Cả người Hàn và người Việt đều ăn cơm làm từ gạo và sử dụng đũa. Đến bữa
ăn, cả gia đình cùng tập trung và ăn chung đĩa thức ăn ( người Nhật ăn riêng).
Những người ít tuổi hơn mời người lớn tuổi hơn ăn trước và sau khi người lớn
tuổi bắt đầu thì người nhỏ tuổi hơn mới bắt đầu ăn.
Ngoài những điểm chung nói chung nói trên thì có rất nhiều điểm khác biệt
trong văn hóa ăn uống thường ngày của hai nước. người Hàn thường ăn cơm
nấu từ gạo nếp trộn với gạo tẻ nên cơm rất dẻo, họ còn có cơm ngũ cốc "okok
bap" (cơm nấu từ 5 loại ngũ cốc). Trong khi đó, người Việt thường chỉ ăn cơm
nấu bằng gạo tẻ và cơm khô hơn một chút, thường vào những ngày đặc biệt thì
mới nấu cơm nếp.
Ở Hàn Quốc có rất nhiều loại gia vị, đặc biệt, họthường sử dụng bột ớt và có
loại nước tương "kan chang". Ở Việt Nam,gia vị không thật nhiều nhưng có
một loại nước chấm đặc biệt là nước mắm và để cho món ăn có hương vị thơm
ngon hơn, khi nấu ăn có nhiều loại rau, củ, quả cho thêm vào như: hành, nghệ,
cà chua, dứa, chuối.Ở Hàn, kim chi có nhiều loại đa dạng và thường ăn cùng
trong bữa cơm. Còn ở Việt Nam, trong bữa ăn nhất định phải có rau tươi, có thể
chế biến nhiều món như: rau luộc, rau xào, canh rau. và cũng có một sốmón
tương tự như kim chi: dưa muối, cà muối, hành muối.
21 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3316 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Văn hóa ăn uống của người Hàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Văn hóa ăn uống của người Hàn
Cả người Hàn và người Việt đều ăn cơm làm từ gạo và sử dụng đũa. Đến bữa
ăn, cả gia đình cùng tập trung và ăn chung đĩa thức ăn ( người Nhật ăn riêng).
Những người ít tuổi hơn mời người lớn tuổi hơn ăn trước và sau khi người lớn
tuổi bắt đầu thì người nhỏ tuổi hơn mới bắt đầu ăn.
Ngoài những điểm chung nói chung nói trên thì có rất nhiều điểm khác biệt
trong văn hóa ăn uống thường ngày của hai nước. người Hàn thường ăn cơm
nấu từ gạo nếp trộn với gạo tẻ nên cơm rất dẻo, họ còn có cơm ngũ cốc "okok
bap" (cơm nấu từ 5 loại ngũ cốc). Trong khi đó, người Việt thường chỉ ăn cơm
nấu bằng gạo tẻ và cơm khô hơn một chút, thường vào những ngày đặc biệt thì
mới nấu cơm nếp.
Ở Hàn Quốc có rất nhiều loại gia vị, đặc biệt, họthường sử dụng bột ớt và có
loại nước tương "kan chang". Ở Việt Nam,gia vị không thật nhiều nhưng có
một loại nước chấm đặc biệt là nước mắm và để cho món ăn có hương vị thơm
ngon hơn, khi nấu ăn có nhiều loại rau, củ, quả cho thêm vào như: hành, nghệ,
cà chua, dứa, chuối...Ở Hàn, kim chi có nhiều loại đa dạng và thường ăn cùng
trong bữa cơm. Còn ở Việt Nam, trong bữa ăn nhất định phải có rau tươi, có thể
chế biến nhiều món như: rau luộc, rau xào, canh rau... và cũng có một sốmón
tương tự như kim chi: dưa muối, cà muối, hành muối...
Vào mùa hè, khi ăn cả người Hàn và người Việt đều uống nước nhưng cách
thức cũng khác nhau. Người Hàn vừa ăn vừa cầm cốc nước lạnh và uống.
Người Việt thì thường chan nước rau luộc hoặc canh vào bát và ăn cùng với
cơm, hoặc sau khi ăn sẽ chan nước canh vào bát, uống riêng.
Người Hàn sử dụng cả đũa và thìa nên không cần cầm bát lên. Người Việt mình
thì thường chỉ sử dụng đũa nên dù ăn cơm hay canh cũng cầm bát lên ăn. Vì
vậy, cái trôn bát của mình thường cao để người ăn không bị nóng. Cũng vì việc
sử dụng thìa, đũa mà người Hàn thường để thức ăn lên bàn, trong khi người
Việt mình thương để thức ăn vào mâm rồi có thể đặt trên bàn, trên chiếu, kể cả
trên sàn nhà và ngồi ăn. Vẫn còn chuyện liênquan đến thìa, đũa nữa là khi ăn,
người Hàn thường có cái để đặt thìa đũa lên, gọi là "sut ka rak bat schim"
(숟가락 받침) còn người Việt thường để đũa trên mâm hoặc trên bát.
Sau khi ăn, người Hàn không bao giờ bỏ đi thức ăn thừa mà cất cẩn thận để
sau đó ăn tiếp. Tại sao lại như vậy ? mấy chục năm trước người Hàn còn rất
khó khăn, vì vậy họ đã hình thành tính tiết kiệm. Mặt khác, vì người Hàn
thường ăn sáng ở nhà nên thức ăn còn lại hôm trước thường để ăn sáng hôm
sau. Hiện nay, với cuộc sống hiện đại, người Hàn thường không đi chợ nhiều,
họ thường đi một lần, mua rất nhiều thứ và để vào tủ lạnh nên tủ lạnh của họ
thường rất to. Người Việt mình thì thường chỉ cất một số món vào trong tủ
lạnh, các món rau hay canh thường ăn hết hoặc cho chó, mèo, hoặc bỏ đi. Có vẻ
người Việt Nam mình lãng phí hơn người Hàn. Người Việt Nam thường hôm
nào cũng đi chợ, mua những đồ tươi sống để nấu và không thích những thức ăn
để lâu trong tủ lạnh. Và người Việt mình còn có cả thói quen ăn sáng ở ngoài
nữa.
Sau khi ăn xong, cả người Hàn và người Việt thường có thói quen ăn hoa quả,
gọi là tráng miệng. Sau đó, người Hàn thường uống một loại nước quế, hoặc cà
phê còn người Việt mình lại hay uống trà.
Văn hóa ăn uống thường ngày không phải là vấn đề lớnnhưng nếu tìm hiểu một
chút cũng thấy có nhiều thú vị. Nó cũng phần nào phản ánh những nét độc đáo
của văn hóa hai nước Việt - Hàn.
Bữa ăn là lúc gia điìn sum họp đông đủ nhất. Món ăn chính là cơm, thường ăn
kèm với lúa mạch, hạt kê hoặc với các loại đậu đỗ. Người Hàn Quốc cũng hay
ăn súp, còn kim chi- một loại dưa cải muốicay - là món ăn phụ không thể thiếu.
Xì dầu, hạt tiêu, tương ớt và toenjang (tương đỗ) được dùng làm gia vị.
Người Hàn Quốc thích rượu gạo truyền thống và họ thường uống trước bữa ăn.
Đãi khách bằng rượu truyền thống là một phong tục phổ biến. Trong khi người
phương Tây có thể coi những lời đề nghị lặp đi lặp lại rót đầy một cốc rượu đã
cạn hoặc cạn một nửa là một sự phiền hà, thì người Hàn Quốc có thể nghĩ là
chủ nhà không lịch sự nêếungười đó không yêu cầu khách rót đầy cốc. Rót
rượu cho nhau trong một bầu không khí vui vẻ có ý nghĩa rất quan trọng đối
với người Hàn Quốc. Trong những buổi tiệc tùng này, thứ bậc về quan hệ xã
hội củănhngx tham gia tiệc vẫn được giữ vững. Ngừơi ít tuổi hơn không được
phép uống rượu hay hút thuốc lá trước mặt người lớn.
Tập tục ăn uống của người Trung Quốc
Người TQ có câu tục ngữ: thuốc bổ không bằng ăn bổ,. Có nghĩa là khi tẩm bổ
dưỡng sinh, nên chú ý ăn uống. Tuy rằng điều kiện kinh tế của một số người
còn thiếu thốn, nhưng họ vẫn tận khả năng ăn uống cho tốt một chút, còn
những người điều kiện kinh tế khá giả lại chú ý vấn đề ăn uống. Cứ như vậy,
lâu ngày việc ăn uống đã đi sâu vào các mặt trong đời sống của người dân, vì
vậy đã xuất hiện những nghi lễ ăn uống trong xã giao, tập tục ăn uống trong
ngày lễ, ngày tết, tập tục ăn uống theo tín ngưỡng, tập tục ăn uống trong hôn lễ
và mai táng, trong ngày sinh nhật và sinh nở v,v.
Nghi lễ ăn uống trong xã giao chủ yếu biểu hiện trong khi giao tiếp. Nhiều
nhất là những lúc bạn bè và người thân đi lại với nhau, mỗi khi bạn bè người
thân có việc gì lớn, như sinh con, dọn nhà v,v thường phải tặng quà, còn chủ
nhà thì trước hết là phải nghĩ đến việc mời khách ăn, uống cái gì đây ? Tận khả
năng sắp xếp những món ăn cho thịnh soạn, để cho khách vừa llòng. Khi bàn
chuyện làm ăn, buôn bán cũng có thói quen vừa ăn vừa bàn bạc, ăn uống vui
vẻ, thì việc làm ăn cũng được ổn thỏa.
Do phong tục tập quán ở mỗi nơi một khác, các món ăn để tiếp khách cũng
không giống nhau. Ở Bắc Kinh, ngày xưa thì đãi khách ăn mỳ, với ý là mời
khách ở lại, nếu như khách ở lại thì mời khách ăn một bữa sủi cảo hay còn gọi
là bánh chẻo, tỏ lòng nhiệt tình. Khi tặng quà cho bạn bè và người thân phải
chọn “8 thứ của BK”, cũng tức là 8 loại bánh điểm tâm. Một số vùng nông thôn
miền Nam TQ, khi nhà có khách, sau khi mời khách uống trà, lập tức xuống
bếp làm bánh, hoặc nấu mấy quả trứng gà, rồi cho đường. Hoặc nấu mấy miếng
bánh bột nếp, cho đường để khách thưởng thức, rồi mới đi đi nấu cơm.
Ở Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến miền Đông TQ, khi mờ khách ăn hoa quả,
người địa phương ngọt là “ngọt ngào”, tức là mời hkách thưởng thức mùi vị
ngọt ngào, mà trong đĩa hoa quả còn có quít, bởi vì trong tiếng địa phương từ
quít đồng âm với từ may mắn, , với ngụ ý là chúc khách may mắn, cuộc sống
ngọt ngào như quả quít.
Khi đãi khách, tập tục của mỗi một địa phương cũng hkông giống nhau. Ở
BK, thấp nhất cũng phải là một mâm 16 món, tức là 8 đĩa và 8 bát. 8 đĩa là món
ăn nguội, 8 bát là món ăn nóng. Ở t̉nh Hắc Long Giang miền Đông Bắc TQ khi
tiếp khách các món ăn đều phải có đôi, cũng tức là mỗi món nhất định phải có
đôi. Ngoài ra, ở một số khu vực, phải có cá, với ý là uộc sống dư thừa<trong
tiếng Hán cứ đồng âm với dư thừa>. Trong cuộc sống hàng ngày, những bữa cỗ
thường thấy là cỗ cưới dẫn đến nhiều cỗ tiệc, như cỗ ăn hòi, cỗ gặp mặt, cỗ
đính hôn, cỗ cưới, cỗ hồi môn v,v. Trong đó cỗ cưới là long trọng và cầu kỳ
nhất. Chẳng hạn như một số khu vực ở tỉnh Thiểm Tây miền Tây TQ, mỗi món
trong cỗ cưới đều có hàm ý iêng. Món thứ nhất là thịt đỏ, “đỏ” là mong muốn
“mọi điều may mắn”; Món thứ hai “gia đình phúc lộc” với ngục ý là “cả nhà
xum họp, cùng hưởng phúc lộc”, món thứ 3 là bát cơm bát bảo to, nấu bằng
tám loại như gạo nếp , táo tàu, bách hợp, bạch quả, hạt sen v,v với ngụ ý là yêu
nhau đến bạc đầu v,v. Ở vùng nông thôn tỉnh Giang Tô, cỗ cưới đòi hỏi phải có
16 bát, 24 bát, 36 bát, ở thành phố, tiệc cưới cũng rất long trọng, những điều
này đều có ngụ ý là may mắn, như ý. Tiệc chúc thọ là tiệc để mừng thọ các cụ
già, lương thực thường là mỳ sợi, còn gọi là mỳ trường thọ. Ở một số khu vực
miền bắc tỉ̉nh Giang Tô, Hàng Châu miền Đông TQ, thường là buổi trưa ăn mỳ,
buổi tối bày tiệc rượu. Người Hàng Châu khi ăn mỳ, mỗi người gắp một sợi mỳ
trong bát mình cho cụ, gọi là “thêm thọ”mỗi người nhất định phải ăn hai bát
mỳ, nhưng không được múc đầy, vì như vậy sẽ xúi quẩy.
Cách ăn cơm bằng đũa
Được biết, trên thế giới có cách để ăn cơm, trực tiếp lấy tay bốc chiếm 40 phần
trăm, dùng dao và dĩa chiếm 30 phần trăm, còn 30 phần trăm là ăn bằng đũa.
Đũa là một phát minh lớn của người TQ. Từ thời Ân Thương cách đây hơn
3000 năm đã bắt đầu biết dùng đũa, nhưng lúc ban đầu không gọi là “đũa”.
Theo văn hiến thời cổ ghi chép, lúc đó người ta gọi “đũa” là “trợ” hoặc là
“giáp”, đến thế kỷ thứ 6, thứ 7 trước công nguyên đũa còn được gọi là “Cân”.
Vậy tại sao lại gọi là đũa ? theo văn hiến ghi chép, người dân miền Giang Nam
miền Đông TQ cho rằng, phát âm từ “trợ” và “trọ” là giống nhau, mà những
người đi thuyền trên sônglại rất kỵ “thuyền ngừng Lại” <vì trong tiếng TQ từ
trọ đồng âm với từ ngừng>, nên đặt ngược ý là “đũa”<trong tiếng TQ đồng âm
với từ nhanh>. Đến đời nhà Đường, trong thế kỷ 7, người ta lại ghép chữc trúc
với chữ nhanh, bởi vử đũa thường là làm bằng trúc. Thế là, đôi đũa để ăn cơm
mà TQ phát minh mà ai nấy đều biết mới có tên gọi là “đũa” .
Vậy đũa đã được phát minh trong bốic ảnh như thế nào ? Có người dự đóan,
trong thời cổ xưa khi nướng thức ăn, tiện tay bẻ hai cành cây hoặc cành trúc để
gắp ăn, như vậy vừa không bỏng, lại có thể thưởng thức món ăn thơm ngon
nóng sốt, vì vậy đã chuyển biến thành đũa. Kết cấy của đôi đũa hết sức đơn
giản. Về hình dáng, là hai que nhỏ, đũa của Tq trên to dưới nhỏ, trên vuông
dưới tròn, tạo hình như vậy có ưu điểm là gấp rất tiện, không bị trơn, khi để
trên bàn cũng không bị lăn đi lăn lại, đầu đũa tròn khi gắp thức ăn cho miệng
cũng không bị xước môi. Sau khi đũa được truyền vào Nhật bản, người Nhật lại
làm thành đũa vuông, là vì người Nhật hay ăn đồ tươi sống, như các sống v,v,
thì loại đũa này sẽ tiện hơn.
Đũa tuy rất đơn giản, nhưng về nguyên liệu để làm đũa và điêu khắc, trang trí
đũa thì người TQ làm rất cầu kỳ. Từ hơn 2000 năm về trước đã có đũa ngà và
đũa mạ đồng. 6-7 thế kỷ trở lại đây, trong cung đình, quan phủ và những gia
đình giàu có đã dùng đũa bằng vàng, bạc, lấy ngọc, san hô điêu khắc đũa v,v.
Những loại đũa cầu kỳ còn bịt đầu bằng bặc để thơử thức ăn có thuốc độc hay
không, nếu như oć thuốc độc, thì bạc lập tức biến thành màu đen hoặc màu
xanh.
Đũa trong dân gian TQ thường đóng một trò rất quan trọng. Có một số nơi khi
cô gai về nhà chông, trong của hồi môn nhất định phải chuẩn bị cho đôi vợ
chồng trẻ hai cái bát và hai đôi đũa, rồi lấy dây đỏ buộc vào nhau, gọi là “bát
con cháu”, đây không những là tỏ ý từ nay hai vợ chồng trẻ sẽ sinh sống bên
nhau, mà từ “đũa” đồng âm với tư “nhanh” với ngụ ý là chúc hai vợ chồng
“sớm ngày sinh con đẻ cái”. Ở nông thôn miền Bắc TQ còn có một tập tục là,
khi bạn bè đến vui đùa trong phòng cô dau chú rể trong đêm tân hôn, bạn bè và
người thân từ ngoài cửa xổ ném đũa vào với ngụ ý là may mắn, như ý, sớm có
con. Không nên coi thường đôi đũa chỉ là chiếc que nhỏ, nhưng muốn cầm hai
chiếc que nhỏ này cho vững cũng phải biết cách cầm .
Kỹ xảo cầm đũa của người TQ, thường thu hút sự chú ý của người nước
ngoài, thậm trí ở phương Tây còn có “trung tâm bồi dưỡng”sử dụng đũa. Có
chuyên gia ý học cho rằng, dùng đũa có thể họat động hơn 30 khớp xương và
hơn 50 cơ bắp trong cơ thể con người, có lợi cho sự linh hoạt của tay và sự phát
triển của bộ não. TQ là quên hương của đũa, thế nhưng “viện bảo tàng đũa” đầu
tiên trên thế giới nghe nói là ở Đức. Viện bảo tàng này triển lãm hơn 10 nghìn
đôi đũa làm bằng những nguyên liệu khác nhau như: vàng, bạc, ngọc, xương
v,v, thu tập từ các nước và khu vực khác nhau, ở trong từng thời kỳ khác nhau,
thật là đẹp mắt.
Thói quen uống trà
Người Trung Quốc uống trà đã có hơn 4 nghìn năm lịch sử, trong sinh họat
hằng ngày ngày của người TQ không thể thiếu một loại nước giải khát đó là trà,
tục ngữ có câu: “củi đóm, gạo dầu, muối, tương, dấm và trà” Trà được liệt vào
một trong 7 thứ quan trọng trong cuộc sống, có thể thấy được uống trà là điều
rất quan trọng. Dùng trà để tiếp khách là thói quen của người TQ. Khi có khách
đến nhà, chủ nhà liền bưng một chén trà thơm ngào ngạt cho khách, vừa uống
vừa chuyện trò, bầu không khí rất thoải mái.
TQ thính hành uống trà đã có lịch sử lâu đời. Được biết, trước năm 280, ở
miền Nam TQ có một nước nhỏ gọi là nước Ngô, mỗi khi nhà vua thết tiệc các
đại thần, thường ép các đại thần uống rượu cho say mềm. Trong số các đại thần
có một đại thần tên là Vĩ Siêu không uống được nhiều rượu, nhà vua cho phép
ông ta uống trà thay rượu. Từ đó về sau, các quan văn bắt đầudùng trà để tiếp
khách. Đến đời nhà Đường, uống trà đã trở thành thói quen của mọi người.
Nghe nói, thói quen này còn có liên quan đến Phật giáo. Vào khoảng năm 713
đến năm 741, lúc đó các sư sãi và các tín đồ trong nhà chùa do ngồi tụng kinh
trong thời gian dài, thường hay ngủ ngật và ăn vặt, nhà sư liền nghĩ ra cách cho
họ uống trà cho tỉnh táo, từ đó, biện pháp này được lưu truyền đi khắp nơi.
Trong khi đó, những gia đình giàu có của nhà Đường, còn mở phòng chuyên
pha trà, thưởng thức trà và đọc sách, gọi là phòng trà. Năm 780, ông Lục Vũ
chuyên gia về trà của nhà Đường đã tổng kết kinh nghiệp trồng trà, làm trà và
uống trà, viết cuốn sách về trà đầu tiên của TQ với tựa đề: “Kinh nghiệm về
trà”. Trong đời nhà Tống, nhà vua Tống Huy Tôn dùng tiệc trà để thết các đại
thần, tự tay pha trà; Trong Hoàng cung đời nhà Thanh, không những uống trà,
mà còn dùng trà tiếp khách nước ngoài. Ngày nay, hàng năm vào những ngày
tết quan trọng như : tết dương lịch hoặc tết xuân v,v,có một số cơ quan, đoàn
thể thường tổ chức liên hoan tiệc trà.
Ở TQ, trà đã hình thành một nền văn hóa độc đáo. Mọi người coi việc pha trà,
thưởng thức trà là một nghệ thuật. Từ xưa đến nay, ở các nơi TQ đều có mở
quán trà, hiệu trà v,v với những hình thức khác nhau, trên phố Tiền Môn tấp
nập ở Bắc Kinh cũng có quán trà. Mọi người ở đây uống trà, ăn điểm tâm,
thưởng thức những tiết mục văn nghệ, vừa được nghỉ ngơi lại vừa giải trí, đúng
là một công đôi việc. Ở miền Nam TQ, không những có lầu trà, quán trà, mà
còn có một loại lều trà, thường là ở những nơi phong cảnh tươi đẹp, du khách
vừa uống trà, vừa ngắm cảnh.
Uống trà cũng có những thói quen, chẳng hạn như trà, mỗi nơi lại có thói quen
riêng, thích uống những loại trà cũng không giống nhau. Người Bắc Kinh thích
uống trà hoa nhài, người Thượng Hải lại thích uống trà xanh. Người Phúc Kiến
ở miền Đông Nam TQ lại thích uống trà đen v,v. Có một số địa phương, khi
uống trà lại thích bỏ thêm gia giảm, chẳng hạn như một số địa phương ở tỉnh
Hồ Nam ở miền Nam thường lấy trà gừng muối để tiếp khách, không những có
trà, mà còn cho gừng, muối, bột đỗ tương và vừng, khi uống vừa quấy vừa
uống, cuối cùng đổ bột đỗ tương, gừng, vừng và trà vào mồn ăn, nhấm nháp
hương vị thơm ngon, vì vậy có nhiều địa phương còn gọi “uống trà” là “ăn trà”.
Cách pha trà mỗi điạ phương lại có thói quen khác nhau, vùng miền Đông TQ,
thích dùng tích pha trà, khách đến nhà, liền bỏ trà vào tích, đổ nước sôi, đội cho
ngấm rồi rót ra chén, mời khách uống. Có nơi, như trà công phu ở Trương Châu
tỉnh Phúc Kiến ở miền Đông, không những tách, chén rất khác biết, mà cách
pha trà cũng rất đặc biệt, hình thành nghệ thuật pha trà rất độc đáo.
Ở các nơi TQ nghi lễ uống trà cũng không giống nhau, ở Bắc Kinh, khi chủ
nhà bưng trà mời khách, người khách phải lập tức đứng dậy, hai tay đỡ lấy
chén trà, rồi cảm ơn. Ở Quảng, Đông, Quảng Tây miền Nam TQ, sau khi chủ
nhà bưng tra lên, phải khum bàn tay phải lại gõ nhẹ lên lên bàn 3 lần, tỏ ý cảm
ơn, ở một số khu vực khác, nếu như khách muốn uống thêm, thì trong chén để
lại ít nước trà, chù nhà thấy vậy sẽ rót thêm, nếu như uống cạn, chủ nhà sẽ cho
rằng bạn không muốn uống nữa, thì sẽ không rót thêm nữa.
Ăn uống để chữa bệnh và nâú món ăn với thuốc
Trong thời cổ của TQ, trong thiên nhiên có thể tìm được thuốc, hình thành
Trung y dược rất độc đáo. Loại y dược học này có liên quan mật thiết với ăn
uống của con người. Thuốc vừa có thể ăn, ăn lại có thể thay thuốc đã hình
thành ăn để chữa bệnh và món ăn nếu với thuốc, trong dân gian TQ có cách nói
là “thuốc bổ không bằng ăn bổ, ăn để chữa bệnh còn hơn là chữa bệnh bằng
thuốc”. Trong dân gian TQ, bất kể là xưa kia hay ngày nay, đều rất thịnh hành
cách chữa bệnh qua ăn uống, trở thành bông hoa kỳ diệu trong vườn hoa tập tục
ăn uống của TQ.
Phương pháp truyền thống kết hợp giữa ăn uống và chữa trị, giữa bệnh viện
với nhà bếp, ngay từ đời nhà Chu đã
được thể hiện trong chế đệ chữa trị và ăn uống. Trong điển tích thời cổ, có rất
nhiều điều liên quan đến việc ăn chữa bệnh qua ăn uống, hai cuốn sách “nghìn
phương thuốc vàng” và cuốn “nghìn phương thuốc vàng dực” nổi tiếngcủa nhà
y học nổi tiếng Tôn Tư Mạc đời nhà Đường , đều có
những chương viết về chữa bệnh qua ăn uống, có ảnh hưởng sâu xa đối với sự
phát triển của việc chữa bệnh qua ăn uống trong thời cổ.
Ông Tôn Tư Mạc cho rằng, sức khỏe của con người phải lấy việc ăn uống hợp
lý làm cơ sở, chứ không nên tuỳ tiện uống thuốc. Bác sĩ nên tìm hiểu rõ nguyên
nhân ngây bệnh, trước hết chữa bệnh qua ăn uống, nếu như hiệu quả không tốt,
mới dùng thuốc cũng không muộn. Những phương pháp chữa bệnh qua ăn
uống, nấu thức ăn với thuốc trong dân gian TQ đều được diễn biến từ quan
điểm chữa bệnh qua ăn uống của Ông Tôn Tư Mạc.
Bản thân ông Tôn Tư Mạc thọ hơn 100 tuổi, sự thật này khiến những lúc cũng
như sau này phải khâm phục lý luận chữa bệnh qua ăn uống và cách dưỡng sinh
của ông. Dần dần, chữa bệnh qua ăn uống và nấu thức ăn với thuốc đã trở thành
cách tẩm bổ sức khỏe, phòng bệnh và chữa bệnh rất thịnh hành trong dân gian
TQ.
Chữa bệnh qua ăn uống tức là lấy thức ăn làm thuốc. Ở TQ, lấy những rau
xanhvà thức ăn ăn hàng ngày để phòng chữa bệnh, hầu như nhà nào cũng biết
cách. Trong nhà có người bị cảm cúm, thái mấy lát gừng, cho thêm mấy củ
hành, cho đường đó nấu chè, uống nóng cho toát mồ hôi, thì thường là có hiệu
quả. Có cách dưỡng sinh hàng ngày là “lên giường ăn củ cải, xuống giường ăn
gừng”, tức là buổi sáng ăn gừng, buổi tối ăn củ cải. Trong dân gian tác dụng
chữa bệnh của các loại gia giảm như muối, dấm, gừng, hành, tỏi v,v lại khác
nhau, và còn không ngừng phát triển, hiện nay lại có người lấy dấm pha với cô
ca cô la làm nức giải khát bảo vệ sức khỏe và còn rất thịnh hành.
Trong cách chữa bệnh qua ăn uống, có hệ hệ “món ăn bằng hoa”. Món ăn
bằng hoa tức là lấy hoa làm thành món ăn. Món ăn này được bắt đầu từ thời
Xuân Thu thế thứ 6 và thứ 7 trước công nguyên và được thịnh hành vào đời nhà
Đường trong thế kỷ 7.
Hoa có hơn 1 nghìn loại, ở miền Bắc TQ có hơn 100 loại hoa có thể được, còn
ở tỉnh Vân Nam miền Tây Nam TQ được gọi là “vương quốc thực vật” thì nghe
nói có hàng hơn 260 loại hoa có thể ăn được.
Món ăn bằng hoa có thể chữa bệnh, nhất là đối với phụ nữ, ăn nhiều hoa rất có
lợi. Chẳng hạn như hoa hồng tượng trưng cho tình yêu, có tác dụng làm lưu
thông mạch máu và điều kinh, dưỡng da và bảo vệ sức khỏe; Hoa đào nấu với
cá, tôm tươicó tác dụng bổ khí huyết, tăng cường chức năng của tỳ vị, còn có
tác dụng dưỡng da rất tốt.
Thức ăn nấu với thuốc cũng như là uống thuốc, lấy thuốc làm thức ăn để
phòng chữa bệnh. Ở TQ cách nấu thức ăn với thuốc được lưu truyền từ xưa cho
đến nay, hiện nay ngày càng được nhiều người ưa thích, những món ăn thường
thấy như cháo, các món ăn điểm tâm, xúp và các món ăn, còn có những nhà
hàng chuyên nấu những món ăn với thuốc. Những món nấu với thuốc thì có đủ
các món, nhưng đòi hỏi yêu cầu khác nhau, chẳng hạn như có một loại “cháo
của trẻ”, lấy củ từ, ý nhân và hồng khô v,v với gạo nấu cháo, có thể chữa cho
trẻ bệnh tỳ vị yếu. Những món khác như “canh Xuyên bối nấu với vỏ quít có
thể chữa phong