Văn hóa-như có học giả đã nói, đó là cái cân bằng khi xã hội có nhiều nguy cơ
biến động. Hoặc có thể hiểu nôm na rằng, mọi vật chất có thể mất đi, cái còn đọng
lại chính là văn hóa. Bất kể quốc gia nào, tổ chức nào, giáo phái nào muốn trường
tồn thì phải có văn hóa riêng, và doanh nghiệp cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Trên thế giới, quan niệm khoa học về văn hóa doanh nghiệp bắt đầu xuất hiện rõ
nét dần vào cuối những năm 60 đầu những năm 70, rồi nở rộ trong những thập niên
80 và 90 của thế kỷ XX. Và hiện nay, văn hóa doanh nghiệp đang là đề tài tranh
luận sôi nổi trên các diễn đàn của giới doanh nghiệp, các nhà quản lý và trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên văn hóa doanh nghiệp là gì thì không
phải doanh nghiệp nào cũng thấu hiểu, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Có một câu chuyện vui về văn hóa doanh nghiệp như sau: Có một ông chủ doanh
nghiệp, sau khi tham dự một hội thảo về “Văn hóa doanh nghiệp- hướng tiếp cận
mới để phát triển doanh nghiệp”, trở về đã gọi ông Trưởng ban Tổ chức của doanh
nghiệp lên và hăng hái yêu cầu rằng: "Tôi cần có ngay một văn hóa doanh nghiệp.
Anh khẩn trương xây dựng cho tôi”. Trước mệnh lệnh này, người ta nhìn thấy ông
trưởng ban trong tư thế há mồm, giơ 2 tay lên trời, không nói được lời nào! Câu
chuyện này cho thấy, xây dựng văn hóa nói chung, văn hóa doanh nghiệp nói riêng,
nhiệt tình chưa đủ, còn cần kiến thức, thời gian và cam kết của cấp lãnh đạo doanh
nghiệp.
Vậy, văn hóa doanh nghiệp là gì? Làm thế nào để xây dựng văn hóa doanh
nghiệp? Và thực trạng Văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay như thế nào?
Trong khuôn khổ giới hạn của bài viết này, nhóm chúng tôi sẽ đi vào để tìm hiểu
những giải đáp cho những câu hỏi trên.
46 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2572 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Văn hóa doanh nghiệp- Hướng tiếp cận mới để phát triển doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NHÓM 8
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
BÀI TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ HỌC
Đề Tài:
GVHD: TS. HOÀNG LÂM TỊNH
LỚP: K20 ĐÊM 10
NHÓM 8:
Trần Thị Hạnh Mỹ – 17/03/1987
Nguyễn Hồng Dạ Ngân – 19/06/1987
Nguyễn Thị Thanh Nga – 23/06/1986
Trương Thị Hoài Ngân – 12/01/1986
Nguyễn Lê Bảo Ngọc – 15/12/1987
Lý Hồng Mỹ - 13/02/1987
Võ Thị Kim Ngân – 26/12/1982
TP.HCM, Năm 2011
- 1 -
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NHÓM 8
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
- 2 -
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NHÓM 8
MỤC LỤC
Số trang
Lời mở đầu: ......................................................................................................... 4
Chương I:
Tổng quát về văn hóa doanh nghiệp .............................................................. 5-24
I. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp ............................................................... 5
1. Khái niệm về văn hóa ........................................................................................ 5
2. Khái niệm văn hóa tổ chức ................................................................................ 7
3. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp ....................................................................... 7
4. Vai trò của doanh nghiệp ................................................................................... 8
5. Cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp ................................................................. 10
6. Các mô hình văn hóa doanh nghiệp lý tưởng ................................................... 13
II. Xây dựng hay thay đổi văn hóa doanh nghiệp ............................................ 14
1. Tại sao phải thay đổi văn hóa doanh nghiệp .................................................... 14
2. Hiểu thế nào về thay đổi văn hóa doanh nghiệp ............................................... 14
3. Vì sao văn hóa doanh nghiệp khó thay đổi....................................................... 15
4. Khi nào nên thay đổi văn hóa doanh nghiệp .................................................... 15
5. Nguyên tắc khi thay đổi văn hóa doanh nghiệp ................................................ 16
6. Các cách thay đổi văn hóa doanh nghiệp ......................................................... 16
7. Mô hình định hướng lại văn hóa tổ chức của Julie Heifetz & Richard Hagberg
............................................................................................................................ 19
8. Một số ví dụ điển hình về thay đổi văn hóa doanh nghiệp trong thực tiễn ........ 24
Chương II:
Thực trạng về văn hóa doanh nghiệp trên thế giới ..................................... 26-31
1. Văn hóa doanh nghiệp tại Mỹ .......................................................................... 27
2. Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ..................................................................... 27
Chương III:
Thực trạng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam và bài học thực tiễn ............ 32-43
1. Đặc điểm văn hóa doanh nghiệp Việt Nam ...................................................... 32
2. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam ................................................. 34
3. Bài học rút ra cho các doanh nghiệp Việt Nam để xây dựng văn hóa doanh nghiệp
thành công ........................................................................................................... 38
Phần kết luận ..................................................................................................... 44
Danh mục tài liệu tham khảo ............................................................................ 45
- 3 -
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NHÓM 8
LỜI MỞ ĐẦU
Văn hóa-như có học giả đã nói, đó là cái cân bằng khi xã hội có nhiều nguy cơ
biến động. Hoặc có thể hiểu nôm na rằng, mọi vật chất có thể mất đi, cái còn đọng
lại chính là văn hóa. Bất kể quốc gia nào, tổ chức nào, giáo phái nào muốn trường
tồn thì phải có văn hóa riêng, và doanh nghiệp cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Trên thế giới, quan niệm khoa học về văn hóa doanh nghiệp bắt đầu xuất hiện rõ
nét dần vào cuối những năm 60 đầu những năm 70, rồi nở rộ trong những thập niên
80 và 90 của thế kỷ XX. Và hiện nay, văn hóa doanh nghiệp đang là đề tài tranh
luận sôi nổi trên các diễn đàn của giới doanh nghiệp, các nhà quản lý và trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên văn hóa doanh nghiệp là gì thì không
phải doanh nghiệp nào cũng thấu hiểu, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Có một câu chuyện vui về văn hóa doanh nghiệp như sau: Có một ông chủ doanh
nghiệp, sau khi tham dự một hội thảo về “Văn hóa doanh nghiệp- hướng tiếp cận
mới để phát triển doanh nghiệp”, trở về đã gọi ông Trưởng ban Tổ chức của doanh
nghiệp lên và hăng hái yêu cầu rằng: "Tôi cần có ngay một văn hóa doanh nghiệp.
Anh khẩn trương xây dựng cho tôi”. Trước mệnh lệnh này, người ta nhìn thấy ông
trưởng ban trong tư thế há mồm, giơ 2 tay lên trời, không nói được lời nào! Câu
chuyện này cho thấy, xây dựng văn hóa nói chung, văn hóa doanh nghiệp nói riêng,
nhiệt tình chưa đủ, còn cần kiến thức, thời gian và cam kết của cấp lãnh đạo doanh
nghiệp.
Vậy, văn hóa doanh nghiệp là gì? Làm thế nào để xây dựng văn hóa doanh
nghiệp? Và thực trạng Văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay như thế nào?
Trong khuôn khổ giới hạn của bài viết này, nhóm chúng tôi sẽ đi vào để tìm hiểu
những giải đáp cho những câu hỏi trên.
- 4 -
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NHÓM 8
CHƯƠNG I:
TỔNG QUÁT VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
I. KHÁI NIỆM VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm văn hoá:
Trên thế gới có hàng trăm định nghĩa về văn hóa. Song có thể hiểu văn hóa theo
các cách sau:
“Văn hóa là toàn bộ những tri thức, những tín ngưỡng, những nghệ thuật, những
giá trị, những luật lệ, phong tục và tất cả những năng lực và tập quán khác mà con
người với tư cách thành viên của xã hội nắm bắt được”, Edward B. Tylor – 1871
Theo bộ Từ Hải xuất bản vào năm 1989 thì “Văn Hoá” có nghĩa là “Văn trị” và
“Giáo hoá”.
Theo ngôn ngữ của Phương Tây thì “văn hoá” có nghĩa là tạo dựng, giữ gìn và
chăm sóc.
Theo E.Heriôt thì “Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi - cái đó là
văn hoá”.
Còn UNESCO lại có một định nghĩa khác về văn hoá: “Văn hoá phản ánh và thể
hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của
mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua
hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm
mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”.
Các loại hình văn hoá:
Căn cứ vào sự khác biệt môi trường sống để phân chia các loại hình văn hóa. Theo
đó, khởi nguyên ban đầu thế giới chỉ có các vùng: châu Âu,châu Á và châu Phi. Từ
ba vùng này đã sản sinh hai loại hình: loại hình văn hoá du mục và loại hình văn
hoá nông nghiệp
- Văn hoá du mục: Cư dân cư trú ở phía Tây-Bắc, tức châu Âu (so với châu Phi ở
phía Đông Nam) và cư dân vùng Tây - Bắc châu Á là vùng khí hậu khô lạnh, là xứ
sở của những thảo nguyên mênh mông. Ở đây, nghề du mục chăn nuôi phát triển,
tạo ra lối sống du cư, vừa đi vừa ở, nay đây mai đó. Nơi này không thuận tiện, họ
cóthể dễ dàng chuyển đi nơi khác. Cư dân sống không phụ thuộc vào thiên nhiên.
Đối tượng sản phẩm của nghề chăn nuôi là đàn gia súc. Khi tách hộ, tách tộc thì dẫn
đến việc tính toán phân chia gia súc. Cùng với chăn nuôi là nhu cầu cần phải trao
đổi hàng hoá, vì vậy, thương nghiệp đã sớm xuất hiện. Thương nghiệp xuất hiện đòi
hỏi phải có kho chứa hàng và bãi trao đổi hàng hoá, dẫn đến sự hình thành đô thị.
Đô thị xuất hiện kéo theo các ngành nghề thủ công sớm ra đời. Việc xây dựng nhà
cửa, kho bãi, đường giao thông dẫn đến khoa học kỹ thuật sớm phát triển. Tóm lại,
tất cả những điều kiện của phương thức sinh tồn này dẫn đến kinh tế du mục. Văn
- 5 -
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NHÓM 8
hoá lại được quy định bởi kinh tế, vì vậy loại hình văn hoá du mục là sản phẩm của
hình thái kinh tế này với những đặc điểm sau:
+ Dân du mục sống không phụ thuộc vào thiên nhiên, nên không coi trọng thiên
nhiên bằng coi trọng sức mạnh con người; ít chú ý bảo vệ thiên nhiên. Con người
trong ứng xử thì độc tôn, trong tiếp nhận theo xu hướng chiếm đoạt và trong đối phó
thì cứng rắn.
+ Du mục ưa di chuyển, trọng động, hiếu chiến (khởi nguyên là từ chiếm đoạt
gia súc, chiếm đoạt thị trường)
+ Sự ra đời của thương nghiệp, đô thị, công nghiệp đòi hỏi phải tính toán, hạch
toán, nên tư duy phân tích sớm phát triển. Tư duy phân tích chú trọng các thành tố,
yếu tố, dẫn đến phát triển mạnh về cấp số nhân, kéo theo sự xuất hiện trừu tượng
hoá thoát khỏi những yếu tố ban đầu, dẫn đến siêu hình. Tư duy phân tích gắn liền
với siêu hình nên triết học siêu hình sớm nảy nở.
+ Thương nghiệp, công nghiệp thì phải hạch toán, dẫn đến rất coi trọng và thiên
về pháp, lý hơn tích cảm. Đó chính là cơ sở cho pháp luật sớm ra đời, nghị trường
sớm hình thành.
Tất cả những đặc tính trên cũng là đặc trưng của văn hóa phương Tây sau
này.
- Văn hóa nông nghiệp: Cư dân ở vùng Đông Nam thế giới, nhất là vùng Đông
Nam châu Á có điều kiện khí hậu nắng, nóng, ẩm nhiều, lắm mưa, sông ngòi, ao hồ,
bãi bồi nhiều, đây là điều kiện thuận lợi cho nghề nông nghiệp cấy trồng. Kinh tế
nông nghiệp đã ra đời và phát triển, là nền tảng hình thành / tạo nên nền văn hoá
nông nghiệp. Văn hóa nông nghiệp có những đặc trưng sau:
+ Nông nghiệp phải phụ thuộc, trông chờ vào thiên nhiên (mưa nắng phải thì)
dẫn đến lối sống hòa hợp cùng thiên nhiên, tôn trọng, không ganh đua với thiên
nhiên.
+ Làm nông nghiệp cấy trồng thì phải định cư lâu dài, phải trông chờ mùa vụ,
sản phẩm cây trái dài ngày. Định cư nông nghiệp ưa ổn định, ưa tĩnh và khao khát
hòa bình “trời yên bể lặng mới yên tấm lòng”
+ Nông nghiệp cấy trồng thì phải dựa vào nhau để tạo sức mạnh làm thuỷ lợi,
chiến thắng thiên tai địch hoạ. Phải dựa vào nhau nên phải yêu thương nhau, vì thế
văn hoá nông nghiệp thiên về trọng tình cảm, tình nghĩa.
+ Yêu thương nhau thì ''chín bỏ làm mười', văn hoá nông nghiệp ít ưa hạch toán,
ít trọng lý, ít trọng pháp, dẫn đến lối ứng xử xuê xoa, đại khái.
+ Thành quả nông nghiệp là từ nhiều yếu tố hợp thành: Thời tiết, giống má, kỹ
thuật nên dẫn đến phát triển tư duy tổng hợp. Tổng hợp thì kéo theo biện chứng - tư
duy không phải là tập họp các yếu tố riêng lẻ, mà là mối quan hệ qua lại giữa các
yếu tố. Vì thế tư duy văn hóa cấy trồng là linh hoạt “dĩ bất biến, ứng vạn biến” chủ
thể tư duy văn hóa có lối ứng xử dung hợp trong tiếp nhận, mềm dẻo trong đối phó.
- 6 -
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NHÓM 8
+ Văn hoá nông nghiệp trong cộng đồng, trọng tình nghĩa, tình cảm, khiến nảy
nở tâm lý hiếu hoà, cư xử khoan dung, khoan hoà, chấp nhận.
Tất cả những đặc tính trên cũng là đặc trưng của văn hóa phương Đông
sau này.
2. Khái niệm văn hóa tổ chức:
Khái niệm "văn hóa tổ chức" (Organization Culture) được tổng - tích hợp từ hai
khái niệm "văn hóa" và "tổ chức". Khi kết hợp thành khái niệm "văn hóa tổ chức",
dù hàm nghĩa đã được khu trú lại nhưng vẫn tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau. Sau
đây là một số định nghĩa đã được công bố và sử dụng phổ biến:
- Theo Eldrige và Crombie, (1974): Khi nói đến văn hóa tổ chức hay văn hóa của
một tổ chức là nói đến các tiêu chuẩn, giá trị, tín ngưỡng, cách đối xử... được thể
hiện qua việc các thành viên liên kết với nhau để làm việc. Đặc trưng của một tổ
chức cụ thể nào đó được thể hiện ở lịch sử của nó với những ảnh hưởng của hệ
thống cũ, lãnh đạo cũ trong việc xây dựng con người. Điều đó chứng tỏ ở sự khác
nhau giữa việc đi theo thói quen, luật lệ, hệ tư tưởng cũ và mới, cũng như sự lựa
chọn chiến lược cho tổ chức .
- Theo Louis (1980): Văn hóa tổ chức là tập hợp hệ thống các quan niệm chung của
các thành viên trong tổ chức. Những quan niệm này phần lớn được các thành viên
ngầm định trong nhận thức, hành vi ứng xử và chỉ thích hợp cho tổ chức riêng của
họ. Các quan niệm này được truyền cho các thành viên mới.
- Theo Tunstall (1983): Văn hóa tổ chức có thể được mô tả như một tập hợp chung
các tín ngưỡng, thông lệ, hệ thống giá trị, quy chuẩn hành vi ứng xử và cách thức
hoạt động riêng của từng tổ chức. Các mặt đó quy định mô hình hoạt động của tổ
chức và cách ứng xử của các thành viên trong tổ chức đó.
- Theo Farmar (1990): Văn hóa tổ chức được hiểu là tổng của các quan niệm, niềm
tin, giá trị - những yếu tố mà các thành viên của tổ chức chia sẻ, chuyển tải thông
qua: "Làm cái gì ? Làm như thế nào ? và Ai làm ?".
Những định nghĩa trên tạo nên quan niệm về văn hóa tổ chức mà trong thực
tế được biểu đạt gắn với từng loại hình thể chế nghề nghiệp như: sản xuất - kinh
doanh, hành chính, giáo dục - đào tạo... Từ các định nghĩa nêu trên có thể đưa ra
quan niệm chung nhất về văn hóa tổ chức, đó là: "Văn hóa tổ chức là toàn bộ các
yếu tố văn hóa được chủ thể (tổ chức) chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong
quá trình hoạt động từ đó tạo nên bản sắc riêng có của một tổ chức".
3. Khái niệm văn hoá doanh nghiệp:
Dựa trên khái niệm về văn hóa tổ chức, văn hóa doanh nghiệp được định nghĩa
theo nhiều cách như sau:
Văn hoá doanh nghiệp là:
- 7 -
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NHÓM 8
- Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác
trong lĩnh vực. (Gold, K.A.)
- Văn hoá thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến
trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài.
(Kotter, J.P & Heskett, J.L.)
- Văn hoá doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và
tương đối ổn định trong doanh nghiệp (Williams, A., Dobson, P.&Walter, M.)
Tóm lại: Có thể nói Văn hoá doanh nghiệp là “Tính cách” của một doanh
nghiệp. Là cái cuối cùng còn thiếu khi doanh nghiệp đã có tất cả và là cái còn lại
cuối cùng khi đã mất tất cả. Là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong
suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các
quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và
chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp
trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích. Tuy vậy, một vấn đề phải được hiểu
rằng, Văn hóa doanh nghiệp không có nghĩa rằng nó phải bền vững, hay bất di bất
dịch, mà nó cởi mở, luôn luôn được lĩnh hội, trau dồi, và đôi khi bị mất đi. Tức là có
một sự giao thoa về văn hoá.
4. Vai trò của văn hoá doanh nghiệp:
Văn hóa doanh nghiệp rất cần thiết cho một doanh nghiệp, nó có thể làm cho
một tổ chức doanh nghiệp phát triển, và nếu thiếu nó, sẽ làm cho công ty lụi tàn.
Theo những nghiên cứu của những nhà xã hội học Mỹ thì những công ty tuân thủ và
thực hiện một Văn hóa doanh nghiệp chính đáng, thì giá trị của nó có thể sẽ tăng lên
200%, và có nhiều doanh nghiệp còn đạt được hiệu quả cao hơn như những công ty
General Electric (GE), Southwest Airline, Microsoft, IBM,…
Một công ty có một môi trường văn hóa luôn luôn chứa đựng:
- Một tầm nhìn rõ ràng
- Một sứ mệnh và nhiệm vụ cụ thể
- Kiện định trong mục tiêu
- Mạnh mẽ trong lãnh đạo
- Tuyển những người tài giỏi
- Tự do trong hợp tác
- Quyền lực được chia sẻ
- Mục tiêu là khách hàng
- Ý tưởng được xem xét
- Cải tiến được ủng hộ
- Thành công được ghi nhận…
Cho dù mức độ ưu tiên thực hiện cho mỗi công ty có khác nhau (ví dụ như GE,
Microsoft thì đẩy mạnh vấn đề tuyển người tài và ủng hộ cải tiến kỹ thuật,
- 8 -
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NHÓM 8
Southwest Airline thì phát triển mảng mục tiêu khách hàng, còn Visa thì ủng hộ vấn
đề ý tưởng)… song tất cả những công ty lớn và thành công trên thế giới đều tuân thủ
kiên định thực hiện những nhiệm vụ trên.
Một câu hỏi được đặt ra rằng, tại sao Văn hóa doanh nghiệp lại có tầm quan
trọng đến như vậy? Chúng ta có thể khẳng định:
Văn hóa doanh nghiệp là tài sản không thể thay thế:
Nền văn hóa doanh nghiệp đã mang lại lợi thế cạnh tranh vô cùng quan trọng.
Thiếu vốn doanh nghiệp có thể đi vay, thiếu nhân lực có thể bổ sung thông qua con
đường tuyển dụng, thiếu thị trường có thể từng bước mở rộng thêm, các đối thủ
cạnh tranh có thể bắt chước và đi mua tất cả mọi thứ hiện hữu nhưng lại không thể
bắt chước hay đi mua được sự cống hiến, lòng tận tụy và trung thành của từng nhân
viên trong doanh nghiệp. Khi đó, văn hóa doanh nghiệp làm nên sự khác biệt và là
một lợi thế cạnh tranh. Chẳng hạn khi Southwest Airlines đứng trước nguy cơ một
cuộc khủng hoảng, với tư cách là Chủ tịch - Herb Kelleher đã kêu gọi mọi người tìm
cách tiết kiệm cho hãng đủ 5 USD/ngày. Hưởng ứng lời kêu gọi đó, các nhân viên
đã nô nức thực hiện, chỉ trong vòng 6 tuần đã tiết kiệm được 2 triệu đô la. Từ đây,
Kelicher đã cho rằng: Tư duy theo cách của một Công ty nhỏ không chỉ là triết lý
quản trị nhất thời, đó là cách sống đã thấm nhuần vào văn hóa của hãng ngay từ
ngày đầu tiên. Và, chúng ta rất khó có thể thay đổi một cái gì đó nếu doanh nghiệp
thiếu một tinh thần và văn hóa của mình
Văn hóa doanh nghiệp tạo cho mỗi thành viên hiểu được giá trị của bản
thân họ đối với công ty: