nợ song phương và đa phương chủ yếu thông qua hình thức ODA.
Nợ tư nhân: Các chủ nợ tư nhân gồm chủ sở hữu trái phiếu do nước khác phát hành, các NH thương mại và các chủ nợ tư nhân khác cho vay ngân hàng và cho vay thương mại.
Nguồn gốc hình thành nợ:
Các nước cho vay (thường là các nước phát triển): Có nguồn vốn tích tụ, tập trung lớn nhưng không sử dụng hết.
Các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam): Luôn thiếu vốn trong nước, có nhu cầu vốn lớn để đẩy mạnh đầu tư sản xuất, nhằm tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Do vậy mà các nhóm nước này hợp tác với nhau để thỏa mãn nhu cầu về nguồn vốn của 2 bên, thông qua việc cho vay, thường là ODA.
Các chỉ tiêu đo lường nợ
Tình trạng nợ nước ngoài của một nước thường được đánh giá qua nhiều chỉ số đơn lẻ khác nhau. Các chỉ số này có thể chia thành ba nhóm:
Nhóm chỉ số phản ánh mức độ, thường được đánh giá bằng cách so sánh dư nợ, số nợ phải trả, lãi phải trả với nguồn thu trực tiếp và gián tiếp để trả nợ.
Nhóm chỉ số đánh giá cơ cấu nợ, thường hàm chứa những thông tin quan trọng về mức độ rủi ro của việc vay nợ. Thông thường rủi ro sẽ cao khi tỷ trọng nợ ngắn hạn, tỷ lệ nợ thương mại và tỷ lệ nợ song phương cao.
Nhóm chỉ số đánh giá tính thanh khoản, thường thể hiện khả năng trả nợ tức thời, hay nói cách khác, khả năng đối phó nhanh của nền kinh tế đối với các biến động bất thường của dòng tiền vay mượn, đặc biệt là luồng tiền ngắn hạn.
* Một số chỉ số đo lường nợ như sau:
Tổng nợ/GDP ≤ 40% được cho là nợ bền vững
Tổng nợ/Giá trị xuất khẩu ≤ 150%.
Dịch vụ nợ/Giá trị xuất khẩu ≤15% được coi là nợ bền vững
Nợ/GNI (WB thay đổi thuật ngữ GNP thành GNI từ khi sử dụng hệ thống tài khoản quốc gia năm 1993).
Trả nợ/Xuất khẩu;
Lãi/Xuất khẩu;
Lãi/GNI;
Nợ ngắn hạn/Tổng nợ;
Nợ ưu đãi/Tổng nợ;
Nợ đa phương/Tổng nợ;
Dự trữ quốc tế/Tổng nợ;
Trả nợ/Tổng thu ngân sách: Có giới hạn an toàn từ 10% - 12%.
Dự trữ quốc tế/Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Để bảo đảm an toàn nợ của quốc gia và nợ của chính phủ, các nước thường sử dụng các tiêu chí sau đây làm giới hạn vay và trả nợ:
Giới hạn nợ quốc gia không vượt quá 50-60% GDP hoặc không vượt quá 150% kim ngạch xuất khẩu.
Dịch vụ trả nợ quốc gia không vượt quá 15% kim ngạch xuất khẩu và dịch vụ trả nợ của Chính phủ không vượt quá 10% chi ngân sách.
* Quy chế giám sát tình trạng nợ nước ngoài
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 231/2006/QĐ-TTg ban hành Quy chế xây dựng và quản lý hệ thống chỉ tiêu đánh giá, giám sát tình trạng nợ nước ngoài của quốc gia.
Quy chế này áp dụng đối với việc xây dựng và quản lý hệ thống chỉ tiêu chung về nợ nước ngoài của quốc gia, các ngưỡng an toàn nợ, hạn mức vay nợ, trách nhiệm của cơ quan chủ trì và các cơ quan có liên quan trong việc đánh giá tình trạng nợ nước ngoài, nhằm xây dựng và điều chỉnh chiến lược, chính sách vay nợ của Chính phủ cho phù hợp, đảm bảo an toàn nợ quốc gia.
Nội dung quy chế nêu rõ: Nguyên tắc của việc đánh giá, giám sát tình trạng nợ nước ngoài là thực hiện liên tục, thường xuyên; việc đánh giá, giám sát nợ nước ngoài phải kết hợp với đánh giá, giám sát nợ trong nước của Chính phủ và giám sát các nghĩa vụ nợ dự phòng; đảm bảo các quy định, hướng dẫn phải được tuân thủ, các kiến nghị đề xuất phải kịp thời, cụ thể và có tính khả thi.
Các chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia được đánh giá, giám sát theo ngưỡng an toàn nợ bao gồm: giá trị hiện tại của nợ nước ngoài so với GDP; giá trị hiện tại của nợ nước ngoài so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (PV FD/EX); giá trị hiện tại của nợ nước ngoài so với thu ngân sách nhà nước; nghĩa vụ trả nợ hàng năm so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ; nghĩa vụ trả nợ nước ngoài hàng năm so với thu ngân sách nhà nước; dự trữ ngoại hối nhà nước so với tổng số nợ nước ngoài ngắn hạn.
Cũng theo Quy chế trên, nhóm chỉ tiêu nợ nước ngoài của Chính phủ và của khu vực công bao gồm: vay nước ngoài bù đắp bội chi ngân sách nhà nước; giá trị hiện tại của nợ nước ngoài của khu vực công so với GDP; nghĩa vụ trả nợ hàng năm của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước; nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước; nghĩa vụ nợ dự phòng so với thu ngân sách nhà nước. Nhóm chỉ tiêu nợ nước ngoài của doanh nghiệp gồm các chỉ tiêu: nợ ngắn hạn/tổng nợ nước ngoài; nợ đến hạn trong kỳ/tổng nợ nước ngoài; dư nợ quá hạn cuối kỳ/tổng nợ nước ngoài của doanh nghiệp.
Hàng năm, tiến hành phân tích Danh mục nợ quốc gia và Danh mục nợ Chính phủ theo các chỉ tiêu nợ nước ngoài; so sánh với các ngưỡng an toàn về nợ nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ ban hành và báo cáo Chính phủ trong quý I năm sau. Đồng thời, hai năm một lần tiến hành phân tích bền vững nợ; kiến nghị các biện pháp điều chỉnh Chính sách vay nợ nước ngoài trung và dài hạn, đảm bảo an toàn nợ, báo cáo Chính phủ trước cuối tháng 6 năm sau.
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có hoạt động vay nợ nước ngoài tuân thủ đầy đủ các quy định của Quy chế quản lý vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ, các quy định về đăng ký khoản vay; thực hiện chế độ báo cáo tình hình nợ nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định hiện hành; chủ động tổ chức quản lý nợ, quản lý rủi ro; góp phần ổn định kinh tế chung; tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý nợ tìm hiểu thông tin, hiện trạng nợ của doanh nghiệp khi cần thiết. (Nguồn: website Chính phủ).
PHẦN II: TÌNH HÌNH NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM
Các chỉ tiêu về nợ nước ngoài của Việt Nam
Trích từ Bản tin nợ nước ngoài số 7 của Bộ Tài Chính phát hành tháng 7/2011
Nợ nước ngoài của Việt Nam, tính theo tỷ lệ GDP, tăng rất nhanh trong những năm vừa qua và đang ở mức rất cao trên thế giới. Nợ nước ngoài có khả năng gây nên khủng hoảng kinh tế tài chính nếu không có chính sách kìm hãm. Việc sử dụng nợ nước ngoài vào các dự án công có hiệu quả kinh tế thấp và tỷ lệ thất thoát cao gây ảnh hưởng xấu cho nền kinh tế, nhất là các vụ Tập đoàn lớn của nhà nước nợ nước ngoài và bị vỡ nợ. Bên cạnh đó biến động tỷ giá cũng làm nợ nước ngoài của quốc gia tăng lên.
Trên thực tế, năm 2011 đang là năm khó khăn nhất của Việt Nam về kinh tế trong 10 năm vừa qua, với lạm phát lên đến 23%, và có đến 50% doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản. Nếu Việt Nam tiếp tục theo đuổi những dự án tốn kém, ví dụ như đường sắt cao tốc (trên 50 tỷ USD) hay điện hạt nhân (trên 20 tỷ USD), dựa trên nợ nước ngoài, trong khi năng lực tài chính không có, thì nguy cơ bất ổn định về kinh tế sẽ càng lớn thêm.
Theo số liệu trong Bản tin nợ nước ngoài số 7 của Bộ Tài Chính, và theo báo cáo của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, tính đến ngày 31/12/2010, thì vào thời điểm cuối 2010, nợ công của Việt Nam vào khoảng 57% GDP, trong đó nợ nước ngoài của chính phủ hay do chính phủ bảo lãnh vào khoảng 36% GDP, và các con số đó tiếp tục tăng lên vài % trong năm 2011. Trong vòng 4 năm, từ 2006 đến 2010, nợ nước ngoài của Việt Nam đã tăng hơn 2 lần, từ gần 16 tỷ USD lên hơn 32 tỷ, trong đó 86% là nợ công (của chính phủ, hay do chính phủ bảo lãnh).
Nếu như con số nợ công 57% GDP (sẽ lên thành 60% GDP trong năm 2011) chưa phải là cao so với nhiều nước khác, thì ngược lại con số nợ công nước ngoài và tổng nợ nước ngoài của Việt Nam (36% GDP và 42% GDP, và có chiều hướng tăng nhanh) lại là các con số cao so với thế giới.
Để so sánh với các nước khác, chú ý rằng cần lấy các con số “thuần”, tức là số nợ nước ngoài trừ đi số cho nước ngoài vay. Vì Việt Nam không có gì đáng kể để cho nước ngoài vay, nên các con số trên có thể xem như là “thuần”. Trong khi đó có những nước khác có nợ nước ngoài rất lớn, nhưng đồng thời cho nước ngoài vay cũng rất lớn, nên sau khi trừ cho nhau thì “nợ nước ngoài thuần” không cao và có thể là số âm (tức là nước chủ nợ). Ví dụ, như nước Đức có “gross external debt” lên đến 142% GDP nhưng đồng thời lại cho nước ngoài vay đến 164% GDP, nên thực ra Đức là nước chủ nợ, với “net external debt” là con số âm (22%) GDP. Hay như Luxembourg có gross external debt lên đến hơn 34 lần GDP, nhưng đây lại là một trong những nước có thu nhập đầu người cao nhất thế giới. Luxembourg là một trong những trung tâm tài chính thế giới, nên tiền từ các nơi khác gửi đến nhiều, và điều đó giải thích vì sao “nợ nước ngoài” của họ lại cao, vì tiền gửi ở đó đều tính là nợ. Bởi vậy, không thể dùng các con số gross external debt để đánh giá tình hình tài chính, mà phải dùng các con số net external debt.
Bảng liệt kê nợ nưới ngoài trên wikipedia.org
Rank
Country
External DebtUS dollars
Date
Per capitaUS dollars
% of GDP
1
United States
15,041,163,000,000
30 June 2011
47,568
99
—
European Union
13,720,000,000,000
30 June 2010
27,864
85
2
United Kingdom
8,981,000,000,000
30 June 2010
144,338
400
3
Germany
4,713,000,000,000
30 June 2010
57,755
142
4
France
4,698,000,000,000
30 June 2010
74,619
182
5
Japan
2,441,000,000,000
30 September 2010
19,148
45
9
Luxembourg
1,892,000,000,000
30 June 2010
3,696,467
3,443
19
China
529,200,000,000
31 December 2010 est.
396
5
21
Russia
480,200,000,000
30 November 2010 est.
3,421
33
41
Thailand
82,500,000,000
31 December 2010 est.
1,292
26
43
Malaysia
72,600,000,000
31 December 2010 est.
2,570
31
46
Philippines
59,770,000,000
30 September 2010 est.
636
32
59
Vietnam
33,450,000,000
31 December 2010 est.
379
32
69
Singapore
21,660,000,000
31 December 2010 est.
4,194
10
100
Laos
5,797,000,000
2010 est.
900
91
110
Cambodia
4,338,000,000
31 December 2010 est.
304
37
183
Taiwan
0
2005
0
0
Các con số nợ công của các chính phủ (bao gồm cả nợ công trong nước và nợ công nước ngoài) cũng không quan trọng bằng các con số nợ nước ngoài không thôi trong việc đánh giá sự ổn định tài chính. Lý do là, khi chính phủ nợ bản thân công dân của nước mình, thì chẳng qua đó là sự “phân chia lại tài sản” trong cùng một nước, các tài sản ở nước đó vẫn thuộc về dân nước đó không mất đi đâu, và bởi vậy điều đó không ảnh hướng nhiều đến sự ổn định của nền kinh tế nước đó so với các khoản nợ nước ngoài phải trả. Bởi vậy các con số quan trọng nhất chính là các con số về net external debt. Rất tiếc, các con số về net external debt lại không phổ biến bằng, và khó truy cập hơn, so với các con số về gross external debt và về tổng nợ công của các chính phủ.
So sánh 1: Theo thông tin của chính phủ Mỹ, nợ công của Mỹ là gần 100% GDP, trong đó khoảng 1/3, hay 33% GDP, là nợ nước ngoài. Con số nợ nước ngoài của chính phủ Mỹ cũng thuộc loại rất cao, và ứng với sự suy giảm vị thế của nền kinh tế Mỹ trên thế giới trong thập kỷ qua. Tuy nhiên con số đó vẫn còn thấp hơn là của Việt Nam.
So sánh 2: Vào cuối năm 2009, những nước châu Âu có nợ công nước ngoài lớn là: Portugal (58% GDP), Ireland (46%), Spain (26%), Greece (89%). Các nước này đều rơi vào tình trạng rất khó khăn về tài chính và chính phủ phải đưa ra những biện pháp “thắt lưng buộc bụng” mạnh nhằm giảm nợ. Đặc biệt chính phủ Hy Lạp gần như là phá sản. Tính về nợ công nước ngoài thì Việt Nam đang nằm giữa Tây Ban Nha và Ireland.
So sánh 3: Các nước đang phát triển trung bình có tổng nợ công năm 2006 vào khoảng 35% GDP, trong đó nợ nước ngoài của chính phủ là dưới 10% GDP. Như vậy, so với các nước đang phát triển khác, thì Việt Nam có tỷ lệ nợ nước ngoài cao hơn nhiều lần. Những nước như Trung Quốc hay các con rồng châu Á, hay ngay như Rumania là một nước “mới nổi”, đều có những lúc phát triển nhanh hơn Việt Nam mà không cần phải vay nợ nhiều như Việt Nam. Đặc biệt Trung Quốc không mắc nợ, mà ngược lại lại là chủ nợ của thế giới.
Trong 5 năm vừa qua, mỗi năm Việt Nam nợ nước ngoài thêm khoảng 4-5 tỷ USD. Nhưng thâm hụt cán cân thương mại quốc tế mỗi năm hơn 10 tỷ USD. Số chênh lệch nằm ở đâu? Có thể coi là nằm ở các đầu tư dạng equity của nước ngoài ở Việt Nam (không tính là nợ, mà tính là sở hữu trực tiếp của nước ngoài vào các tài sản ở Việt Nam). Con số mười mấy tỷ USD/năm đó có thể coi là làm cho kinh tế Việt Nam tăng được thêm khoảng 2-3%/năm, tức là đến 2-3%/năm trong số 5-7%/năm tăng trưởng kinh tế hàng năm là do tiền nước ngoài chứ không phải do nội lực. (Tăng trưởng bằng tiền nước ngoài tất nhiên có giá sẽ phải trả). Nếu chỉ xét nội lực thì mức tăng trưởng của Việt Nam nhờ nội lực còn thấp hơn nữa so với Trung Quốc, với độ chênh lệch lên đến khoảng 5%/năm.
Nhận định về nợ nước ngoài của Việt Nam
Việt Nam đã có một số dấu hiệu cho thấy “độ nóng” của nợ nước ngoài trong thời gian gần đây đã tăng nhanh, cả về định tính và định lượng.
Nói cách khác, gánh nặng nợ nước ngoài đang tăng liên tục cả về quy mô, dịch vụ và điều kiện nợ. Ngoài ra, vấn đề hiệu quả quản lý, sử dụng nợ cũng chưa có sự cải thiện rõ rệt. Theo chúng tôi, có 3 điểm nóng về nợ nước ngoài của Việt Nam cần xem xét.
Thứ nhất, quy mô nợ tăng nhanh và vượt dự báo. Theo Bản tin nợ nước ngoài của Bộ Tài chính, đến ngày 31-12-2009, tổng nợ nước ngoài, gồm nợ nước ngoài của Chính phủ và nợ do Chính phủ bảo lãnh hơn 27,9 tỷ USD, tương đương 479.500 tỷ đồng. Trong đó, nợ nước ngoài của Chính phủ trên 23,9 tỷ USD. Đến cuối năm 2010, nợ nước ngoài của Chính phủ và nợ do Chính phủ bảo lãnh đạt 32,5 tỷ USD (trong đó tổng dư nợ nước ngoài của Chính phủ 27,86 tỷ USD, chiếm 85,7% tổng dư nợ), tương đương 42,2% GDP năm 2010 và tăng 4,6 tỷ USD so với năm 20