Tiểu luận Vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

1. Lý do chọn đề tài Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã đề ra mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" (Dẫn theo [2; 309]). Văn kiện đã chỉ rõ mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng toàn dân trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Để thực hiện mục tiêu trên thì đổi mới về KT-XH là một việc làm cần thiết. Song hiện nay việc phát triển KT-XH theo định hướng XHCN ở Việt Nam vẫn còn một số khó khăn, hạn chế nhất định. Do đó việc vận dụng đúng đắn lý luận hình thái KT-XH vào sự nghiệp xây dựng CNXH là vô cùng quan trọng. Nước ta tiến lên CNXH từ điều kiện riêng biệt: nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, lao động thủ công là chủ yếu. Do đó muốn thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng CNXH ngoài nguồn nội lực còn cần phải vận dụng sáng tạo, khoa học lý luận hình thái KT-XH vào điều kiện đất nước. Thế kỷ XXI là thế kỷ của nền kinh tế tri thức, của khoa học công nghệ, của xu thế toàn cầu hóa. điều đó đặt ra yêu cầu đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Trong khi đó, hệ thống CNXH ở một số nước Đông Âu và Liên Xô lâm vào khủng hoảng trầm trọng, CNTB đạt được những thành tựu rực rỡ. Yêu cầu Đảng ta phải kiên định sáng suốt trong mục tiêu xây dựng CNXH cho phù hợp với xu hướng của thời đại và điều kiện cụ thể ở nước ta. Với ý định phần nào giải đáp cho những vấn đề trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam đã được Đảng cụ thể hoá ở rất nhiều văn kiện đại hội Đảng. Từ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) Đảng đã chỉ rõ mục tiêu xây dựng đất nước sau đổi mới. Mục tiêu đó càng được bổ sung và hoàn chỉnh hơn ở các Văn kiện ở Đại hội đại biểu lần VII, lần thứ VIII, lần thứ IX. Các văn kiện này đã cụ thể hóa từ đường lối cho đến cách thức, biện pháp, con đường để thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng CNXH. Ngoài ra các cuốn Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Nxb Chính trị Quốc gia, 2006), Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Nxb Chính trị Quốc gia, 2007), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng đã trình bày nhiều vấn đề liên quan đến sự vận dụng lý luận hình thái KT-XH vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta. Đó là những tư liệu vô cùng quan trọng gợi mở cho chúng tôi rất nhiều trong việc triển khai đề tài này. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Ở đề tài Sự vận dụng lý luận hình thái KT-XH vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam, chúng tôi thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: 3.1. Giới thuyết về lý luận hình thái KT-XH và vai trò phương pháp luận của lý luận đó. 3.2. Chỉ rõ sự vận dụng lý luận hình thái KT-XH vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nghiên cứu, trong quá trình triển khai đề tài này, chúng tôi vận dụng những phương pháp sau: 4.1. Phương pháp so sánh - đối chiếu. 4.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp. 5. Cấu trúc tiểu luận Ngoài phần mở đầu và kết thúc, nội dung chính của tiểu luận gồm 2 chương. Chương 1: Lý luận hình thái KT-XH và vai trò phương pháp luận của lý luận đó. Chương 2: Sự vận dụng lý luận hình thái KT-XH vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam. Kết luận. Tài liệu tham khảo.

doc21 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2131 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan