Trong thời đại toàn cầu hóa, quốc tế hóa, bùng nổ thông tin và giao lưu văn hóa một cách mạnh mẽ các nước đang phát triển trong đó có cả Việt Nam đang phải hứng chịu rất nhiều ảnh hưởng của sự hội nhập. Cơ hội nhiều song thách thức cũng không ít. Bên cạnh những cơ hội hợp tác đầu tư phát triển kinh tế, giao lưu chọn lọc tiếp thi những tinh hoa văn hóa thế giới thì Việt nam cũng đang phải đối mặt với không ít những nguy cơ thách thức trong việc hội nhập văn hóa. Nhiều vấn đề đang đặt ra một cách cấp bách: làm thế nào để vừa hội nhập vừa không làm đấnh mất bản sắc văn hóa dân tộc, làm thế nào để có thể ngăn chặn tối đa sự du nhập của những luồng văn hóa phản giá trị, có nội dung không lành mạnh vào đời sống nhân dân.Tất cả đang đặt ra cho Đảng, Nhà nước cũng như toàn bộ nhân đân trước sự tìm kiếm những biện pháp giải pháp có thể hạn chế được sự du nhập của văn hóa phản giá trị. Một trong những biện pháp có ý nghĩa quan trọng và có thể coi là có hiệu quả nhất là chúng ta tìm về với những giá trị của Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. Đây được xem là giải pháp tối ưu có hiệu quả và tác động lớn đến hầu khắp quần chúng nhân dân cả nước. Và để làm rõ hơn về việc vận dụng Tư tưởng Hồ Chí minh trên lĩnh vực văn hóa tác giả đã chọn đề tài: “ Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đời sống văn hóa mới ở nước ta hiện nay ”.
Ngoài phần mở đầu và kết thúc thì nội dung đề tài được chia thành các phần lớn như sau:
I – Khái niệm, định nghĩa tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh
II Khái niệm về văn hóa mới
III- Tại sao phải vận dụng tủ tưởng văn hóa Hồ Chí Minh vào xây dựng văn hóa Việt Nam hiện nay
IV. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa
V- Ý nghĩa của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hóa mới hiện nay
50 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6938 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đời sống văn hóa mới ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 2
I – Khái niệm, định nghĩa tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh. 3
1 – Khái niệm, định nghĩa tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh 3
2 – Nguồn gốc, quá trình hình thành tư tưởng văn hóa HCM 3
3 – Những tư tưởng văn hóa lớn của HCM về văn hóa. 7
II Khái niệm về văn hóa mới 16
1- Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về nền văn hóa mới 16
2 Khái niệm văn hóa mới hiện nay của Đảng ta 23
III- Tại sao phải vận dụng tủ tưởng văn hóa Hồ Chí Minh vào xây dựng văn hóa Việt Nam hiện nay: 27
1-Thực trạng văn hóa hiện nay: 27
2-Thực trạng đời sống văn hóa hiện nay: thành tựu và hạn chế: 30
IV. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa 34
1.Đổi mới con người với tư cách chủ thể sáng tạo của văn hóa 34
2. Vận dụng tư tưởng chủ nghĩa Hồ Chí Minh về văn hóa trong giao lưu, hội nhập với thế giới giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 39
3. Cảnh giác ngăn chặn âm mưu lợi dụng giao lưu văn hóa để thực hiện các chiến lược “diễn biến và hòa bình” của các thế lực thù địch. 42
4- Xây dựng các gương văn hóa điển hình trong xã hội: 44
5- Vận dụng tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hóa mới trên các lĩnh vực vủa đời sống: 46
V- Ý nghĩa của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hóa mới hiện nay: 48
PHẦN KẾT THÚC 49
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong thời đại toàn cầu hóa, quốc tế hóa, bùng nổ thông tin và giao lưu văn hóa một cách mạnh mẽ các nước đang phát triển trong đó có cả Việt Nam đang phải hứng chịu rất nhiều ảnh hưởng của sự hội nhập. Cơ hội nhiều song thách thức cũng không ít. Bên cạnh những cơ hội hợp tác đầu tư phát triển kinh tế, giao lưu chọn lọc tiếp thi những tinh hoa văn hóa thế giới thì Việt nam cũng đang phải đối mặt với không ít những nguy cơ thách thức trong việc hội nhập văn hóa. Nhiều vấn đề đang đặt ra một cách cấp bách: làm thế nào để vừa hội nhập vừa không làm đấnh mất bản sắc văn hóa dân tộc, làm thế nào để có thể ngăn chặn tối đa sự du nhập của những luồng văn hóa phản giá trị, có nội dung không lành mạnh vào đời sống nhân dân....Tất cả đang đặt ra cho Đảng, Nhà nước cũng như toàn bộ nhân đân trước sự tìm kiếm những biện pháp giải pháp có thể hạn chế được sự du nhập của văn hóa phản giá trị. Một trong những biện pháp có ý nghĩa quan trọng và có thể coi là có hiệu quả nhất là chúng ta tìm về với những giá trị của Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. Đây được xem là giải pháp tối ưu có hiệu quả và tác động lớn đến hầu khắp quần chúng nhân dân cả nước. Và để làm rõ hơn về việc vận dụng Tư tưởng Hồ Chí minh trên lĩnh vực văn hóa tác giả đã chọn đề tài: “ Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đời sống văn hóa mới ở nước ta hiện nay ”.
Ngoài phần mở đầu và kết thúc thì nội dung đề tài được chia thành các phần lớn như sau:
I – Khái niệm, định nghĩa tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh
II Khái niệm về văn hóa mới
III- Tại sao phải vận dụng tủ tưởng văn hóa Hồ Chí Minh vào xây dựng văn hóa Việt Nam hiện nay
IV. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa
V- Ý nghĩa của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hóa mới hiện nayI – Khái niệm, định nghĩa tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh.
1 – Khái niệm, định nghĩa tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh
Tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh là sự tổng hợp các giá trị văn hóa Đông – Tây, trên nền tảng chủ nghĩa xã hội nhân văn Việt Nam được hình thành trong các phong trào lớn của thế kỷ XX, phong trào độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH.
Tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh chính là khát vọng của dân tộc Việt Nam về cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong các quan hệ của con người và chúng tiêu biểu cho con người và tiêu biểu cho các giá trị VN gia nhập vào các giá trị chung của khu vực và loài người tiến bộ. Trong tâm khảm nhân loại hiện đại, HVM luôn là người anh hùng giải phóng dân tộc, vừa là một danh nhân văn hóa. Các tư tưởng văn hóa nghệ thuật của HCM vừa kết tinh truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc VN, vừa đúc kết những kinh nghiệm trong họat động phong phú của người tạo nên những giá trị mới cho dân tộc, cho loài người tiến bộ, đặc biệt là cho các nước đang phát triển xây dựng nên văn hóa mới.
2 – Nguồn gốc, quá trình hình thành tư tưởng văn hóa HCM
a) Nguồn gốc hình thành
Điều kiện lịch sử văn hóa xã hội là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự hình thành các yếu tố tư tưởng của các vĩ nhân trên thế giới. Và với chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vậy, điều kiện lịch sử xã hội cùng các yếu tố gia đình, quê hương, đất nước đã có những ảnh hưởng tác động lớn đến việc hình thành tư tưởng của người đặc biệt là tư tưởng về văn hóa.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình yêu nước nhân ái sống có tình có nghĩa, mỗi thành viên trong gia đình luôn luôn phấn đấu để thành người có ích cho đất nước, cho dân tộc. Một gia đình mà tình yêu thương được bao bọc trong tâm hồn mỗi thành viên trong gia đình.
Gia đình của chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi kết tụ những truyền thuống tốt đẹp của gia đình văn hóa Việt nam xưa. Gia đình với người mẹ chân thật, yêu thương chồng con hết mực, chân thật chung thủy suốt đời lo lắng vun vén cho cuộc sống gia đình khó khăn. Có thể nói bà Hoàng thị Loan, thân mẫu chủ tịch Hồ Chí Minh là hình ảnh biểu tượng cho những nét đẹp của người phụ nữ việt nam xưa. Bà không chỉ là một con người giàu lòng nhân ái mà còn là người mang trong mình những nét văn hóa dân gian Việt Nam.
Cùng với người mẹ nhân hậu thủy chung, Nguyễn Sinh Cung còn có một người cha yêu nước thương dân, hết lòng chăm lo cho sự tiến bộ của con cái. Cụ Nguyễn Sinh Sắc – thân sinh của Người đã vừa là một người thầy, người cha của Bác – cụ đã luôn chú trọng bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp cho con cái của mình. Dạy cho các con kiến thức nhưng cũng không quên dạy cho các con lối sống lễ giáo gia phong.
Từ gia đình nhìn ra, chúng ta thấy quê hương với nhiều truyền thống tốt đẹp: cần cù, chịu khó, đoàn kết dũng cảm trong đấu tranh chống giạc ngoại xâm và trong xây dựng đất nước. Một quê hương có nền văn hóa văn nghệ dân gian phong phú trữ tình với những điệu ví dặm phường vải. Quê hương có nền văn học dân gian có sức sống mãnh liệt thể hiện đời sống tinh cảm phong phú của dân tộc. Ngay từ thủa niên thiếu chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm tiếp thu những tư tưởng tốt đẹp của quê hương, của gia đình, góp phần hình thành những tư tưởng văn hóa của Người.
Được bồi đắp những tình cảm từ gia đình, từ quê hương thêm vào đó hoàn cảnh nước mất nhà tan, sự khai thác tàn bạo của thực dân Pháp, và cũng từ sự cai trị tàn bạo của thực dân Pháp với chính sách văn hóa ngu dân đã nảy sinh những vấn đề mới, hệ tư tưởng mới và từ đó chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã được tiếp cận với tư tưởng đó. Người đã kể lại: “Vào trạc tuổi 13, tôi đã nghe đến khẩu hiệu tự do bình đẳng bác ái”.
Những biến động to lớn của lịch sử thế giới cũng đã ảnh hưởng đến việc hình thành những tư tưởng văn hóa, nhân văn của Người. Đi nhiều nơi, chứng kiến nhiều cảnh đấu tranh để xóa bỏ sự đàn áp bóc lột của nhân dan trên thế giới chống lại chủ nghĩa thực dân, thấy sự thắng lợi của cách mạng tháng mười Nga – một thời đại mới của nước Nga và thấy một nên fvăn hóa mới với những giá trị mới tốt đẹp hơn … tất cả những sự kiện này đã tác động trực tiếp đến chủ tịch Hồ Chí Minh, giúp HCM sớm nhận ra được con được cách mạng đúng đắn tạo ra một nên văn hóa mới, tạo quan hệ xã hội con người với con người tôt đẹp hơn. Đây chính là những bước cơ sở đề hình thành tư tưởng về một nền văn hóa mới.
Từ những yếu tố cơ sở từ thực tiễn kết hợp với các tư tưởng lý luận mà chủ tịch HCM đã tiếp thu được – từ đó hình thành nên tư tưởng văn hóa HCM. Có thể nói tư tưởng văn hóa HCM là sự kết tinh của tinh hoa văn hóa phương Đông, phương Tây, và chủ nghĩa nhân văn HCM.
Truyền thống văn hóa dân tộc nhân ái yêu thương con người, sống với nhau có nghĩa có tình, truyền thống cố kết cộng đồng đoàn kết dân tộc đã ảnh hưởng đến những tư tưởng văn hóa của Người. Con người Việt Nam hướng thiện yêu cái tốt, yêu cái đẹp, đòan kết để xây dựng văn hóa ngày càng tốt đẹp hơn. Nền văn hóa VN có truyền thống là nên văn hóa sẵn sàng mở cửa tiếp thu, đón nhận những tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc khác như nho giáo, phật giáo, đạo giáo …. Tất cả đã tạo điều kiện cho dân tộc hòa nhịp phát triển, mỗi con người và cả con người trong xã hội tiếp thu những nét văn hóa của thế giới.
Những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc như một mạch nguồn chảy suôt chiều dài lịch sử trong con người chủ tịch HCM và đã ảnh hưởng to lớn đến sự hình thành và phát triển văn hóa HCM.
Bên cạnh những giá trị tốt đẹp của dân tộc, chủ tịch HCM còn tiếp thu những tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây một cách chọn lọc và phát triển. Người đã khai thác, phát huy tiếp thu những mặt tích cực của nho giáo, ngay từ khi còn rât nhỏ. Và sau này khi được tiếp thu các nền văn hóa phương Tây Người cũng đã nhìn thấy cả mặt tiến bộ và không tiến bộ của những nền văn hóa đáo. Người đã học hỏi chọn lọc những tư tưởng khai sáng của các nhà văn hóa khai sáng như Vônte, Môngte... các nhà văn hóa lớn như Shakespeare… Nhìn thấy những giá trị tốt đẹp những tích cực đồng thời cũng nhìn thấy những mặt tiêu cực của xã hội khiến HCM luôn luôn tìm kiếm một xã hội tốt đẹp hơn tiến bộ hơn hẳn vượt trội hơn hẳn.
Và cũng chính từ mong muốn này mà Người đã tìm đến với chủ nhĩa Mác – Lênin, tiếp thu chủ nghĩa nhân văn Mác – Lênin với điểm cốt lõi là chủ nghĩa nhân văn Mác – Lênin là giải pháp con người triệt để - HCM đã tìm đến và quyết tâm đi theo con đường, theo tư tưởng này bởi vì đây cũng chính là khát khao là ước vọng của Người.
Cũng với những ảnh hưởng từ gia đình, quê hương, đất nước cùng với những luồng, tư tưởng mới thúc đẩy đến Người thì chính những phẩm chất cá nhân của chủ tịch HCM đã tạo nên một nét văn hóa HCM đặc biệt.
Là một con người yêu nước sâu sắc, khát khao giải phóng dân tộc giải phóng con người nhất là những con người bị áp bức bóc lột – là một con người thông minh được học tập từ bé được tiếp thu những văn hóa từ bé nên tạo ra cho HCM những hiểu biết sâu sắc về dân tộc về nhân loại để từ đó tạo nên những tư tưởng về nền văn hóa mới cho dân tộc, cho nước nhà.
b) Quá trình hình thành tư tưởng văn hóa HCM.
Có thể nói qúa trình hình thành tư tưởng văn hóa HCM làm năm giai đoạn.
1980 – 1911: Hồ Chí Minh tiếp thu văn hóa dân tộc thông qua những truyền thống tốt đẹp của gia đình và quê hương. Bước đầu tiếp thu văn hóa phương Đông cũng như Nho giáo, phật giáo và bắt đầu tiếp cận với văn hóa phương Tây.
1911 – 1920: HCM đi nhiều nơi trên thế giới tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trên thế giới khác nhau. HCM đã tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhiều nước đặc biệt là những nền văn hóa phương tây, đấu tranh loại bỏ những mặt tiêu cực để hướng tới một nền văn hóa tốt đẹp hơn.
1920 – 1930: HCM đã viết nhiều tác phẩm phê phán lên án tội ác của bọn Thực Dân và tay sai. Đòi quyền độc lập cho các dân tộc, sự hình thành chủ nghĩa nhân văn là điểm cốt lõi của tư tưởng văn hóa HCM.
1930 – 1940: Tư tưởng HCM gặp những khó khăn nhưng HCM vẫn cố gắng học tập tiếp thu những tư tưởng nhân văn văn hóa của nhân loại cho bản thân.
1940 – 1969: Đây là giai đoạn chủ tịch HCM lãnh đạo cách mạng Việt nam, giành độc lập và từng bước xây dựng nền văn hóa VN mới. Những quan điểm của tư tưởng HCM nói chung và quan điểm văn hóa HCM nói riêng đã từng bước được bổ sung phát triển và hoàn thiện, được xây dựng tổ chức thực hiện từng bước trong tư tưởng HCM.
3 Những tư tưởng văn hóa lớn của HCM về văn hóa.
a – quan điểm về vị trí tư tưởng văn hóa về người làm văn hóa đời sống xã hội
Với chủ tịch HCM thì văn hóa nghệ thuật cũng như những hoạt động khác, không thể đứng ngòai mà phải ở trong kin tế và chính trị.
Đây là một quan điểm vô sản của chủ nghĩa Max – Lenin về văn hóa đã được chủ tịch HCM truyền bá khá sớm cho các nhà văn hóa VN ngay sau CM Tháng Tám.
Văn hóa chính trị là hai yếu tố của kiến trúc thượng tầng vốn có quan hệ mật thiết với nhau. Một nền chính trị đúng đắn bao giờ cũng được xây dựng trên một nền văn hóa tiến bộ. Khi chủ tịch HCM nói ham muốn tột bậc của Người là làm sao cho nước ta được độc lập, dân ta được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành … thì đó vừa là mục tiêu chính trị cũng là mục tiêu văn hóa và là một một nền văn hóa tiến bộ phải hướng vào mục tiêu phục vụ nhiệm vụ chính trị cũng là mục tiêu văn hóa. Tại khai mạc đại hội văn hóa toàn quốc (24 – 11 – 1940) chủ tịch HCM đã chỉ rõ “văn hóa có liên lạc với chính trị rất mật thiết”.
Văn hóa và kinh tế có tác động qua lại với nhau rất chặt chẽ chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ kinh tế là điều kiện phát triển của văn hóa. “Văn hóa là kiến trúc thượng tầng, những cơ sở hạ tầng có kiến thiết rồi văn hóa mới kiến thiết được và đủ điều kiện phát triển được”.(1) Tuy nhiên người cũng Người cũng chỉ rõ vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế. Người nói: “Trình độ văn hóa của nhân dân được nâng cao sẽ giúp cho chúng ta thúc đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ, cần thiết để xây dựng đất nước ta thành một nước hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh”.
Mặt khác nói văn hóa ở trong kinh tế và chính trị cũng có nghĩa là kinh tế và chính trị cũng phải có văn hóa, trong kháng chiến chống Pháp, Đảng ta và chủ tịch HCM đề ra khẩu hiệu “Kháng chiến hóa văn hoá, văn hóa hóa kháng chiến” cũng là theo tinh thần ấy.
Ngày nay, đi vào xây dựng CNXH ta cũng đòi hỏi văn hóa phải thấm sâu vào văn hóa chính trị. Hiện nay, chúng ta đang nói đến văn hóa kinh doanh, văn hóa tiếp thị, văn hóa chính trị, văn hóa lãnh đạo, v.v là đều theo chủ nghĩa ấy.
Chính vì vậy mà HCM đã hỏi: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vẫn đề cũng phải chú ý đến, cũng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Và trong nối quan hệ giữa văn hóa và phát triển chũng ta còn phải quán triệt và quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này”.
“Văn hóa cũng là một mặt trận, người làm văn hóa là chiến sỹ đầu tiên, mặt trận ấy”. Quan điểm này được chủ tịch HCM xác địn vai trò và vị trí của văn hóa trong sự nghiệp cứu nước giải phóng dân tộc và xây dựng xã hôi mới, tức là khẳng định mặt trận văn hóa cũng có tầm quan trọng như các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế đồng thời cũng khẳng định tính chất quy mô, quyết liệt của cuộc đấu tranh giữa cách mạng và phản động, giữa tiến bộ và lạc hậu trên mặt trận văn hóa.
Quan điểm này đã trở thành quan điểm hoạt động văn hóa của chính bản thân Người ngay từ đầu những năm 20 của thế kỷ trước. Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã luôn sử dụng ngòi bút của mình như một thứ vũ khí tất yếu của sự đấu tranh giải phóng dân tộc các nước thuộc địa và phụ thuộc.
HCM gọi văn hóa là mặt trận để xác định tinh thần chiến đấu của loại cán bộ hoạt động trên lĩnh vực văn hóa. Năm 1943 trong nhà nhục của chế độ Tưởng Giới Thạch, Người đã nêu lên yêu cầu chất thép của thơ ca cách mạng và sứ mệnh chiến đấu của nhà thơ
“Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
Quan điểm về những chiến sỹ trên mặt trận văn hoá đã thể hiện tập trung quan điểm Max – Lenin và quan điểm của Đảng ta về vai trò vị trí của đối tượng phục vụ của văn hóa và nghệ thuật, về yêu cầu tính chiến đấu, tinh thần cách mạng tiến công của văn nghệ sỹ. Để hoàn thành được nhiệm vụ vẽ vang của mình, HCM còn yêu cầu “chiến sỹ nghệ thuật cần có lập trường vững tư tưởng đúng. Nói tóm lại là phải đặt lợi ích của tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết”.
Về mặt sáng tác, muốn có được những tác phẩm tốt, HCM cũng nhắc nhỡ văn nghệ sỹ: “Cần thấm hiểu, liên hệ đi saau vào cuộc sống của nhân dân. Như thế mới bày tỏ được tinh thần anh dũng và kiên quyết của quân và dân ta, đồng thời để giúp phát triển và nâng cao cho tinh thần ấy”(.
Quan điểm của chủ chủ tịch HCM về vị trí của văn hóa, về vai trò chiến sỹ của người làm văn hóa đã đặt đường lối vào văn hóa văn nghệ của Đảng và Nhà nước ta nó vẫn giữ nguyên tính thời sự nóng hổi trong điều kiện hiện nay khi văn hóa đang chịu tác động mạnh của cơ chế thị trường, người cầm bút không tránh khỏi những đồng tiền mà đánh mất thiên chức cao quý của mình.
b – Quan điểm của chủ tịch HCM về chức năng của văn hóa.
Chủ tịch HCM chủ trương nền văn hóa mới mà chúng ta đang xây dựng phải “lấy hạnh phúc của đồng bào của dân tộc làm cơ sở” tức là muốn nói đến chức năng cao cả to lớn của văn hóa. Văn hóa phải góp phần thực hiện các mục tiêu của dân tộc và của cách mạng, nó không được xa rời đời sống, xa rời lao động, biến thành những thứ phù hoa, xa xỉ, hay nghệ thuật vị nghệ thuật vv… văn háo phải thực hiẹn cac sứ mệnh cao cả của mình.
Văn hóa phải khẳng định và nêu cáo lý tưởng độc lập, tự chủ phải góp phần nâng cao tư tưởng và hòan thiện đạo đức con người. Tư tưởng này của Người để thực hiẹn rấ rõ qua các tác phẩm cũng như trong tư tưởng của Người. Người đã từng nểu rất rõ “Văn hóa phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ độc lập tự do. Đồng thời phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung của và quyền lợi riêng … văn hóa phải làm thế nào cho những người dân VN từ già đến trẻ, cả đàn ông và đàn bà, ai cũng hiểu biết nhiệm vụ của mình và biết hưởng hạnh phúc của mình nên được hưởng”.1
Chủ tịch HCM cũng đã từng nói: “văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ … văn hóa phải soi đường cho dân đi”.2
Yêu nước, tự lập, tự cường sẵn sàng chấp nhận hy sinh lợi ích riêng vìe lợi ích chung của tổ quốc và nhân dân, đó là những tư tưởng lớn, tình cảm đẹp, cần sớm được bồi dưỡng và khẳng định với mộ dân tộc trên con đường độc lập tự cường. Văn hóa cũng phải góp phần bồi dưỡng và phát triển những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt nam trong thời đại mới.
Ngoài việc khẳng định nêu cao lý tưởng độc lập thì văn hóa còn phải góp phần mở rộng hiểu biết nâng cao dân trí cho nhân dân. Để góp phần mở rộng hiểu biết nâng cao dân trí cho nhân dân. Để một phần dân tộc độc lập tự cường và kiến thiết xây dựng được đất nước theo HCM yêu cầu đặt ra đầu tiên là phải có vốn hiểu biết rộng rãi hay nói cách khác là phải có trình độ văn hóa. Có như vậy mới có thể có tri thức, khă năng xây dựng và phát triển đất nước. Chủ tịch HCM đã nói “Muốn giữ vững nền độc lập của mình, phải có kiến thức mới có thể tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước”.1
Tình trạng 95 dân số mù chữ sau cách mạng Tháng Tám đã cản trở rất lớn đến việc giữ vững nền độc lập. Chính vì vậy mà một trong những vấn đề được chủ tịch HCM đề cập đến sớm nhất là phải “nâng cao dân trí” và phong trào bình dân học vụ đã diễn ra một cách mạnh mẽ sôi nổi rông khắp đẻ xóa nạn mù chữ. Đó là một biểu hiện của văn hóa trong đời sống nhân dân.
Văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn gồm nhiều mảng khác nhau, văn hóa, giáo dục, văn hóa – nghệ thuật, thông tin, truyền thông, báo chí, bảo tàng … lĩnh nào cũng phải góp phần nâng cao dân trí, cung cấp thông tin, mở mang kiến thức, tuyên truyền đời sống mới, phổ biến khoa học – kỹ thuật, đạo đức công dân, lịch sử và cả địa lý nước ta.
Văn hóa – văn nghệ ngòai nội dung chân thật, phong phú còn phải có hình thức trong sáng, vui tươi góp phần nâng cao mỹ cảm cho nhân dân.
Với chủ tịch HCM khi xem xét đánh giá một tác phẩm văn hóa, văn nghệ, Người đòi hỏi phải xem xét trong sự thống nhất hài hòa giữa nội dung và hình thức. Người đã từng nói để đánh giá một tác phẩm hay thì tác phẩm đó phải “diễn đạt vừa đủ những điều đáng nói, tác phẩm đó được trình bày sao cho mọi người ai cũng hiểu và khi đọc xong độc giã phải suy ngẫm”.1
Tiêu chuẩn đầu tiên của một tác phẩm theo chủ tịch HCM là phải xét vè tính chân thật của nội dung. Nghệ thuật sáng tạo tho quy luật của nhân dân, nhưng cái đẹp đó phải là cái đẹp có thực từ cuộc sống sản xuất và chiến đấu của nhân dân, nguồn nuôi dưỡng không bao giờ cạn cho sáng tạo của văn nghệ sỹ.
Những nội dung tốt chưa đủ làm nên giá trị của tác phẩm. Theo tư tưởng HCM, đem văn nghệ sỹ phục vụ nhân dân không phải là cung cấp cho họ những sản phẩm “văn hóa loại hai” những món ăn chế biến vội vàng.
Đặc trưng của nghệ thuật là diễn đạt bằng hình tượng cảm xúc, màu sắc, nhịp điệu …nghĩa là tính chân thật sâu sắc phải đi