Triết học là một khoa học đã có từ lâu đời, với mỗi thời kỳ triết học được phát
triển qua nhiều trường phái khác nhau với nhiều quan điểm khác nhau tại một số quốc
gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới. Triết học đóng góp to lớn trong quá trình phát triển
tri thức nhân loại. Từ khi ra đời triết học đã hình thành tư tưởng biện chứng hay còn
gọi là phép biện chứng. Phép biện chứng xuất hiện từ thời cổ đại và cho đến nay nó đã
trải qua nhiều giai đoạn lịch sử phát triển khác nhau. Phương pháp biện chứng là
phương pháp xem xét sự vật trong trạn g thái liên hệ, tác động qua lại ràng buộc lẫn
nhau. Phép biện chứng đã có nhiều ứng dụng trong thự c tế. Một trong số đó là vận
dụng phép biện chứng duy vật vào trong công tác quản trị nhân sự.
Quản trị nhân sự (QTNS) là công tác quản lý con người trong phạm vi nội bộ
một tổ chứ c, là sự đối xử của tổ chức doanh nghiệp với người lao động. QTNS chịu
trách nhiệm về việc đưa con người vào doanh nghiệp giúp họ thực hiện công việc, thù
lao cho sức lao động của họ và giải quyết các vấn đề phát sinh. Vấn đề quản trị nhân
sự luôn là nhiệm vụ hàng đầu của các nhà q uản trị nhằm nâng cao chất lượng công
việc, nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp. Sự tồn tại và phát triển của một doanh
nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả các
nguồn lực: vốn, cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật và n gười lao động. Các yếu tố này
có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau. Nhưng trong đó con người là một
yếu tố hết sức quan trọng và cũng rất đặt biệt trong doanh nghiệp. Phép biện chứng
duy vật giúp các nhà quản lý có một cái nhìn toàn diện trong việc đánh giá con người,
gắn con người với quan hệ chung quanh, xem xét con người trong xu hướng đang phát
triển. Từ đó sử dụng một cách có hiệu quả nhân sự của tổ chức nhằm đạt được các
mục tiêu đã đặt ra.
Nhận thấy được tầm quan trọng đó nhóm đã thự c hiện viết bài tiểu luận “ Vận
dụng phép biện chứng duy vật trong quản trị nhân sự tại Công Ty Cổ Phần Thuận
Lợi” nhằm đánh giá thự c trạng tình hình nhân sự, cũng như phát hiện những điểm
không phù hợp để hoàn thiện và điều chỉnh, đồng thời khai thác các thế mạnh các khả
năng tiềm tàng góp phần tạo điều kiện cho việc phát triển nhân sự tại Công ty.
43 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6614 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vận dụng phép biện chứng duy vật trong quản trị nhân sự tại Công Ty Cổ Phần Thuận Lợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu Luận Triết Học GVHD: TS. Lê Thị Kim Chi
Tiểu luận
Vận dụng phép biện chứng duy vật trong quản
trị nhân sự tại Công Ty Cổ Phần Thuận Lợi
Trang 1
Tiểu Luận Triết Học GVHD: TS. Lê Thị Kim Chi
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Triết học là một khoa học đã có từ lâu đời, với mỗi thời kỳ triết học được phát
triển qua nhiều trường phái khác nhau với nhiều quan điểm khác nhau tại một số quốc
gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới. Triết học đóng góp to lớn trong quá trình phát triển
tri thức nhân loại. Từ khi ra đời triết học đã hình thành tư tưởng biện chứng hay còn
gọi là phép biện chứng. Phép biện chứng xuất hiện từ thời cổ đại và cho đến nay nó đã
trải qua nhiều giai đoạn lịch sử phát triển khác nhau. Phương pháp biện chứng là
phương pháp xem xét sự vật trong trạng thái liên hệ, tác động qua lại ràng buộc lẫn
nhau. Phép biện chứng đã có nhiều ứng dụng trong thực tế. Một trong số đó là vận
dụng phép biện chứng duy vật vào trong công tác quản trị nhân sự.
Quản trị nhân sự (QTNS) là công tác quản lý con người trong phạm vi nội bộ
một tổ chức, là sự đối xử của tổ chức doanh nghiệp với người lao động. QTNS chịu
trách nhiệm về việc đưa con người vào doanh nghiệp giúp họ thực hiện công việc, thù
lao cho sức lao động của họ và giải quyết các vấn đề phát sinh. Vấn đề quản trị nhân
sự luôn là nhiệm vụ hàng đầu của các nhà quản trị nhằm nâng cao chất lượng công
việc, nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp. Sự tồn tại và phát triển của một doanh
nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả các
nguồn lực: vốn, cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật và người lao động. Các yếu tố này
có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau. Nhưng trong đó con người là một
yếu tố hết sức quan trọng và cũng rất đặt biệt trong doanh nghiệp. Phép biện chứng
duy vật giúp các nhà quản lý có một cái nhìn toàn diện trong việc đánh giá con người,
gắn con người với quan hệ chung quanh, xem xét con người trong xu hướng đang phát
triển. Từ đó sử dụng một cách có hiệu quả nhân sự của tổ chức nhằm đạt được các
mục tiêu đã đặt ra.
Nhận thấy được tầm quan trọng đó nhóm đã thực hiện viết bài tiểu luận “ Vận
dụng phép biện chứng duy vật trong quản trị nhân sự tại Công Ty Cổ Phần Thuận
Lợi” nhằm đánh giá thực trạng tình hình nhân sự, cũng như phát hiện những điểm
không phù hợp để hoàn thiện và điều chỉnh, đồng thời khai thác các thế mạnh các khả
năng tiềm tàng góp phần tạo điều kiện cho việc phát triển nhân sự tại Công ty.
Trang 2
Tiểu Luận Triết Học GVHD: TS. Lê Thị Kim Chi
2. Mục tiêu nghiên cứu
M ô tả thực trạng và công tác quản trị nguồn nhân lực của Công ty .
Tìm hiểu hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Phân tích hoạt động sử dụng và duy trì nguồn nhân lực.
Tìm hiểu tình hình công công việc, tuyển dụng, bố trí nhân sự tại Công ty.
Phân tích kết quả và hiệu quả quản trị nguồn nhân lực thu được.
Đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian : Tiểu luận được thực hiện tại Công Ty Cổ Phần Thuận Lợi.
- Về thời gian : Tiểu luận được thực hiện từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 01
năm 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận sử dụng các phương pháp như: tổng hợp, phân tích, so sánh, khảo
sát và thu thập thông tin.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề
tài gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phép biện chứng duy vật với quản trị nhân sự trong
doanh nghiệp.
Chương 2: Vận dụng phép biện chứng duy vật trong quản trị nhân sự tại Công
Ty Cổ Phần Thuận Lợi và một số kiến nghị.
Trang 3
Tiểu Luận Triết Học GVHD: TS. Lê Thị Kim Chi
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VỚI
QUẢN TRỊ NH ÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Phé p biện chứng duy vật
1.1.1 Phép biện chứng và khái quát lịch sử phé p biện chứng
1.1.1.1 Khái niệm phép biện chứng
Thuật ngữ “biện chứng” có gốc từ tiếng Hy Lạp là dialektica. Theo nghĩa này,
biện chứng là nghệ thuật tranh luận nhằm tìm ra chân lý bằng cách phát hiện các mâu
thuẫn trong lập luận của đối phương và nghệ thuật bảo vệ những lập luận của mình.
1.1.1.2 Khái quát lịch sử phép biện chứng
- Phép biện chứng xuất hiện từ thời cổ đại và từ đó đến nay, lịch sử phát triển
của nó đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau gắn liền với sự phát triển của khoa học và
thực tiễn, về cơ bản có 3 hình thức:
- Phép biện chứng mộc mạc, chất phác thời cổ đại. Phép biện chứng cổ đại thể
hiện rõ nét trong triết học Ấn Độ, Trung Quốc và Hy Lạp cổ đại. Tiêu biểu cho những
tư tưởng biện chứng của triết học Trung Quốc là thuyết Ngũ Hành, năm yếu tố Kim –
M ộc – Thủy – Hỏa – Thổ tồn tại trong mối liên hệ tương sinh, tương khắc với nhau.
Các y ếu tố đó tác động, chuyển hóa lẫn nhau, ràng buộc quy định lẫn nhau, tạo ra sự
biến đổi trong vạn vật. Trong triết học Ấn Độ, biểu hiện rõ nét nhất của tư tưởng biện
chứng là triết học của đạo Phật, quan niệm về nhân duyên , vô ngã, vô thường đã chứa
đựng những tư tưởng biện chứng khá sâu sắc. Theo Hêraclít – một trong các nhà “biện
chứng bẩm sinh” tiêu biểu của Hy Lạp cổ đại coi sự vận động, biến đổi của thế giới
cũng giống như sự chuyển động, đều trôi đi, chảy đi của một con sông mà ông đã xây
dựng trong Học thuyết về dòng chảy. Với quan niệm như vậy, Hêraclít đã xây dựng
được một số phạm trù của phép biện chứng như lôgôs để luận bàn về những quy luật
khách quan của thế giới vật chất và coi đó là nội dung cơ bản của phép biện chứng.
Sau Hêraclít, phép biện chứng Hy Lạp cổ đại tiếp tục được hoàn thiện, phát triển với
nhiều nội dung phong phú. Ph.Ăngghen khẳng định: “ N hững nhà triết học Hy Lạp cổ
đại đều là những nhà biện chứng tự phát bẩm sinh, và Arixtốt, bộ óc bách khoa nhất
trong các nhà triết học ấy, cũng đã nghiên cứu những hình thức căn bản nhất của tư
duy biện chứng”.
Đặc trưng cơ bản chung của phép biện chứng cổ đại là tính tự phát, ngây thơ.
Do trình độ còn thấp kém về khoa học, nên phép biện chứng cổ đại mới chỉ là những
Trang 4
Tiểu Luận Triết Học GVHD: TS. Lê Thị Kim Chi
quan điểm biện chứng mộc mạc, mang tính suy luận, phỏng đoán trên cơ sở những
kinh nghiệm trực giác mà chưa được minh chứng bằng các tri thức khoa học. Cho dù
còn nhiều hạn chế, nhưng nhìn chung, phép biện chứng cổ đại đã coi thế giới là chỉnh
thể thống nhất; giữa các bộ phận của thế giới có mối liên hệ qua lại, thâm nhập, tác
động và quy định lẫn nhau; thế giới không ngừng vận động và biến đổi.
- Phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ Điển Đức được khởi đầu từ Cantơ
qua Phíchtơ, Sêlinh và phát triển đến đỉnh cao trong phép biện chứng duy tâm của
Hêghen. Ph Ăngghen khẳng định “hình thức thứ hai của phép biện chứng, hình thức
quen thuộc nhất với các nhà khoa học tự nhiên Đức, là triết học cổ điển Đức từ Cantơ
đến Hêghen”.
Trong triết học của Hêghen, phép biện chứng duy tâm được phát triển đến đỉnh
cao với hình thức và nội dung phong phú. Về hình thức, phép biện chứng duy tâm của
Hêghen đã bao quát cả 3 lĩnh vực: các phạm trù lôgícc thuần túy lĩnh vực tự nhiên
biện chứng của t oàn bộ quá trình lịch sử. Về nội dung, Hêghen chia phép biện
chứng thành:
+ Tồn tại là cái vỏ bên ngoài, trực tiếp, nông nhất mà con người có thể cảm giác
và được cụ thể hóa trong các phạm trù chất, lượng và độ.
+ Bản chất là tầng gián tiếp của thế giới, không thể nhận biết bằng cảm giác,
tồn tại trong mâu thuẫn đối lập với chính mình được thể hiện trong các phạm trù “hiện
tượng – bản chất”, hình thức – nội dung”…
+ Khái niệm là sự thống nhất giữa tồn tại với bản chất, là cái vừa trực tiếp, vừa
gián tiếp được thể hiện trong các phạm trù “ cái đơn nhất”, “ cái phổ biến”, “cái đặc
thù”. Phép biện chứng trong giai đoạn này là “sự phát triển”- được coi là sự tự phát
triển tịnh tiến của “ý niệm tuyệt đối”, Hêghen coi phát triển là nguyên lý cơ bản nhất
của phép biện chứng với phạm trù trung tâm là “tha hóa” và khẳng định “tha hóa”
được diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc trong cả tự nhiên, xã hội và tinh thần. V.I.LêNin cho
rằng “Hêghen đã đoán được một cách tài tình biện chứng của sự vật trong biện chứng
của khái niệm”. Phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức đã hoàn thành
cuộc cách mạng về phương pháp, nhưng cuộc cách mạng đó lại ở tận trên trời, chứ
không phải ở dưới trần gian, trong cuộc sống hiện thực cảu loài người, và do vậy, phép
biện chứng đó cũng “không tránh khỏi tính chất gò ép, giả tạo, hư cấu, tóm lại là bị
xuyên tạc”.
Trang 5
Tiểu Luận Triết Học GVHD: TS. Lê Thị Kim Chi
- Phép biện chứng duy vật: Ph.Ăngghen định nghĩa “Phép biện chứng là khoa
học về sự liên hệ phổ biến” và “Phép biện chứng (…) là môn khoa học về những quy
luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và
của tư duy”.
Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với
phương pháp biện chứng; giữa lý luận nhận thức với lôgíc biện chứng. Phép biện
chứng duy vật còn có khả năng đem lại cho con người tính tự giác cao trong mọi hoạt
động.
Theo Ph.Ăngghen, “Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối toàn bộ giới tự
nhiên, còn biện chứng gọi là chủ quan, tức là tư duy biện chứng, thì chỉ là phản ánh sự
chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên, của sự vận động thông qua những mặt đối lập, tức
là những mặt, thông qua sự đấu tranh thường xuy ên của chúng và sự chuyển hóa cuối
cùng từ mặt đối lập này thành mặt đối lập kia, tương tự với những hình thức cao hơn,
đã quy định sự sống của giới tự nhiên”.
1.1.2 Nội dung cơ bản của phé p biện chứng duy vật
1.1.2.1 Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật
Nguy ên lý về mối liên hệ phổ biến:
- Khái niệm: Trong phép biện chứng duy vật, mối liên hệ phổ biến dùng để khái
quát mối liên hệ, sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng
hay giữa các mặt, các giai doạn phát triển của một sự vật, hiện tượng diễn ra trong thế
giới khách quan.
- Cơ sở của mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thế giới, theo
đó, các sự vật , hiện tượng trong thế giới dù có đa dạng, có khác nhau đến thế nào đi
chăng nữa, thì cũng chỉ là những dạng cụ thể khác nhau của một thế giới vật chất duy
nhất.
- Xét về mặt hình thức mối liên hệ phổ biến của các sự vật và hiện tượng thể
hiện mang tính đa dạng và phong phú. Nhưng dù thể hiện dưới hình thức nào thì mối
liên hệ đều mang tính khách quan, tính đa dạng và tính quy luật, chúng giữ vai trò
khác nhau nhưng quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
- Một số mối liên hệ phổ biến như: mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên
hệ trực tiếp và gián tiếp, mối liên hệ cơ bản và không cơ bản, mối liên hệ chủ yếu và
ko chủ y ếu.
Trang 6
Tiểu Luận Triết Học GVHD: TS. Lê Thị Kim Chi
Nguy ên lý về sự phát triển:
- Khái niệm: Trong phép biện chứng duy vật, phát triển dùng để khái quát quá
trình vận động đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn.
- Phát triển đi theo đường “xoáy ốc”, cái mới dường như lặp lại một số đặc
trưng, đặc tính của cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn; thể hiện tính quanh co, phức tạp,
có thể có những bước thụt lùi tương đối trong sự phát triển.
- Phát triển có tính khách quan, tính phổ biến và tính quy luật. Từ nguyên lý về
sự phát triển, con người rút ra được những quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo hoạt động
nhận thức và hoạt động thực tiễn.
1.1.2.2 Các cặp phạm trù cơ bản của phé p biện chứng duy vật
a) Định nghĩa phạm trù:
Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính,
những mối liên hệ phổ biến nhất, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng của hiện
tượng khách quan.
Có sáu cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật:
- Cặp phạm trù cái chung – cái riêng.
- Cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả.
- Cặp phạm trù bản chất – hiện tượng.
- Cặp phạm trù nội dung – hình thức.
- Cặp phạm trù tất nhiên - ngẫu nhiên.
- Cặp phạm trù khả năng – hiện thực.
b) Cặp phạm trù cái chung và cái riêng:
Khái niệm cái riêng và cái chung
Cái riêng chỉ một sự vật, hiện tượng hay một quá trình riêng lẻ của hiện thực
khách quan.
Cái đơn nhất là những mặt, những thuộc tính… chỉ riêng có ở trong sự vật, hiện
tượng hay một quá trình riêng lẻ mà không được lặp lại ở bất cứ một sự việc, hiện
tượng hay quá trình riêng lẻ nào khác.
Cái chung chỉ những mặt, những thuộc tính, những mối quan hệ giống nhau
được lặp lại ở trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ.
Trang 7
Tiểu Luận Triết Học GVHD: TS. Lê Thị Kim Chi
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng
Triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng, trong sự tồn tại và phát triển của
các sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, đều bào hàm sự thống nhất giữa cái
chung và cái riêng. Giữa cái riêng, cái chung và cái đơn nhất có mối quan hệ biện
chứng với nhau.
+ Cái chung và cái riêng tồn tại khách quan. Cái chung chỉ tồn tại trong cái
riêng, biểu hiện thông qua cái riêng. N gược lại, cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ
với cái chung, bao hàm cái chung.
+ Cái chung là bộ phận của cái riêng, nhưng sâu sắc hơn cái riêng; cái riêng là
cái toàn bộ phong phú hơn cái chung.
+ Cái đơn nhất và cái chung có thể chuy ển hóa lẫn nhau trong quá trình vận
động, phát triển của sự vật. Trong những điều kiện nhất định, cái đơn nhất có thể
chuyển hóa thành cái chung và ngược lại.
Ý nghĩa phương pháp luận
M uốn nhận thức được cái chung, phải nghiên cứu cái riêng và ngược lại muốn
nhận thức được cái riêng, một mặt phải nghiên cứu cái đơn nhất, nhưng đồng thời
cũng phải nghiên cứu cái chung, để thấy được vai trò quyết định của cái chung với cái
riêng.
M uốn vận dụng cái chung cho từng trường hợp của cái riêng, nếu không chú ý
đến những tính cá biệt và điều kiện lịch sử của cái riêng thì cũng chỉ là nhận thức giáo
điều, áp dụng rập khuôn máy móc. Nhưng ngược lại, trong hoạt động thực tiễn nếu
không hiểu biết những nguy ên lý chung phổ biến thì hoạt động của con người cũng
mang tính mù quáng, kinh nghiệm và mù quáng.
Phê phán những quan điểm phủ nhận sự tồn tại khách quan của cái chung và cái
riêng, tuy ệt đối hóa cái chung hoặc cái riêng, không thấy được mối quan hệ biện chứng
giữa cái chung và cái riêng.
1.1.2.3 Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
a) Khái niệm quy luật:
Quy luật là những mối liên hệ bản chất tất nhiên phổ biến và lặp đi lặp lại của
các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan.
Phép biện chứng duy vật bao hàm ba quy luật phổ biến về sự vận động, phát
triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Trang 8
Tiểu Luận Triết Học GVHD: TS. Lê Thị Kim Chi
+ Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về
chất và ngược lại.
+ Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn)
+ Quy luật phủ định của phủ định
b) Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi
về chất và ngược lại:
Khái niệm chất và lượng:
Chất là tính quy định khách quan vốn có của của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ
các thuộc tính làm cho nó là nó mà không phải là cái khác
Lượng là tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ,
nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật cũng như các thuộc tính của nó.
M ối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
Chiều 1: Từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất.
Sự thống nhất giữa chất và lượng được thể hiện bằng khái niệm độ. Độ là ranh
giới tồn tại của sự vật hay hiện tượng mà ở đó sự t ích lũy về lượng chưa dẫn đến sự
thay đổi về chất. Sự vận động và biến đổi của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ quá trình
thay đổi về lượng, nhưng sự thay đổi về chất chỉ xảy ra khi đã kết thúc một quá trình
thay đổi về lượng, sự thay đổi đó đạt giới hạn của điểm nút, giới hạn mà ở đó sự thay
đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, vượt qua giới hạn độ để dẫn đến nhảy vọt về
chất.
Nhảy vọt về chất là kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng, chất cũ mất đi,
chất mới hình thành.
Sự thay đổi lượng-chất-sự vật bao giờ cũng được xem xét bởi những điều kiện
khách quan nhất định. Bởi vì, trong điều kiện khách quan này sự biến đổi về lượng dẫn
đến sự biến đổi về chất, thì ngược lại trong điều kiện khác cũng vẫn sự biến đổi về
lượng như vậy nhưng không có sự biến đổi về chất.
Chiều 2: Chiều ngược lại của quy luật.
Quy luật lượng chất không chỉ nói lên một chiều là sự biến đổi về lượng dẫn
đến sự biến đổi về chất, mà còn có chiều ngược lại. Đó là quá trình hình thành sự vật
mới, chất mới, và chất mới quy định lượng mới của nó. Khi sự vật mới ra đời bao hàm
chất mới, nó lại tạo ra một lượng mới phù hợp với nó và trong sự vật mới lại lặp lại
quá trình thay đổi lượng – chất – sự vật…
Trang 9
Tiểu Luận Triết Học GVHD: TS. Lê Thị Kim Chi
Ý nghĩa phương pháp luận
Xem xét quá trình thay đổi về chất phải nghiên cứu quá trình tích lũy về lượng,
biến đổi về lượng trong những điều kiện khách quan nhất định.
Để cho chất cũ mất đi chất mới hình thành, phải thường xuyên tích lũy về lượng
biết tạo ra những bước nhảy vọt, lựa chọn những điểm nút có như vậy chất cũ mới mất
đi, chất mới mới hình thành.
Tránh tư tưởng nôn nóng, đốt cháy giai đoạn tích lũy về lượng.
Tránh tư tưởng tuyệt đối hóa sự thay đổi về lượng, không kịp thời chuyển
những thay đổi về lượng sang những thay đổi về chất, từ những thay đổi mang tính
tiến hóa sang những thay đổi mang tính cách mạng và ngược lại không biết sử dụng
chất mới để thúc đẩy lượng tiếp tục phát triển.
1.2. Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm quản trị nhân sự
Quản trị nhân sự hay là Quản lý nguồn nhân lực là công tác quản lý các lực
lượng lao động của một tổ chức, công ty, xã hội, nguồn nhân lực. Chịu trách nhiệm thu
hút, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, và tưởng thưởng người lao động, đồng thời giám
sát lãnh đạo và văn hóa của tổ chức, và bảo đảm phù hợp với luật lao động và việc
làm.
Nguồn nhân sự trong doanh nghiệp có thể hiểu là nguồn lực của mỗi con người
bao gồm cả thể lực và trí lực. Nhân sự là một trong những y ếu tố quan trọng trong một
tổ chức, đặc biệt trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bên cạnh các yếu tố như
vốn, tài nguyên, công nghệ thì nhân sự là một yếu tố không thể thiếu. Ngày nay cùng
với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, nguồn nhân sự ngày càng mang
một ý nghĩa quy ết định hơn đối với sự thành công của một doanh nghiệp, một tổ chức.
1.2.2 Vai trò của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
Quản trị nhân sự có vai trò đặc biệt quan trọng và ngày càng được các nhà quản
trị quan tâm nghiên cứu, xem đây là một chức năng cốt lõi của tiến trình quản trị. Bởi
vì quản trị nhân sự là quản lý về con người - một yếu tố hết sức quan trọng và cũng rất
đặt biệt trong doanh nghiệp.
Làm tốt công tác quản trị nhân sự sẽ giúp tìm kiếm, phát triển và duy trì đội ngũ
nhân viên và quản lý. Qua đó đem lại cho doanh nghiệp một đội ngũ nhân viên có
trình độ chuyên môn cao góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Trang 10
Tiểu Luận Triết Học GVHD: TS. Lê Thị Kim Chi
Bên cạnh đó, việc các nhà quản trị lựa chọn, phân công nhân viên vào những vị
trí công việc phù hợp với khả năng của từng người vào từng thời điểm khác nhau cùng
với các chính sách đãi ngộ thỏa đáng sẽ góp phần mang lại sự hài lòng nơi nhân viên.
Từ đó nhân viên sẽ đem năng lực, sự nhiệt tình, sự sáng tạo của họ cống hiến cho công
ty giúp cho công ty phát triển ngày một bền vững.
Có thể thấy quản trị nhân sự có vai trò to lớn đối với hoạt động kinh doanh của
một doanh nghiệp, nó là hoạt động bề s âu chìm bên trong doanh nghiệp nhưng lại
quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh ng